Nghĩ về Bolero

  • Thread starter iceman
  • Ngày gửi
I

iceman

Guest
Như bao thế hệ người miền Nam sinh ra và lớn lên ở mảnh đất hiền hòa này, tôi rất thích nghe hát bội, cải lương, đờn ca tài tử và những giai điệu mượt mà của nhạc trữ tình bolero. Tôi còn nhớ như in cảm giác phấn khích khi được Bà ngoại và Mẹ dẫn đi xem cải lương ở rạp Đại Đồng cũ trên đường Cao Thắng, rạp Tân Định trên đường Hai Bà Trưng, rạp Thắng Lợi bên hông chợ Tân Định. Những câu vọng cổ mùi mẫn của Minh Vương, Lệ Thủy, Thanh Sang, Bạch Tuyết...đã theo tôi vào những giấc mộng đêm hè.
Tiếc là cải lương đã không còn chỗ đứng ở một Sài Gòn hoa lệ, hiện đại trong hơi thở gấp gáp của cuộc sống bộn bề toan tính. Nhắc đến cải lương, chỉ còn nghe thấy tiếng thở dài tiếc nuối cho sự thoái trào khó tránh khỏi này. Họa hằn chỉ còn rạp Trần Hữu Trang còn le lói ánh đèn vàng vọt của những đêm diễn nhiều tâm tư của những nghệ sỹ yêu nghề, trước những hàng ghế không nhiều khán giả.
Ngoài cải lương, một nét đặc trưng khác của miền đất phương Nam hai mùa mưa nắng này là dòng nhạc trữ tình Bolero, dòng nhạc mà bạn có thể nghe khắp hang cùng ngõ hẻm của đất Sài Gòn-Gia Định, khắp các miệt vườn vùng sông Hậu, sông Tiền. Nó được phát triển từ giai điệu bolero của các nước Latin, qua tay các nhạc sỹ tài ba Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ.

Thật mừng là sau giai đoạn bị lãng quên do nhiều lý do, nay Bolero đã trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các show ca hát của TH Vinh Long, ĐTH VN đã nhiều hơn các chương trình Bolero, như cuộc thi Solo cùng Bolero, Thần tương Bolero…

Như bao người yêu Bolero khác, tui chỉ tiếc một điều là số lượng ca khúc được cấp phép không được nhiều, không thỏa mãn mong chờ của khán giả mộ điệu.

Vẫn biết là có những lý do “nhạy cảm”, nhưng đã gần nửa thế kỷ sau cuộc chiến tranh rôì còn gì. Có gì mà không thể hòa giải được. Nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung chính là cầu nối tuyệt vời nhất để kết nối những tâm hồn dân Việt, không phân biệt quan điểm chính trị.

Những ca khúc rất hay, đi vào lòng người như “Trường cũ tình xưa” của Duy Khánh, “Căn nhà màu tím” của Hoài Linh, “Tàu đêm năm cũ” của Trúc Phương, “Căn nhà ngoại ô” của Anh Bằng, “Đêm buồn tỉnh lẻ”, “Bài ca kỷ niệm” của Bằng Giang… không được cấp phép chỉ vì nhắc đến hình ảnh của người lính VNCH, cho dù đó là hình ảnh, là những tình cảm rất thật, rất “người” của những người trai bắt buộc phải ra đi vì thời cuộc, để rồi luôn đau đáu trong lòng, nơi chốn rừng khuya, bốt đồn, nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ cha, nhớ vợ hiền, con thơ.

Những ca khúc đó, nếu yêu chúng và nghe kỹ, sẽ thấy chúng không hề thấy nhắc đến cái mà người ta vẫn qui chụp là “phản động”. Chúng đơn thuần chỉ để diễn tả tâm tư, tình cảm của những đứa con xa nhà, xa những người thân yêu để đương đầu với cuộc chiến khốc liệt không hẹn ngày về. Ai cũng có quyền có tình yêu, người lính Bắc Việt cũng vậy, người lính VNCH cũng vậy. Chiến tranh là không ai muốn bởi vì nó quá thảm khốc, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Việt. Người lính ở cả hai chiến tuyến ai cũng mong cuộc chiến sớm kết thúc để họ có thể trở về với ruộng vườn, với những người thân yêu đang dò dõ mong đợi nơi quê nhà.

“..Ở phương này, vui kiếp sống chinh nhân nhưng không quên dệt mơ ước
Ước ngày nao quê hương tànchinh chiến cho tơ duyên đượm thắm màu…”

Trích: Đêm buồn tỉnh lẻ của Bằng Giang

Trong xóm chợ nơi tôi ở, đã có rất nhiều gia đình mất 2-3 đứa con trai chết trong chiến tranh. Những người đã chết đó liệu họ có được quyền từ chối đi lính không? Họ có muốn chiến tranh không? Họ có muốn xa gia đình không? Ai đã sinh ra trong thời đó đều biết câu trả lời là không. Họ đơn giản là không có quyền lựa chọn.

Nghĩ về tình cảm của những người lính trong các ca khúc đó không phải là để khơi gợi lại vết thương xưa, mà chỉ là để thấy được những mất mát, những mảnh đời bất hạnh không lối thoát trong cuộc chiến tàn khốc huynh đệ tương tàn này.

Nghĩ để hiểu và yêu hơn lịch sử dân tộc Việt.

Nghĩ để cùng cầu nguyện cho chiến tranh sẽ mãi mãi không bao giờ diễn ra trên mảnh đất than thương đầy nắng và gió này…
 


Nhắc về Bolero mà ko chèn 1 youtube nào cho nó ngọt ngào mê hoặc lòng người cái coi hihi ^^
Loan tặng anh và mọi người cùng thưởng thức ah

Mê nghe cải lương coi bộ hát được ca cổ luôn quá. Có dịp cho bà con Agriviet thưởng thức nghen (@_@)
 
Mình cũng thích bài Chiếc áo bà ba này lắm, nghe rất ngọt ngào và thấm. Giai điệu và lời ca như đưa ta về dập dìu của sóng nước miền Tây, căng mũi hít hà hương thơm mùa lúa chín, và ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống trong lãng đãng của khói lam chiều...
Ai đã từng trãi qua tháng ngày kỷ niệm nơi sân trường trung học, hẳn sẽ không thể quên bài hát này:
 


Back
Top