Giữa mê hồn trận giá cả leo thang, khó khăn chồng chất, việc người nông dân vẫn tiếp tục gắn bó và sản xuất trên đồng ruộng thì rõ ràng đã là quá xuất sắc. Và vì vậy mà mọi người nông dân Việt Nam đều xứng đáng được tuyên dương là nông dân xuất sắc
Chiều 16/9, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng, Hội đồng bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013" đã họp phiên sơ khảo.
Thông tin về việc bình chọn nông dân xuất sắc đã giành được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn của xã hội bởi trong thời gian vừa qua, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, người nông dân cũng đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện rất nhiều ý kiến cho rằng thật ra không cần thiết phải bình chọn nông dân xuất sắc bởi mọi người nông dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đều đã vô cùng xuất sắc, đáng khen ngợi.
<td>
Hiện trung bình mỗi tỉnh, người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.
Đứng thứ nhất, thứ nhì trên biểu đồ xuất khẩu nông sản toàn thế giới là vậy mà nông dân nhà ta vẫn buồn rười rượi bởi thua lỗ. Quanh năm làm ăn chỉ trông cậy vào ông trời. Nếu may mắn mưa thuận gió hòa thì giá cả lại bị chèn ép nên người nông dân liên tục thua lỗ.
Quả thực, chưa khi nào giá lúa lại xuống thấp như hiện nay. Gần đây, người ta đau xót khi ví von rằng phải 3 kg thóc mới mua được 1 kg ốc bươu vàng. Cái loài vật là kẻ thù của nhà nông ấy lại được xem như loài có giá hơn cả cây lúa 4 tháng trời mới được thu hoạch. Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng trong số người nghèo ở Việt Nam có đến 83 % là nông dân. Đúng đến đắng lòng khi nhìn cảnh nông dân đầu vụ lúa đi vay từ giống đến phân bón, thuốc trừ sâu, chờ tới ngày hái quả thì lại bất lực chịu các doanh nghiệp thu mua ép giá.
Đã thế, theo thống kê sơ bộ, các loại phí trên một kilogram thóc gồm: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, tiền công làm đất, cấy, gặt, tuốt lúa, vận chuyển từ ruộng về nhà, thủy lợi phí, tiền điện, tiền bơm nước, tiền công tổ thủy nông, công bảo vệ đồng, điều hành phòng chống bão lụt, nạo vét kênh mương, công điều hành của trưởng thôn, sửa chữa trạm bơm, cống đập, đại hội xã viên (tham gia Hợp tác xã), kiểm kê, quản lý, khoa học kỹ thuật, quỹ diệt chuột, lãi suất vốn vay...
Chưa kể, người nông dân còn phải chịu một số loại quỹ, phí khác như: Quỹ công ích, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ trẻ thơ, quỹ người cao tuổi, quỹ an ninh, quỹ xây dựng đường giao thông nông thôn, quỹ xây dựng nhà văn hóa thôn xóm, quỹ xây dựng nghĩa trang, xây dựng cống rãnh thoát nước vệ sinh, quỹ công điền, quỹ người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ hội phụ huynh học sinh, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ xóa nhà tạm...Rồi các loại phí như: phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, tổ chức lễ hội, trại hè, quỹ xây dựng nhà trường...
Chính vì vậy, ở nhiều miền quê Việt Nam đang đối diện với tình trạng người nông dân không còn thiết tha với việc trồng lúa. Nhiều người bỏ đồng ruộng lên thành phố bất chấp công việc nơi đây cũng đầy bất ổn, thu nhập thấp và cạnh tranh cao.
Nếu những năm 2011 trở về trước, việc bỏ hoang ruộng đất mới xảy ra ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh... chủ yếu trên diện tích xung quanh các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp, thì từ đó đến nay đã ngày càng có nhiều hộ ND bỏ ruộng và làm đơn trả ruộng. Số liệu điều tra sơ bộ của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho thấy, ở các vựa lúa của miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng ND bỏ ruộng.
Ước tính, diện tích ruộng bị bỏ hoang của các tỉnh phổ biến 100ha/tỉnh, cá biệt như ở Hải Dương, Hưng Yên số diện tích lên tới 200ha trở lên và xu hướng này còn đang tiếp tục tăng. Đáng chú ý là, diện tích mà ND bỏ không phải là đất xấu, mà chủ yếu là diện tích làm 2 lúa, hoặc làm 2 lúa 1 màu.
Theo ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn đã có những tính toán cụ thể, chi tiết về chi phí, lợi nhuận của người làm ruộng. Lấy số liệu cụ thể ở khu vực ĐBSH cho thấy: Nếu tính bình quân 1 hộ có 3,72 khẩu, trong đó có khoảng 1,7 lao động (tính trung bình) và mỗi hộ được giao khoảng 5,5 sào ruộng làm đất 2 lúa và trong đó có 30% đất có thể làm được vụ 3 (màu), thì tổng thu nhập của mỗi hộ/năm chỉ đạt khoảng hơn 22 triệu đồng.
Trừ tổng chi phí khoảng 48% (chi phí thuê công làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ thủy lợi, công gặt tuốt lúa), thu nhập thực của hộ ND chỉ còn gần 13 triệu đồng/năm. Như vậy, bình quân 1 lao động/hộ chỉ có giá trị ngày công (lãi) khoảng 45.000 đồng/công (tính thời gian làm việc 24 công/tháng). Đây là mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị ngày công của vùng.
Một số liệu đáng chú ý khác của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chỉ ra là: Giá vật tư đầu vào ngày càng tăng, trong khi giá bán sản phẩm ngày càng giảm đi. Nếu tính 5 năm trở lại đây, giá giống tăng 2,5 lần, giá phân bón vô cơ tăng gấp 2 lần, nhân công thuê ngoài cũng tăng hơn 2 lần, trong khi đó giá thóc chỉ tăng 1,2 lần, từ 5.000 đồng lên 6.000 đồng/kg.
Giữa mê hồn trận giá cả leo thang, khó khăn chồng chất, việc người nông dân vẫn tiếp tục gắn bó và sản xuất trên đồng ruộng thì rõ ràng đã là quá xuất sắc. Và vì vậy mà mọi người nông dân Việt Nam đều xứng đáng được tuyên dương là nông dân xuất sắc. Thậm chí, so trên tầm thế giới, khả năng chịu khó chịu khổ của nông dân Việt Nam chắc chắn cũng đứng hàng đầu.
Mai Anh (Tổng hợp từ Dân Việt, Phunutoday)
Chiều 16/9, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng, Hội đồng bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013" đã họp phiên sơ khảo.
Thông tin về việc bình chọn nông dân xuất sắc đã giành được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn của xã hội bởi trong thời gian vừa qua, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, người nông dân cũng đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện rất nhiều ý kiến cho rằng thật ra không cần thiết phải bình chọn nông dân xuất sắc bởi mọi người nông dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đều đã vô cùng xuất sắc, đáng khen ngợi.
<td>
Hiện trung bình mỗi tỉnh, người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.
Đứng thứ nhất, thứ nhì trên biểu đồ xuất khẩu nông sản toàn thế giới là vậy mà nông dân nhà ta vẫn buồn rười rượi bởi thua lỗ. Quanh năm làm ăn chỉ trông cậy vào ông trời. Nếu may mắn mưa thuận gió hòa thì giá cả lại bị chèn ép nên người nông dân liên tục thua lỗ.
Quả thực, chưa khi nào giá lúa lại xuống thấp như hiện nay. Gần đây, người ta đau xót khi ví von rằng phải 3 kg thóc mới mua được 1 kg ốc bươu vàng. Cái loài vật là kẻ thù của nhà nông ấy lại được xem như loài có giá hơn cả cây lúa 4 tháng trời mới được thu hoạch. Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng trong số người nghèo ở Việt Nam có đến 83 % là nông dân. Đúng đến đắng lòng khi nhìn cảnh nông dân đầu vụ lúa đi vay từ giống đến phân bón, thuốc trừ sâu, chờ tới ngày hái quả thì lại bất lực chịu các doanh nghiệp thu mua ép giá.
Đã thế, theo thống kê sơ bộ, các loại phí trên một kilogram thóc gồm: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, tiền công làm đất, cấy, gặt, tuốt lúa, vận chuyển từ ruộng về nhà, thủy lợi phí, tiền điện, tiền bơm nước, tiền công tổ thủy nông, công bảo vệ đồng, điều hành phòng chống bão lụt, nạo vét kênh mương, công điều hành của trưởng thôn, sửa chữa trạm bơm, cống đập, đại hội xã viên (tham gia Hợp tác xã), kiểm kê, quản lý, khoa học kỹ thuật, quỹ diệt chuột, lãi suất vốn vay...
Chưa kể, người nông dân còn phải chịu một số loại quỹ, phí khác như: Quỹ công ích, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ trẻ thơ, quỹ người cao tuổi, quỹ an ninh, quỹ xây dựng đường giao thông nông thôn, quỹ xây dựng nhà văn hóa thôn xóm, quỹ xây dựng nghĩa trang, xây dựng cống rãnh thoát nước vệ sinh, quỹ công điền, quỹ người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ hội phụ huynh học sinh, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ xóa nhà tạm...Rồi các loại phí như: phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, tổ chức lễ hội, trại hè, quỹ xây dựng nhà trường...
Chính vì vậy, ở nhiều miền quê Việt Nam đang đối diện với tình trạng người nông dân không còn thiết tha với việc trồng lúa. Nhiều người bỏ đồng ruộng lên thành phố bất chấp công việc nơi đây cũng đầy bất ổn, thu nhập thấp và cạnh tranh cao.
Nếu những năm 2011 trở về trước, việc bỏ hoang ruộng đất mới xảy ra ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh... chủ yếu trên diện tích xung quanh các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp, thì từ đó đến nay đã ngày càng có nhiều hộ ND bỏ ruộng và làm đơn trả ruộng. Số liệu điều tra sơ bộ của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho thấy, ở các vựa lúa của miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng ND bỏ ruộng.
Ước tính, diện tích ruộng bị bỏ hoang của các tỉnh phổ biến 100ha/tỉnh, cá biệt như ở Hải Dương, Hưng Yên số diện tích lên tới 200ha trở lên và xu hướng này còn đang tiếp tục tăng. Đáng chú ý là, diện tích mà ND bỏ không phải là đất xấu, mà chủ yếu là diện tích làm 2 lúa, hoặc làm 2 lúa 1 màu.
Theo ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn đã có những tính toán cụ thể, chi tiết về chi phí, lợi nhuận của người làm ruộng. Lấy số liệu cụ thể ở khu vực ĐBSH cho thấy: Nếu tính bình quân 1 hộ có 3,72 khẩu, trong đó có khoảng 1,7 lao động (tính trung bình) và mỗi hộ được giao khoảng 5,5 sào ruộng làm đất 2 lúa và trong đó có 30% đất có thể làm được vụ 3 (màu), thì tổng thu nhập của mỗi hộ/năm chỉ đạt khoảng hơn 22 triệu đồng.
Trừ tổng chi phí khoảng 48% (chi phí thuê công làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ thủy lợi, công gặt tuốt lúa), thu nhập thực của hộ ND chỉ còn gần 13 triệu đồng/năm. Như vậy, bình quân 1 lao động/hộ chỉ có giá trị ngày công (lãi) khoảng 45.000 đồng/công (tính thời gian làm việc 24 công/tháng). Đây là mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị ngày công của vùng.
Một số liệu đáng chú ý khác của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chỉ ra là: Giá vật tư đầu vào ngày càng tăng, trong khi giá bán sản phẩm ngày càng giảm đi. Nếu tính 5 năm trở lại đây, giá giống tăng 2,5 lần, giá phân bón vô cơ tăng gấp 2 lần, nhân công thuê ngoài cũng tăng hơn 2 lần, trong khi đó giá thóc chỉ tăng 1,2 lần, từ 5.000 đồng lên 6.000 đồng/kg.
Giữa mê hồn trận giá cả leo thang, khó khăn chồng chất, việc người nông dân vẫn tiếp tục gắn bó và sản xuất trên đồng ruộng thì rõ ràng đã là quá xuất sắc. Và vì vậy mà mọi người nông dân Việt Nam đều xứng đáng được tuyên dương là nông dân xuất sắc. Thậm chí, so trên tầm thế giới, khả năng chịu khó chịu khổ của nông dân Việt Nam chắc chắn cũng đứng hàng đầu.
Mai Anh (Tổng hợp từ Dân Việt, Phunutoday)
Last edited: