Mình đang mơ điều này....có ở VN. Nhưng chịu thôi. Mình kể một chuyện vui như thế này: Năm 2001 mình về xây nhà ở Q12. P. ĐHT tách ra từ H. HM và lên quận từ năm 1997. Chổ này là khu dân cư sầm uất, ko còn đất nông nghiệp để trông lúa như trước kia. Vậy mà, đấn năm 2009. Thằng em bên cạnh nhà mình vẫn mời mình mấy chai bia nhân dip cuối năm, lý do: em mới lãnh lương chủ tịch hội nông dân phường. Bó tay??? Vì đất đai nông nghiệp đã ko còn, lớp bán, lớp xây nhà trọ. Bản thân anh chủ tịch này thì đi làm công nhân...nhưng chức danh , ban bệ thì vẫn còn...thế đấy. Ở Hóc môn, ở 1 số nơi: trở thành khu dân cư sầm uất. Đất đai thi vẫn là đất: nông nghiệp, trồng cây lâu năm. Nhưng xin cấp phép xây nhà lại không cho vì chưa chuyển mục đích, xin chuyển mục đích thì phải chờ duyệt quy hoạch. Con xin làm chuồng trại chăn nuôi thì chính quyền ko cho vì: bảo ô nhiễm khu dân cư, còn thanh tra xây dựng thì...hốt ngay bảo là: xây cất ko xin phép??? Thế đấy, suy cho cùng vẫn là do cơ chế.Đọc bài quý bạn mà thấy buồn! Nông-dân mình chả lẻ lại như gà què ăn quẫn cối xay như vậy hay sao?
Tại Úc, không ai hưỡn đâu mà nuôi mấy con quý hiếm. Tốn công nhiều, tốn của nhiều... mà ra thịt ít. Họ cứ gà, heo, bò, trừu mà nuôi ra thật nhiều, bán rẻ cho người dân trong nước và xuất-cảng ra ngoài.
Chính-phủ thu gom nông-phẩm: lúa gạo, trâu bò... lại, rồi tìm chỗ bán dùm. Nha Ngoại-thương và đại-diện nghiệp-đoàn mà bán dỡ quá, nông-dân giũa thì coi chừng phải... từ-chức! Nên xãy ra nhiều vụ chết cười:
- Muốn giành cho được các hợp-đồng cung-cấp nông-sản với các nước ngoài, đôi khi mấy ổng phải lo lót với nước mua. Bán ào-ào, trót lọt. Rồi báo-chí đánh hơi biết được. Luật Úc, lo-lót bất cứ dưới hình-thức nào, mục-đích nào cũng là tội nặng. Vậy là mấy ông nầy dính chấu! Tiền dùng lo lót là tiền Quỹ nghiệp-đoàn. Hàng không ứ đọng, bán ra lời nhiều, Quỹ nghiệp-đoàn tăng thì dùng để... bôi trơn chút, vậy mà cũng làm ầm-ĩ!
Mà số-lượng mấy người lo cho chạy việc, mấy ngườì khuyến-nông, mấy người Bộ nông-nghiệp đâu có nhiều, làm sao mà họ được việc quá cũng không biết?
Nói vậy thì nhìn lại nước mình. Nội cái, nuôi mấy ông cán-bộ với số-lượng quá đông, nhà cửa quá đẹp, xe chạy quá sang, con cái du-học nước ngoài quá nhiều... thì mới thấy mồ-hôi của nông-dân nước mình và nước ngoài "thấm" vô 2 thứ áo khác nhau.
Tui suy nghĩ như vậy có sai lắm không?
Như vậy, bà con nông dân mình phải chia xẻ thông tin, tương trợ giúp đỡ nhau thôi. Trông chờ sự trợ giúp của chính quyền như ở Úc thì...hơi bị lâu.