nông dân và mô hình GAP

  • Thread starter cayngodong
  • Ngày gửi
chào các anh em !

như chúng ta đã biết sản phẩm nông nghiệp nếu được công nhận GAP thì giá thành sẽ tăng lên rất nhiều nhưng đễ có được chứng chỉ công nhận GAP thì đòi hỏi người nông dân phải trải qua không ít gian nan và lắm chông gai. Như kinh phí thực hiện, hợp đồng xuất khẩu và nhiều khó khăn khác nữa ... nhưng trong tương lai chúng ta phải thực hiện GAP vì nếu không sẽ bị các mặt hàng nông sản của các nước khác chiếm lĩnh thị trường nên tôi mạo muội tạo ra topic này để anh em nào có kinh nghiệm thì nêu ra những khó và chúng ta cùng thảo luận để giải quyết những khó khăn đó. Làm sao để người nông dân không phải ngán ngại khi thực hiện GAP là điều cần thiết.
 


làm nông mà có chứng chỉ GAP thì mình củng mới nghe lần đầu.chứ nghàng may mặc thì nếu cty nào mà có chứng chỉ công nhận của khách hàng GAP,TAGET,KOGL'S,CATER'S ....v..v... thì công cty đó rất dễ nhận hàng của tất cả khách hàng khác.vì các chứng chỉ này kiểm tra rất kỷ về mọi mặc và các chuyên gia nước ngoài thẩm định.
còn nghành nông nghiệp này như thế nào vậy bạn,bạn nói rõ hơn cho bà con được mở rộng kiến thức .
 
Chắc ý bác ấy muốn nói đến VietGAP hay GlobalGAP đó mà :D đề tài này xem ra hấp dẫn với anh em agriviet đây.

Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.

Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính. Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP sẽ được nhận biết thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xét nguồn gốc nên có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử.
 
Last edited:
Nếu thế thì không cần GAP đâu.
Tôi ở Mỹ, và các thức ăn ở chợ Mỹ chẳng ai biết nguồn gốc ở đâu .
Các thức ăn ở chợ người Việt, lại càng mờ mịt nguồn gốc. Chỉ buồn
một điều là, món ăn thường viết sai chính tả, và đánh dấu sai nữa.
Nhãn hiệu thì Thái là nhiều nhất, và nước mắm nhiều nhất thì lại
là nước mắm làm ở california, chủ yếu bằng muối, đường, và bột ngọt.
Nước mắm nhân tạo thì cần gì phải GAP?
*
 
Nói thì thấy cao siêu chứ thực ra VietGAP hay GlobalGAP cũng đơn giản chỉ là mình ghi chép lại những gì mình làm trong quá trình sản xuất (đương nhiên sản xuất phải đúng quy trình). Với mình mấy món đó chỉ đơn giản thế thôi.
 
bạn anhmytran thân mến
GAP là từ viết tắt của từ Good Agriculturl Practices là những nguyên tắc, trình tự thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
như bạn đã nói bạn sống ở mỹ mà chẳng biết nguồn gốc thức ăn ở đâu thì đó là một trong những mục tiêu mà ta phải thực hiện GAP
chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển từ đó nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng theo. người tiêu dùng cần những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, đảm bảo chất lượng, khi xãy ra sự cố có thể truy nguyên nguồn gốc và tìm ra được tổ chức hoặc cá nhân nào đó chiệu trách nhiệm pháp lý. và vậy mới có sự hình thành GAP.
tùy theo cấp độ yêu cầu của từng quốc gia hay khu vực mà có nhiều mô hình GAP khác nhau: như GlobalGap: là qui trình thực hiện GAP cho toàn thế giới và sản phẩm được cấp chứng chỉ GlobalGAP sẽ được công nhận trên toàn thế giới. tương tự cũng có AseanGap, VietGap...
mục tiêu của việc thực hiện Gap gồm:
bảo vệ sức khỏe quyền lợi người tiêu dùng (sản phẩm an toàn, chất lượng và phải được truy nguyên nguồn gốc)
bảo vệ sức khỏe người lao động
bảo vệ môi trường
(còn một ý nữa nhưng ngô đồng không nhớ nỗi hehe xin lỗi các bạn nghen)
bạn levuong79 thân mến thật sự thực hiện Gap không đơn giản như bạn nghĩ đâu:
tùy theo mô hình Gap mà có những qui trình khác nhau. ví dụ như VietGap gồm có 12 nội dung là:
- đánh giá lựa chọn vùng sản xuất
- giống và gốc ghép
- quản lý đất và giá thể
- phân bón và chất phụ gia
- nước tưới
- hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
- thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- quản lý và xử lý chất thải
- người lao động
- ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
- kiểm tra nội bộ
- khiếu nại và giải quyết khiếu nại
mình lấy ví dụ như việc đánh giá lựa chọn vùng sản xuất: ta phải phân tích đất nước nơi chuẩn bị thực hiện GAP kiểm tra xem vùng đất và nguồn nước ở đó có bị nhiễm các tác nhân gây hại như sinh hoc, lý học, hóa học trường hợp không nhiễm thì ta được quyền thực hiện GAP ở vùng đất đó nếu như vùng đất đó bị nhiễm thì ta phải chứng minh được có giải pháp khắc phục hậu quả còn nếu như không chứng minh được thì ta không thể thực hiện GAP ở vùng đó.
công việc đánh giá lựa chọn vùng sản xuất người nông dân không thể làm được mà phải thuê chuyên gia làm giá thành mỗi lần thuê chuyên gia khoảng từ 10 - 13 ngàn USD. (đây là khó khăn về vốn)
trên đây chỉ là một trong số nhiều khó khăn mà khi thực hiện GAP ta gặp phải. trên thực tế còn rất nhiều khó khăc khác nữa
chính vì sự rắc rối như vậy mà những sản phẩm Gap thường có giá thành rất cao.
 

Last edited by a moderator:
THẢO LUẬN VỀ "GAP"!!! Mình xin không nêu về lý thuyết của GAP (trên website có nhiều). Mình xin trao đổi vài ý:

1. Vì sao phải sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP, AseanGAP)?

- Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP nói chung là yêu cầu cần thiết cho các sản phẩm nông sản muốn hướng tới thị trường xuất khẩu. Ví dụ, muốn xuất thanh long sang Mỹ, Nhật...thì điều kiện đầu tiên bắt buộc phải có là vườn/vùng thanh long đó phải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, bước tiếp theo là các biện pháp quản lý dịch hại, cụ thể là phải qua chiếu xạ rồi xuất đi. Các thị trường dễ tính thì không cần.
Hiện nay, hệ thống bán lẽ tại VN như Co.opMart, Metro...đang đặt điều kiện với nông dân phải sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP thì mới ký hợp đồng mua hàng. Ngoài ra, nếu nông dân sàn xuất theo tiêu chuẩn GAP, họ còn hỗ trợ vốn và các ưu đãi khác so với sản phẩm không ap dụng GAP.
Sản phẩm GAP chủ yếu là đảm bảo an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng và cả người sản xuất. Cùng có trách nhiệm với nhau hình thành chuỗi "từ sản xuất tới bàn ăn". Bạn có cần sản phẩm an toàn cho gia đình???

2. Những đối tượng nào nên sản xuất theo GAP?

- Những vùng sản xuất nguyên liệu lớn hướng tới xuất khẩu. Bởi đó là điều kiện cần thiết cho xuất khẩu. Vì vậy, nông dân có thể liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Những mảnh vườn vài ngàn mét vuông hay vài hecta, nếu có điều kiện thì nên áp dụng, không thì cũng chú ý sản xuất an toàn là được. Vì thực tế hiện nay, sản phẩm đạt GAP bán ở thị trường trong nước chưa có mức giá hấp dẫn, tính ra áp dụng GAP sẽ lỗ chi phí nhiều (trừ vài mặt hàng siêu thị đặt hàng).

3. Nến áp dụng VietGAP hay GobalGAP?

- Nếu vùng nguyên liệu lớn, tìm năng để hướng tới thị trường như Mỹ, Nhật, Châu Âu...thì nên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn toàn cầu GobalGAP.
- Các vùng sản xuất hướng đến thị trường trong nước hay những nước dễ tính thì nên áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Nếu có điều kiện và thị trường tiềm năng thì chuyển lên GlobalGAP sau.

4. Chi phí cho VietGAP và GlobalGAP là bao nhiêu?

- Tùy theo đơn vị tư vấn và thực hiện.
- Mức phí cho VietGAP khoảng 50 triệu đồng.
- Mức phí cho GlobalGAP khoảng 7.000 USD.

5. Không phải vùng nào cũng áp dụng được GAP?

- Đúng, do đó trước khi áp dụng cần khảo sát xem vùng đất của mình có áp dụng và có khả năng đạt chứng nhận hay không.
- Trước tiên phải xem lịch sử vùng đất (có ý định trồng trọt) có nhiễm chất độc, hóa chất gì không?
- Phânt ích mẫu đất, nước, yêu cầu không gian (có gần nghĩa địa không...)

Lưu ý: Có nhiều địa phương kêu gọi người dân sản xuất theo tiêu chuẩn GobalGAP, tập huấn mấy năm trời, đến khi chuyên gia nước ngoài sang thẩm định thì không đạt, một lý do rất buồn cười: Vì trong khu vườn sản xuất đó có quá nhiều khu mộ!!


Nói về GAP thì còn nhiều lắm, trên đây là vài ý chia sẻ với các bạn. Các bạn có quan tâm thì trao đổi thêm nhé.

Nếu các bạn có quan tâm hay muốn đầu tư sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, mình sẽ hỗ trợ tư vấn (free) sau đó mời chuyên gia tập huấn giúp các bạn.

Thanh Duy BT
 
Last edited by a moderator:


Back
Top