Nông Nghiệp Việt Nam - "Trái" còn "Đắng" lắm!

  • Thread starter duongnguyen2111
  • Ngày gửi
Thực trạng của nền Nông Nghiệp vẫn còn " tự phát"
Trong bối cảnh, khí hậu đang thay đổi, nhiệt độ Trái Đất nóng dần lên đã gây ra các hệ lụy cho môi trường sinh thái, gây ảnh hưởng đến con người và mọi sinh vật khác. Sản xuất nông nghiệp cũng vậy, thời tiết biến động mùa màng thất thoát, mọi thứ giờ trở nên khó khăn hơn cho nền nông nghiệp toàn cầu.
Trong đó có Việt Nam, đất nước mà kinh tế chính vẫn còn phụ thuộc vào nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, vẫn còn phải cải thiện mình nhiều hơn nữa để theo kịp Thế Giới và chống lại biến đổi khí hậu.
Áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn "quá" mới lạ với nông dân Việt Nam, lý do là vì sao:

1. Nhà nước vẫn còn quá ít các công trình nghiên cứu, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật mới cho bà con nông dân, chưa có chính sách phù hợp để định hướng lâu dài cho nông nghiệp công nghệ cao mà chỉ dừng lại ở mức thí điểm mô hình, thử nghiệm công nghệ.
2. Bà con nông dân vẫn còn ỷ lại điều kiện tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho nông nghiệp nước ta, nên đa phần dựa dẫm vào tập quán canh tác lạc hậu mà không lường trước các khó khăn về nguồn nước tưới, dịch bệnh, đất đai thoái hóa, nông sản kém chất lượng
3. Đầu ra của nông sản chưa được bảo hộ một cách đúng mức và đa phần vẫn "Ôm con bỏ chợ"
4. Quá ít các mô hình canh tác theo chuẩn Nông Nghiệp Công Nghệ Cao của nông dân, vì ngại đầu tư dài hạn do tốn kém chi phí.
5. Nông sản phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, khi họ không còn sử dụng hoặc "trở mặt" với các sản phẩm của Việt Nam thì bà con điêu đứng.
Ví dụ: Vụ dưa hấu, thanh long, xoài và mới đây là vải đã là bằng chứng trước mắt cho cái gọi là Sự Phụ Thuộc...


Vậy thử hỏi? Trong vòng 10 năm - 20 năm nữa, nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam sẽ đạt được những gì?
Thực tế chứng mình rằng chỉ có những tập đoàn, những công ty có Tâm và có Tầm mới đủ làm cho nông nghiệp khởi sáng chút và đó cũng chỉ là các tia sáng leo lắt.
Trường hợp của TH True Milk là một điển hình cho cuộc cách mạng làm Nông Trang theo Israel. Áp dụng toàn bộ quy trình và khoa học kỹ thuật của Quốc Gia Khởi Nghiệp này. Nhưng đó đâu phải là chuyện một sớm, một chiều mà làm được ngay.


Hay nói đến Tập Đoàn Mía Đường Thành Thành Công, sau nhiều năm vật lộn với đủ loại công nghệ mà Trữ Đường cây mía cũng không khá nổi? Tại sao họ lại tiên phong trong lĩnh vực áp dụng Hệ Thống Tưới để tăng năng suất cây mía, tăng lợi nhuận, cải thiện tập quán sản xuất. Trong khi các vùng trọng điểm về mía như: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, An Khê - Gia Lai, vẫn đang còn hiện trạng "Dưới mương đầy nước - Trên bờ mía khô". Suy nghĩ, sử dụng nước trời là quá đủ để cây mía phát triển và cho ra lợi nhuận theo đúng mức của bà con cần nhưng có một sự thật là khi tưới nước nhiều hơn, áp dụng đúng quy trình phân bón kết hợp nước tưới sẽ giúp cây mía tăng năng suất gấp đôi, gấp ba.


Nói đến nông nghiệp công nghệ cao, chúng ta không thể không nhắc tới Bác Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), người đầu tiên mạnh dạn đầu tư nông nghiệp theo đúng cái Tầm của công nghệ. Chiến lược trồng mía, cao su ở Atapeu - Laos đã mang lại cho Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai lợi nhuận khổng lồ, một thời làm điêu đứng và gây hoang mang cho nghành mía đường Việt Nam. Câu hỏi đặt ra? Tại sao lại thu được lợi nhuận khổng lồ như vậy? Đơn giản, Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai áp dụng hầu như các công nghệ chuẩn nhất của Israel vào sản xuất nông nghiệp từ khâu chọn giống, trồng cây, bón phân, tưới nước, thu hoạch và công nghệ xử lý sau thu hoạch. Nhưng để đầu tư cho các công nghệ này là không hề rẻ.
Đơn cử, trường hợp đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt của Tập Đoàn Netafim - Israel cho 30.000ha mía đường của HALG đủ thấy cái tầm nhìn của bác Đức và ông cũng hiểu rằng công nghệ sẽ mang lại cho họ những giá trị tốt nhất.


Chúng ta trông chờ gì vào nông nghiệp công nghệ cao? Viễn vong.
Tóm lại, đầu tư công nghệ vào nông nghiệp là không hề rẻ nhưng các sản phẩm nông nghiệp khai thác xong sẽ được xuất đi châu Âu, châu Mỹ thu về lợi nhuận với giá rất cao, hơn là trồng thủ công và trong chờ nội địa, trông chờ Trung Quốc.
Trích nguyên văn lời chia sẽ của một nông dân Trồng Hoa Lan lâu năm ở Củ Chi, chú là một trong hai mươi tám nông dân giỏi toàn quốc, chú nói:" Hoa lan mình trồng ra, bán nội địa là chính, cành to lắm cũng chẳng bằng hàng dạt của Thái Lan xuất qua, ở Thái Lan, họ trồng Monka xuất đi châu Âu và thu về ngoại tệ. Còn hàng chợ họ xuất ngược quá Việt Nam và bán theo hàng cao cấp cho nước mình. Nông dân tự bơi, dù muốn áp dụng, có điều kiện áp dùng công nghệ nhưng không được sự hỗ trợ chuyên sâu về nông nghiệp của nhà nước thì chỉ có nước tự bơi, bơi không nỗi nữa thì chìm".

Bài viết này như một bài bình của tôi về thực trạng nông nghiệp nước nhà, sau hơn nhiều năm đi thực tế khắp vùng miền của Đất Nước để hiểu về Canh tác nông nghiệp ở Việt Nam như thế nào? Những lời văn bên trên được tôi tập hợp từ rất nhiều nông dân giỏi, nhiều nhà vườn tiên tiến của Việt Nam.
Mọi thắc mắc và phản hồi xin gửi email về: duongnguyen2111@gmail.com
Xin cảm ơn!
 


Last edited by a moderator:
Bạn viết đúng lắm, nhưng thiếu. Viết thiếu thì
cũng là viêt sai.

Sai ở chỗ nông nghiệp Việt Nam rất khó, hay có
thể nói, không thể phát triển như khả năng cây
trồng vật nuôi có thể lớn được. Ở các nước khác,
đất rộng, vốn lớn, mới áp dụng được khoa học kỹ
thuật. Ở nước ta, nông dân đại gia có được mấy
chục héc ta không? Ấy là chưa nói đến nông dân
bình thường, không phải đại gia.

Làm sao để có đất nhiều vốn lớn? Cưỡng chế đất
của bà con nông dân? Cho dù cưỡng chế được, thì
bà con nông dân không có đất thì làm gì ăn?

Không nên trách Đảng, trách Chính phủ. Chả lẽ đòi
Chính phủ gom dân, khoanh vùng, lên kế hoạch bắt
cả làng phải theo? Vậy thì còn đâu là Độc Lập,
Tự Do, Hạnh Phúc nữa? Đã chắc khoanh vùng lên kế
hoạch thì năng suất cao, và bán được sản phẩm ra
nước ngoài? Tôi thề với bà con chắc như bắp rang
rằng chính phủ mà gom dân, khoanh vùng, lên kế
hoạch, thì thất bại từ đầu đến đuôi, chứ đừng nói
là thành công. Cái giống loài người nó vậy từ xưa.
Cứ có một ông chủ, thì việc chạy, nhưng có một
viên quan, thì việc hỏng.

Vì vậy, thà cứ để kệ như bây giờ, có hàng trăm
hàng triệu ông chủ ruộng, bà chủ trại, cho dù đôi
lúc ế hàng, còn hơn trông chờ vào nhà nước bắt dân
đóng góp đầu tư vào các công trình nghiên cứu, lên
kế hoạch rồi cưỡng bức bà con phải theo. Đường hướng
ấy, theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, hoàn toàn sai bét.
 


Back
Top