Nuôi bướm

  • Thread starter le minh toan
  • Ngày gửi
Em mới đọc trên mạng thấy có người nuôi được bướm để xuất khẩu rất hay nhưng không biết ở đâu có bán loại giống này. Cách nuôi như thế nào. Trên diễn đàn đã có ai nhân nuôi thành công loại côn trùng này thì cho em học hỏi ít kinh nghiệm với ạ. Em cảm ơn mọi người rất nhiều ạ !
 


Trong bài báo có câu sai toẹt:
Chỉ trong một thời gian ngắn chúng có thể xuất hiện những loài mới do chúng tự lai với nhau.
Bướm các giống đã có vài ngàn năm nay, phải đợi đến có người nuôi mới tự lai?
*
Còn câu này
Khi đã có trứng, thành kén rồi thành sâu non,
Chả lẽ trứng nở ra kén? Hay là vòng đời bị lộn ngược?
*
Bài báo này nói, công việc nuôi bướm bắt nguồn từ việc bán được tranh bướm.
Công việc này cần 10 năm mới được như ngày nay.
Vậy bạn cứ chịu khó đi. Không đến 10 năm đâu.
*
 
Cảm ơn các chú, các anh nhiều ạ. Mọi người ai có tài liệu về các loài bướm ở Việt Nam thì cho em xin với ạ. Em đã tìm kiếm thông tin trên google nhưng vẫn chưa thấy thông tin nào cụ thể ạ. Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ !. Chúc sức khỏe mọi người trên diễn đàn và chúc diễn đàn ngày càng phát triển
 
Em mới đọc trên mạng thấy có người nuôi được bướm để xuất khẩu rất hay nhưng không biết ở đâu có bán loại giống này. Cách nuôi như thế nào. Trên diễn đàn đã có ai nhân nuôi thành công loại côn trùng này thì cho em học hỏi ít kinh nghiệm với ạ. Em cảm ơn mọi người rất nhiều ạ !
Kỹ thuật nuôi bướm cũng khá đơn giản bạn àh! nhưng để nuôi bướm thành công thì cần phải có diễn tích nhà kính rộng
 
Cảm ơn bạn thegioicontrung nhiều. bạn có thể nói rõ về cách nuôi và cách nhân giống được không
 
Với anh thegioicontrung thì nuôi cái gì cũng "khá đơn giản" -_-

--------

Cái gì cũng biết chỉ có cái không biết là viết đúng chính tả thôi. (sorry)

Không biết cao nhân là thần thánh phương nào?
 

Last edited:
Chắc bạn là người thành thị, chẳng biết sâu là gì
nên mới hỏi cách nuôi bướm?
Bạn nên đi thăm những nhà nuôi Tằm ở Đồng Nai để
có khái niệm nuôi sâu như thế nào.
Nếu bạn ở ngoài bắc, thì tìm đến Hà Đông, còn nuôi
tằm để dệt lụa Hà Đông nổi tiếng.
*
Muốn nuôi bướm, thì không cần nuôi bướm đâu.
Phải nuôi sâu thôi.
Mỗi giống sâu thì ăn một số lá cây nhất định.
Phải chọn những lá ấy cho giống sâu ấy ăn là được.
*
Giống bướm lớn, cánh lớn hơn bàn tay xoè, thì sâu
lớn lắm, to như ngón tay, dài hơn gang tay, ăn lá
lớn, như lá khoai sọ chẳng hạn.
Những bướm nhỏ, đủ màu sắc, thường ăn cỏ, rất dễ
nuôi, vì cho ăn rau trồng cũng được.
*
 
Cháu cảm ơn chú anhmytran nhiều ạ. Cháu ở THANH HOÁ, lúc nhỏ nhà cháu cũng đã nuôi tằm nhưng khi ấy nhỏ quá nên cháu cũng không nhớ được các bước nuôi tằm. Qua những gợi ý của chú cháu đã hỏi bố mẹ và tìm hiểu được khá nhiều thông tin thú vị chú ạ. Nhân tiện đây cháu nhờ chú và mọi người giải đáp giúp cháu thêm một số thắc mắc với ạ. Vòng đời sinh trưởng của bướm là : bướm - trứng - sâu - kết kén - bướm. Vậy muốn nuôi bướm ta phải lấy trứng hoặc sâu hoặc kén ngoài tự nhiên, nhưng như thế này thì không thể chủ động được vì không phải lúc nào cũng sẵn có. Vậy ta nên chủ động được việc lấy bướm để tạo ra trứng. Vậy phải làm thế nào để ghép đôi cho bướm để chúng sinh sản trong môi trường nuôi nhốt
 
Ghép đôi bướm thì cũng như ghép đôi Ngài thôi.
*
Chọn kén: Kén Ngài đực thì thon dài. Kén Ngài cái thì tròn.
Sau khi Ngài cắn kén chui ra, thì chúng tự ghép đôi, rồi đẻ
trứng. Ta úp con Ngài cái sau khi phối với con đực vào trong
một cái bát trên mảnh giấy bản, thì Ngài cái đẻ trứng sát nhau
dính trên mặt giấy bản. Vứt Ngài đi cho gà ăn. Mấy ngày sau,
trứng màu trắng trong đổi màu đen bên trong, rồi tằm con chui
ra, thì rắc dâu thái nhỏ như thuốc lá lên cho chúng ăn.
*
Tỷ lệ Ngài đực cái là 1/1. Sau khi Ngài chui khỏi kén vài giờ
là giao phối ngay, cánh còn mới ráo, chưa bay đi đâu cả. Chúng
chẳng cần bay đi tìm nhau, vì ta đã đặt chúng ở cạnh nhau rồi.
*
Chịu khó hỏi người nuôi Tằm, rồi suy nghĩ coi vì sao lại làm vậy
Cũng chẳng khó hiểu lắm đâu. Ví dụ, úp bát thì nó khỏi đẻ lung
tung thôi. Vì sao úp lên giấy bản: xốp, thoáng khí. Nếu úp lên
giấy thường, thì Ngài mẹ bị chết ngạt. Vân vân.
*
Nhưng mà bạn hỏi nhiều quá mà chẳng chịu làm gì cả?
Bác Hồ mà cứ hỏi cụ Lê Nin như vậy thì làm gì có
Cách Mạng Tháng Tám?
*
 
Ngài là tên gọi chung của các loài bướm đêm.

Các loại Bướm để làm tranh là bướm ngày.

Vậy tập tính sinh sản của Ngài và Bướm có giống nhau không bác Anhmytran?

--------

Cái nghề trồng hoa nuôi bướm ngẫm lại thấy thiệt là lãng mạn. Nếu tui nuôi tui sẽ không tàn sát bướm bằng formol để làm tranh bướm mà tui sẽ bán bướm sống để thả trong đám cưới, đếm con tính tiền chắc là sẽ hốt bạc :lol:
 
Last edited:
Ngài là bướm của Tằm. Đó là từ ngữ dân gian từ cổ xưa.
Ngưòi đàn bà đẹp thì có lông mày dài cong như "mày Ngài."
*
Cụ Nguyễn Du đã lấy từ ngữ dân gian mà viết về Thuý Vân:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
*
Từ Ngài để nói đến con bướm đêm thì tôi không biết.
Không rõ mọi con bướm đêm đều có "mày Ngài" không?
Bạn có vốn từ ngữ khác với tôi, khó nói chuyện được.
*
Bướm đêm có loại là từ con sâu khoai mà ra, cánh to xoè
ra hơn bàn tay. Nói chung bướm đêm chỉ có màu xám pha màu
rất nhạt, không đẹp bằng bướm ngày, và chúng có nhiều bụi
phấn, nên còn gọi là con "nắc nẻ" và có từ ngữ "cười như
nắc nẻ" mô tả cách vùng vẫy của bướm đêm, tung ra rất nhiều
bụi phấn, làm người ghê tởm. Con nắc nẻ này, tiếng Hán còn
gọi là "Sâu Ban Miêu" rất độc. Ăn phải con này thì chết ngay.
Có người phơi khô, cắt mảnh nhỏ, ăn vào để cho của quý cứng
ngắc và cứng lâu, kể cả sau khi chơi xong. Tuy vậy, ăn quá
nhiều thì chết ngay, còn ăn ít thì chết dần dần.
*
Tôi biết nuôi Tằm và nuôi Ngài, nhưng không biết về bướm đêm.
Tiếng Anh thì bướm đêm gọi là Moth, còn gọi là con Thiêu Thân:
*
257625332.jpg

*
Oleander_Hawk-moth.jpg

*
Đây là bưóm Trăng, cánh xoè lớn hơn gang tay:
*
luna-male.jpg

*
MothLuna.jpg

*
 
Em không đọc sách nhiều nhưng cũng biết câu "mắt phượng, mày ngài". Có điều em khẳng định với bác Anhmytran là Bướm với Ngài khác nhau.

Điểm khác biệt đầu tiên là râu xúc giác. Xúc giác của Bướm đều có dạng chùy, tức đầu trên của xúc giác phình to rõ ràng, còn xúc giác của Ngài thường có dạng sợi, dạng lược hoặc dạng cánh (chỗ này người ta ví như mày Ngài) nhưng không có dạng chùy.

Điểm khác biệt thứ 2 là phần bụng, phần bụng của Bướm thường nhỏ, dài, mỏng manh còn phần bụng của Ngài thì tương đối to béo.

Điểm khác biệt thứ 3 là tư thế của cánh khi chúng đậu. Bướm đậu thì 2 cánh dựng đứng trên lưng còn Ngài đậu thì 2 cánh lại ngang với lưng

Thứ 4 là hành vi, đa số Bướm đều hoạt động ban ngày còn đa số Ngài hoạt động ban đêm và có tính hướng sáng tương đối mạnh thường có hành vi "vồ đèn" giống thiêu thân.

Đây là lĩnh vực tui say mê và có quan sát nên có đôi chút góp ý cùng ACE, mong được nhận thêm ý kiến.

--------

Theo hình trên thì chỉ có Hình 1 là Bướm, 3 tên còn lại là Ngài
 
Last edited:
Tôi đã nói, mỗi vùng có từ ngữ khác nhau.
Tôi là người Bắc, và từ nhỏ đã nuôi Tằm.
Ngài là tên con bướm của Tằm, màu trắng.
Tằm cây sồi (ăn lá Sồi, hay Sòi) có lá để nhuộm Sồi,
thì bướm màu nâu, lớn hơn nhiều, nhưng tơ thô xấu.
Bây giờ cây Sồi không còn trồng nữa, và giống Tằm
cây Sồi có lẽ cũng tuyệt giống rồi, thật tiếc một
thời lịch sử. Áo Sồi, vì thế thô dày chứ không đẹp
như Lụa. Khi ươm tơ, tơ đẹp thì dệt lụa, còn tơ xấu
thì cũng gọi là Sồi, lẫn lộn với tơ của tằm ăn lá
Sồi.
Có lẽ cả 2 giống Ngài tằm này là bướm đêm, mà tôi không
biết. Có điều người nuôi trong môi trường nuôi nhốt,
nên không quan tâm nó là bướm đêm hay bướm ngày.
*
Bướm đêm, như tôi đã nói, người bắc không gọi là Ngài,
mà có nhiều tên như Thiêu Thân, Nắc Nẻ, vân vân.
Thiêu Thân thường chỉ những con bướm nhỏ li ti bằng
hạt đỗ trở xuống. Nắc Nẻ là con lớn hơn nhiều.
*
Từ ngữ vùng miền khác nhau là chuyện thường.
Kể cả từ ngữ trong tự điển, tác giả cũng chỉ là người
ở một vùng miền nào đó, không có quyền lực ép buộc
dân mọi miền cả nước phải xài từ ngữ của mình, còn
ai xài khác đi là sai. Vì vậy, tôi không có ý đinh
thuyết phuc bạn phải gọi con Ngài Tằm không phải là
Ngài. Tuỳ thích bạn muốn gọi gì thì gọi. Còn tôi gọi
con Bướm của Tằm là Ngài, vì cả làng tôi ai cũng nói
như vậy. Bạn không thích, thì cũng thông cảm.
*
Trong các hình tôi đưa lên, tiếng Mỹ gọi là Moth,
nghĩa là bướm đêm. Trên Internet, người ta giải thích
rất rõ thế nào là Moth (bướm đêm) và Butterfly (bướm
ngày) nên tôi không muốn nói nhiều về chuyện này.
Muốn tìm hiểu, xài "moth vs butterfly" thì có rất nhiều
bài. Cũng tìm đọc ở đây, thì có nói phần lớn bướm đêm
làm kén (kén tằm) còn bướm ngày thì chỉ có vỏ rất mỏng
trong suốt ở ngoài con nhộng thôi.
*
Trong trang này có bài thi coi bạn có rành phân biệt
bướm đêm và bướm ngày hay không:
http://www.proprofs.com/quiz-school/story.php?title=moth-monarch
Bài thi có hình 13 con bướm, và con bướm số 7 là con
bướm đêm, mà bạn nhầm là con bướm ngày.
*
Hình này cũng là bướm đêm, có thể thấy nó lông lá:
*
luna_moth.jpg

*
Mày của nó không đẹp như mày Ngài, mà như lông chim Công.
*
Thời nay, đọc Internet tiện hơn đọc sách, vì tra cứu dễ,
và có nhiều nguồn, chứ không bị lệch theo một thày.
*
 
Bác Anhmytran thông cảm, em không tranh cãi vấn đề tên gọi, cái em muốn đưa ra bàn ở đây là tập tính sinh sản của Bướm ngày và Bướm đêm.

Theo như bác mô tả cách sinh sản của Ngài Tằm thì Bướm đêm dễ nhân nuôi hơn vì nó bắt cặp giao phối ngay sau khi phá kén chui ra.

Còn Bướm ngày thì em có nuôi thử nghiệm và thấy khó hơn nhiều. Phải có hoa cho bướm hút nhụy và vờn đuổi nhau thì chúng mới chịu bắt cặp. Con Bướm ngày có 1 điểm thú vị là nếu con cái không ưng thì nó khép cánh lại, lúc này con đực chỉ có chịu thua quay ra ve vãn tiếp chứ không thể nào "cưỡng bức" được. Do nuôi quá ít nên em chẳng thu được mẻ sâu nào. Hiện đang tìm tài liệu thêm về con côn trùng này, nếu có cái nào hay sẽ đăng đàn tám tiếp.
 
Tôi không rành lắm, nhưng có lẽ bạn nói đúng.
*
Ngài của Tằm thì sau khi ra khỏi kén, chẳng cần ăn uống gì cả.
Chúng rất to. Con cái bụng bự lê đi không nổi, đừng nói đến
chuyện bay. Con bướm đêm to màu nâu nhạt, có chấm tròn trong
hình đó thì giống còn Ngài Tằm cây Sồi. Nó bay rất tốt chứ
không như Ngài Tằm cây dâu đâu. Tằm cây sồi thì giống y chang
con bọ nẹt chuối. Tôi mấy lần định thử sờ vào coi có bị ngứa
phỏng như lửa đốt không, mà cuối cùng cũng không dám chạm vào
nó. Thật tiếc bây giờ nó tuyệt giống rồi. Bây giờ tôi về Việt
Nam, vào rừng kiếm cây Sồi, may ra nó chưa tuyệt giống chăng?
Cây Sồi cao to và giống cây Bồ Đề trồng trước cửa Chùa, nhưng
lá nó nhỏ hơn nhiều. Bề ngang lá chỉ 3 centimet thôi. Trái nó
nhỏ cỡ hạt bắp ngô, tròn và từng chùm nhỏ. Người ta vò lá nó
ra để nhuộm quần áo đen. Lúc ấy tôi nhỏ quá, lại mải chơi, nên
không nhớ cách nhuộm lá Sòi ra sao. Những chuyện ngày xưa nhớ
lại cứ mơ hồ như trong truyện cổ tích.
*
Còn bướm mà khi tôi còn nhỏ hay đi săn bắt, thì chúng bay đi
hút mật rất nhiều. Có lẽ không ăn thì chết đói. Chúng rất nhẹ
và nhanh nhẹn. Không rình và nhanh tay thì không bắt được chúng.
*
 
Tây họ phân biệt rõ Moth và Butterfly.
Không biết ở Mỹ, bác anhmytran có bị con Moth lọt vô tủ quần áo đẻ trứng chưa? Trước, tui không biết, nên, theo thói quen khi còn ở VN, phải bỏ vài viên long-nảo trong tủ quần áo. Nhưng mùi long-nảo thì giống mùi trong phòng... sản-phụ (!), nên tui ngại dùng. Sau nầy tui biết được sâu ăn ruổng quần áo trong tủ là ấu-trùng con bướm đêm nầy, nên việc phòng ngừa trở thành hết sức gọn.

Bác có gặp Bướm Vua chưa? Tui có gặp ở giữa biển, trên đường vượt biên. Thấy bướm bay, ai nấy mừng quá, nói sắp tới bờ rồi! Vậy mà phải thêm 4 hôm nữa mới tới! Té ra chúng (Bướm Vua) xem chuyện vượt đại-dương như mình... đi chợ!
Thân.
 
Thật ra tôi đang nghĩ cách mua trứng rắn Hổ Trâu ở miền Nam
rồi gửi qua bưu điện sang Mỹ. Đó là cách gửi lậu. Nếu mang
theo người cho dễ điều khiển nhiệt độ và độ ẩm, thì khi đi
qua Hải Quan sẽ bị bắt và đi tù, cũng như buôn ma tuý vậy.
Hàng gửi bưu điện từ VN đến Mỹ thì đi 2 tuần hay 10 ngày.
Nếu gửi mùa hè thì có thể xài Pin để sưởi trứng tự động, vì
mùa hè ở Mỹ cũng nóng lắm. Chỉ lạnh khi ở trên máy bay thôi.
Gọi là lạnh là đối với trứng, chứ nhiệt độ cũng chừng 20 độ.
*
Nơi tôi ở là miền Đông Bắc nước Mỹ. Ở đây có rắn Hổ Trâu,
rất giống rắn ta, nhưng tôi không biết có cùng giống hay
không. Người Mỹ có mua bán con này, để nuôi chơi, giá rất
đắt, tôi chưa tìm hiểu bao nhiêu tiền. Luật ở đây cấm săn
bắt con này ngoài tự nhiên quá 1 con 1 ngày, từ đầu tháng
Năm đến hết tháng Tám. Vậy mỗi tháng không được bắt hơn 3
chục con. Nếu thế thì mỗi tháng không được bán hơn 30 con.
*
Rắn Hổ Trâu ở chỗ tôi tên là
Elaphe obsoleta, Elaphe alleghaniensis, và coluber c. constrictor
Rắn Hổ Trâu ở Việt Nam tên là
Ptyas mucosa
*


Con Moth cắn quần áo trong tủ thì người Việt không gọi
là bướm đêm, mà gọi là Mọt tủ. Con sâu ăn gạo thì gọi
là Mọt gạo. Con sâu ăn khoai lang thì gọi là con Hà.
Đó là những con sâu mọt ở trong nhà hay trong kho.
Chúng không luôn luôn là bướm, mà có thể là con bọ cánh
cứng (mọt gạo, ngô và hà đục khoai lang).
*
Ở Mỹ, trong nhà thì con bọ rày có nhiều nhất, và nó ở
trên quần áo mình đang mặc, trong chăn gối mình đang
ngủ. Nói chung ta không biết có nó, vì nó lành, chỉ ăn
da mình bong ra lẫn trong chăn gối quần áo thôi. Mỗi
lần mình giặt chăn gối quần áo thì chúng chết hết, nhưng
bao giờ cũng có vài con sống sót chui luồn ở đâu đó
trong nhà, và chúng rất mau chóng đẻ ra mấy đời con cháu
luôn. Nếu lười thay chăn gối quần áo, thì cứt đái chúng
ỉa ra có thể làm ngứa ngáy. Vì thế ở nhà dưỡng lão và
bệnh viện, quần áo, rải giường, nệm, chăn, gối phải giặt
hàng ngày. Con này nhỏ lắm, phải soi kính phóng to mới
tìm thấy được, và nó trong suốt, chứ không đen như chấy
rận đâu. Tôi quên tên tiếng Anh của nó rồi.
*
Còn vùng biển Việt Nam, nếu biết nghề đi biển, mà có
buồm tốt, hay máy 10 ngựa trở lên, thì vượt biển không
quá 8 ngày. Ví dụ đường xa nhất từ Sài Gòn đến Hong Kong
thì mất 8 ngày, đến Philipin thì 7 ngày, đến Indonexia
thì 6 ngày. Đi từ Huế đến HongKong mất 5 ngày, đến Phi
mất 6 ngày, đến Indonexia mất 8 ngày. Từ Nghệ an hay
Hải phòng đi HongKong mất 10 ngày, vì vưóng đảo Hải Nam,
còn đi Phi mất 8 ngày, đi Indonexia mất 10 ngày.
Vì vậy từ khi bác thấy bướm bay trên biển, mà còn đi 4
ngày nữa, thì chỗ đó đúng là giữa biển đấy.
*
Ngưòi vượt biên trong Nam đa số không biết đi biển, nên
họ hay đi theo đường xoáy ốc, cả tháng không đi nổi chục
cây số. Ở Hồng Kông có lần tổ chức thi lướt ván có buồm
đến Manila thủ đô Philipin. Người thi phải đứng cầm buồm
suốt mấy ngày kể cả ăn cả ngủ cho đến khi tới đích. Hình
như mất 3 ngày thì phải. Ván dài chừng 4 mét, rộng hơn nửa
mét, dưới đáy có 2 vây cá to như cái quạt cầm tay, buồm
cao chừng 4 mét, rộng chừng 2 mét. Có mấy chục người tham
dự thi, và có mấy thuyền máy hộ tống phòng ngừa có tai nạn
thì cứu, nhưng người thi không được nhận hay nói chuyện
với người trên thuyền hộ tống.
*
220px-Windsurf.600pix.jpg

*
 
Em không đọc sách nhiều nhưng cũng biết câu "mắt phượng, mày ngài". Có điều em khẳng định với bác Anhmytran là Bướm với Ngài khác nhau.

Điểm khác biệt đầu tiên là râu xúc giác. Xúc giác của Bướm đều có dạng chùy, tức đầu trên của xúc giác phình to rõ ràng, còn xúc giác của Ngài thường có dạng sợi, dạng lược hoặc dạng cánh (chỗ này người ta ví như mày Ngài) nhưng không có dạng chùy.

Điểm khác biệt thứ 2 là phần bụng, phần bụng của Bướm thường nhỏ, dài, mỏng manh còn phần bụng của Ngài thì tương đối to béo.

Điểm khác biệt thứ 3 là tư thế của cánh khi chúng đậu. Bướm đậu thì 2 cánh dựng đứng trên lưng còn Ngài đậu thì 2 cánh lại ngang với lưng

Thứ 4 là hành vi, đa số Bướm đều hoạt động ban ngày còn đa số Ngài hoạt động ban đêm và có tính hướng sáng tương đối mạnh thường có hành vi "vồ đèn" giống thiêu thân.

Đây là lĩnh vực tui say mê và có quan sát nên có đôi chút góp ý cùng ACE, mong được nhận thêm ý kiến.

--------

Theo hình trên thì chỉ có Hình 1 là Bướm, 3 tên còn lại là Ngài
Chà, không hiểu sao tui lại đọc sót bài viết trên. Quá hay! Quan-sát tường-tận, phân-tích rạch-ròi.
Một chi-tiết bạn cho làm tui mĩm cười, rất vui, bởi giải-tỏa cho tui một dấu hỏi từ thuở ấu-thơ đến giờ. Đó là "mày Ngài".
Cám ơn bạn rất nhiều.
 


Back
Top