- Những thành phố nổi trên sông Tiền sông Hậu thoáng bỗng tiêu điều. Hai bên bờ, giá đất bãi bồi tăng chóng mặt. Cây ăn trái bị đốn bỏ hàng loạt để nhường chỗ cho hầm nuôi cá.
Chỉ cách nay một thập niên thôi, ai đến thăm vùng sông nước đầu nguồn của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đều có cảm giác choáng ngợp trước hàng nghìn bè cá tra nối đuôi nhau xếp hàng dài trên sông. Không ai biết từ bao giờ, người ta mệnh danh các làng bè này là “thành phố nổi trên sông”. Mà quả thật, quang cảnh về đêm của làng bè tráng lệ không thua gì phố xá trên bộ, mỗi "biệt thự nổi" trị giá từ vài chục đến trên 100 cây vàng, trên đó đèn điện sáng choang, cũng tivi, karaoke rất xôm tụ.
Từ basa cho đến cá tra
Không ai biết nghề nuôi cá bè được bắt đầu từ khi nào, người ta chỉ đoán rằng, khoảng vài chục năm trước, vào mùa nước nổi, lượng cá từ Biển Hồ đổ về các tỉnh đầu nguồn nhiều vô số kể. Ngư dân đánh bắt cá ăn không hết mà bán cũng không kịp, vậy là người ta bắt đầu làm những chiếc lồng tre treo trên sông, quay cá lại rồi cho ăn, chỉ có vậy mà đàn cá lớn nhanh. Nuôi được cá trong lồng, bà con ngư dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, rồi đua nhau nới rộng lồng cá, riết rồi thành làng bè hồi nào không hay.
Ông Hai Nắm, một ngư dân gắn bó với nghề nuôi cá bè từ mấy chục năm nay ở huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp cho hay, những năm 90 của thế kỷ trước là thời kỳ vàng son của dân làng bè. Nói đoạn, ông chỉ tay về phía chiếc ôtô hiệu Toyota đời đầu: “Con ôtô này tui đổi bằng nửa bè cá ba sa đó”. Ông bảo thời đó cá ba sa có giá nên người nuôi bỏ ra một vốn lấy bốn năm lời, dân làng bè ai cũng phất lên như diều gặp gió. Ngặt nỗi nguồn giống khan hiếm quá, phải thu gom từng con giống ngoài tự nhiên cực khổ vô cùng, lắm lúc phải sang tận Campuchia mua con giống người ta vớt trên Biển Hồ đem bán.
Sau phong trào nuôi cá basa, dân làng bè chuyển sang nuôi cá tra. Lúc đó làng bè càng mở rộng hơn vì giống cá tra dễ đánh bắt hơn. Một vụ nuôi bốn đến sáu tháng mỗi bè cá có thể nuôi được từ vài chục đến cả trăm tấn cá. Lúc đó có người sở hữu vài chục chiếc bè. Phong trào nuôi cá bè phát triển cực độ khi mà người dân cho cá tra sinh sản nhân tạo thành công. Chủ động được nguồn giống, người ta mở rộng làng bè, rồi ồ ạt phá vườn cây, ruộng lúa đào ao thả cá. Nhưng rồi giá cả khi trồi, khi sụt, người nuôi một năm huề vốn, một năm lời thì hai năm lỗ lã. Quy luật trồi sụt kéo dài, nhiều người nuôi cá đã không bám trụ được với “ngôi biệt thự nổi” của mình.
Cá nuôi bè kết thúc sứ mệnh lịch sử?
Ông Hai Bé, một chủ bè ở Phú Thuận B (Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết, bây giờ giá cá tra có đạt đến 20 ngàn đồng một ký dân làng bè cũng không còn tha thiết gì đến chuyện nuôi nữa. Bởi so với cá nuôi trong ao hầm và cá bãi bồi, thì chi phí nuôi cá bè cao hơn một đến hai ngàn đồng/ký, mà tỷ lệ cá hao hụt, rủi ro lại cao hơn. Trong khi một cái bè 100 tấn cá, chi phí ít nhất cũng 300 triệu đồng, mà chỉ nuôi được trong vòng 10 năm. Trong khi cũng với số tiền đó người ta có thể mua cả héc ta đất đào hầm nuôi một lần dăm ba trăm tấn.
Ông Nguyễn Văn Chên ở xã Phú Bình (huyện Phú Tân, An Giang) dẫn giải: “Kỹ thuật nuôi cá ao hầm rất dễ. Trước khi thả cá, chỉ cần làm vệ sinh hầm bằng cách rắc vôi bột, ao nuôi phải có đường dẫn nước với hệ thống điều khiển chủ động theo ý muốn. Có thể ngăn chặn trong những ngày nguồn nước bên ngoài bị ô nhiễm. Hàng ngày bơm nước vào để làm mới nguồn nước. Thức ăn cho cá cũng rất quan trọng đến việc ổn định nguồn nước. Đảm bảo thức ăn cho cá có tỉ lệ đạm từ 15% trở lên và bổ sung một số acid amin thiết yếu để cân đối dinh dưỡng, đồng thời giúp cá ăn ngon miệng và tiêu hoá thức ăn tốt hơn”.
Còn nuôi cá bè, mỗi lần xử lý nước phải dùng nylon bọc toàn bộ bè cá, rồi mới cho thuốc vào. Cá bè thuộc vào hàng “nắng không ưa, mưa không chịu” nước đầu nguồn có chút thay đổi là cá bỏ ăn, trái gió trở trời là “rộ bè” cá chết hàng loạt mà không có cách nào ngăn chặn. Về phía nhà chế biến cá phi lê xuất khẩu, thì bao giờ cá nuôi đăng quầng và cá ao hầm cũng là chọn lựa số một của doanh nghiệp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Quang, Giám đốc Công ty Công nghiệp Thuỷ sản miền Nam (Cần Thơ) phân tích: "Trước đây khi ngư dân chưa có kỹ thuật nuôi được cá thịt trắng trong đăng quầng thì cá bè là số một cả về ưu tiên lẫn giá cả. Còn bây giờ, cá ao hầm đã có được thịt trắng, mà lại dè dặt; trong khi đó, cá bè lại nhiều mỡ, phải mất hơn 3kg nguyên liệu mới chế biến được 1kg phi lê, trong khi đó tỉ lệ này đối với cá đăng quầng bình quân là 2,7kg, vì vậy có sự chênh lệch giá mua là điều tất nhiên".
Và khi cá bè không còn được ưa chuộng, nhiều chủ bè cá đã bỏ không mặc cho bè chìm xuống đáy sông. Có người kêu bán xác bè cho dân lấy gỗ. Nhiều hộ nuôi đã lâm vào cảnh nợ nần phá sản. Nhiều người vì nhớ nghề đã thả nuôi cá tạp để “chờ thời” nhưng thời cơ đâu hông thấy, chỉ thấy nhà nhà nuôi cá điêu hồng, người người nuôi cá he đỏ, bán tại chổ không hết. Một lần nữa người nuôi dẫm lên chân nhau “kéo làng bè cùng chết chìm”. Qua rồi cái thời vàng son, từ hai ba năm nay, làng bè đang chết trong cảnh “không kèn không trống”
Nhiều người nuôi cá cho rằng, nghề nuôi cá bè đã kết thúc sứ mệnh lịch sử sau gần nửa thế kỷ tồn tại. Theo quy luật kinh tế, mô hình nào cho số lượng nhiều hơn, giá thành hạ hơn, và ít rủi ro hơn thì sẽ được chọn lựa. Bởi vậy, nghề nuôi cá bè buộc phải “nhường ngôi” cho nghề nuôi cá ao hầm và nuôi cá đăng quầng ven theo các bãi bồi ven sông Tiền và sông Hậu.
Đua nhau đào ao, đăng quầng nuôi cá
Ông T, nguyên là cán bộ ngành nông nghiệp ở Đồng Tháp, có một héc ta vườn sầu riêng đang cho trái ở ven sông Hậu. Ông cho biết mỗi năm vườn sầu riêng này mang về cho gia đình ông không dưới trăm triệu. Nhưng theo ông, thu nhập như vậy là lượm bạc cắc so với nuôi cá tra. Bởi một ha đất ven sông, nuôi một vụ cá ít gì cũng lãi ròng không dưới 500 triệu. Và ông đã cho phá vườn cây đang cho trái đào ao thả cá.
Dọc theo các cù lao ven sông Tiền, sông Hậu như Cồn Bình Thạnh, Cồn Đông Giang, khu vực bãi bồi xã Bình Thành – Thanh Bình – Đồng Tháp người ta đua nhau mua đất, đào ao, đăng quầng thả cá. Chưa lúc nào cơn sốt đất bãi bồi lại tăng cao như hiện nay.
Trong vai một người đi tìm mua đất bãi bồi, chúng tôi tìm đến vùng cù lao An Hiệp (huyện Châu Thành, Đồng Tháp). Một không khí đào xới diễn ra rất khẩn trương ở đây, những vườn nhãn đang cho trái oằn sai bị đốn học, móc gốc nhường chỗ cho những ao cá mới hình thành. Khi chúng tôi hỏi tìm mua đất. Ông Muôn, một nông dân địa phương cho hay. Bây giờ đất bãi bồi ở đây không còn đâu, người nuôi cá từ Tiền Giang, Vĩnh Long sang lùng mua tối ngày. Cách đây vài tháng, một công đất bãi bồi cao lắm chỉ khoảng 30 triệu, giờ người ta kêu giá gấp đôi nhưng cũng không còn để bán.
Tại Đồng Tháp, cơn sốt đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ chưa từng có từ trước đến nay. Người dân trong và ngoài tỉnh đổ xô tìm mua đất bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu đất ruộng lúa dọc theo kênh rạch làm cho giá đất tăng gần gấp đôi so với bình thường. Theo giá thị trường, đất có vị trí đẹp, gần nguồn nước sạch được bán với giá không dưới 40 - 60 triệu đồng một công. Theo báo cáo của thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Tháp, trong 3 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có trên 300 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi trái phép thành ao nuôi cá. Phong trào phá vườn cây, đào ruộng lúa để nuôi cá vẫn diễn ra ồ ạt tại nhiều huyện thị. Điều này làm đau đầu các nhà quản lý vì theo dự đoán nguồn cá nguyên liệu ở Đồng Tháp sẽ vượt cầu khoảng 50.000 tấn vào cuối năm nay.
<ul><li>H.Nguyễn </li></ul>
Chỉ cách nay một thập niên thôi, ai đến thăm vùng sông nước đầu nguồn của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đều có cảm giác choáng ngợp trước hàng nghìn bè cá tra nối đuôi nhau xếp hàng dài trên sông. Không ai biết từ bao giờ, người ta mệnh danh các làng bè này là “thành phố nổi trên sông”. Mà quả thật, quang cảnh về đêm của làng bè tráng lệ không thua gì phố xá trên bộ, mỗi "biệt thự nổi" trị giá từ vài chục đến trên 100 cây vàng, trên đó đèn điện sáng choang, cũng tivi, karaoke rất xôm tụ.
Từ basa cho đến cá tra
Không ai biết nghề nuôi cá bè được bắt đầu từ khi nào, người ta chỉ đoán rằng, khoảng vài chục năm trước, vào mùa nước nổi, lượng cá từ Biển Hồ đổ về các tỉnh đầu nguồn nhiều vô số kể. Ngư dân đánh bắt cá ăn không hết mà bán cũng không kịp, vậy là người ta bắt đầu làm những chiếc lồng tre treo trên sông, quay cá lại rồi cho ăn, chỉ có vậy mà đàn cá lớn nhanh. Nuôi được cá trong lồng, bà con ngư dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, rồi đua nhau nới rộng lồng cá, riết rồi thành làng bè hồi nào không hay.
Ông Hai Nắm, một ngư dân gắn bó với nghề nuôi cá bè từ mấy chục năm nay ở huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp cho hay, những năm 90 của thế kỷ trước là thời kỳ vàng son của dân làng bè. Nói đoạn, ông chỉ tay về phía chiếc ôtô hiệu Toyota đời đầu: “Con ôtô này tui đổi bằng nửa bè cá ba sa đó”. Ông bảo thời đó cá ba sa có giá nên người nuôi bỏ ra một vốn lấy bốn năm lời, dân làng bè ai cũng phất lên như diều gặp gió. Ngặt nỗi nguồn giống khan hiếm quá, phải thu gom từng con giống ngoài tự nhiên cực khổ vô cùng, lắm lúc phải sang tận Campuchia mua con giống người ta vớt trên Biển Hồ đem bán.
Sau phong trào nuôi cá basa, dân làng bè chuyển sang nuôi cá tra. Lúc đó làng bè càng mở rộng hơn vì giống cá tra dễ đánh bắt hơn. Một vụ nuôi bốn đến sáu tháng mỗi bè cá có thể nuôi được từ vài chục đến cả trăm tấn cá. Lúc đó có người sở hữu vài chục chiếc bè. Phong trào nuôi cá bè phát triển cực độ khi mà người dân cho cá tra sinh sản nhân tạo thành công. Chủ động được nguồn giống, người ta mở rộng làng bè, rồi ồ ạt phá vườn cây, ruộng lúa đào ao thả cá. Nhưng rồi giá cả khi trồi, khi sụt, người nuôi một năm huề vốn, một năm lời thì hai năm lỗ lã. Quy luật trồi sụt kéo dài, nhiều người nuôi cá đã không bám trụ được với “ngôi biệt thự nổi” của mình.
Cá nuôi bè kết thúc sứ mệnh lịch sử?
Ông Hai Bé, một chủ bè ở Phú Thuận B (Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết, bây giờ giá cá tra có đạt đến 20 ngàn đồng một ký dân làng bè cũng không còn tha thiết gì đến chuyện nuôi nữa. Bởi so với cá nuôi trong ao hầm và cá bãi bồi, thì chi phí nuôi cá bè cao hơn một đến hai ngàn đồng/ký, mà tỷ lệ cá hao hụt, rủi ro lại cao hơn. Trong khi một cái bè 100 tấn cá, chi phí ít nhất cũng 300 triệu đồng, mà chỉ nuôi được trong vòng 10 năm. Trong khi cũng với số tiền đó người ta có thể mua cả héc ta đất đào hầm nuôi một lần dăm ba trăm tấn.
Ông Nguyễn Văn Chên ở xã Phú Bình (huyện Phú Tân, An Giang) dẫn giải: “Kỹ thuật nuôi cá ao hầm rất dễ. Trước khi thả cá, chỉ cần làm vệ sinh hầm bằng cách rắc vôi bột, ao nuôi phải có đường dẫn nước với hệ thống điều khiển chủ động theo ý muốn. Có thể ngăn chặn trong những ngày nguồn nước bên ngoài bị ô nhiễm. Hàng ngày bơm nước vào để làm mới nguồn nước. Thức ăn cho cá cũng rất quan trọng đến việc ổn định nguồn nước. Đảm bảo thức ăn cho cá có tỉ lệ đạm từ 15% trở lên và bổ sung một số acid amin thiết yếu để cân đối dinh dưỡng, đồng thời giúp cá ăn ngon miệng và tiêu hoá thức ăn tốt hơn”.
Còn nuôi cá bè, mỗi lần xử lý nước phải dùng nylon bọc toàn bộ bè cá, rồi mới cho thuốc vào. Cá bè thuộc vào hàng “nắng không ưa, mưa không chịu” nước đầu nguồn có chút thay đổi là cá bỏ ăn, trái gió trở trời là “rộ bè” cá chết hàng loạt mà không có cách nào ngăn chặn. Về phía nhà chế biến cá phi lê xuất khẩu, thì bao giờ cá nuôi đăng quầng và cá ao hầm cũng là chọn lựa số một của doanh nghiệp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Quang, Giám đốc Công ty Công nghiệp Thuỷ sản miền Nam (Cần Thơ) phân tích: "Trước đây khi ngư dân chưa có kỹ thuật nuôi được cá thịt trắng trong đăng quầng thì cá bè là số một cả về ưu tiên lẫn giá cả. Còn bây giờ, cá ao hầm đã có được thịt trắng, mà lại dè dặt; trong khi đó, cá bè lại nhiều mỡ, phải mất hơn 3kg nguyên liệu mới chế biến được 1kg phi lê, trong khi đó tỉ lệ này đối với cá đăng quầng bình quân là 2,7kg, vì vậy có sự chênh lệch giá mua là điều tất nhiên".
Và khi cá bè không còn được ưa chuộng, nhiều chủ bè cá đã bỏ không mặc cho bè chìm xuống đáy sông. Có người kêu bán xác bè cho dân lấy gỗ. Nhiều hộ nuôi đã lâm vào cảnh nợ nần phá sản. Nhiều người vì nhớ nghề đã thả nuôi cá tạp để “chờ thời” nhưng thời cơ đâu hông thấy, chỉ thấy nhà nhà nuôi cá điêu hồng, người người nuôi cá he đỏ, bán tại chổ không hết. Một lần nữa người nuôi dẫm lên chân nhau “kéo làng bè cùng chết chìm”. Qua rồi cái thời vàng son, từ hai ba năm nay, làng bè đang chết trong cảnh “không kèn không trống”
Nhiều người nuôi cá cho rằng, nghề nuôi cá bè đã kết thúc sứ mệnh lịch sử sau gần nửa thế kỷ tồn tại. Theo quy luật kinh tế, mô hình nào cho số lượng nhiều hơn, giá thành hạ hơn, và ít rủi ro hơn thì sẽ được chọn lựa. Bởi vậy, nghề nuôi cá bè buộc phải “nhường ngôi” cho nghề nuôi cá ao hầm và nuôi cá đăng quầng ven theo các bãi bồi ven sông Tiền và sông Hậu.
Đua nhau đào ao, đăng quầng nuôi cá
Ông T, nguyên là cán bộ ngành nông nghiệp ở Đồng Tháp, có một héc ta vườn sầu riêng đang cho trái ở ven sông Hậu. Ông cho biết mỗi năm vườn sầu riêng này mang về cho gia đình ông không dưới trăm triệu. Nhưng theo ông, thu nhập như vậy là lượm bạc cắc so với nuôi cá tra. Bởi một ha đất ven sông, nuôi một vụ cá ít gì cũng lãi ròng không dưới 500 triệu. Và ông đã cho phá vườn cây đang cho trái đào ao thả cá.
Dọc theo các cù lao ven sông Tiền, sông Hậu như Cồn Bình Thạnh, Cồn Đông Giang, khu vực bãi bồi xã Bình Thành – Thanh Bình – Đồng Tháp người ta đua nhau mua đất, đào ao, đăng quầng thả cá. Chưa lúc nào cơn sốt đất bãi bồi lại tăng cao như hiện nay.
Trong vai một người đi tìm mua đất bãi bồi, chúng tôi tìm đến vùng cù lao An Hiệp (huyện Châu Thành, Đồng Tháp). Một không khí đào xới diễn ra rất khẩn trương ở đây, những vườn nhãn đang cho trái oằn sai bị đốn học, móc gốc nhường chỗ cho những ao cá mới hình thành. Khi chúng tôi hỏi tìm mua đất. Ông Muôn, một nông dân địa phương cho hay. Bây giờ đất bãi bồi ở đây không còn đâu, người nuôi cá từ Tiền Giang, Vĩnh Long sang lùng mua tối ngày. Cách đây vài tháng, một công đất bãi bồi cao lắm chỉ khoảng 30 triệu, giờ người ta kêu giá gấp đôi nhưng cũng không còn để bán.
Tại Đồng Tháp, cơn sốt đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ chưa từng có từ trước đến nay. Người dân trong và ngoài tỉnh đổ xô tìm mua đất bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu đất ruộng lúa dọc theo kênh rạch làm cho giá đất tăng gần gấp đôi so với bình thường. Theo giá thị trường, đất có vị trí đẹp, gần nguồn nước sạch được bán với giá không dưới 40 - 60 triệu đồng một công. Theo báo cáo của thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Tháp, trong 3 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có trên 300 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi trái phép thành ao nuôi cá. Phong trào phá vườn cây, đào ruộng lúa để nuôi cá vẫn diễn ra ồ ạt tại nhiều huyện thị. Điều này làm đau đầu các nhà quản lý vì theo dự đoán nguồn cá nguyên liệu ở Đồng Tháp sẽ vượt cầu khoảng 50.000 tấn vào cuối năm nay.
<ul><li>H.Nguyễn </li></ul>
Last edited: