Nhờ bà con "tiếp sức": việc trồng đu đủ của mình

  • Thread starter anh8
  • Ngày gửi
Vì vấn đề quan trọng nên xin phép diễn đàn cho mình được tạo thớt mới dù đã có thớt Kỹ thuật trồng đu đủ.

Xin giới thiệu: mình ham thích trồng trọt (mới phát sinh), và là một nông dân tập sự.

Nhờ agriviet và một số nơi khác mà mình biết được 1 ít lý thuyết trồng đu đủ; cộng thêm ham trồng loại cây này mà đã quyết định trồng nó với diện tích nhỏ (hơn 100 cây). Hiện tại đang xuống cây con, nhưng tình hình không mấy tốt: đu đủ con cứ héo rũ chết dần. Mình sẽ thêm lời theo hình mới chụp.

1. Cải tạo đất
f608cfecfcc04172c2d8b5ada6de6dce_45623006.anh012.700x0.jpg

Mình đào các mương sâu lên liếp. Kích thước mương: 3 lớp dá, lớp đầu: 3 lưỡi ngang, lớp giữa 2 lưỡi, và lớp cuối 1 lưỡi. đất phơi khô sau đó lên liếp cao. Còn mương này cách mương kia 2m. Đào hố trên liếp, trộn với phân mục thêm kali+lân rồi đấp bằng lại. Hố cách nhau 1.6m (hơi dày vì làm đu đủ lùn)
2. Dùng bạc nông nghiệp phủ liếp
9c36e24cd0c8936453c3422eb2ad5894_45623007.anh015.700x0.jpg

3. Giống đu đủ: giống Đài loan của Chánh Nông không tốt. Nẫy mầm trước sau, ko đều
25e3a4be003acf1fa1880e0df1c09daa_45623050.anh039.700x0.jpg

Nẩy mầm ko cao: 25%. Nên mình phải mua thêm Sinta
dbec945e6ab9ac8237b9a3d7caf3d066_45623054.anh040.700x0.jpg

Giống này đạt >70% nhưng mắc, 4500dd/hạt, chi mua 20 hạt, và mua 2 trái đu đủ thường để ươn thêm hạt. Cây con lên mạnh, tốt được 1 lúc, thì gặp trời mưa dầm, sau đó héo và vàng lá từ từ
f0c9401516ed96937f7626eab029cd99_45623028.anh027.700x0.jpg

c2f0fc549a7e53f836130ae8a6c17556_45623030.anh028.700x0.jpg

Mình lựa cây tốt, và cho lánh nạn trên cao
e01fbf0e30477b8294de3accdeb1667e_45624265.anh029.700x0.jpg

nhưng vẫn còn vàng lá lai rai.
3aa7d5f4cfe351d094a09d27994a2233_45623037.anh031.700x0.jpg

4. Tình trạng phát triển: do hạt nẩy mầm ko đều nên mình xuống cây con cũng ko đều. lứa đầu xuống đuợc 2 dòng (20 cây) thì phát triển tốt đạt 17/20, tiêu 3 cây.
b41d179abda6de99613c19bb764b6049_45624400.anh018.700x0.jpg

3 cây chết do héo rũ dù đã lớn.
5ea406d6b7ee849d315337fbdc63e55e_45623015.anh022.700x0.jpg

Các lứa tiếp theo thường thì sau 7-10 ngày tốt thì lại héo rũ.

* VẬY BỆNH HÉO RŨ CÂY CON LÀ DO ĐÂU? Có lẽ là do mưa dầm kéo dài, hết mưa thì bị nắng gắt nên mình đoán là bị nấm tấn công.

5. Thuốc đã trị: ban đầu là Validacin. Sau đó mình dùng RIdomil xịt, rồi tưới gốc nhưng ko mấy hiệu quả. Chỉ cứu được 1 cây.

6. Hiện tại: còn 3 dòng nữa nhưng mình đang lo nên chưa xuống.
0f2e5b134ab6a37c68d3ad6087d2675e_45623038.anh033.700x0.jpg


VẬY MONG BÀ CON GÓP Ý, CHIA SẼ KINH NGHIỆM GIÚP MÌNH.
Chân thành cám ơn mọi người.
 


Last edited by a moderator:
Um Trấu kiểu này:
*
[video=youtube;KiNiFhD8NNI]http://www.youtube.com/watch?v=KiNiFhD8NNI&feature=player_detailpage[/video]
*
Vừa chậm, vừa tốn công, vừa hao tổn lò vá hỏng sân.
Ta có thể làm lò um Trấu theo lò nung Vôi, nung Gạch:
*
Bên ngoài xây bằng gạch đất khô chưa nung, vữa xây
thì bằng bùn đặc. Xây chậm cho mạch vữa khô kiệt mới
xây cao lên dần. Để vài ngày nắng cho mạch vữa khô
hẳn. Xây hình cái chum lớn, cao vài mét, đường kính
vài mét. Đáy có đặt ghi lò bằng gang cỡ cổ tay để lâu
cháy mòn. Sườn lò sau đó đắp đất dày cho vững. Cũng
phải để thật khô mới nung.
*
Mới nhóm lò thì đổ trấu mỏng để thông khí, và đốt dưới
ghi lò. Sau khi trấu đã cháy, thì đổ dày hơn. Đến đây
thì phải coi chừng đổ dày bao nhiêu thì tốt, vì đổ dày
quá không thông khí thì lò sẽ tắt, còn đổ mỏng quá thì
trấu sẽ cháy mạnh và không có than, chỉ có tro trấu mà
thôi. Cứ chịu khó đốt vài lần sẽ có kinh nghiệm. Đổ trấu
như thế nào tuỳ vào nhiều thứ lắm:
Nhiệt độ và gió ngoài trời, cỡ lò, cỡ ghi lò, đổ trấu
dày mỏng ra sao. Không lò nào giống lò nào vì khác cỡ,
khác hướng gió nắng, vân vân.
*
Dưới ghi lò thì có cửa để đốt nhóm lò, và để xúc tro
than Trấu ra. Xúc tro than đi, thì lò Trấu sụt xuống,
và đổ tiếp Trấu mới lên trên. Xúc tro và đổ Trấu mới
thật khéo thì kết quả tốt, nhưng không khéo thì có thể
tắt lò. Lúc đó phải đợi mấy ngày cho lò nguội đi mới
xúc hết tro than ra được và nhóm lại từ dầu.
*
Làm lò um trấu thành công, thì mỗi ngày um hàng tạ
Trấu chứ không một bao như trong video clip đâu.
Nhất là không tốn, không hỏng cái gì. Chỉ tốn một mảnh
đất nhỏ làm lò. Sau này không um nữa, thì vách lò đã
là đất nung, chỉ có thể đập ra nghiền trộn với Vôi mà
đúc gạch. Nếu không biết thì cũng là một đống vật liệu
khó giải quyết. Ngoài ra, khơi um Trấu cũng làm ô nhiễm.
*
 


Bổ sung than trấu sẽ giúp đất thoát nước tốt hơn, phù hợp để cải tạo đất sét.
Bác anh8 có ở gần Trung Tâm Giống - Thủy Sản ở Bạc Liêu không? Ở Vĩnh Lợi thì mình có đến xã Hưng Hội và Vĩnh Hưng A rồi. Vùng này nước ngọt nhưng vẫn còn phèn (chỗ hơi nặng, chỗ nhẹ). Qua hình chụp của bác anh8, mình đoán là bác chụp vào đầu vụ Đông Xuân phải không, vì nhìn thấy nền đất rất thuần, không có dấu vết của phèn tiềm tàng, hi vọng chỗ bác không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm nhẹ thì canh tác đỡ nhọc và ít chi phí hơn.
Trước giờ bên mình mua trực tiếp than trấu về sử dụng nên cách chế biến mình không nắm chi tiết lắm. Nhìn chung thì tương đồng với cách hướng dẫn của bác anhmytran.
Thân!
 
Theo cách truyền thống, để thúc cây con mau lớn, bà con mình có thói quen ngâm Ure và DAP vào nước để tưới. Mình công nhận là hiệu quả nhưng không dám áp dụng nhiều. Vì sau khi tưới 1 thời gian, quan sát bạn sẽ thấy trên lớp đất mặt sẽ đóng 1 lớp váng màu trắng xám, phải phá lớp váng này nếu không cây sẽ bị ngột, yếu dần. Trường hợp này thường gặp rất nhiều ở vùng trồng cam quýt ở Vĩnh Long. Về lâu dài đất sẽ chai cứng dần và khi đã chai cứng, thoái hóa thì rất khó cải tạo. Anh8 để ý nhé!
 
Bổ sung than trấu sẽ giúp đất thoát nước tốt hơn, phù hợp để cải tạo đất sét.
Bác anh8 có ở gần Trung Tâm Giống - Thủy Sản ở Bạc Liêu không? Ở Vĩnh Lợi thì mình có đến xã Hưng Hội và Vĩnh Hưng A rồi. Vùng này nước ngọt nhưng vẫn còn phèn (chỗ hơi nặng, chỗ nhẹ). Qua hình chụp của bác anh8, mình đoán là bác chụp vào đầu vụ Đông Xuân phải không, vì nhìn thấy nền đất rất thuần, không có dấu vết của phèn tiềm tàng, hi vọng chỗ bác không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm nhẹ thì canh tác đỡ nhọc và ít chi phí hơn.
Trước giờ bên mình mua trực tiếp than trấu về sử dụng nên cách chế biến mình không nắm chi tiết lắm. Nhìn chung thì tương đồng với cách hướng dẫn của bác anhmytran.
Thân!
Em ở cách trung tâm giống chừng 4, 5 cây, xã Long Thạnh. Ồ! Vậy là bác handon đến Bạc Liêu rồi. Khi nào đến nữa, cho em hay nhe (0946 707 819, Tâm), để ae lai rai chơi nhe :)
Đúng là hình em chụp ở vụ đông xuân. Đất ở em nhìn chung nhiễm phèn rất ít. Lúa làm 2 vụ từ lâu (năm 97), và đã làm 3 vụ hơn 5 ,6 năm nay. Nước bơm lên ruộng rồi xả xuống thường xuyên. Đập ngăn mặn cũng xả thường.

Em sẽ thử làm than trấu như bác anhmytran nói, và sẽ tham khảo thêm cách làm than củi đước hồi xưa (giờ cây đước đã biến mắt, nhà em dưới sông chỉ còn một cây lớn lắm).
 
Theo cách truyền thống, để thúc cây con mau lớn, bà con mình có thói quen ngâm Ure và DAP vào nước để tưới. Mình công nhận là hiệu quả nhưng không dám áp dụng nhiều. Vì sau khi tưới 1 thời gian, quan sát bạn sẽ thấy trên lớp đất mặt sẽ đóng 1 lớp váng màu trắng xám, phải phá lớp váng này nếu không cây sẽ bị ngột, yếu dần. Trường hợp này thường gặp rất nhiều ở vùng trồng cam quýt ở Vĩnh Long. Về lâu dài đất sẽ chai cứng dần và khi đã chai cứng, thoái hóa thì rất khó cải tạo. Anh8 để ý nhé!
Cám ơn bác handon đã nhắc nhở nhe. Em sẽ lưu ý.
 
Em cũng bị. Có thể do lỗi trang web này.

Nếu không nhầm thì cụm từ : V ư ờ n S i n h T h a i ... đã bị đưa vào sổ đen ... Do lỗi Spam gì đó ...

Cho nên những bài viết có từ này đều bị biến thành **********
 

Um Trấu kiểu này:
*
[video=youtube;KiNiFhD8NNI]http://www.youtube.com/watch?v=KiNiFhD8NNI&feature=player_detailpage[/video]
*
Vừa chậm, vừa tốn công, vừa hao tổn lò vá hỏng sân.
Ta có thể làm lò um Trấu theo lò nung Vôi, nung Gạch:
*
Bên ngoài xây bằng gạch đất khô chưa nung, vữa xây
thì bằng bùn đặc. Xây chậm cho mạch vữa khô kiệt mới
xây cao lên dần. Để vài ngày nắng cho mạch vữa khô
hẳn. Xây hình cái chum lớn, cao vài mét, đường kính
vài mét. Đáy có đặt ghi lò bằng gang cỡ cổ tay để lâu
cháy mòn. Sườn lò sau đó đắp đất dày cho vững. Cũng
phải để thật khô mới nung.
*
Mới nhóm lò thì đổ trấu mỏng để thông khí, và đốt dưới
ghi lò. Sau khi trấu đã cháy, thì đổ dày hơn. Đến đây
thì phải coi chừng đổ dày bao nhiêu thì tốt, vì đổ dày
quá không thông khí thì lò sẽ tắt, còn đổ mỏng quá thì
trấu sẽ cháy mạnh và không có than, chỉ có tro trấu mà
thôi. Cứ chịu khó đốt vài lần sẽ có kinh nghiệm. Đổ trấu
như thế nào tuỳ vào nhiều thứ lắm:
Nhiệt độ và gió ngoài trời, cỡ lò, cỡ ghi lò, đổ trấu
dày mỏng ra sao. Không lò nào giống lò nào vì khác cỡ,
khác hướng gió nắng, vân vân.
*
Dưới ghi lò thì có cửa để đốt nhóm lò, và để xúc tro
than Trấu ra. Xúc tro than đi, thì lò Trấu sụt xuống,
và đổ tiếp Trấu mới lên trên. Xúc tro và đổ Trấu mới
thật khéo thì kết quả tốt, nhưng không khéo thì có thể
tắt lò. Lúc đó phải đợi mấy ngày cho lò nguội đi mới
xúc hết tro than ra được và nhóm lại từ dầu.
*
Làm lò um trấu thành công, thì mỗi ngày um hàng tạ
Trấu chứ không một bao như trong video clip đâu.
Nhất là không tốn, không hỏng cái gì. Chỉ tốn một mảnh
đất nhỏ làm lò. Sau này không um nữa, thì vách lò đã
là đất nung, chỉ có thể đập ra nghiền trộn với Vôi mà
đúc gạch. Nếu không biết thì cũng là một đống vật liệu
khó giải quyết. Ngoài ra, khơi um Trấu cũng làm ô nhiễm.
*
Đúng như bác anhmytran nói cách hun trấu trên có nhiều hạn chế.Từ trước tới giờ tôi sử dụng trấu hun bằng cách này các bác xem có thể áp dụng được không?
Trước tiên phải có 1 cái hố (may là tôi có sẵn hố ủ phân nên không phải đào).Ta lót một ít củi xuống đáy hố rồi đốt ,sau đó đổ trấu xuống .Lúc đầu đổ 1 lớp mỏng cho cháy mồi xong thì đổ hết gần đầy hố.Vậy là xong ,cứ để cho trấu cháy ngún từ từ (hố tôi làm khá to nên cháy cả tuần lễ mới xong).Hun theo cách này rất ít khói và có mưa cũng không tắt được(đương nhiên không phải là mưa dầm liên tục)
Các bác làm thử xem.
 
Em thường đi Bạc Liêu vào buổi chiều, đến nơi cũng tầm 12h đêm, sáng làm việc rồi về luôn trong ngày nên không biết là có dịp lai rai không nữa.
Rất cảm ơn lời mời của Bác nhé! Đợt nào thư thả, sắp xếp được thời gian em sẽ ghé thăm vườn đủ đủ nhà bác!
 
Đúng như bác anhmytran nói cách hun trấu trên có nhiều hạn chế.Từ trước tới giờ tôi sử dụng trấu hun bằng cách này các bác xem có thể áp dụng được không?
Trước tiên phải có 1 cái hố (may là tôi có sẵn hố ủ phân nên không phải đào).Ta lót một ít củi xuống đáy hố rồi đốt ,sau đó đổ trấu xuống .Lúc đầu đổ 1 lớp mỏng cho cháy mồi xong thì đổ hết gần đầy hố.Vậy là xong ,cứ để cho trấu cháy ngún từ từ (hố tôi làm khá to nên cháy cả tuần lễ mới xong).Hun theo cách này rất ít khói và có mưa cũng không tắt được(đương nhiên không phải là mưa dầm liên tục)
Các bác làm thử xem.
Em nghĩ cách này em làm được. Bác cho em hỏi thêm là: vậy mình sẽ thu được tro trấu hay than trấu? Em đoán là than trấu?
 
Em thường đi Bạc Liêu vào buổi chiều, đến nơi cũng tầm 12h đêm, sáng làm việc rồi về luôn trong ngày nên không biết là có dịp lai rai không nữa.
Rất cảm ơn lời mời của Bác nhé! Đợt nào thư thả, sắp xếp được thời gian em sẽ ghé thăm vườn đủ đủ nhà bác!
Ồ quý quá! Dù đu đủ em đã thất bại, chỉ còn một số cây sống và đang phát triển, nhưng em hy vọng sẽ có trái để biếu bác, và nếu có thể, sẽ thiết đãi bác ĐU ĐỦ 7 MÓN (chế từ cầy 7 món !) :D hì hì
 
Mình hiện trồng được 1000 cây, phát triển tốt, đang ra hoa kết quả, mình sẽ úp hình lên sau. Mình có một số góp ý với bạn như sau:
(1) khi trồng cây con phải có lưới che bớt nắng( nếu trồng vào mùa nắng) và che bớt mưa( khi trồng vào mùa mưa) thì cây sẽ phát triển rất nhanh và không bị úa vàng( có thể do tưới nhiều nước)
(2) bạn lên liếp rất kĩ và có sự đầu tư khá công phu, mình đề nghị đào mương cách mạch nước ngầm 1 m- 1.5m
(3) Có thể trồng giống địa phương vì cây phát triển rất nhanh và thích hợp với thổ nhưỡng hơn, mình có cách tạo hạt giống 100% cây cái và lưỡng tính.
B) Nếu muốn chia sẻ kinh nghiệm với mình bạn có thể gọi số 0935099473 mình hiện ở Bà Rịa Vũng Tàu.
 
Rất muốn được bạn bật mí kỹ thuật này.
Xin đăng lên cho bà con cùng hưởng quà của bạn.
*
Em mới phone bác Tao, và có hỏi vụ "đực cái". Để em thuật lại (qua điện thoại có lúc ko rõ, có gì sai xót bác Tao bổ sung nhe). Theo bác Tạo: quan trọng là lúc lấy hạt từ trái, chỉ lấy những hạt chìm trong nước, thì 100% là cây cái và lưỡng tính (hình như bác thử nghiệm năm rồi?)

Em đọc sách
b19e90f3219ad1afab18150125de2a04_47823184.anh003.120x1.jpg

tác giả: Phan Kim hồng Phúc, Nguyễn Văn A, nxb Đà Nẳng, năm 2002, thấy có nói ở trang 45:
khi cây con mọc lên được 4 đến 6 lá thì xem lá hễ khía chẵn thì đu đủ đực, khía lẻ thì đu đủ cái... việc này các nhà vườn chọn với xác suất 99%

Như bác anhmytran có phân tích (ở đâu đó?) về khía thì lá nào số khía cũng chẵn hết, và hơi nhiều để đếm. Nhưng hình như em hiểu khía ở đây là thùy như bác nói. Có lẽ là khía dài! Chẵng hạn lá này
images


có tất cả 7 khía dài nên (99%) nó là lá cây cái?

Về cách làm lùn đu đủ, em có hỏi bác Tao, và cũng thấy được ích lợi của nó. Từ đó rút ra ý: Tạo điều kiện cho bầu ươn cây con nằm ngang thay vì để đứng khi cây được hơn 1 tháng. Hình lúc trước em chụp:

e01fbf0e30477b8294de3accdeb1667e_45624265.anh029.700x0.jpg

là cũng làm kiểu này. Ở đây sợ lá bị gãy nên em làm cây tre ngang chịu lại. Chưa hẳn là nằm ngang hoàn toàn.
 
Last edited by a moderator:
Hạt đu đủ chìm thì nở mọc ra cây.
Hạt đu đủ nổi là hạt lép, làm sao mọc được ra cây đực?
Bạn có biết cách chọn hạt lúa tốt không?
Có 2 cách: thả vào bùn loãng, và thả vào nước muối.
Sau đó phải rửa sạch muối đi.
Hạt lúa nào chìm được trong bùn loãng hay nước muối,
thì chắc hơn hạt lúa chìm trong nước thường.
Vì vậy bạn có thể làm cách này mà tìm hạt đu đủ tốt.
Dù sao, hạt tốt không phải luôn luôn là hạt cái.
Bạn coi người ta, có phải con gái thì luôn luôn
khoẻ hơn con trai không? Cứ chịu khó suy thì thấy.
*
Còn thuỳ hay khía lá đu đủ, thì cây nào chẳng như
cây nào nếu cùng giống. Làm gì có lá đu đủ cái khác
lá đu đủ đực?
*
Uốn cong gốc mà làm ra cây cái, thì đây là lần đầu
tiên tôi mới nghe thấy. Chẳng có lý gì hết. Có điều
là khi cây ra nhiều trái, thì sẽ sụm, vì cây cái lúc
ra trái, tổng trọng lượng trái có thể 1 trăm ký lô.
Bạn muốn trồng đu đủ năng suất thấp, cứ 2 trái thì
vặt bỏ 1 trái đi, sẽ không bị gãy đổ.
*
Kỹ thuật che bớt nắng cho cây lớn nhanh là kỹ thuật
bậy bạ nhất trên đời. Ai chẳng biết cây thiếu nắng
thì bị von? Von có nghĩa là mọc dài ra, và gầy đi.
Cây cối trời sinh ra có tính đó, để cạnh tranh sống
còn. Cây nào mọc cao hơn sẽ ăn hiếp cây thấp hơn.
Sau đó, nó mới mọc chậm lại, vì không còn đối thủ
nữa. Cây càng mọc nhanh thì càng gày yếu, dễ gãy đổ.
Nếu là rau cỏ, càng trồng mau, thì càng dài, dai,
lợt màu, nhạt vị, ít mùi thơm. Trời cho 1 lượng nắng
có hạn mà phải mọc gấp rưỡi, gấp đôi, thì làm sao mà
tốt được. Trồng cấy phải có óc, chứ không chỉ nhìn
một chốc thoáng thôi. Sau này khi tính năng suất và
tiền bán, mới hiểu ra thì quá muộn.
*
 
Bạn nên xem lại KT trồng và giống đu đủ

Tôi cũng chỉ mới trồng đu đủ đây thôi. Nhưng tôi được "Trân truyền" từ các Chú, Bác nông dân ở địa phương, nhưng cũng thấy hiệu quả lắm đấy. cụ thể là tỷ lệ sống đạt rất cao đấy và năng suất cũng tạm được (20-25 trái/cây). Sau đây xin mạo mụi chia sẽ cùng bạn:
- Chọn cây giống tốt (giống như hướng dẫn kỹ thuật trồng đu đủ của tác giả Khucthuydu trên agri)
- Lên mô, làm đất kỹ (phơi đất), rải phân chuồng hoai mục, Lân Sunphat, vôi bột trong hố trồng trước từ 15-20 ngày.
- Trồng cây năm nghiêng sát đất (lấy đất dần lên thân cây), mục đích làm hạn chế chiều cao của cây khi cây mang nhiều quả, dễ bì gió làm gảy, đổ.
- Cắm cây để cố định cây con, sử dụng lá chuối khô, giấy báo che cho cây (mục đích để cây con ít mất sức khi gặp nắng nóng), giúp cây mao phát triển bộ rễ non.
- Sau 15 - 20 ngày ngăm phân bón NPK 16-16-8(05kg/10 lít nước/100 cây), lấy nước trong (bỏ bả phân) pha với nước đem tưới cho cây (250cc/Thùng 10 lít/3-4 cây), sau đó tưới lại nước lả.
- Định kỳ pha phân tưới cho cây theo tỷ lệ trên (có thể tăng hoặc giảm tùy theo cây phát triển tốt hay sấu).
- Phòng trừ rệp sáp hại cây.
- Quan trọng nhất là phải tưới nước đầy đủ, không thừa-không thiếu, thì cây mới cho năng suất cao và cho trái nhiều đợt.
*Lưu ý: Bạn muốn trái cho chất lượng ngon, ngọt, cơm đẹp thì vào thời kỳ mang quả cần bón bổ sung thêm Kali.
Trên đây là một số kinh nghiệp chia sẽ cùng bạn.
À mà do nghề nghiệp liên quan đến ngành nông nghiệp nên tôi cũng đi nhiều nơi những chưa thấy Bác nào trồng đu đủ trên màng phủ nông nghiệp đấy bạn ơi.
"Kinh nghiệm là thứ quý giá, mà chỉ có những người đã trãi qua mới biết"
 
- Trồng cây năm nghiêng sát đất (lấy đất dần lên thân cây),
mục đích làm hạn chế chiều cao của cây khi cây mang nhiều quả,
dễ bì gió làm gảy, đổ.
Các bạn thử nghĩ Cách trồng nghiêng, lấp đất lên thân,
thân cây cong vòng, so với trồng thẳng, thì thấp được
bao nhiêu phân tấc, trong khi trồng thảng thì cứng hơn?
*
Các cây dừa, có cây gốc rất cong, nhưng phần lớn bà
con không trồng dừa nghiêng để gốc cong cho thấp chứ
hả? Còn cau thì sao? Có ai trồng cau nghiêng để cho
thấp đi không?
*
 
e01fbf0e30477b8294de3accdeb1667e_45624265.anh029.700x0.jpg

là cũng làm kiểu này. Ở đây sợ lá bị gãy nên em làm cây tre ngang chịu lại. Chưa hẳn là nằm ngang hoàn toàn.
Cứ mấy ngày bạn lại dốc bầu đất lên một chút.
Làm mãi, thì thừa sức cho gốc nằm ngang tuyệt
đói, và còn có thể làm gốc dốc ngược hẳn lên
nữa kia.
*
 


Back
Top