Nông nghiệp Việt phải bứt phá trong tình hình mới

Ngày 15/5/2014, tại Hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao”, nhiều giải pháp “cởi trói” cho ngành nông nghiệp nước nhà được đưa ra thảo luận một cách thấu đáo.

“Cuộc cách mạng nông nghiệp”
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nông nghiệp trong tiến trình phát triển đất nước. Ông khẳng định, chúng ta phải cấp bách tái cơ cấu nông nghiệp, tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp với những bứt phá vượt bậc hơn.

Agriviet.Com-NN_01.JPG

Bà con nông dân vui mừng thu hoạch lúa được mùa
Ông cho biết, từ trước tới nay chúng ta luôn khẳng định với thế giới nông nghiệp Việt Nam tuy nhỏ nhưng đẹp. Mô hình “nhỏ và đẹp” mà ông dẫn dụ ra cho thấy đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết, nhất là trong ứng dụng kỹ thuật và phát triển hàng hóa quy mô lớn. Đây là nguyên nhân chính kìm hảm sự phát triển của nông nghiệp Việt. Vậy để giải quyết bài toán này không phải là những thay đổi nhỏ, mà phải làm một cuộc cách mạng.
Tái cơ cấu không chỉ thay đổi giải pháp kỹ thuật mà rất cần sự hỗ trợ trong chính sách tiền tệ, tài chính, thương mại, đất đai, lao động. Những chính sách đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thể tự mình làm được mà cần sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ ngành khác. Ngay cả khi chúng ta có chính sách tốt, chính sách đó phải thấm sâu 15 triệu hộ nông dân và hàng trăm ngàn doanh nghiệp, Bộ Trưởng Cao Đức Phát nói.
Các chuyên gia nông nghiệp tham gia hội thảo, cũng như những doanh nghiệp tham gia nhất trí cao quan điểm của Bộ Trưởng, điều đó cho thấy sự quyết tâm cũng như sự cấp bách của việc phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
Nghị quyết 14/NQ-CP về phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 2/2014, giao cho Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp với nhiều chính sách đặc thù để hỗ trợ các mô hình này phát triển. Với mô hình này sẽ tăng tính liên kết trong chuỗi sản xuất quy mô lớn, giải quyết vấn nạn về giá, sản phẩm đầu ra… nhằm đưa nông nghiệp Việt phát triển bền vững.

Không còn lo ngại về nguồn vốn
Khó khăn lớn nhất của bà con hiện nay chính là nguồn vốn, ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết sẽ triển khai chương trình thí điểm cho vay hỗ trợ của ngành ngân hàng trong mô hình liên kết với mục đích làm giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm sản xuất liên kết, tháo gỡ vướng mắc về tài sản bảo đảm theo hướng sẽ cho vay tín chấp để bà con có nguồn vốn rộng tay, đầu tư mạnh vào các mô hình sản xuất lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Agriviet.Com-NN02.jpg

Một mô hình sản xuất rau sạch
Chương trình thí điểm với mục đích giải quyết vấn đề về vốn tín dụng cho nông nghiệp. Qua đó, hướng nông nghiệp Việt từ sản xuất cá thể nhỏ lẽ sang sản xuất với quy mô lớn, liên kết hiệu quả, có tính cạnh tranh cao và hội đủ những điều kiện để phát triển mạnh mẽ sau khi tái cấu trúc.

Agriviet.Com-NN03.JPG

Việc tái cấu trúc nền nông nghiệp để tạo bước đột phá sẽ quyết tình hình chồng chéo hiện nay, tạo công ăn việc làm cho người lao động, khơi thông những điểm tắc nghẽn của nền nông nghiệp nước nhà trong hành trình đưa sản phẩm Việt cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Agriviet​
 


Last edited:
Anh @Hoang Minh Le đôi lúc chúng ta cũng nên ủng hộ để xem có cải thiện được bao nhiêu không chớ, làm nên cuộc cách mạng nông nghiệp nó cần sự chung sức của nhiều người ah...
 
Last edited by a moderator:
Mô hình lớn, có nghĩa là có người làm Chủ, người làm Thuê, mà nông dân thì không quen bị bó buộc - tác phong công nghiệp, và đại Đa số cũng không đủ điều kiện làm chủ, Cần phải có chính sách triệt để hơn như hỗ trợ can thiệp dồn điền đổi thửa, vốn... Vì hiện nay người có TÂM HUYẾT và KHẢ NĂNG đầu tư vào
 
Ở một khía cạnh nào đó, Tôi cũng là người nông dân Miền Tây, nền nông nghiệp Việt nam chỉ thực sự thực Cách Mạng khi giữa các mảnh đất hiện tại KHÔNG còn tồn tại các bờ ranh (bờ dòng), sự tồn tại này chỉ nên tồn tại trên bản đồ địa chính mà thôi. Có như vậy thì chúng ta mới thực sự cách mạng hóa nền nông nghiệp vốn dĩ đã và đang rất lạc hậu so với thế giới. Hiện nay, đa phần ở một số nơi gọi là Mô hình cánh đồng mẫu lớn (vài chục đến vài trăm ha), thì nội hàm cũng chỉ là: xuống giống gieo xạ cùng một thời điểm để thuận tiện cho việc tưới tiêu nước, thu hoạch cùng lúc! Tất cả chỉ vậy thôi. Do đó những cánh đồng mẫu lớn này thực sự chưa phát huy tính hiệu quả kinh tế của nó. Mảnh đất của ai người đó tự làm theo cách riêng của mình, đất đai thì manh mún, nhỏ lẻ,....Để làm Cuộc cách nông nghiệp thành công, trước mắt và là điều tối quan trọng nhất là phải thực hiện cuộc cách mạng tư duy mới về nền nông nghiệp hiện đại cho người dân, sau đó thì hãy bắt tay vào công cuộc cách mạng hóa nền nông nghiệp!
 
Last edited by a moderator:
cái này có thể nói là vấn đề muôn thủa và câu trả lời muôn thủa, dân thì vẫn kêu, người có trách nhiệm thì bảo ko lo lắng. tinh thần là vậy nhưng ko lo sao được khi mà những rào cản về thủ tục đang làm khó người nông dân chân thật.
 
Ở quê em có cách quản lý em nghĩ là tương đối ổn:
- có hợp tác xã cho hệ thống tưới tiêu chung, thông báo cùng làm theo đợt: cùng gieo mạ, cùng cấy, cùng rắc phân theo đợt, nhưng ruộng của nhà ai thì nhà đó lo.
- Mỗi nông dân có từng thửa ruộng ô lớn đc gộp từ nhiều ô nhỏ.
- Kể cả trồng cây vụ đông thì vẫn có hệ thống tưới tiêu của hợp tác xã đảm bảo cho nông dân.
- Nông dân đóng tiền cho các dịch vụ của hợp tác xã. Nếu dịch vụ không tốt thì phải phản ánh để làm lại.
Lúa ở quê em thường làm theo đợt như vậy nên không vất vả nhiều, nhưng đất cho hoa màu thì ko nhiều nên người nông dân vẫn phải tìm việc khác để nuôi sống gia đình dẫn đến nhiều người nông dân bỏ quê, giờ ở nông thôn chỉ còn những người già hoặc người ko đi học ở lại làm nông, còn lại lớp trẻ đi hết. Em thấy sự bình yên bị đe dọa. Vấn đề việc làm vẫn chưa được cân bằng với nhu cầu công việc và sinh sống :((
 

ở quê muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư là nông nghiệp cũng khó.
đã trồng được 1ha vườn rồi mà ngân hàng còn bắt bẻ không cho vay thêm để mở rộng.
thật không hiểu có thể phát triển nông nghiệp thế nào nữa.
 


Back
Top