Ngọc kỳ lân với vấn đề sử dụng thảo dược trong chăn nuôi.

  • Thread starter Ngoc Ky Lan
  • Ngày gửi
Kính chào tất cả thành viên Agriviet !
Với tình hình chăn nuôi hiện nay, không nói ra ai cũng biết là nếu không có giải pháp tích cực thì chắc chắn sắp tới bà con nông dân chúng ta rất khốn khó. Mỗi người có một suy nghĩ và hướng giải quyết khác nhau . Không phải là nhà nông chuyên nghiệp nên mình chỉ góp một phần rất nhỏ trong vấn đề dùng thảo dược trong chăn nuôi gia súc. Mời mọi người cùng thảo luận và đóng góp ý kiến để có hướng đi tốt cho bà con nông dân.
Trong chăn nuôi thức ăn và thuốc trị bệnh ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Để tránh lệ thuộc quá sâu vào thức ăn tổng hợp và thuốc trong đầu tư chăn nuôi, có nhiều người đã thử nghiệm chăn nuôi bằng thức ăn tự chế và cây cỏ dược liệu. Một số ít có thành công bước đầu nhưng phần lớn không thành công. Qua tìm hiểu ở những người đã từng thất bại mình thấy nỗi lên những lý do chính như sau:
-Không nắm vững công thức kết hợp các loại dược liệu, thiếu tài liệu để tham khảo. Thiếu sự hổ trợ của cộng đồng và các nhà chuyên môn.
-Không chủ động được nguồn dược liệu, phải mua giá cao ngoài thị trường nên giá thành sản phẩm đội lên quá cao khó tiêu thụ.
-Mua phải loại dược liệu dõm , giả ngoài thị trường.
-Trồng và sử dụng không đúng loại cây dược liệu.
-Thiếu vốn tài chính để đầu tư căn bản.
Để giải quyết những vấn đề trên mình xin có ý kiến như sau :
- Người chăn nuôi nên trồng các loại dược liệu căn bản có giá thành cao để giải quyết vấn đề tài chính và chủ động, tránh được việc mua giá cao và hàng giả, hàng dõm.
- Thảo luận thật nghiêm túc để tìm đúng loại cây dược liệu. Vì dược liệu đông y phần lớn chưa có chuẩn cụ thể và tên gọi còn bất cập. Để tránh trồng loại cây không đúng theo bài thuốc sử dụng.
-Anh em trong hội, trên diễn đàn lập kênh trao đổi dược liệu cùng nhau để giải quyết vấn đề tài chính. Vì một người đầu tư chủ động hết tất cả thì tài chính và quỹ đất rất lớn.
-Ai có bài thuốc hay nên chia sẽ để cùng nhau thảo luận. Dạo trên diễn đàn mình thấy có nhiều bài thuốc rất hay nhưng thấy mọi người ít quan tâm. Nếu chia sẽ chân tình và thảo luận thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng nhau. Mình tin là chúng ta sẽ tìm được rất nhiều điều bổ ích trong vấn đề này.
Rất mong nhận được sự chia sẽ chân tình từ tất cả những ai đọc trang này. Anh em thành viên cũng như khách viếng thăm Diễn đàn!
 


Last edited by a moderator:
Vấn đề sử dụng đông y trong chăn nuôi ngày hôm nay còn rất nhỏ lẻ. Có 1 vài cá nhân hiện đang nổi lên trong phong trào này nhưng cũng ít được quan tâm. Có lẽ vì bà con ta còn thấy lách cách vì phải vừa nuôi vừa trồng. Thêm nữa là vấn đề anh đã đề cập: Người nông dân sử dụng sai cách hoặc sai thuốc nên nản.

Đi đầu trong phong trào này không biết là ai nhưng chịu chi tiền cho nhà báo và nhà đài thông tin đại chúng thì chỉ có ngoài bắc.
Người thứ nhất: Người này nghiên cứu trộn thêm vào thức ăn heo một số thuốc đông y làm cho phân heo ít hôi và thịt heo thương phẩm ngọt hơn (nghe quảng cáo vậy thì nói vậy). Đã từng liên hệ nhưng ... con buôn quá nên tên, tuổi, địa chỉ cũng chẵng nhớ nổi. Ai muốn tìm hiểu vui lòng qua website báo nông nghiệp gì gì đó.
Người thứ 2: Trên đài VTV (có chương trình nông nghiệp) cách đây đâu đó khoảng hơn tháng có nói. Người này là tiến sĩ bỏ thành phố về đâu đó cách hà nội 200km, kết hợp với 1 ông tiến sĩ khác mở trang trại chăn nuôi heo mọi lai với diện tích chỉ 80ha. Theo nhà đài nói thì ổng chủ động trồng 1 số loài dược liệu để độn vào thức ăn của heo giúp giảm bệnh và cả chửa bệnh.
Hiện nay 2 người này đã có thương hiệu riêng (nhà đài nói thế). Nhưng giá bán thịt thương phẩm và thức ăn trộn sẵn thì ... nghe đâu chát ngầm.

Thịt nói chung có xuất xứ chăn nuôi sử dụng thuốc tây y và sử dụng thức ăn viên bán sẵn so với cách thức chăn nuôi không sử dụng có cách biệt về chất lượng khá xa. Xa như thế nào thì hãy thử các cặp thức ăn sau với cùng cách chế biến:
thịt heo chợ - thịt lợn mán
cá trê chợ - cá trê đồng
con ghẹ chết mua ở chợ biển - con ghẹ còn sống nguyên tại các tp.
gà công nghiệp - gà ăn cơm thừa ở quê nhà

Thuốc tây y đa phần có xuất xứ từ thuốc đông y. Cái hay của tây là biết định danh, định tính, định lượng và phân lập riêng cái họ cần.

Nói dông dài cũng mệt. Nói túm lại, nếu được thì mong anh NKL có thể công bố những giống cây thuốc, những bài thuốc sử dụng cho nền chăn nuôi hiệu quả và bền vũng thì thay mặt bà con xin cám ơn anh rất nhiều!
Sẵn tiện chuyền luôn quả bóng này cho anh binh_dan. Hehe

PS: Đông y chẵng những sử dụng cho chăn nuôi mà còn sử dụng cho trồng trọt rất tốt. Có ai biết cách sử dụng nước ép lá cây liễu cho ngành trồng trọt ko?
 
Last edited:
@ baby_plm Cảm ơn bạn đã quan tâm !
Đúng là chủ đề này ít được quan tâm. Trên Dđ thấy có anh em thảo luận trong topics nuôi gà bằng thảo dược…nhưng hình như đang dừng lại ở đó.
Đã đến lúc chúng ta cần mở ra một hướng đi mới, không thể mãi phụ thuộc vào các nhà máy sản xuất thức ăn tổng hợp và các tập đoàn thuốc thú y.
Đồng ý là chăn nuôi bằng thảo dược có hơi “ lách cách” một tí nhưng nếu đầu tư đúng mức thì giá đầu tư cho một kg thành phẩm sẽ bằng và rẻ hơn nuôi bằng thức ăn tổng hợp và thuốc tây y.
Là một chủ đề hơi mới đối với đa số anh em. Mình nghĩ là chúng ta cần thảo luận kỹ các loại dược liệu trước khi bắt tay thực hiện thì tốt hơn. Không thể chạy theo phong trào tìm vài công thức ra tiệm mua vài thứ thuốc về làm là thành công. Chắc chắn sẽ thất bại với những lý do mình đã nêu trong chủ đề.
Để mở đầu thảo luận các loại cây làm dược liệu, mình xin giới thiệu loại cây mà nhiều người thành công trong chăn nuôi bằng thảo dược hay dùng và Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc gia đang cho nuôi thử nghiệm : cây Khúc khắc – Thổ phục linh.
Đây là loại cây mà trong tự nhiên nhím, lợn rừng, thỏ rừng, sóc, chuộc… thường đào ăn . Những người dân tộc thiểu số thường lấy đem về để làm thuốc và nuôi gia súc. Theo đông y củ của loại cây này gọi là Thổ phục linh. Có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, thanh nhiệt,lợi thấp,tán uất kết…Các tài liệu trên mạng nói trên thế giới có khoản 300 loài, ở Việt nam có khoản 12 loài nhưng riêng mình chỉ mới biết được có 7 loài. Trong đó chỉ có 3 loài có giá trị dược liệu là : Xá lợi - Thổ phục linh, Khúc khắc – Thổ phục linh, Giả Thổ phục linh. Các tài liệu thuốc nam mà mình có tham khảo qua thì thấy cây này ít được quan tâm, chỉ nói chung chung không có chi tiết về giống loài và tác dụng cụ thể của từng loài.
Trên thị trường đông dược trong nước hiện giờ hầu như không có loại này, mọi người đều sử dụng Giả Thổ phục linh thay thế cho Thổ phục linh. “ Lộng giả thành chân” nên bây giờ Giả Thổ phục linh được gọi là Thổ phục linh. Loại này chỉ thấy bán ra nước ngoài, thị trường trong nước không sử dụng. Cần mua để sử dụng nên tìm đến mấy đầu nậu gom hàng xuất đi nước ngoài mới có, nhưng phải thật cẩn thận vì đã qua sơ chế thì rất khó phân biệt.
Agriviet.Com-Kh%25C3%25BAc_kh%25E1%25BA%25AFc-Th%25E1%25BB%2595_ph%25E1%25BB%25A5c_linh.JPG


Khúc khắc – Thổ phục linh là cây như trong hình, là loại dây leo có đường kính khoản từ 1-3mm, (chưa thấy lớn hơn) không gai. Trên thân dây có chấm xám nhỏ li ti, mọc chủ yếu trên vùng núi cao. Củ thường ở rất sâu từ khoản trên dưới 1 mét ( có thể những củ trên cạn đã bị thú rừng đào ăn, từ bản thân và anh em quen biết đi lấy thuốc chưa ai gặp củ trên cạn). Củ như củ gừng, màu nâu đen, lớn nhất là bằng ngón chân cái, chưa thấy có lớn hơn. Hoa và trái giống như dây Kim cang dưới đồng bằng. Trái già ăn cơm có chất nhớt, hạt như cơm dừa. Trái chín ăn cơm bùi bùi, có mùi thơm.
Gia đình mình đã sử dụng loại này trong chăn nuôi trên 10 năm, dùng khoản 100gr (có kết hợp với các loại thảo dược khác) cho 100kg thức ăn. Tác dụng gà lớn nhanh, không cù rủ, chết toi, thịt chắc, thơm ngon. Heo và bò ít bị bệnh tiêu chảy, cảm cúm. Trên nhím, thỏ rừng và dê thời gian nuôi ngắn nên không đánh giá được. Cách dùng là củ đào lên, thái lát phơi khô, say chung với sắn, ngô…
Đây là loại củ xuất ra nước ngoài theo đường tiểu ngạch nên giá cả không ổn định. Mình vừa điện khảo sát giá ở những người đi đào thuốc thì hiện tại là 1 triệu/kg củ tươi . Với giá này thì không áp dụng vào chăn nuôi được. Anh em nào có loại này giá mềm hơn nên post lên để mọi người tham khảo, chủ yếu là đem đến giá tốt nhất cho bà con.
Để chủ động loại này theo mình thì nên trồng, vừa giảm được giá thành vừa khỏi mua nhầm loại khác. Chủ yếu là tìm cho đúng giống, cách trồng như trồng củ khoai mỡ, Mỗi kg giống tốt cắt ra trồng được khoản 30 dây, mỗi dây nếu đạt 1 năm cho được 0,5kg củ tươi, 3 năm được 2kg, để càng lâu củ càng lớn và chất lượng càng tốt. Cây có sức sống rất tốt, có thể trồng thâm canh hoặc trồng ven hàng rào.Thích hợp với vùng đất khô ráo, nhất là vùng đồi núi. Ở vùng miền Tây mình có trồng thử nghiệm ở Sóc trăng, cây phát triển rất tốt nhưng củ chậm lớn. Thời điểm trồng vào tháng 11-12 âm lịch.Vì sử dụng như dược liệu nên tuyệt đối không bón phân hóa học.
Lưu ý: không sử dụng với thức ăn tổng hợp vì sẽ không có tác dụng
Khi dùng loại này tuyệt đối không sử dụng củ tỏi, chỉ dùng củ nén.
Cũng góp ý với anh em nuôi gà là, nếu nuôi gà đá và gà giống thì không sao nhưng gà thịt sử dụng tỏi sẽ làm thịt ít thơm, sử dụng nén thịt thơm hơn.
Đây là ý kiến của mình – có gì thiếu sót mong mọi người góp ý !
 
Hình như ít có người quan tâm vấn đề này thì phải?
Giờ cũng đã mệt, viết vài câu đánh dấu. Mai trả lời anh đàng hoàng.
 
Cảm ơn hai bạn đã quan tâm !
Ngọc cũng không hơn gì các bạn đâu - chẳng qua là mình đi trước và có chút kinh nghiệm nhưng kiến thức của mình cũng còn rất hạn chế nên mới đưa ra để mọi người cùng thảo luận. Mình nghĩ các bật tiền bối trong diễn đàn kiến thức uyên thâm hơn chúng ta nhiều nhưng có lẽ chưa “bắt đúng tần số” nên các bác ấy chưa lên tiếng thôi . Mong rằng bài viết tiếp theo được các bác “chiếu cố hạ bút” !
Loại cây thứ hai mình muốn đưa ra thảo luận là cây Ký ninh
Trong dân gian thì bà con chúng ta gọi nhiều loại cây là cây Ký ninh. Có nơi gọi cây Xuyên tâm gai là cây Ký ninh, có nơi gọi cây Hoàng đằng xuyên tâm là cây Ký ninh, nơi gọi cây Canhkina là cây ký ninh…Qua đi thực tế và tham khảo các tài liệu, các thầy thuốc mà mình có dịp tiếp xúc thì có hai loại cây được gọi là cây Ký ninh.
Cây Ký ninh lá nhỏ là loại cây mà bác sĩ Yersin đã trồng ở Nha trang và Đà lạt. Là loại dây leo sống lâu năm, có thân màu nâu xám, gốc và thân già nỗi da cóc xù xì.Lá hình tim thuôn dài cỡ 3 ngón tay, mép lá phẳng. Hoa ra chùm ở nách lá. Quả như quả sầu đâu, khi chín có màu đỏ, trong chứa một hạt màu đen. Khuyến cáo từ các thầy thuốc là cây có ít độc tính, nên sử dụng với liều thấp và qua sao chế ngâm tẩm, không nên sử dụng tươi. Mình đã thử nghiệm trên heo, cùng một liều lượng như cây Thần nông làm cho heo không táo bón thì tiêu chảy, heo chậm lớn, thịt có mùi hăng.
Cây Ký ninh lá lớn giống như cây Ký ninh lá nhỏ nhưng thân và lá có màu sáng hơn,ít đắng hơn. Lá hình tim tròn, Quả dài gần gấp đôi. Dân gian gọi là cây Thần nông, được sử dụng trong chăn nuôi từ rất lâu. Gia đình mình đang sử dụng loại này với liều lượng 50g cho 100kg thức ăn. Chữa sốt cảm cúm, bại liệt, gầy yếu lấy dây già giã ra lọc lấy nước, thêm một ít muối ăn, một ít vảy tê tê ( xuyên sơn giáp)đốt ra than, tán mịn trộn vào với tỷ lệ 1/50. Tính liều lượng cho gia súc 5ml thuốc cho 10kg gia súc. Rất hiệu nghiệm !
Agriviet.Com-th%25E1%25BA%25A7n_n%25C3%25B4ng.jpg


Đây là cây Thần nông ( vì cây ở xa nên tạm mượn hình trên mạng)
Còn một loại cây nữa cũng gọi là cây Ký ninh. Cây có thân giống Xuyên tâm gai, lá giống lá mâm xôi. Thời chiến tranh bộ đội thường sử dụng trị sốt rét. Giờ mấy cựu chiến binh cũng sử dụng cho chăn nuôi nhưng họ giấu rất kỹ. Mình có tiếp xúc với một người trước làm ở quân y nhưng người này tuyệt đối không tiết lộ thông tin. Tìm tài liệu thì không thấy cây này.
Rất mong nhận được sự quan tâm chia sẽ của tất cả mọi người – Xin cảm ơn !
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn bạn ngọc kỳ lân đã có lòng chia sẻ nên đã lập ra topic nầy .theo tôi biết thì không phải bà con chăn nuôi hay trồng trọt mình không quan tâm đến vấn đề nầy mà là chưa biết mà thôi.và cũng bởi thói quen trong chăn nuôi khi gặp chút trục trặc thì cứ chạy ra cửa hàng thú y.
bằng chứng về cây cỏ thuốc bà con mình cũng đã sài rồi nhưng chỉ là những cây thông thường nơi địa phương có sẳn chẳng hạn như :trị bệnh ghẻ lở cho cá thì...có lá cây bình bát,giây giát...muốn cải tạo ao thì đã có rể cây thuốc cá và rể cây thuốc cá còn có công dụng gây "sốc" giúp tôm lột vỏ đồng loạt....vv.
còn những cây bạn vừa nêu thật sự mới nghe và chưa biết.
thân chờ.
 

cảm ơn bạn ngọc kỳ lân đã có lòng chia sẻ nên đã lập ra topic nầy .theo tôi biết thì không phải bà con chăn nuôi hay trồng trọt mình không quan tâm đến vấn đề nầy mà là chưa biết mà thôi.và cũng bởi thói quen trong chăn nuôi khi gặp chút trục trặc thì cứ chạy ra cửa hàng thú y.
bằng chứng về cây cỏ thuốc bà con mình cũng đã sài rồi nhưng chỉ là những cây thông thường nơi địa phương có sẳn chẳng hạn như :trị bệnh ghẻ lở cho cá thì...có lá cây bình bát,giây giát...muốn cải tạo ao thì đã có rể cây thuốc cá và rể cây thuốc cá còn có công dụng gây "sốc" giúp tôm lột vỏ đồng loạt....vv.
còn những cây bạn vừa nêu thật sự mới nghe và chưa biết.
thân chờ.
Cảm ơn bác đã quan tâm !
Ngọc cũng nghỉ là bà con mình chưa có thói quen sử dụng thôi, chứ thật sự đầu tư cũng không khó lắm với lại sau một thời gian công việc sẽ rất ổn định. Thấy bà con mình cứ bị lệ thuộc vào các nhà máy sản thức ăn & thuốc mà thấy xót lòng. Trong khi xung quanh ta có biết bao nhiêu là thuốc.Nếu với đà này chắc đến lúc bà con nhận ra thì ta lại phải mua thuốc đông y để chăn nuôi từ những nhà đầu tư nước ngoài trên chính quê hương mình. Nói bác nghe là hiện tại loại thuốc đông dược dành cho chăn nuôi của Đài loan bán trên thị trường nước ta hơn 80% là các loại cây cỏ của nước ta. Với giá hơn 30USD/kg chứ có rẻ đâu, nhưng chất lượng cũng chỉ 50% so với loại chúng ta tự trồng và điều chế tại nhà. Phần còn lại vẫn là các chất kháng sinh tây y.Đến lúc họ tận thu, tận diệt được nguồn dược liệu trong nước thì họ bán 100USD/ chắc ta cũng phải mua thôi - nếu muốn chăn nuôi bằng dược liệu.Bác biết các nước tiến bộ họ rất hạn chế sử dụng kháng sinh và thuốc trong chăn nuôi còn ta thì.....!
Ngọc cũng chỉ là người đi góp nhặt của thiên hạ thôi, bản thân chẳng có tài cán gì bác à! Như cây bình bác ngày xưa gia đình có nuôi cá Ngọc học được ở bà con miền Tây nên tự tay đem từ Sài gòn về trồng. Giờ quê Ngọc cũng nhiều bình bác lắm, mỗi nhà trồng một cây chứ không có mọc hoang như trong này.
Mong sẽ được hầu chuyện với bác nhiều trong lĩnh vực này !
 
diễn đàn nói chung.còn diễn đàn nông nghiệp thì đã nói lên tất cả những gì có liên quan đến nông nghiệp.bà con ta chăn nuôi vẩn còn luẩn quẩn trong việc nuôi khó có lời theo tôi đây cũng là then chốt,vì giá thành trong sản phẩm đội lên khá cao vì có thói quen dùng thuốc vô tội vạ.ra cửa hàng thú y nghe anh bán thuốc nói bùi tai thế là cứ quăng bừa xuống đôi khi không biết phải kiểm tra việc mình dùng thuốc hiệu quả và lợi hại đến đâu vô tình làm nhờn thuốc,thế là cập số nhân.còn xử dụng cây cỏ theo truyền miệng với nhau cái tôi đã nhìn thấy kết quả,cái tôi còn mơ hồ....nhưng nói chung tôi không thấy hiện tượng nhờn thuốc(cái quan trọng là không phải tốn tiền,có chăng là rất ít).
lúc trước cũng có mở chủ đề dùng cây thuốc nam cho chăn nuôi,và thật vậy ít được quan tâm,bà con chưa được mặn mà lắm theo tôi vì chủ đề chưa được phong phú vì quanh đi quẩn lại chỉ những cây có sẳn tại địa phương.
bạn ngọc kỳ lân nói riêng và bà con mình (ẩn mình) chịu khó đóng góp những kinh nghiệm từ nhỏ nhặt .biết đâu là hướng đi mới,giúp được nhiều cho bà con.
thân chờ
 
Kể mọi người nghe 1 câu chuyện:
Phân bón mà mình làm trước đây, khi ra thành phẩm, thử nghiệm trên cây trồng thì phát hiện thêm 1 chức năng là trừ sâu bệnh rất tốt. Hí hửng tưởng đâu phát minh ra thuốc trừ sâu mới. Đêm ngày phân tích, tìm tài liệu để xác định.
Cuối cùng cũng phát hiện ra sự thật. Vô tình mà mình đã tạo ra được một loại thuốc trừ sâu ... đã có từ mấy chục năm trước và do các nhà khoa học tư bản phát triển và hiện nay đã ngưng sử dụng. Cái hay của họ là họ phân lập được thứ cần thiết để chế tạo thuốc trừ sâu đó để nó có tác dụng mạnh hơn. Nhưng qua 1 thời gian sử dụng thì chất thuốc này đã bị lờn nên dần dà họ đã bỏ quên nó.
Và cũng vì đã chụp ếch cú đó mà mình tìm được những tài liệu cho thấy chính những nước phát triển lại ứng dụng sinh học nhiều hơn là những thứ hóa học mà họ bán cho các nước mới phát triển.

Có câu nói rất xưa cũ mà mình nhớ mãi: Người Việt Nam chết trên đống thuốc.
Và người Việt Nam ta hay chửi tq vì họ hay dấu nghề. Mà nào có ngờ đâu ... chửi người có khác nào chửi ta.
 
Last edited:
Chủ đề này tui cũng rất thích , đang nghiên cứu cho thủy hải sản nhưng chưa đi đến đâu .
Cảm ơn Ngọc kỳ Lân đã chia sẽ .
 
Theo mình biết thì trước đây những người nuôi gà đá hay trồng cần sa để cho gà ăn. Theo họ thì cây này ngừa được bách bệnh. Không biết có anh em nào có kinh nghiệm về vấn đề nay chưa? Hiện nay trồng cây cần sa bị cấm nên cách này chắc phải đem vào TÀ KINH CÁT lưu trữ thôi.
 
lúc trước cũng có mở chủ đề dùng cây thuốc nam cho chăn nuôi,và thật vậy ít được quan tâm,bà con chưa được mặn mà lắm theo tôi vì chủ đề chưa được phong phú vì quanh đi quẩn lại chỉ những cây có sẳn tại địa phương.
bạn ngọc kỳ lân nói riêng và bà con mình (ẩn mình) chịu khó đóng góp những kinh nghiệm từ nhỏ nhặt .biết đâu là hướng đi mới,giúp được nhiều cho bà con.
Ngọc lập topic này chủ ý là cũng muốn bà con chúng ta cùng thảo luận và trao đổi thông tin cho nhau-Cả trao đổi về cây thuốc. Như ở miền Tây bà con thường dùng cây thuốc cá (đơn hồng tính), có nhiều khi phải mua với giá cũng hơi cao trong khi đó có nhiều loại cây giá trị sử dụng cao Đơn hồng tính rất nhiều ở Bình dương,Bình thuận bà con chỉ bỏ đi. Ví như ở miền Tây cần 3 triệu bạc mua Đơn hồng tính thì chỉ cần 1 triệu mua loại này thì cũng nên lắm chứ-hai bên cùng có lợi. Cái này lọt vô tay con buôn thì phần lợi này không còn nữa, trong khi diễn đàn có rất nhiều anh em ở cả hai miền.
Có câu nói rất xưa cũ mà mình nhớ mãi: Người Việt Nam chết trên đống thuốc.
Và người Việt Nam ta hay chửi tq vì họ hay dấu nghề. Mà nào có ngờ đâu ... chửi người có khác nào chửi ta.
Bạn nói rất đúng ! Việt nam chúng ta có rất nhiều cây thuốc mà chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Phải công nhận một điều tích cực từ các tập đoàn thuốc thú y, họ đã tạo ra nhiều loại thuốc đặc trị hiệu quả. Nhưng đồng thời họ cũng tạo ra một thói quen cho bà con ta luôn phải lệ thuộc vào họ - Cái này họ mới là tuyệt chiêu !
Mỗi người trong chúng ta giỏi lắm cũng chỉ sưu tầm được vài bài thuốc.Nếu giấu thì chúng ta chỉ có bấy nhiêu mà thôi, nhưng chia sẽ ra ai trong chúng ta cũng có một vốn kiến thức phong phú và sử dụng hiệu quả hơn.
Chủ đề này tui cũng rất thích , đang nghiên cứu cho thủy hải sản nhưng chưa đi đến đâu .
Cảm ơn Ngọc kỳ Lân đã chia sẽ .
Nghe thông tin từ đài AE (anh em) bác có nhiều cái rất hay trong nuôi cá cảnh, có thể chia sẽ cho anh em một chút được không? có nhiều hình thức để chia sẽ mà. Ngọc có hứa với bác tranvi có dịp sẽ sẽ mời bác ấy và bác hội ngộ - chúng ta cùng chia sẽ 'nước mắt quê hương'
 
Theo mình biết thì trước đây những người nuôi gà đá hay trồng cần sa để cho gà ăn. Theo họ thì cây này ngừa được bách bệnh. Không biết có anh em nào có kinh nghiệm về vấn đề nay chưa? Hiện nay trồng cây cần sa bị cấm nên cách này chắc phải đem vào TÀ KINH CÁT lưu trữ thôi.
Khi nhỏ khoản 12-13 tuổi mình cũng trồng cần sa nuôi gà đá, nhưng sau này lớn lên tìm hiểu kỹ hơn mình không còn dùng nữa.
Tác dụng của cần sa làm cho con gà đá hăng máu, khi vào cuộc chiến nó không bị khớp trước đối thủ (quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng), hơn là ngừa bệnh. Cũng như con người khi say cần sa bạn có cảm giác mình là anh hùng, không sợ ai và cũng không sợ đau.
Theo mình biết thì giờ khu miền Tây của bạn số ít những người nuôi gà cũng có trồng cây này. Nếu bạn chưa có điều kiện sưu tầm được bài thuốc hay hơn thì trồng lén vài cây để luyện gà chắc không sao. chỉ lén và không bị phát hiện chứ bị phát hiện thì phiền phức đó.
Các cao thủ trong làng gà đá và những lão làng trong nuôi chuyên nghiệp ai cũng có bí quyết riêng cả bạn à! Bạn đã từng nghe bài thuốc "Độc Cước Huyền Kê" chưa ? Mình đang thảo luận với mấy vị ‘ sư huynh đệ’ về bài thuốc này-Đây là tuyệt học của mình nhưng có vài chuyện tế nhị nên cần trao đổi thêm. Nếu được mình sẽ trình làng với anh em. Bạn tha hồ luyện gà và chữa bệnh “cù rủ” không cần trồng cần sa đâu !

P/S Thực tế là bài thuốc này chữa được bệnh cù rủ và mình chỉ đùa chút cho vui mong bạn đừng giận nhé !
 
bài viết của a Ngọc hay lắm......e cũng thấy những người ở dưới quê em cho gà ăn mấy cây cỏ gì đó........nhìn khác lạ lắm......mà gà ăn vào rất tốt....ít bệnh mà lớn nhanh......khoảng 2 tháng là có thể đạt đc 3kg/1 con gà........
 
Khi nhỏ khoản 12-13 tuổi mình cũng trồng cần sa nuôi gà đá, nhưng sau này lớn lên tìm hiểu kỹ hơn mình không còn dùng nữa.
Tác dụng của cần sa làm cho con gà đá hăng máu, khi vào cuộc chiến nó không bị khớp trước đối thủ (quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng), hơn là ngừa bệnh. Cũng như con người khi say cần sa bạn có cảm giác mình là anh hùng, không sợ ai và cũng không sợ đau.
Theo mình biết thì giờ khu miền Tây của bạn số ít những người nuôi gà cũng có trồng cây này. Nếu bạn chưa có điều kiện sưu tầm được bài thuốc hay hơn thì trồng lén vài cây để luyện gà chắc không sao. chỉ lén và không bị phát hiện chứ bị phát hiện thì phiền phức đó.
Các cao thủ trong làng gà đá và những lão làng trong nuôi chuyên nghiệp ai cũng có bí quyết riêng cả bạn à! Bạn đã từng nghe bài thuốc "Độc Cước Huyền Kê" chưa ? Mình đang thảo luận với mấy vị ‘ sư huynh đệ’ về bài thuốc này-Đây là tuyệt học của mình nhưng có vài chuyện tế nhị nên cần trao đổi thêm. Nếu được mình sẽ trình làng với anh em. Bạn tha hồ luyện gà và chữa bệnh “cù rủ” không cần trồng cần sa đâu !

P/S Thực tế là bài thuốc này chữa được bệnh cù rủ và mình chỉ đùa chút cho vui mong bạn đừng giận nhé !
he.he...Ngọc kỳ lân cũng rành về gà đá nửa à ... Qua xem 2 con gà của cuốc lủi như thế nào ?
http://agriviet.com/home/threads/127111-up-ga-choi-tet#axzz2IuYFMumA
 
he.he...Ngọc kỳ lân cũng rành về gà đá nửa à ... Qua xem 2 con gà của cuốc lủi như thế nào ?
http://agriviet.com/home/threads/127111-up-ga-choi-tet#axzz2IuYFMumA
Nói binh_dan nghe chuyện này! Có một chuyện buồn mà Ngọc đã từng thề độc là sẽ không bao giờ dính đến con gà đá nữa; không nuôi, không bình, cả không xem đấu luôn. Bài thuốc Ngọc nói không phải của Ngọc mà là của một người bạn đã ...đi xa...! Ngọc đang bàn với anh em bán bài thuốc đó để giúp hai cháu chuyện ăn học. Mọi chuyện đã xong, có lẽ sang năm mình thực hiện.
Không bình nhưng hai con gà của cuốc lũi Ngọc đã xem qua _ rất đẹp !
 
bài viết của a Ngọc hay lắm......e cũng thấy những người ở dưới quê em cho gà ăn mấy cây cỏ gì đó........nhìn khác lạ lắm......mà gà ăn vào rất tốt....ít bệnh mà lớn nhanh......khoảng 2 tháng là có thể đạt đc 3kg/1 con gà........
bạn up hình mấy cái cây đó lên cho bà con xem đi, biết đâu mình tìm thêm được bí quyết gì đó có lợi cho anh em nông dân mình.
 
Ngọc lập topic này chủ ý là cũng muốn bà con chúng ta cùng thảo luận và trao đổi thông tin cho nhau-Cả trao đổi về cây thuốc. Như ở miền Tây bà con thường dùng cây thuốc cá (đơn hồng tính), có nhiều khi phải mua với giá cũng hơi cao trong khi đó có nhiều loại cây giá trị sử dụng cao Đơn hồng tính rất nhiều ở Bình dương,Bình thuận bà con chỉ bỏ đi. Ví như ở miền Tây cần 3 triệu bạc mua Đơn hồng tính thì chỉ cần 1 triệu mua loại này thì cũng nên lắm chứ-hai bên cùng có lợi. Cái này lọt vô tay con buôn thì phần lợi này không còn nữa, trong khi diễn đàn có rất nhiều anh em ở cả hai miền.

Bạn nói rất đúng ! Việt nam chúng ta có rất nhiều cây thuốc mà chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Phải công nhận một điều tích cực từ các tập đoàn thuốc thú y, họ đã tạo ra nhiều loại thuốc đặc trị hiệu quả. Nhưng đồng thời họ cũng tạo ra một thói quen cho bà con ta luôn phải lệ thuộc vào họ - Cái này họ mới là tuyệt chiêu !
Mỗi người trong chúng ta giỏi lắm cũng chỉ sưu tầm được vài bài thuốc.Nếu giấu thì chúng ta chỉ có bấy nhiêu mà thôi, nhưng chia sẽ ra ai trong chúng ta cũng có một vốn kiến thức phong phú và sử dụng hiệu quả hơn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
diễn đàn...hay ...hay lắm !bởi vậy học bằng cách nào và dạy bằng cách nào. hay.
cảm ơn ngọc kỳ lân nhờ bạn mà mình được biết thêm cái họ và tên của cây thuốc cá đơn hồng tính
 


Back
Top