Nông dân ‘mần ăn’ với Nhật

  • Thread starter 4tthanh
  • Ngày gửi
KTNT - Năm 2009, Hội Nông dân tỉnh An Giang hợp tác với Công ty TNHH Angimex-Kikotu (Nhật) triển khai dự án "Liên kết sản xuất lúa Nhật". Từ đó đến nay, nông dân tham gia dự án rất yên tâm sản xuất do lúa được người Nhật bao tiêu, giá cao, nông dân trồng lúa giỏi còn được thưởng.

Thu_hoach_lua49733483.jpg

Thu hoạch lúa Nhật ở Thoại Sơn (An Giang) - Ảnh: Công Hân


Trồng giỏi được thưởng

Trong các vụ đông - xuân, hè - thu và thu - đông này, tổng diện tích trồng lúa Nhật ở TP.Long Xuyên và 3 huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Thành (An Giang) là 2.333 ha, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn, trị giá 1.200 tỉ đồng. Lợi nhuận của các nông dân tham gia dự án từ 35 - 38%, có hộ đạt trên 40%. Giá hợp đồng thu mua lúa tươi và lúa khô được Hội Nông dân tỉnh và Công ty Angimex-Kikotu thống nhất từ 5.800 - 6.300 đồng/kg lúa tươi, lúa khô từ 7.500 - 8.600 đồng/kg.




news-pbdes.jpg;pv8b664f0583babad9

Làm ở tổ sản xuất này, tôi chỉ thấy người ta xin vào, mỗi năm một tăng thêm thôi chứ gần như không thấy ai xin ra. So với lúa thường của mình thì tốt hơn nhiều. Nó cũng có rủi ro, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng cái quan trọng nhất là có hợp đồng bao tiêu nên yên tâm sản xuất theo giá cố định từ đầu vụ

news-pbdes-2.jpg;pvbfb510943cb34975


Ông Nguyễn Thành An
Tổ sản xuất lúa Nhật xã Tân Tiến (Tri Tôn, An Giang)



Sự ổn định đầu ra là yếu tố quyết định thuyết phục nông dân Nguyễn Lợi Đức (ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà, H.Tri Tôn) tham gia dự án với diện tích 30 ha. “Giống lúa họ đưa, làm lúa kiểu Nhật đầu ra ổn định, không sợ bị rớt giá như các loại lúa khác”, ông Đức nói. Ông Nguyễn Văn Bình (ấp Tân Huề, xã Vọng Thê, H.Thoại Sơn) thì cho biết nông dân thích nhất khi tham gia trồng lúa Nhật là biết trước giá bán lúa, giá cả ổn định cả năm (2 hoặc 3 vụ), nhà nông an tâm đầu tư sản xuất. Ông Bình nói trồng lúa Nhật lợi hơn so với sản xuất lúa bình thường từ 1 - 2 triệu đồng/ha, vì vậy ở vụ đông - xuân 2013 - 2014 này, ông đã thuê thêm 20 ha để trồng lúa Nhật. Ông Bình tính toán, vụ lúa này mỗi héc ta trừ hết chi phí ông thu lợi nhuận trên 35 triệu đồng.

Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật ở khóm Tây An, P.Mỹ Thới, TP.Long Xuyên đã phát triển trên 200 ha, với hơn 100 hộ tham gia, đồng thời chọn ra 32 thành viên nòng cốt cử đi tập huấn và ứng dụng kiến thức canh tác, để giảm giá thành sản xuất và tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho nông dân.

Nông dân Trần Văn Ngon (xã Mỹ Khánh, TP.Long Xuyên) hóm hỉnh nói: Trồng lúa Nhật “ngon” cái là nếu trồng tốt, lúa vượt chuẩn là được công ty thưởng từ 100 - 500 đồng/kg lúa. Ông nói từ khi trồng lúa Nhật đến nay ông chỉ có một lần bị mất thưởng do bị rầy gây hại quá nặng. Theo ông Ngon, gần đây nông dân rất “kết” trồng lúa Nhật là bởi điều khoản thưởng này. Trước khi bắt đầu mùa vụ mới, công ty đều thông qua hội nông dân các huyện thị tổ chức họp nông dân để trao đổi giá cả, loại lúa cần trồng để lấy các ý kiến bổ sung, trao đổi và khắc phục những vấn đề còn hạn chế cũng như kỹ thuật canh tác.

Yên tâm đầu ra

Ông Nguyễn Thành An, Tổ sản xuất lúa Nhật xã Tân Tiến (Tri Tôn, An Giang), cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị ký hợp đồng với công ty cho vụ mùa mới. Trồng lúa Nhật khó hơn lúa thường nhưng nếu có kinh nghiệm sẽ lời hơn và yên tâm sản xuất do được bao tiêu”. Tổ sản xuất lúa Nhật xã Tân Tiến đã ra đời được 7 năm. Từ vài chục héc ta ban đầu đến nay đã lên tới 600 ha, mỗi năm 3 vụ. “Làm ở tổ sản xuất này, tôi chỉ thấy người ta xin vào, mỗi năm một tăng thêm thôi chứ gần như không thấy ai xin ra. So với lúa thường của mình thì tốt hơn nhiều. Nó cũng có rủi ro, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng cái quan trọng nhất là có hợp đồng bao tiêu nên yên tâm sản xuất theo giá cố định từ đầu vụ”, ông An cho hay.

Ông Akira Omori, Phó giám đốc Công ty Angimex-Kitoku, cho biết: “Năm 2014, công ty đã xây dựng kho tại H.Thoại Sơn để có thể mua lúa tươi và lúa khô trong khu vực”.

Theo Hội Nông dân tỉnh thì từ năm 2000, Công ty Angimex-Kitoku đã triển khai thực hiện hợp đồng tiêu thụ lúa Nhật với nông dân nhưng lúc đó công ty trực tiếp ký hợp đồng với người nông dân nên nhiều nông dân vẫn chưa an tâm, hay hiểu rõ đầu ra tiêu thụ thế nào. Thời điểm đó mỗi năm tỉnh chỉ trồng lúa Nhật khoảng 200 - 400 ha. Từ sau năm 2009, sau khi Hội Nông dân tỉnh đứng ra đại diện ký kết giá thu mua với công ty thì bình quân mỗi năm diện tích sản xuất lúa Nhật ở An Giang tăng, có từ 1.500 đến 2.000 ha tập trung ở các vùng như TP.Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và Tri Tôn. Hiện mô hình “Liên kết sản xuất lúa Nhật” đã có hơn 4.000 nông dân tham gia sản xuất.

Ông Châu Văn Ly, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết trong năm 2014, Hội đã thống nhất tiếp tục phát triển hợp tác sản xuất lúa Nhật theo mô hình liên kết 4 nhà với quy mô lớn. Hội sẽ hướng dẫn tập hợp nông dân tham gia và thành lập từ 10 - 15 tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích từ 2.000 - 2.500 ha. Phía công ty tạm ứng giống, tập huấn kỹ thuật canh tác, thưởng trên đầu ký lúa đạt chất lượng theo hợp đồng, thưởng khách hàng hợp đồng sản xuất với công ty từ 3 năm trở lên…

Cách làm đúng hướng

Trao đổi với Thanh Niên, GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam cho biết: “Người Nhật đã đến VN đầu tư vào cây lúa từ cách đây 20 năm. Thời đó, quy mô của họ cũng nhỏ thôi nhưng hiệu quả kinh tế rất cao. Họ mang giống xác nhận (Japonica) của họ đến cho mình trồng, lúa thu hoạch được họ thu mua theo giá hợp đồng “không nói tới nói lui” nên nông dân tin tưởng, yên tâm sản xuất. Họ có thể mang gạo về nước hoặc xuất khẩu trực tiếp sang nước khác với giá 800 - 1.000 USD/tấn. Vì cách làm đó nên dù lượng không nhiều nhưng lợi nhuận của họ rất cao”.

Chuyên gia nông nghiệp TS Nguyễn Quốc Vọng nhận định: Giống lúa India mà Nhật đang triển khai trồng tại một số nước nhiệt đới chủ yếu để phục vụ thị trường tại chỗ làm món sushi, xuất khẩu sang các nước khác ngoài Nhật hoặc mang về Nhật thì dùng để làm rượu sake hoặc một số sản phẩm làm từ gạo. “Theo tôi được biết, doanh nghiệp Nhật trồng lúa Nhật tại VN không để xuất sang Nhật, nhưng nhu cầu loại gạo này hiện rất cao tại các nước trên thế giới và sản xuất tại Nhật không đủ để cung cấp”, TS Vọng cho biết.

Việc xuất hiện vùng chuyên canh lúa như ở An Giang là hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững của VN. Hiện gạo Nhật bán ở nước ngoài có giá có thể lên đến 1.200 USD/tấn, cao gấp 2,5 - 3 lần giá xuất khẩu gạo VN.

Để có thể có nhiều hơn những vùng chuyên canh hợp tác như vậy, theo TS Vọng, vai trò chính thuộc về Bộ NN-PTNT, các tổng công ty lương thực, các tổ chức nghiên cứu khoa học... Ông khẳng định sẽ không thiếu cơ hội hợp tác nếu các tổ chức quản lý nông nghiệp nỗ lực tìm kiếm. Người Nhật triển khai trồng giống lúa của họ đại trà tại Thái Lan, Ấn Độ do chính sách phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao của các nước này rất tốt. VN cũng cần có chính sách khuyến khích mô hình hợp tác sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao như vậy.


Hướng đi không thể khác được

Mô hình liên kết sản xuất theo hướng ký hợp đồng cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra là hướng đi không thể khác nếu muốn giúp nông dân có thu nhập tốt hơn. Đơn giản bởi khi sản xuất liên kết, chắc chắn sẽ giảm chi phí đầu vào… Mấy năm nay, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL cũng đã phối hợp với một số địa phương trong vùng chuyển giao quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap cho một số mô hình sản xuất HTX và đã đạt được nhiều thành công. Nổi bật là HTX Tân Cường ở xã Phú Cường (H.Tam Nông, Đồng Tháp) và HTX Nông nghiệp Hồi Tường (xã Xuân Hiệp, H.Trà Ôn, Vĩnh Long).

TS Vũ Anh Pháp

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL


Từ bỏ tư duy về số lượng và thay vào bằng chất lượng

Theo tôi, để ngành lúa gạo VN phát triển, phải từ bỏ tư duy về số lượng mà thay vào bằng chất lượng. Chúng ta cứ đặt chỉ tiêu xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn để làm gì trong khi gạo mình xuất khẩu chỉ có 300 - 400 USD/tấn. Phải tư duy theo hướng “mình nên bán cái gì để thu được lợi nhuận cao nhất” có như vậy thì nông dân mới giàu lên được.

GS-TS Bùi Chí Bửu
nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam

(Nguồn tin:TNO)​
 
những bài báo kiểu này sẽ làm cho nhiều gia đình tán gia bại sản !

16.000 tấn nhân với giá 7.500 đ/kg thì chỉ có doanh thu 120 tỷ đồng mà bài báo lại viết 1.200 tỷ đồng.

bài báo vớ vẫn và người đăng bài báo là 4tthanh cũng rất là ngớ ngẫn như kẻ lú lẫn !
làm ơn, kiểm tra kỹ nội dung trước khi post bài !

haclong !

(y chan bài bò dưới tán rừng cao su của lekhachoa)
 
Chỉ là nhầm lẩn thôi,cái quan trọng là giá lúa tươi 7500d/kg kìa thằng ngu haclong.
Mình thấy trên diển đàn này bạn là thằng " ngu mà tỏ ra nguy hiểm nhất" đấy.
Cái j cũng tự biên tự diển đc,nằm ngỉ ra 1 đống lý thuyết rồi tự suớng.nhưng thực ra có làm đc cái tích sự j đâu.
Mình là mình gét nhất mấy cái thể loại "ảo tưỡng sức mạnh" đấy.
Nhân đây cũng xin phép ae,làm cuộc bình chọn nho nhỏ......ai thấy mình nói bạn haclong như vậy là đúng,thì xin 1like.để cho bạn haclong thấy giá trị cũa nó trên dd này.xin hết
 
Mình ko đồng ý với bai viết của quynhnhu. Lời lẽ thô tục chưa nói đến là xúc phạm đến người khác một cách trắng trợn.
Haclong cũng vậy là con người thì có sai có đúng. Mình thấy cậu ta thường suy luận và nói thẳng thường đóng vai phản diện và dễ làm mất lòng người khác. Là người có đầu óc phân tích nhưng thiếu khiêm tốn nên mình chẳng cần ghen tị gì cậu ta hehe.
Khá khen là haclong đủ kiên nhẫn để đọc hết bài viết đó rồi phân tích mình thì chịu thấy những bài như vậy do bọn liều báo viết thì khỏi xem. Bọn này có khi là láng trại báo hay chuồng báo thôi. Haha
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn Hắc Long đã để ý đến các con số.

Tôi không chú ý đến con số, nhưng tôi để ý rằng
nếu giá thỏa thuận mà được đôi bên làm theo thì
ta không bị thiệt chi cả. Còn nó bán được lời nhiều
thì nó hưởng nhiều, khỏi phải ghen tị. Mà nó lời
nhiều thì lần sau nó mới hợp đồng nữa, chứ nó phá
sản thì ta cũng hết làm ăn. Tóm lại, tôi kết kiểu
làm ăn này, còn hơn nhà máy đường của ta phá sản,
thì bà con hợp đồng cũng chết theo luôn.

Mong rằng Nhật nó không tráo trở bỏ phá hợp đồng.
 
với con số doanh thu 1.200 tỷ thì mỗi một hecta có doanh thu hơn 500 triệu đồng/hecta/lúa/năm

bạn nghĩ rằng tác giả vô tình nhầm lẫn ?!

còn với con số 120 tỷ thì nó sẽ là 51 triệu đồng/hecta/lúa/năm

với giá 7.500 đ/kg thì ổn, nhưng cuối bài viết có nói: "bỏ tư duy về số lượng mà thay vào bằng chất lượng", có nghĩa là năng suất sẽ không cao và chắc chắn là làm ăn với nhật thì đòi hỏi 1 sự nghiêm túc và kỹ thuật đến mức khó "tưởng".

kèo không thơm !
 
khoản 3 năm trở lại đây thì những bài báo như thế này rất phổ biến.

tôi không thích những bài báo như vậy, thoạt nhìn thì tưởng là nhầm lẫn, nhưng không phải đâu bạn ơi, đó là cố tình đó.

ở bài báo trên có 1 ngụ ý, ai có thể trả lời được ko ?
 
Minh nghi bai viet hay, gia tu 5.800 - 6.300 dong/kg la rat thuc te
Nang suat lua vu Dong Xuan 8 - 10 tan/ha
Quan trong la phai ky hop dong bao tieu voi cong ty, chu hien nay o an giang,hoac kien giang nguoi ta san xuat dai tra rat nhieu khong co hop dong bao tieu gi het, den luc thu hoach thuong lai ep gia chi kho nong dan thoi.
 
Back
Top