Người nuôi gấu bi đát

  • Thread starter hieu008
  • Ngày gửi
Giá mật gấu thời “hoàng kim” lên tới 200.000 đồng/cc và bây giờ rớt xuống còn 15.000-20.000/cc. Và khi đã không còn là những “cỗ máy vàng”, số phận hàng ngàn con gấu trong các trại nuôi đang đứng trên bờ… bi đát.

Suốt hơn 10 năm nay, làng Phụng Thượng và thị trấn Phúc Thọ thuộc huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vốn nổi tiếng cả nước là trung tâm nuôi nhốt gấu lớn bậc nhất. Cách đây ít năm, trong những làng gấu, cảnh mua bán mật gấu sôi động, tấp nập. Thế nhưng, giờ chỉ còn cảnh đìu hiu, ế ẩm.

Dọc đường 32 chạy qua “làng gấu”, trước kia, nhiều hộ nuôi gấu còn phải lén lút trưng biển bán mật gấu, thậm chí không cần biển thì nay họ công khai la liệt biển hiệu “trại gấu”, “nhà nuôi gấu”, “bán mật gấu”. Bởi mật gấu hết thời, không bán được cho ai nên các chủ trại phải đua trưng biển để chào hàng.


Tìm vào trại gấu Đ.L ở Phụng Thượng, chủ nhà vừa mới chích rút mật từ ba con gấu nhốt ở sau nhà, đang bơm từ chai to vào hàng trăm lọ nhỏ làm bằng thủy tinh với dung tích 1cc chuẩn bị chuyển giao cho một nhà thuốc ở TP Việt Trì (Phú Thọ). Hỏi giá mật, chủ nhà than vãn: 20.000 đồng/cc, mua bao nhiêu cũng có.

Theo chủ nhà, những năm 2000-2003, giá mỗi cc mật gấu lên tới 200.000 đồng, nhiều khi “cháy hàng”, khách phải đặt lịch trước cả tuần, cả tháng. Hồi đó, mặc dù vốn bỏ ra mua mỗi con gấu lên tới 60-80 triệu đồng nhưng chỉ sau đúng một năm là thu hồi vốn. Tính ra giá mật giờ đã rớt xuống 10 lần.

Tại trại gấu A.C, còn đang nuôi nhốt gần 30 con gấu ngay trong cái kho trước nhà. Gặp khách, vợ chủ trại tên A. chạy ra chào mời mua mật, cũng chào giá 20.000 đồng/cc nhưng chỉ trả 15.000 đồng/cc thì chị cũng gật. Trong tủ lạnh của gia đình còn đang trữ hàng trăm cc mật từ bao giờ không bán được. Chủ nhà còn nhờ khách môi giới đưa khách mua sẽ trả…hoa hồng để “thanh lý” mật tồn dư.

Trở lại làng Phụng Thượng, trại nuôi gấu của ông V.P nằm kề ngay quốc lộ 32. Bà Thương, vợ ông cho biết đang nuôi 4 con gấu, trong đó hai con là của một người thân “gửi” vì không còn tha thiết nuôi gấu nữa.

Mặc dù được quyền khai thác mật cả những con người thân gửi nhờ chăm sóc, nhưng bà Thương bảo không chỉ bà mà hàng trăm hộ đang nuôi gấu ở Phúc Thọ đang như “ôm của nợ”, lúc nào cũng sẵn sàng trả lại gấu cho nhà nước.


Theo tính toán của chủ nhà, trung bình mỗi ngày, mỗi con gấu ăn hết 5-6 kg gồm bột ngô, gạo, đậu xanh… và các món ăn phụ. Tính ra, mỗi con gấu ăn hết 30.000 đồng/ngày (chưa kể 10.000 đồng tiền điện, nước, thuê người vệ sinh chăm sóc), một tháng gần 1 triệu đồng. Trong khi một năm chỉ cho hai lần chích mật, mức bình quân mỗi túi mật là 200cc (nhiều con do ăn uống kém, lúc chích rút xong chỉ được… 70cc) bán giá 20.000 đồng thì chỉ được có 4 triệu đồng cho 6 tháng trời. Vậy là lỗ nặng, nuôi nhiều càng bị lỗ, khéo cũng chỉ hòa nhưng phải cắt xén triệt để khẩu phần của chúng.

(Nguồn tin sưu tầm )

 


Với giá này,nông dân quèn như chúng ta cũng có cơ hội xài mật gấu rồi. Các đại gia phá sản nhiều quá nên nhu cầu cũng giảm làm giá xuống thấp hay sao ấy?
 
ko bán được một phần còn do thói quen của người tiêu dùng nữa ... trước kia xoa tay chân bằng mật gấu . bây giờ vẫn vậy . nhưng ít người còn dùng mật gấu để uống nữa

ngày xưa có phong trào bị u cục - cứ nhè mật gấu tâm thất ... những thứ nóng để phá u cục . giờ thì người sử dụng tam thất vẫn nhiều nhưng mật gấu thì giảm nhiều lắm .bán ko nổi cũng phải
 
Cho đến bây giờ mới nghe thấy 1 bài báo nói rất là chân chính. Rồi đây sẽ có nhiều con nữa cũng dẫm lên dấu chân con gấu. Mong bà con thận trọng khi nghe những tin tức nóng bổng về con vật nuôi mới.
 
rồi ko biết những con gấu nuôi này sẽ đi về đâu? bán lại cho sở thú chăng?
 
Mật gấu có tác dụng chữa người bị bầm giập da thịt bên ngoài.
Ngày xưa người ta uống mật gấu như thuốc bổ. Sau này mới biết
chất bổ đó thật ra độc hại, theo y cổ thì là quá nóng, dương
nhiều, làm mất âm, theo y mới là chất côlestêrôl, dễ làm chết
người. Bác tôi đã chết vì uống mật gấu, làm đứt mạch máu óc.
*
Nhung hươu cũng vậy. Người xưa nghèo đói, thích béo mập, mới
cần nhung hươu. Bây giờ người ta sợ mập, cũng sợ luôn nhung.
*
 
rồi ko biết những con gấu nuôi này sẽ đi về đâu? bán lại cho sở thú chăng?
Giao cho kiểm lâm , họ thả vào những khu bảo tồn. Rồi từ từ giải quyết /////////////////////////
 

Giao cho kiểm lâm , họ thả vào những khu bảo tồn. Rồi từ từ giải quyết /////////////////////////

họ là ai vậy bạn ? :gun: kiểm lâm giúp bảo vệ thú hoang dã ấy hả? Bạn sống bên Mỹ hả :haha:
Ông chú họ mình là kiểm lâm, chuyên gia nhậu thịt rừng, nhà dát trần, tường, sàn toàn bằng gỗ loại 1. Bắt được rùa, tê tê của lâm tặc ( hok chịu chung chi):wacko: thì buộc dây vào chân rồi gọi đài truyền hình về quay. Đưa lên tivi cảnh "kiểm lâm trả thú hoang về rừng". <_< sau đó là cảnh ko đc quay: cả kiểm lâm, cả mấy cha đài truyền hình, thêm mấy ông chủ tịch huyện, ngồi nhậu đồ rừng :7^:
 


Back
Top