Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR

[h=2]Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR[/h]
Tác giả: LÊ KHẮC
Bài đã được xuất bản.: 23/04/2012 05:00 GMT+7

Cuối tuần rồi, hàng loạt người dân ở các làng nuôi nghêu ở Thái Bình trở nên điêu đứng khi nghêu chết hàng loạt. Không có thu hoạch, nợ ngân hàng đến kỳ không có trả, nợ nần vật tư, công sá đè nặng lên vai... Cả làng nghêu được một phen điên đảo vì nhưng chẳng biết kêu ai. Ngân hàng đến hạn thì thu nợ, nghêu chết do thời tiết thì địa phương cũng chỉ cử người xuống ghi nhận rồi về ngồi phòng lạnh viết báo cáo. Biết phận mình, người nông dân lại đành gạt mộ hôi, nuốt nước mắt bán tài sản, gán nhà để trả nợ... rồi lạy lục khắp nơi để tìm vốn nuôi trồng vụ mới chỉ với hy vọng trả được món nợ cũ.
(VEF.VN) - Hàng triệu lao động, đóng góp cả chục tỷ USD xuất khẩu mà đến khi khó khăn phá sản kêu không thấu, chẳng qua là tại nông dân không biết PR?
Trong khi đó, hàng loạt nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cũng đang điêu đứng vì bị nợ nần. Số là hàng loạt DN cà phê nơi đây mua cà phê rồi kinh doanh thua lỗ, không thể trả nợ cho nông dân. Thế là "đại gia" cà phê lên ô tô về Thành phố lánh mặt, bỏ lại người nông dân khốn cùng giữa nợ nần ngân hàng, nợ vật tư phân bón và cuộc sống khốn cùng vì không có tiền chi trả... Nông dân nhiều vùng cà phê Tây Nguyên đang điên đảo vì phá nợ nần và đẩy đến bước đường cùng khi không có tiền trang trải cuộc sống và nguồn sống của họ là các rãy cà phê cũng đang chết dần vì không có tiền để mua phân bón, bơm nước chăm sóc.Trong khi đó, ở Miền Tây Nam bộ, không chỉ có Bianfishco mà hàng loạt DN thu mua và chế biến thủy sản cũng đang gặp khó khăn và các DN chọn cách dễ nhất là xù nợ của nông dân. Người ít thì vài trăm triệu, người nhiều cũng bị DN chiếm dụng vài chục tỷ tiền cá...
image.axd_1335071554.jpg

<tbody style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">
</tbody>
Nông dân bán cá có tiền tỷ tưởng là giàu có lắm nhưng đằng sau đó là một khối nợ lớn từ tiền con giống, tiền thức ăn, nhân công, vật tư chăn nuôi... có lấy tiền về, trang trải nợ nần, ngân hàng siết nợ - lãi... May mắn lắm, nông dân mới có khoản tiền lời gọi là lấy công làm lãi. Thế nhưng, nay DN phá sản và trốn nợ, nông dân không còn con đường nào khác là phá sản. DN nợ không trả cho nông dân vẫn ô tô, nhà đẹp, tài sản triệu USD... còn nông dân thì quay quắt trong nợ nần chỉ còn nước bán nhà, bán ao đầm mới thoát được cảnh ra tòa.Một chuyên gia kinh tế đã chua chát cho biết: Những DN như cà phê, thủy sản vừa qua có phá sản thì các ông chủ chỉ mất tý tiền vốn họ đóng vào công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn. Mà chừng đó chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận họ kiếm được từ trước tới nay, so với tài sản ngàn tỷ của họ. Vì thế, nên dù cho DN họ làm chủ có bị phá sản thì họ vẫn đàng hoàng nhà to, xe đẹp, tài sản triệu USD không ai dám đụng đến. Còn người nông dân cả nhà, cả cuộc sống và tương lai dồn vào đồng ruộng, ao cá hay mấy tấn cà phê... mất là mất hết, nợ không trả được thì chỉ có ra tòa. Không bán nhà trả nợ không thể sống nổi với ngân hàng và chủ nợ. Cũng là phá sản nhưng ông chủ chỉ là tai nạn còn nông dân là đòn chí mạng, tàn đời.Chuyện phá sản trong thời buổi khó khăn nghe ra đã quá nhàm. Ai cũng đứng trước nguy cơ phá sản: Ngân hàng cũng có đến chục ông nguy cơ đỗ vỡ, BĐS thì hàng loạt DN đứng trên bờ vực phá sản vì không bán được hàng, các DN kinh doanh khác khốn khó vì thiếu vốn - khó bán hàng... Khó thì phải kêu và đã rất nhiều tiếng kêu được đáp ứng.Ngân hàng khó khăn, nhà nước đảm bảo không đổ vỡ, được hỗ trợ để cấp cứu, thậm chí chấp nhận chưa thể giãm lãi suất để lo cho thanh khoản của các ngân hàng. BĐS khó khăn, khó bán hàng... kêu nhiều rồi cũng dần được gỡ. Tín dụng mở ra, đến nay không chỉ dành cho một vài đối tượng mà mở cho cả đầu tư, đầu cơ và cho những dự án hoàn thành sau năm 2012... với mục địch rõ ràng, kích thích để cứu BĐS nhằm gỡ khó cho ngân hàng và các DN.Sau động thái của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức đã bơm vốn hàng ngàn tỷ đồng để cứu BĐS, thêm vốn cho các DN. Thậm chí, ngân hàng còn giúp DN bằng cách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ trả nợ quá hạn... Tất nhiên, trong mối quan hệ đó, mọi thứ đều phải được đảm bảo bằng tài sản và cả hai cùng có lợi nên ai cùng sốt sắng. Vì cứu BĐS là cứu ngân hàng.Còn nông dân, cứu làm sao khi họ chỉ có tài sản duy nhất là sổ đỏ và căn nhà thì đã cầm cố để vay nợ. Nợ không trả được thì chỉ có nước siết nhà. Hết tài sản thì chẳng có gì để có thể làm tin mà vay vốn làm ăn tiếp. Hết tài sản thì chẳng ngân hàng nào dại mà dây dưa với nông dân đã khánh kiệt. Đã khó khăn lại càng thêm bĩ cực.Chỉ có điều, trong khi những khó khăn và đỉnh điểm là thảm cảnh điêu đứng và phá sản của nhiều nông dân ở ngay tại những vùng sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất đang diễn ra ngày càng nhiều thì cho đến nay từ các địa phương, cho đến các bộ ngành quản lý vẫn chưa có mấy ai lên tiếng về những kế hoạch trợ giúp và phục hồi cho nông dân. Có chăng cũng chỉ là những ghi nhận, báo cáo và sớn nhất là những đề xuất cứu DN rồi từ đó mới có hy vọng cứu nông dân. Với thứ tự ưu tiên như vậy xem ra quá xa vời, vì cứ nhìn Bianfishco thì thấy, dù có được quan tâm nhưng còn lâu nông dân mới được trả hết nợ. Còn dân trồng cà phê thì chưa thấy một lời hứa hay phương hướng nào đề thoát cảnh khốn cùng.So sánh thì thật là khó, hãy nhìn vào BĐS hay cả ngân hàng, cả một năm qua, trước những khó khăn họ đã kêu ca, vận động rất nhiều mới có được ngày mở cửa, thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, phá sản. BĐS từ phi sản xuất, cấm cho vay rồi được mở dần những nhóm đối tượng nhỏ, sau đó chuyển qua không khuyến khích và cuối cùng là mở cửa cho cả đầu tư và đầu cơ... thế coi như là thoát. Ngân hàng khó khăn, thiếu thanh khoản thì được hỗ trợ, quản trị kém thì được theo dõi chấn chỉnh... cả một lộ trình như thế xem ra nông dân làm sao mà theo được.Kêu không thấu thì không ai biết, xem ra nông dân cũng nên trách mình trước?!. Cả hàng triệu nông dân, chiếm số đông lao động xã hội với vai trò lớn trong an sinh xã hội, mỗi năm còn đóng góp hàng chục tỷ USD xuất khẩu nông sản mà không biết kêu, không được giúp cũng chỉ tại cái tội không biết PR.
 
Trả lời giùm:
Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Thằng cháu họ nội bên ngoại tôi chưa sắm được chiếc auđì thì làm sao tôi lo được chén cơm của các người.
 
Last edited:
Bài viết hay quá, không biết các vị lãnh đạo cấp cao có rảnh mà đọc không?Nông dân thì luôn luôn chịu thiệt.Chẳng trách tại sao nông dân luôn muốn con mình cố học hành đàng hoàng để khỏi phải làm nông dân nữa...
 
jW4NTA

Bài viết hay quá, không biết các vị lãnh đạo cấp cao có rảnh mà đọc không?Nông dân thì luôn luôn chịu thiệt.Chẳng trách tại sao nông dân luôn muốn con mình cố học hành đàng hoàng để khỏi phải làm nông dân nữa...

Cụ Hphuoc nói chí phải.hoho.
 
Bài viết hay quá, không biết các vị lãnh đạo cấp cao có rảnh mà đọc không?Nông dân thì luôn luôn chịu thiệt.Chẳng trách tại sao nông dân luôn muốn con mình cố học hành đàng hoàng để khỏi phải làm nông dân nữa...
xã quãng vinh, huyện quãng xương, tỉnh thanh hóa là một xã thuần nông mà có hơn 500 cán bộ. mỗi năm nông dân phải è cổ ra để đóng thuế nuôi cán bộ.
 
Nhà nước là ai?

Dân là ai? PR là làm gì?
Người "lông rân" chân lấm tay bùn mà biết PR thì em ... chết liền!!! :mellow:

Trong giai đoạn này: Nhà nước chẳng thể hiện được vai trò gì! các Hiệp hội thì bất lực! ---> tự cứu mình thô!!!:1^:
 
Dự Án 01022016 !

Trước tiên mỉnh cũng xin có vài dòng giới thiệu để mọi người biết rõ hơn về mình.
Hiện tại đang học ở Đức chuyên ngành kinh tế. Cũng được 2 năm rồi. Trong thời gian qua mình rất quan tâm vấn đề mà chủ bài viết đã
nói ở trên. Đó cũng chính là điều mình lo lắng và quan tâm hàng đầu. Trước kia không mình không nghĩ gì nhiều, chỉ đơn giản là học xong kiếm cái bằng về xin việc hoặc làm cho gia đình vậy thôi.
Nhưng giờ mình đã thay đổi suy nghĩ hoàn toàn. Mình đọc rất nhiều tin tức kinh tế trong và ngoài nước, và một ý tưởng đã hình thành.
Hiện tại dự án đang được thẩm định bởi Ban Thẩm Định Dự Án của nhà trường. Theo kết quả sơ bộ thì cơ hội được A3+ rất cao. Mình
sẽ áp dụng mô hình phát triển kinh tế của Châu Âu từ những thập niên trước đến hiện tại vì rất thích hợp với tình hình kinh tế nông nghiệp của nước ta.

Như tên dự án đã viết ở trên, mình sẽ về nước và bắt đầu áp dụng mô hình này vào ngành nông nghiệp trong nước. Thời gian sẽ rơi vào
mùng 1 tháng 2 năm 2016. Hy vọng ai có người thân là nông dân hay chăn nuôi sẽ cùng hợp tác. Mình cũng xin lỗi mọi người vì chưa thể tiết lộ thông tin dự án ngay được vì để tránh sự cạnh tranh và phòng thủ của bọn thương lái bất lương. Mình muốn đây sẽ là đòn chí tử
vào những ai và những DN làm ăn không chia sẽ hay giúp đỡ người dân. Mình hiện tại có sự hậu thuẫn rất mạnh về mặt nhân lực (những người thầy và bạn bè nước ngoài về kinh tế NN). Bất cứ ai có ý muồn cùng mình thay đôi hệ thống NN nước nhà và cũng sẽ làm thay đổi cuộc sống của toàn thể nông dân và người chăn nuôi trên toàn quốc thì hãy gửi mail cho mình để giữ liên lạc sau này.

Hy vọng sẽ được kết bạn với mọi người! Vì một Việt Nam giàu mạnh và phát triển thực sự. Vì sự hãnh diện chúng ta là con cháu nhà nông
 
Last edited:
Back
Top