Nuôi bồ câu công nghiệp

CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI BỒ CÂU CÔNG NGHIỆP

Ngoài vấn đề con giống, kỹ thuật chăn nuôi, thì vấn đề chuẩn bị các điều kiện để nuôi bồ câu công nghiệp cũng là yếu tố quan trọng, góp phần vào thành công của mô hình này.
Bài viết này - theo kinh nghiệm của trang trại bồ câu Ngọc Điền, hy vọng sẽ giúp cho chúng ta hình dung về những điều kiện cơ bản nhất trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp (xin lưu ý đây là kinh nghiệm trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp).

1. Địa điểm chăn nuôi: Nên chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng mát nhưng không quá lạnh (vì bồ câu chịu lạnh kém). Nếu ở quê thì tốt nhất là nên chọn nuôi ở đồng ruộng, vườn cây vì như vậy không khí sẽ trong lành, không ồn ào giúp cho quá trình sinh trưởng của bồ câu tốt hơn. Nếu nuôi trong không gian hẹp, cần chú ý là bồ câu thường hay vỗ cánh, gây ra bụi, tiếng ồn,... có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính chủ trại và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nếu nuôi ở địa điểm có nhiều tiếng ồn, thì nên nuôi bồ câu giống từ 2,5 - 3 tháng tuổi, vì lúc này chúng có thể từ từ quen với môi trường sinh sống.

img0638.700x0.jpg

Đây là địa điểm mình chuẩn bị xây thêm trại mới

img0532.700x0.jpg

Hình ảnh cánh đồng ruộng mênh mông phía trước cửa chính đi vào trại

Bà con cũng có thói quen sử dụng nhà bếp hoặc chuồng heo để tận dụng làm trại chăn nuôi. Tuy nhiên, cần lưu ý là khoảng không gian phải rộng, không chật chội, không có lợi cho việc quan sát, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại,...

Ngoài ra, nếu có điều kiện thì chúng ta cần bố trí thêm xung quanh trại nuôi bồ câu những ao, hồ,... vừa để không khí thoáng mát, vừa làm dịu bớt sức nóng do bồ câu thảy ra (bồ câu là loài có thân nhiệt khá cao, kể cả bồ câu con, phân bồ câu cũng đều có nhiệt độ cao)
img0098.700x0.jpg


Khung cảnh trại bồ câu Ngọc Điền vào buổi sáng tinh sương

2. Xây dựng chuồng trại: Tùy vào số lượng bồ câu mà mình sẽ quyết định diện tích và cách thức để xây dựng chuồng trại. Ngoài ra, 01 vấn đề nữa cũng ảnh hưởng đến diện tích chuồng trại nữa, đó là diện tích ô chuồng nuôi bồ câu.
ap_20100223115950744.jpg


v_bcngocdien3.jpg


Cách thức xây dựng:

- Phần mái: Chuồng trại nuôi công nghiệp được thiết kế xây dựng theo kiểu nhà xưởng, lợp mái tôn (bên Trung Quốc thường lợp bằng mái lá vì nhiệt độ bên đó cao hơn mình; lợp mái lá thì chi phí rẻ, giúp giảm nhiệt độ nhưng sau này khi thay lá thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến bồ câu nuôi trong chuồng), chiều cao khoảng 4 - 5 mét (tính từ đỉnh xuống mặt đất). Phần mái tôn khi thiết kế chú ý không để có khoảng trống phía trên, vì như vậy các chú chuột có thể chui vào trại của chúng ta.

- Phần bên hông: Xung quanh xây gạch lên cao khoảng 0,6 mét (phần diện tích còn lại dùng lưới để bao bọc - thiết kế theo dạng có thể kéo lên kéo xuống được khi thời tiết thay đổi).

- Phần nền: ta sẽ dùng gạch tàu hoặc lát bê tông cho phần nền của chuồng trại. Cũng giống như phần mái, ta cũng phải chú ý sử dụng vật liệu chắc chắn để không để hư, vì từ đó những chú chuột cũng có thể đào hang, sinh sống và làm hại đến bồ câu của chúng ta.

ap_20100223120842115.jpg


- Hệ thống chiếu sáng: thiết kế hệ thống chiếu sáng rộng khắp cả chuồng trại, đặc biệt là ở bốn gốc của trại, vì như vậy sẽ đủ ánh sáng cho quá trình chăm sóc, quá trình thăm trứng (thường bồ câu đẻ trong thời gian từ 17g - 18g hàng ngày). Cần lưu ý là buổi tối chúng ta không mở đèn, để bồ câu ngủ, nghĩ.

- Hệ thống nước: Nếu nuôi số lượng từ 1.000 cặp bố mẹ trở lên nên thiết kế hệ thống dẫn nước uống và thoát nước. Mỗi dãy chuồng nên có 01 nơi để lấy nước và 01 nơi thoát nước (vì khi thay nước uống, chúng ta có thể dễ dàng lấy nước và đổ nước thừa trong ly uống nước). Cách làm này rất tiện lợi, giúp giảm thời gian đi thay nước, quản lý nguồn nước thải.

- Thiết kế hệ thống treo lồng nuôi bồ câu: chúng ta đều biết người nuôi thường sử dụng loại ô lồng có diện tích 50 x 50 x 50, mỗi dãy chuồng chúng ta thiết kế treo 3 tầng (như hình bên dưới, giới thiệu kỹ hơn ở phần chuẩn bị ô chuồng), do đó tổng trọng lượng của các ô chuồng khi có thêm bồ câu và hệ thống máng ăn, máng uống sẽ rất lớn. Vì vậy, nên sử dụng các ống thép có độ lớn đủ sức để chịu được trọng lượng (một số bà con vì điều kiện kinh phí hạn hẹp nên sử dụng các loại gỗ thông thường, do vậy phải lưu ý tính chịu lực của loại gỗ mà mình sử dụng).

- Ngoài ra, chúng ta còn chuẩn bị thêm ly uống nước (là ly nước để trong tủ lạnh bằng nhựa tốt), máng ăn, cửa (sử dụng bằng giấy cạc tông, vừa để ghi chú ngày đẻ trứng, ngày nở con, vừa để người chăm sóc có thể dễ dàng thăm trứng bắt chim non,..., diện tích khoảng 3 x 5) (xem thêm hình bên dưới), ly đựng khoáng,...

img0538.700x0.jpg


img0573.700x0.jpg


Ô chuồng: thường sử dụng loại sắt có phi 2,2 ly (sắt nhúng tĩnh điện) để sau đó hàn thành từng mảnh ghép.

img0627.700x0.jpg


Ổ đẻ: dùng lưới mành mành, cắt ra với diện tích khoảng 4 x 6 (phụ thuộc vào diện tích mỗi ô chuồng) để làm ổ đẻ. Thường ổ đẻ nên để phần trung tâm của ô chuồng, để có khoảng không phía dưới ô chuồng cho bồ câu bố mẹ sinh hoạt. Tuy nhiên, cũng có thể thiết kế thêm 01 ổ đẻ phụ (bằng rổ nhựa hoặc rổ làm bằng tre) trong trường hợp chim bố mẹ không ấp ở ổ đẻ phía trên.

img0540.700x0.jpg


img0670.700x0.jpg


img0674.700x0.jpg


Mỗi ô chuồng bao gồm 3 mảnh ghép: phần trên, phần đáy và phần ngăn giữa. Diện tích là 50 x 50 x 50 (hoặc có thể lớn hơn, tùy điều kiện mỗi người). Từ những mảnh ghép này chúng ta ghép thành từng ô chuồng. Sau khi ô chuồng, chúng ta tiến hành trên ô chuồng, bổ sung thêm cửa, ly uống nước, ly đựng khóng, máng ăn, miếng nhựa thu phân bồ câu là chúng ta có 01 dãy chuồng nuôi bồ câu công nghiệp hoàn chỉnh.

v_bcngocdien37.jpg


img0031.700x0.jpg


img0030.700x0.jpg

img0537.700x0.jpg




img0541.700x0.jpg


ap_20100404025331247.jpg


v_bcngocdien27.jpg


v_bcngocdien29.jpg


* Khu vực nuôi bồ câu thịt: khi số lượng bố mẹ đủ lớn, chúng ta sẽ xây dựng thêm 01 khu nuôi bồ câu thịt (nếu số lượng nhiều có thể trang bị thêm máy vặt lông bồ câu thịt), bồ câu giống để dễ quản lý và hiệu quả chăm sóc sẽ tốt hơn.

5214526476_22e1e607f7_z.jpg


img0661.700x0.jpg


img0652.700x0.jpg


img0649.700x0.jpg


img0629.700x0.jpg


img0259.700x0.jpg


img0610.700x0.jpg


img0641.700x0.jpg


img0640.700x0.jpg


Trại bồ câu Ngọc Điền, số nhà 24, tỉnh lộ 8 ấp 3 xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi, TP. HCM. Điện thoại: 0907.622.562. Chuyên cung cấp bồ câu Pháp giống, bồ câu ra ràng, số lượng lớn và ổn định. Đặc biệt tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bồ câu, cách thức làm chuồng trại, kỹ thuật nuôi dưỡng, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho quí khách hàng.
 


cho minh hoi ,may ngay nay bo cau lua' cua minh bun bun va chet ko bit nguyen nhan nhobac giup dum
 


cho em hoi ae nào nuôi BC phap hay BC lai phap thi dat hieu qua kt cao hon , co bác nào biết chỉ giùm em voi

Bồ câu pháp thuần đẻ và nuôi con kém hơn Bồ câu lai pháp. Nên chọn bồ câu lai pháp nó mắn đẻ và nuôi con rất tốt, nhà mình có 1 con trống lai pháp bắt cặp với 1 con mái ta mà đẻ mắn và nuôi con cực khéo, con chưa biết mổ mà con mẹ xoay ổ đẻ tiếp lứa sau rồi...

cho minh hoi ,may ngay nay bo cau lua' cua minh bun bun va chet ko bit nguyen nhan nhobac giup dum

Bạn phải chụp ảnh, mô tả trạng thái biểu hiện bệnh con bồ câu và chụp ảnh bãi phân của nó qua đó mọi người mới chuẩn đoán dc bệnh cho bạn
 
Bồ câu pháp thuần đẻ và nuôi con kém hơn Bồ câu lai pháp. Nên chọn bồ câu lai pháp nó mắn đẻ và nuôi con rất tốt, nhà mình có 1 con trống lai pháp bắt cặp với 1 con mái ta mà đẻ mắn và nuôi con cực khéo, con chưa biết mổ mà con mẹ xoay ổ đẻ tiếp lứa sau rồi...



Bạn phải chụp ảnh, mô tả trạng thái biểu hiện bệnh con bồ câu và chụp ảnh bãi phân của nó qua đó mọi người mới chuẩn đoán dc bệnh cho bạn

no' bun bun suot ngay ,di phan loang~ ,nhung 1 vai con no' bi dinh' con mat' ko thay' duong nua ,
 
no' bun bun suot ngay ,di phan loang~ ,nhung 1 vai con no' bi dinh' con mat' ko thay' duong nua ,
chim của bạn đã nuôi lâu chưa? trước khi chim bị bệnh bạn có đem chim giống tư nơi khác về nuôi không, chim chết từng con 1, cầm con chim lên thân hình nhẹ như bông, phân ban đầu lỏng toàn nước trong sau đó chuyển qua thể đục giống như lòng trắng trứng đến giai đoạn ra phân xanh thẫm là chim ủ rũ va chết. chim của bạn bi neucatson rồi. nếu triệu chứng như thế thì bạn phải mua ngay lọ kháng thể gà về tiêm cho mỗi con 2cc trong 3 ngày liên tiếp cho tất cả những con bị bệnh và những con khỏe mạnh, cho uống điện giải và vitamin kết hợp, những con bị nặng bạn có thể cho uống thêm kháng thể 4cc/ngày. chim sẽ khỏe lại ngay thôi chúc bạn thành công
 
Chào các bác !
Các bác cho em hỏi : em có một con bồ câu vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng em thấy thi thoảng khi nó đứng người cứ bị run lên như vậy là bị bệnh gì và chỉ em cách điều trị với ạ ?
Em xin trân thành cảm ơn !
 
Chào mn m đang cbi xây trang trại quy mô tương đối lớn m tính nuôi bồ câu ta nuôi theo kiểu nhà lưới,đã có ai nuôi kiểu này chưa cho m xin ý kiến và mong mn góp ý cho m với tks nhiều
 
Chào mn m đang cbi xây trang trại quy mô tương đối lớn m tính nuôi bồ câu ta nuôi theo kiểu nhà lưới,đã có ai nuôi kiểu này chưa cho m xin ý kiến và mong mn góp ý cho m với tks nhiều
nuôi quần thể hiệu quả ko cao b à ! b nên đi tham quan sẽ thấy, hiện nay gần như tất cả đều chuyển sang nuôi nhốt lồng
 



Back
Top