Nhờ bà con "tiếp sức": việc trồng đu đủ của mình

  • Thread starter anh8
  • Ngày gửi
Vì vấn đề quan trọng nên xin phép diễn đàn cho mình được tạo thớt mới dù đã có thớt Kỹ thuật trồng đu đủ.

Xin giới thiệu: mình ham thích trồng trọt (mới phát sinh), và là một nông dân tập sự.

Nhờ agriviet và một số nơi khác mà mình biết được 1 ít lý thuyết trồng đu đủ; cộng thêm ham trồng loại cây này mà đã quyết định trồng nó với diện tích nhỏ (hơn 100 cây). Hiện tại đang xuống cây con, nhưng tình hình không mấy tốt: đu đủ con cứ héo rũ chết dần. Mình sẽ thêm lời theo hình mới chụp.

1. Cải tạo đất
f608cfecfcc04172c2d8b5ada6de6dce_45623006.anh012.700x0.jpg

Mình đào các mương sâu lên liếp. Kích thước mương: 3 lớp dá, lớp đầu: 3 lưỡi ngang, lớp giữa 2 lưỡi, và lớp cuối 1 lưỡi. đất phơi khô sau đó lên liếp cao. Còn mương này cách mương kia 2m. Đào hố trên liếp, trộn với phân mục thêm kali+lân rồi đấp bằng lại. Hố cách nhau 1.6m (hơi dày vì làm đu đủ lùn)
2. Dùng bạc nông nghiệp phủ liếp
9c36e24cd0c8936453c3422eb2ad5894_45623007.anh015.700x0.jpg

3. Giống đu đủ: giống Đài loan của Chánh Nông không tốt. Nẫy mầm trước sau, ko đều
25e3a4be003acf1fa1880e0df1c09daa_45623050.anh039.700x0.jpg

Nẩy mầm ko cao: 25%. Nên mình phải mua thêm Sinta
dbec945e6ab9ac8237b9a3d7caf3d066_45623054.anh040.700x0.jpg

Giống này đạt >70% nhưng mắc, 4500dd/hạt, chi mua 20 hạt, và mua 2 trái đu đủ thường để ươn thêm hạt. Cây con lên mạnh, tốt được 1 lúc, thì gặp trời mưa dầm, sau đó héo và vàng lá từ từ
f0c9401516ed96937f7626eab029cd99_45623028.anh027.700x0.jpg

c2f0fc549a7e53f836130ae8a6c17556_45623030.anh028.700x0.jpg

Mình lựa cây tốt, và cho lánh nạn trên cao
e01fbf0e30477b8294de3accdeb1667e_45624265.anh029.700x0.jpg

nhưng vẫn còn vàng lá lai rai.
3aa7d5f4cfe351d094a09d27994a2233_45623037.anh031.700x0.jpg

4. Tình trạng phát triển: do hạt nẩy mầm ko đều nên mình xuống cây con cũng ko đều. lứa đầu xuống đuợc 2 dòng (20 cây) thì phát triển tốt đạt 17/20, tiêu 3 cây.
b41d179abda6de99613c19bb764b6049_45624400.anh018.700x0.jpg

3 cây chết do héo rũ dù đã lớn.
5ea406d6b7ee849d315337fbdc63e55e_45623015.anh022.700x0.jpg

Các lứa tiếp theo thường thì sau 7-10 ngày tốt thì lại héo rũ.

* VẬY BỆNH HÉO RŨ CÂY CON LÀ DO ĐÂU? Có lẽ là do mưa dầm kéo dài, hết mưa thì bị nắng gắt nên mình đoán là bị nấm tấn công.

5. Thuốc đã trị: ban đầu là Validacin. Sau đó mình dùng RIdomil xịt, rồi tưới gốc nhưng ko mấy hiệu quả. Chỉ cứu được 1 cây.

6. Hiện tại: còn 3 dòng nữa nhưng mình đang lo nên chưa xuống.
0f2e5b134ab6a37c68d3ad6087d2675e_45623038.anh033.700x0.jpg


VẬY MONG BÀ CON GÓP Ý, CHIA SẼ KINH NGHIỆM GIÚP MÌNH.
Chân thành cám ơn mọi người.
 


Last edited by a moderator:
Chao ban!

Bạn có thể tham khao thêm thông tin theo cú pháp (trang www.google.com.vn; gỏ "kỷ thuật trồng cây đu đủ").

Theo hình của bạn thì bạn chuẩn bị ươm cây giống và líp rất kỷ.

Trồng đu đủ đôi khi không cần màng phủ cũng được.

Khi bạn trồng nên cấm cây cố định cây giống để tránh không cho cây ít bị lai động bởi gió và mưa vì rể cây ăn cạn và rất dễ ngã và rễ cây không bị động.

Nhửng cây bạn trồng và bị vàng lá và bị chết, bạn làm theo giải pháp này thử xem như thế nào nha: mỗi cây đu đủ dùm 3 cây cấm và cột cây đu đủ lại để cây không bị động gốc nhiều. Bạn sử dụng sản phẩm Alittet pha với nồng độ khuyến cáo tưới vào gốc.

Những líp còn lại bạn thử trồng không có màng phủ thử xem như thế nào nha.

chúc bạn thành công.

http://agriviet.com/box/google/?cx=...7h3l-hkwz&cof=FORID:11&ie=UTF-8&q=trồng+đu+đủ
 
Chao ban!

Bạn có thể tham khao thêm thông tin theo cú pháp (trang www.google.com.vn; gỏ "kỷ thuật trồng cây đu đủ").

Theo hình của bạn thì bạn chuẩn bị ươm cây giống và líp rất kỷ.

Trồng đu đủ đôi khi không cần màng phủ cũng được.

Khi bạn trồng nên cấm cây cố định cây giống để tránh không cho cây ít bị lai động bởi gió và mưa vì rể cây ăn cạn và rất dễ ngã và rễ cây không bị động.

Nhửng cây bạn trồng và bị vàng lá và bị chết, bạn làm theo giải pháp này thử xem như thế nào nha: mỗi cây đu đủ dùm 3 cây cấm và cột cây đu đủ lại để cây không bị động gốc nhiều. Bạn sử dụng sản phẩm Alittet pha với nồng độ khuyến cáo tưới vào gốc.

Những líp còn lại bạn thử trồng không có màng phủ thử xem như thế nào nha.

chúc bạn thành công.

Rất cám ơn bạn đã chỉ nhe.

Về cây bị héo rũ như mình nói, kết hợp với lời khuyên của bạn và xem xét lại những gì đã làm trong quá trình xuống cây con, mình thấy: Liếp đầu tiên mình trồng, mình có cố định mỗi cây con, và thấy phát triển tốt. Còn những liếp khác mình ko kỹ nên không cố định, có thể là 1 trong các nguyên nhân làm chết héo từ từ.

Cộc cố định cây con sau đó được thay bằng cụt sìn non bự để ngay gốc, để cây đu đủ tựa vào đó khi có gió lớn. Thấy cây đu đủ con phát triển vẫn tốt. Được hơn 1 tháng mình phát hiện: những cụt sìn non đó đã khô, và siết gốc đu đủ nên có vài gốc bị tổn thương (có thể gió thổi làm lung lai gốc rồi va chạm với đất khô - cụt sìn non). Mình bỏ những cụt sìn này ra, thì thấy vài cây bị nặng. Hiện tại đang nhiểm bệnh lá bị đốm màu vàng, có cây lá con gần gốc bị cháy, có lá vàng. Có lẽ liếp tốt nhất sẽ từ từ chết hết. Các liếp khác thì cũng héo từ từ.

Như vậy thất bại là khó tránh khỏi.

Mình cảm thấy hột giống đu đủ Chánh Nông
25e3a4be003acf1fa1880e0df1c09daa_45623050.anh039.700x0.jpg

rất có thể là nguyên nhân chính. Nhớ lại lúc ươn hạt này, tỉ lệ nức nanh quá thấp, 25%, mà lại nức nanh ko đều, lúc đầu vài hột, lúc sau vài hột, trong khi ươn đu đủ thường cũng ương như vậy thì nức nanh tùm lum và đều nữa chứ.

Vừa rồi mình mua được một mớ hột đu đủ thường từ cây đu đủ sai trái rất tốt. Định nhỏ bỏ hết đu đủ con còn lại, rồi ươn và trồng mới. Gáng thêm một lần nữa. Đó là ý định của mình, mong mọi người góp ý giúp mình nhe!

Lần 2 trồng, mình sẽ không trồng kiểu củ nữa
b41d179abda6de99613c19bb764b6049_45624400.anh018.700x0.jpg

mà trồng kiểu bên hong, kiểu sừng trâu xem sao?
50f131cc2c1d5a057a481bf2668ad4eb_45703856.9c36e24cd0c8936453c3422eb2ad5894.700x0.jpg


Mục đích trồng kiểu này là làm cây lùn, cong nên dễ xem bệnh. Với cách này, đu đủ sẽ ngốc ngọn lên, tạo dáng giống chữ L.

Rất mong ý kiến của bà con!
 
ở nhà tính trồng vài cây đu đủ chơi thôi, đi mua mấy bao hạt đu đủ giống, đã mua thử 4 bao 4 hiệu khác nhau, ươm không hạt nào lên cả, cuối cùng đi qua chợ Đệm mua cây con ngừoi ta ươm sẵn về trồng :)
 
ở nhà tính trồng vài cây đu đủ chơi thôi, đi mua mấy bao hạt đu đủ giống, đã mua thử 4 bao 4 hiệu khác nhau, ươm không hạt nào lên cả, cuối cùng đi qua chợ Đệm mua cây con ngừoi ta ươm sẵn về trồng :)
Hạt giống kém chất lượng là 1 trong những nổi khổ của nông dân trồng trọt. Đầu tư tiền của mua hạt giống, và gặp phải bọn bất lương; thế là một vụ mùa thất bại sẽ đến.
Xem lại chất lượng hạt giống đã mua, tôi có cảm giác mình đã bị lười!
 
Chào bạn
Sao mình thấy mọi người ươm hạt đu đủ khó khăn quá vậy.Mình đã nói nên trồng giống Sinta vì hiệu quả kinh tế ,tính kháng bệnh vi rút cao chứ không phải vì tỉ lệ nảy nầm của nó .Vì trước đây mình đã trồng giống Đạt Nông,Nông Hữu rồi .Nếu đem hạt ngâm nước ấm 8h,ủ trong khăn ẩm,đợi nứt nanh rồi gieo trong bầu có độ ẩm vừa phải(đu đủ cần ít nước ở giai đoạn cây con) thì tỉ lệ sống trên 80% bất kể là đu đủ giống gì.Tóm lại bạn nên trồng hạt giống đóng trong bao vì lấy hạt từ trái đem gieo giống sẽ bị phân ly không ổn định về năng suất và còn phải loại bỏ cây đực.
Mình thấy mô hình bạn trồng khá bài bản chắc chắn sẽ bội thu.Bạn chỉ cần lưu ý một số điểm sau đây:
Đu đủ rất cần nước để cho năng suất cao nhưng rất sợ úng(vườn mà bị ngập nước thì nó sẽ chết trước tiên) do bộ rễ ăn nông.Vì vậy đất đóng bầu và lên luống trồng đu đủ phải tơi xốp và thoát nước tốt.Bạn nên làm giàn che bớt ánh sáng trực xạ và mưa lớn làm dí chặt đất trong giai đoạn vườn ươm.(Trước khi trồng vài ngày thì dỡ giàn che để luyện cây)
Về bệnh héo rũ chết cây con thì ngoài các biện pháp tránh đọng nước ở gốc cây đã nói ở trên thì bạn hãy mua 1 hộp chế phẩm nấm Trichoderma của công ty phước hưng 500gr giá 50.000vnd trộn với đất ở mỗi hốc trồng hoặc pha với nước tưới vào gốc theo liều lượng ghi trên bao bì.
Theo ý của riêng mình thì cách trồng thẳng vẫn là tốt nhất ,cây vững chãi nhất.Trồng nghiêng chỉ ăn được 1 năm thôi.Tùy bạn
Chúc bạn thành công
 
Chào bạn
Sao mình thấy mọi người ươm hạt đu đủ khó khăn quá vậy...
Mình nghĩ có lẽ do thiếu kinh nghiệm, mình là ví dụ :). Lúc trước có biết làm nông đâu. Mới tập làm được hơn 1 năm, dù là con nhà nông :D


...
Mình thấy mô hình bạn trồng khá bài bản chắc chắn sẽ bội thu ...
Bạn khen làm mình vui nè :lol:. Đúng là mình có đầu tư. Thấy trước mắt là khó khăn, nhưng mình sẽ quyết tâm trồng. Hy vọng sẽ bội thu như bạn khen. Khi đó sẽ gửi tặng bạn và gia đình, cũng như bà con diễn đàn vài kí ăn chơi :10^:. Nói thiệt đó!

...
Theo ý của riêng mình thì cách trồng thẳng vẫn là tốt nhất ,cây vững chãi nhất.Trồng nghiêng chỉ ăn được 1 năm thôi.Tùy bạn
Chúc bạn thành công
Mình thích trồng nghiêng, vì thấy nhiều cây nghiêng sai trái quá. Để mình thử nghiệm xem sao.

Tóm lại, rất cám ơn mọi người, cũng như bạn mang83 đã góp ý.

Hiện tại mình đang chuẩn bị "phục thù" cây đu đủ. Mình sẽ rút kinh nghiệm, làm theo những lời khuyên. Nếu có gì thắc mắc, mình sẽ nhờ mọi người nữa.

Một lần nữa, rất cám ơn bà con và bạn mang83.

 

Mô hình của bạn mình rất thích,rất bài bản ... cố gắng khắc phục rồi chia sẻ với mọi người thêm nha bạn...
 
Mô hình của bạn mình rất thích,rất bài bản ... cố gắng khắc phục rồi chia sẻ với mọi người thêm nha bạn...

Ok! Mình sẽ cố gắng. Dù lỗ (ít thôi, sợ vợ la lắm :) ) cũng ko sao. Đối với mình quan trọng trước hết là kinh nghiệm. Vừa học mọi người, vừa thực hành, và làm thí nghiệm.
 
Bạn trồng bài bản quá, phần lỗ thì chắc hơn phần lời, vì chi phí quá cao.
Trồng đu đủ rất dễ, nếu thoát nước tốt. Nó chịu hạn rất giỏi.
Khi ươm cây con, có thể thỉnh thoảng tưới nưóc, nếu quá khô (là vẫn xanh mà mềm).
Nếu cần, có thể trồng cỏ (bò ăn được) dưới gốc để giữ ẩm.
Cây của bạn chết vì mưa dầm mà khó thoát nước.
Lúc đó bộ rễ của nó bị thối, có thể thối đến một khúc gốc.
Bạn thử đào một cây lên, xem rễ thối đến đâu?
Cái gì cũng xịt thuốc, vừa tốn tiền, vừa chữa sai bệnh.
Cây bạn trồng lên, có thể 1/3 là cây đực, không thu hoạch được trái xanh bự,
mà chỉ có trái xanh nhỏ thôi. Những cây cái, nếu trái chín vào lúc trời mưa,
cũng rất khó bán, vì trái nhạt như nước mưa, không ai muốn ăn.
Vì vậy, nếu gốc cây cao hơn mặt ao quanh đó trên 1 mét, thì mới trồng đu đủ.
Nếu không, mỗi gốc cũng phải trổng trên một ụ đất cao mới khỏi bị thối rễ.
*
Về ương giống, bạn nên lấy hạt từ trái chín, không cần xử lý gì hết,
ngoài việc xát hạt trên rổ rá rồi đãi trong nước cho hết lớp vỏ nhầy đi,
mà gieo dày cách nhau 1 centimet trên đất trộn 2/3 mùn. Sau 5-7 ngày
sẽ nẩy mầm trên 90% ở nhiệt độ mùa hè. Khi cấy, nên trồng 3 cây một
cụm cách nhau 1 gang tay. Đến khi bói, biết đực cái, thì chặt tỉa cây
đực đi, giữ cây cái lại.
*
Chẳng phải người bán hạt giống lừa bạn đâu, mà hạt
đu đủ tự hỏng sau một thời gian vài tuần không được trồng.
Đó là vì nó không có vỏ cứng dày như hạt thóc, và
nó cũng không có tinh bột khô như hạt ngô, có thể được
vài năm. Hạt vải và nhãn sau khi ăn 2 ngày thì chết ngay
không thể nảy mầm. Hạt vải và nhãn phải ngâm nước thì
có thể 1 tuần vẫn chưa chết, và nảy mầm được. Hạt đu đủ
mà ngâm nước thì chết.
*
 
Last edited:
Bạn trồng bài bản quá, phần lỗ thì chắc hơn phần lời, vì chi phí quá cao.
Trồng đu đủ rất dễ, nếu thoát nước tốt. Nó chịu hạn rất giỏi.
Khi ươm cây con, có thể thỉnh thoảng tưới nưóc, nếu quá khô (là vẫn xanh mà mềm).
Nếu cần, có thể trồng cỏ (bò ăn được) dưới gốc để giữ ẩm.
Cây của bạn chết vì mưa dầm mà khó thoát nước.
Lúc đó bộ rễ của nó bị thối, có thể thối đến một khúc gốc.
Bạn thử đào một cây lên, xem rễ thối đến đâu?
Cái gì cũng xịt thuốc, vừa tốn tiền, vừa chữa sai bệnh.
Cây bạn trồng lên, có thể 1/3 là cây đực, không thu hoạch được trái xanh bự,
mà chỉ có trái xanh nhỏ thôi. Những cây cái, nếu trái chín vào lúc trời mưa,
cũng rất khó bán, vì trái nhạt như nước mưa, không ai muốn ăn.
Vì vậy, nếu gốc cây cao hơn mặt ao quanh đó trên 1 mét, thì mới trồng đu đủ.
Nếu không, mỗi gốc cũng phải trổng trên một ụ đất cao mới khỏi bị thối rễ.
*
Về ương giống, bạn nên lấy hạt từ trái chín, không cần xử lý gì hết,
ngoài việc xát hạt trên rổ rá rồi đãi trong nước cho hết lớp vỏ nhầy đi,
mà gieo dày cách nhau 1 centimet trên đất trộn 2/3 mùn. Sau 5-7 ngày
sẽ nẩy mầm trên 90% ở nhiệt độ mùa hè. Khi cấy, nên trồng 3 cây một
cụm cách nhau 1 gang tay. Đến khi bói, biết đực cái, thì chặt tỉa cây
đực đi, giữ cây cái lại.
*
Chẳng phải người bán hạt giống lừa bạn đâu, mà hạt
đu đủ tự hỏng sau một thời gian vài tuần không được trồng.
Đó là vì nó không có vỏ cứng dày như hạt thóc, và
nó cũng không có tinh bột khô như hạt ngô, có thể được
vài năm. Hạt vải và nhãn sau khi ăn 2 ngày thì chết ngay
không thể nảy mầm. Hạt vải và nhãn phải ngâm nước thì
có thể 1 tuần vẫn chưa chết, và nảy mầm được. Hạt đu đủ
mà ngâm nước thì chết.
*
Rất hay, cảm ơn bác vì bài viết này. Đúng là một vấn đề không khó nhưng chẳng dễ tý nào. Đu đủ không phải là loại khó trồng nhưng cũng không dễ vì nó rất kén đất. Trước đây nhà mình rất nhiều đu đủ nhưng khi mình đi thì bố mẹ mình trồng hoài cũng không được.
Nhìn thấy sự đầu tư của bạn mình tin rằng chỉ cần có quyết tâm thì nhất định bạn sẽ thành công với cây đu đủ.
Đúng như bác anhmytran có nói, đu đủ sẽ không thể sống khi đất bị ngâm nước. Do vậy việc lên líp của bạn phải cao hơn tý nữa.
Vấn đề vàng lá, héo rủ cây con đều xuất phát từ việc lượng nước trong đất quá nhiều. Cây đu đủ cần lượng oxy khá cao nên trong môi trường như vậy rễ bị "ngợp" mà chết vô tình làm thức ăn ưa thích của nấm phytopthora.
Để khắc phục tình trạng này việc đầu tiên cần làm là xử lý lượng nước trong đất (nâng đất hoặc hạ mực nước,...) Bạn có thể cho vào ít trấu (không dùng xơ dừa trong điều kiện này vì xơ dừa giữ nước rất tốt). Vỏ trấu làm đất tơi xốp hơn có thể là giải pháp chống ngợp cho rễ.
Về vấn đề giống thì mình đồng ý với anhmytran, chỉ cần ra chợ chọn lấy những quả vừa ý là được. Lúc này giá thành hạt giống nhờ vậy mà cũng thấp đi. Việc trồng 3 cây một hóc xem ra cũng là một giải pháp. Nhưng mình nghĩ như vậy sẽ lãng phí. Theo kinh nghiệm dân gian thì lúc trồng bạn nên bấm bỏ phần rễ chính đi thì sẽ cho cây "cái". Mình cũng thấy vậy vì mình trồng không có đu đủ "đực".
Chúc bạn thành công với vườn đu đủ của mình.


 
Ngày xưa tôi ươm hạt đu đủ, rồi theo bà con trong làng nói,
nhổ từng cây lên coi rễ. Cây nào rễ chùm là cây cái. Thế là
tôi ươm mấy trăm cây con, nhổ lên chỉ được mấy cây rễ chùm
thôi.
*
Bà con còn nói, nếu trồng phải đu đủ đực, thì lấy mảnh sành
bát vỡ (chừng 2 centimet) cắm 4-5 miếng gần nhau thành hàng
dọc gần gốc, nó sẽ ra đu đủ cái. Tuy vậy, tôi chưa thấy ai
làm thành công, mà tôi cũng chưa thử bao giờ.
*
Nay thấy bạn nói bấm cụt rễ cọc đi, để nó ra rễ chùm, làm
thành cây đu đủ cái, không biết tỷ lệ thành công bao nhiêu?
*
Chuyện đu đủ thối rễ rất dễ xảy ra, vì thân và rễ đu đủ chỉ
có một màng lưới đan bằng sợi cứng thôi, còn chất độn đều
là mềm và mọng nước. Khi bị nước lâu, hoặc là úng, hoặc là
nước thoát nhưng qua nhiều giờ, thì rễ bị thối. Nhất là mưa
và có gió, thì rễ bị lung lay, cọ xát với đất, thì thối. Sau
khi cây đu đủ chết và thối rữa, thì màng lưới sợi chưa thối
kịp, còn lại như xác một con trăn mắt võng lớn. Các rễ thì
còn lại như một đàn rắn mắt võng các cỡ. Nếu mức nước ngầm
của vườn đu đủ là 1 mét dưới mặt đất, thì rễ đu đủ chỉ đến
đó là không xuống sâu được nữa. Khi có gió to, thì bộ rễ ở
lớp đất 1 mét chưa chắc giữ được cây khỏi bị trốc rễ.
*
 
Rất hay, cảm ơn bác vì bài viết này. Đúng là một vấn đề không khó nhưng chẳng dễ tý nào. Đu đủ không phải là loại khó trồng nhưng cũng không dễ vì nó rất kén đất. Trước đây nhà mình rất nhiều đu đủ nhưng khi mình đi thì bố mẹ mình trồng hoài cũng không được.
Nhìn thấy sự đầu tư của bạn mình tin rằng chỉ cần có quyết tâm thì nhất định bạn sẽ thành công với cây đu đủ.
Đúng như bác anhmytran có nói, đu đủ sẽ không thể sống khi đất bị ngâm nước. Do vậy việc lên líp của bạn phải cao hơn tý nữa.
Vấn đề vàng lá, héo rủ cây con đều xuất phát từ việc lượng nước trong đất quá nhiều. Cây đu đủ cần lượng oxy khá cao nên trong môi trường như vậy rễ bị "ngợp" mà chết vô tình làm thức ăn ưa thích của nấm phytopthora.
Để khắc phục tình trạng này việc đầu tiên cần làm là xử lý lượng nước trong đất (nâng đất hoặc hạ mực nước,...) Bạn có thể cho vào ít trấu (không dùng xơ dừa trong điều kiện này vì xơ dừa giữ nước rất tốt). Vỏ trấu làm đất tơi xốp hơn có thể là giải pháp chống ngợp cho rễ.
Về vấn đề giống thì mình đồng ý với anhmytran, chỉ cần ra chợ chọn lấy những quả vừa ý là được. Lúc này giá thành hạt giống nhờ vậy mà cũng thấp đi. Việc trồng 3 cây một hóc xem ra cũng là một giải pháp. Nhưng mình nghĩ như vậy sẽ lãng phí. Theo kinh nghiệm dân gian thì lúc trồng bạn nên bấm bỏ phần rễ chính đi thì sẽ cho cây "cái". Mình cũng thấy vậy vì mình trồng không có đu đủ "đực".
Chúc bạn thành công với vườn đu đủ của mình.

Rất cám ơn hai bác đã góp ý chân tình giúp em. Xin cung cấp một số "dữ liệu":

1. Mực nước tưới (thường rất thấp, khi tưới em mới bơm nước vào, và sau đó rút ra) cách đất mặt (làm lối đi) trung bình khoảng 7 tất (liếp lên cao thêm khoảng hơn 3 tất, và phủ bạc nông nghiệp)

ec4eb7c8e039ab6b17eccf4a25ca6cd9_45838945.32.700x0.jpg

Do đó em nghĩ, đất ko thể ngâm nước được.

2. Đây là lá của cây đuợc hơn 1 tháng tuổi, bị bệnh đốm (hình như màu nâu). Lúc trước, em thấy nó vẫn tốt. Sau đợt mưa kéo dài thì bị bệnh.
ac18b9d67e3728521a638239f2962b0d_45840753.hinhanh027.700x0.jpg


3. Nhổ rễ lên thấy bị thối,
2e1df99e3c5ff12d515aa17aa36b27ee_45840743.hinhanh025.700x0.jpg


4. Liếp trồng sau khi nhổ đu đủ bệnh bỏ
c26f76ac5d37759a24889413ac842317_45840738.hinhanh024.700x0.jpg


5. Có cây được hơn 1 tháng thì vài lá non có vẻ co cụm lại
556ed7f72c5775f15b75acbbd8c6e315_45840715.hinhanh015.700x0.jpg


6. Cây này thì bắt đầu bệnh. Lá gần gốc có vấn đề
28c8e7a5bcaba2da181ef0f7530df449_45840748.hinhanh026.700x0.jpg


7. Còn cây này hơn 10 ngày thì bệnh, lá có đớm vàng nhỏ
eeb108f19c9c00ab1d1d48f3df888c57_45840779.hinhanh034.700x0.jpg

8. Hố em đào trên liếp có trộn với đất trong hố một ít phân hữu cơ gồm trấu mục + phân vịt (đã ủ lâu hơn 6 tháng).

9. Phần lớn các liếp đất bị mưa ướt (do trước khi trồng, có lúc em ko đậy bạc phủ được), nhưng ko lầy. Do đó thường trộn phân hữu cơ trên với đất ướt này để tạo hỗn hợp đất & phân trong hố.

10. 2 liếp trồng đầu tiên ban đầu phát triển tốt, các liếp trồng sau có cây xanh lá liền, cũng có cây vàng là, có vẻ ko phát. Sau đợt mưa dầm, chúng có dấu hiệu héo rũ, nhiểm bệnh, và chết dần.

Tóm lại, qua phân tích của bà con + thực tế của em, em suy đoán nguyên nhân đu đủ em héo rũ và bị bệnh là:
a/ Có thể như bác Ngaytrovellcd nói :"Vấn đề vàng lá, héo rủ cây con đều xuất phát từ việc lượng nước trong đất quá nhiều. Cây đu đủ cần lượng oxy khá cao nên trong môi trường như vậy rễ bị "ngợp" mà chết vô tình làm thức ăn ưa thích của nấm phytopthora. ";
b/ cũng có thể là giống yếu & thời tiết xấu;

Mong ý kiến của bà con!
 
Last edited by a moderator:
Xưa kia tôi trồng đu đủ thì không tưới (có tưới rất ít khi ươm).
Tôi sợ nhất là mưa. Có nhà hàng xóm có cây đu dủ thiệt bự, cao
4 mét, có 3 nhánh, mỗi nhánh gần 1 gang tay đường kính, không
biết đã mấy năm rồi, thì bị mưa mà chết mất.
*
Nói thế để tham khảo thôi, chứ có tưới thì phải hơn chứ.
*
 
Theo như http://www.dost-bentre.gov.vn/cay-trai-ben-tre/cay-du-du/1526-k-thut-trng-u-.html có nói, đu đủ em

ac18b9d67e3728521a638239f2962b0d_45840753.hinhanh027.700x0.jpg

hình như là bị cháy lá; làm cho lá biến màu, từ xanh thành nau, rồi khô rụng. Không biết có đúng không thưa bà con? :wacko:

Còn đây
556ed7f72c5775f15b75acbbd8c6e315_45840715.hinhanh015.700x0.jpg

và đây nữa

eeb108f19c9c00ab1d1d48f3df888c57_45840779.hinhanh034.700x0.jpg

có phải là do virus gây ra không?

Em đọc lý thuyết nhưng thấy cần phải kết hợp quan sát thực tế mới an tâm. Bà con ai biết, chia sẻ em với nhe!
 
Coi thân cây và lá của bạn, thì là thiếu nắng.
Đu đủ có đủ nắng thì thân mập, đốt lá dày, và lá rất to.
Thân cây của bạn nhỏ, đốt thưa, và lá quá bé.
Cúng có thể thiếu dinh dưỡng (phân bón), hay chất đất
không phù hợp. Ngoài NPK, còn nhiều chất khác phù hợp
với riêng từng giống cây nữa đấy. Vì thế, bà con hay
theo nhau mà trồng, gây nên tình trạng vùng. Ví dụ
vùng cam, vùng nhãn, vân vân.
*
Còn chuyện cháy lá đu đủ thì cũng có, nhưng đó là khi
hạn hán, đất nứt nẻ ra kia. Nếu không hạn, rễ đu đủ
hút nước rất khoẻ, làm lá nó lúc nào cũng mát rượi.
Mùa hè nóng nực, bạn có thể áp má vào lá nó cho mát,
hay ôm cả tấm lá vào ngực cũng mát lắm. Dưới bóng lá
đu đủ, có thể nói chỉ là bóng tối, vì nắng không thể
xuyên qua bao nhiêu tầng lá dày đặc được. Có thể bệnh
do virus, mà Virus thì gần đây tôi mới biết, chứ thời
trẻ ở nhà quê thì chưa biết.
*
Tỏi thỉnh thoảng trồng đu đủ, nhưng mỗi lần trồng chỉ
được 1 năm, vì nó chỉ tốt ban đầu, rồi khi mọc cao lên
thì trái nhỏ đi, không muốn giữ nó lâu hơn nữa.
*
Những năm sau 1954, làng xóm tôi người thưa, quen thói
nhà nông nhàn, có rất nhiều đu đủ mấy năm, cao 3-4 mét,
ngọn và tán lá nhỏ như cây cau, có lèo tèo vài trái cỡ
nắm tay, mà chẳng ai chật đi để lấy chỗ trồng cây mới.
Lúc ấy tôi còn nhỏ, thỉnh thoảng thấy trái chín mà chủ
không hái (cao quá, mà trái nhỏ) thì lén leo trộm lên
hái xuống mà cạp không cần dao. Những trái đó cứng giòn
vì khô cằn nhưng ngọt chứ không chín nhũn đâu. Ngon tuyệt.
*
Tôi không trồng đu đủ đến ngành đến ngọn, nên không biết
lờ lãi ra sao, nhưng có cảm giác không có lời. Chỉ 2-3
trái đầu tiên là to đẹp thôi, rồi nhỏ dần đi. Đu đủ cũng
khá mắc. Đó là nhận định của bà con mua đu đủ ăn. Nếu mắc
hơn nữa, thì họ không ăn, mà mua trái khác. Tuy thế, giá
đó cũng không khuyến khích bà con trồng đu đủ. Nói chung
trái đu đủ luôn chiếm vị thế rất khiêm tốn, đứng khá xa
so với Chuối, Mít và Cam về sản lượng trồng và bán ở chợ.
*
 
.... Đúng là một vấn đề không khó nhưng chẳng dễ tý nào. Đu đủ không phải là loại khó trồng nhưng cũng không dễ vì nó rất kén đất...
Quan sát đu đủ nhiều nơi, và liên hệ mình, phần nào em cũng cảm nhận đuợc điều này.
...
Đúng như bác anhmytran có nói, đu đủ sẽ không thể sống khi đất bị ngâm nước. Do vậy việc lên líp của bạn phải cao hơn tý nữa.
Vấn đề vàng lá, héo rủ cây con đều xuất phát từ việc lượng nước trong đất quá nhiều. Cây đu đủ cần lượng oxy khá cao nên trong môi trường như vậy rễ bị "ngợp" mà chết vô tình làm thức ăn ưa thích của nấm phytopthora.
Để khắc phục tình trạng này việc đầu tiên cần làm là xử lý lượng nước trong đất (nâng đất hoặc hạ mực nước,...) Bạn có thể cho vào ít trấu (không dùng xơ dừa trong điều kiện này vì xơ dừa giữ nước rất tốt). Vỏ trấu làm đất tơi xốp hơn có thể là giải pháp chống ngợp cho rễ.
Bác nói điều này làm em "sáng mắt ra". Rất có thể đất em chứa không đủ oxy đu đủ cần. Do đó em nghĩ: có thể tận dụng nguồn trấu mục bỏ không (ở em trấu nát nhà máy bỏ nhiều lắm) đổ lên lớp đất lên liếp. Để đó vài tháng trấu mục, mình lên mô đất trồng.

Về vấn đề giống thì mình đồng ý với anhmytran, chỉ cần ra chợ chọn lấy những quả vừa ý là được. Lúc này giá thành hạt giống nhờ vậy mà cũng thấp đi. Việc trồng 3 cây một hóc xem ra cũng là một giải pháp. Nhưng mình nghĩ như vậy sẽ lãng phí. Theo kinh nghiệm dân gian thì lúc trồng bạn nên bấm bỏ phần rễ chính đi thì sẽ cho cây "cái". Mình cũng thấy vậy vì mình trồng không có đu đủ "đực".
Như em hiện tại có lẽ nên chọn giống kiểu này. Chứ mua nữa sẽ "lâm nợ" mất!

Rất vui vì được bà con chia sẽ. Hi vọng em sẽ trồng đu đủ thành công.

 
Như bác trên nói đu đủ cần nhiều o xi vậy anh dùng bạt nông nghiệp phủ thế kia là không đúng rồi ... bóc ra thôi :wacko:
 


Back
Top