Nuôi Cóc Vàng

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
tôi có có dịp về đăk lăk có nghe bà con ở đây nói có chổ nuôi cóc vàng ,nhưng bà con nơi đây chưa có thông tin chính xác về chổ nuôi ,và chỉ thấy người chở cóc vàng đi bán với giá 45.000d/kg ,và được nghe người bán nói là nuôi HÀ NỘI rồi đem vào đây bán ,rất tiếc tôi chưa gặp người bán cóc
ace cô bác nào có biết địa chỉ sdt nơi nuôi cóc vàng xin cho biết, tôi rất cám ơn sdt của tôi 0907938476
XUÂN VŨ xin được sự giúp đở
 
mình đang theo mô hình bán hoang dã,lúc đầu chúng sống tốt và sinh sản,nhưng sau đó gì mật độ dầy và kích cở không đồng đều ,chúng ăn thịt lẩn nhau .Phần riêng ra theo từng cở tương đương,chúng chỉ sốnhh 1 thời gian rồi chết dần ,mình chưa tìm ra nguyên nhân
 
mấy kưng đy chết mẹ hết dy tìm nuôi cóc mà toàn thấy ếch voi dế là sao tìm hoài chẳng thấy cóc ở đâu pà kon ai ky thuật nuôi cóc thì xin chỉ giáo dùm :D:D
---------------
ai mà cóa bik xin liên hệ 01239676636 chj? giáo dùm nghen cám ơn mấy sư huynh giúp dùm tiểu đệ nghen ^^! :-C :-w
 
Last edited by a moderator:
Ban Khiêm Tốn Quá Ai Nên đây Cũng Chỉ Dể Học Nhau Thôi Mà
Mình Chua Nuôi Nhưng Mình Cũng Biết đôi Chút
---------------
Như Anh Xuôn Vũ Nói La đúng đó Nếu Nuôi Như Anh Thi Chết Dan Cùng Dúng Thôi Bạn Cân Co Nơi Riêng Từng Loại
Minh Mơi Nuôi Thành Công Trùn Quế Thôi Cóc Minh đã Tìm Hiêu Nhiều Nhưng Chưa Có Chỗ Nuôi Nếu Ai Có Nhu Câu Cư Liên Hệ Với Mình Mình Biêt Minh Săng Sàng Giụp đỡ
Mình Tên La Thẩm O Vănl
---------------
O Văn Lâm_hưng Yến Sdt 01669520102
 
Last edited by a moderator:
Bạn đã thấy ai nuôi bán hoang dã thành công loại cóc thường chưa ?

thêm ông vua ở thái bình nữa

Nghề chế biến thịt cóc ở Thọ An - Thanh Hoá

CAND - 22/10/2008
Theo thống kê của xã Thọ An (Thanh Hoá), toàn xã có 2.000 hộ thì có tới 80% số hộ theo nghề buôn cóc. Thu nhập bình quân cho mỗi một người là 2 - 3 triệu đồng/tháng. Nghề thịt cóc cũng giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 10% số hộ lao động ở xã Thọ Xuân (toàn xã có 1.700 hộ).

11_thit1183.jpg


Thịt "cậu ông giời" để làm ruốc (Ảnh: T.M).

Xã Thọ An có diện tích đất tự nhiên 293ha, người dân chủ yếu sống dựa vào nghề trồng lúa, đời sống còn nhiều khó khăn. Trong khi đó nghề trồng đay, quay dây thừng truyền thống, lại có hiệu quả kinh tế thấp, đến những năm đổi mới thì thất truyền.

Năm 1968, ông Lê Văn Quý, người làng vẫn gọi là "vua cóc" lần đầu bắt cóc để làm thịt cho các cháu ăn. Thấy các cháu còi xương chóng lớn, ông đã nghĩ đến việc đem thịt cóc đi bán ra các vùng lân cận.

Cóc được mổ lột da, chặt đầu, bỏ lòng mề, gan, mật, trứng... chỉ lấy mỗi thịt, bóp dấm, rửa sạch, hấp lên rồi giã nhỏ, rang làm ruốc. Do ruốc cóc của ông làm thơm ngon, lại giữ được chữ tín với khách hàng nên ngày càng được nhiều người biết đến và đặt hàng định kỳ. Từ đó làng có thêm nghề mới rất độc đáo, nghề thịt cóc. Nhưng nghề này lúc đầu vẫn chỉ có lác đác người theo.

Những năm 80 của thế kỷ XX, dân làng được chứng kiến sự khấm khá của gia đình ông Hoàng Xuân Tòng từ nghề thịt cóc. Ông Tòng "cóc" nuôi được 7 người con khôn lớn đều bằng tiền bán cóc, rồi dựng vợ gả chồng, và xây được 3 ngôi nhà cho các con trai cũng nhờ con cóc. Nhiều người đã đến học cách làm của ông Quý, ông Tòng để hành nghề.

Ai mua cóc nào! Ai mua cóc đê... ê! Đó là tiếng rao của những người đàn bà đạp xe, đằng sau chở một chiếc bu có đính biển: "Bán cóc làm ruốc". Tiếng rao ấy có mặt trong Nam , ngoài Bắc.

Không dám khẳng định là tất cả, song cũng phải hơn 90% là người ở 2 xã Thọ Xuân, Thọ An. Bình quân mỗi ngày, họ đạp trên trăm cây số, rong ruổi qua các con phố của Thủ đô [URL="http://tintuc.xalo.vn/Hà_Nội"]Hà Nội[/URL]. Còn nếu đi các tỉnh khác, họ bắt xe khách, mang theo xe đạp. Khi tới nơi, kiếm được chỗ trú chân, liên lạc được với đại lý cóc là họ hành nghề.

Chị Bùi Thị Vy (Đội 11 - Thọ An), người đã đi vào Nam bán cóc được 4 năm trời, mỗi tháng cũng gửi được 1 - 2 triệu đồng về quê, đang ở nhà tâm sự: "Đi bán cóc trong đó được lắm, bình quân mỗi buổi cũng lãi khoảng 100.000 đồng. Cũng có hôm không có khách, cóc gầy và chết là coi như lỗ".

Thu nhập từ việc buôn cóc của người phụ nữ nơi đây khá hơn rất nhiều so với các nghề khác, thế nhưng độ rủi ro cao: bị trả tiền giả, trở thành đối tượng để kẻ xấu rình rập luôn ám ảnh.

Ngoài việc đi bán cóc rong, người làng bắt đầu tính chuyện làm ăn lớn. Họ đầu tư vốn thu mua cóc ở khắp nơi và mở rộng thị trường. Cả xã Thọ Xuân, Thọ An có 6 đại lý lớn thu mua cóc. Mỗi đại lý đều có "hầm" chứa cóc, ngày nào ít cũng nhập vài tạ cóc, có khi lên tới cả tấn. Cóc được gom từ khắp các tỉnh: Lạng Sơn, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình , Nam Định...

Sau đó cóc được phân phối cho "đội quân" bán lẻ "trảm" để lấy thịt làm ruốc. Phần còn lại thì chế biến thành cóc khô để bán lại cho các công ty chuyên chế biến bột cóc cho trẻ em, cung cấp cho các hộ làm thức ăn nuôi rắn...

Đại lý thu mua cóc của anh Trần Văn Tăng, Thôn 9 - Thọ An, lúc nào cũng huy động vốn liên tục trên 100 triệu đồng để thu mua cóc. Thu nhập bình quân của gia đình anh một tháng là 3 - 4 triệu đồng. Mỗi ngày anh còn giải quyết cho 4 - 5 lao động có thu nhập 40 nghìn đồng.

Thu nhập từ việc bán cóc lớn, nhiều gia đình kinh tế ngày càng khá giả. Theo thống kê của xã Thọ An, toàn xã có 2.000 hộ thì có tới 80% số hộ theo nghề buôn cóc. Thu nhập bình quân cho mỗi một người là 2 - 3 triệu đồng/tháng.

Nghề thịt cóc cũng giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 10% số hộ lao động ở xã Thọ Xuân (toàn xã có 1.700 hộ). Khá giả lên nhưng người làng đã bắt đầu nhận ra cái "ác" của nghề này với tự nhiên. "Anh nhìn thì biết, bây giờ ở đất này, bói chẳng ra con cóc" - ông Tòng giọng đầy lo lắng.

Ông Hoàng Quốc Định, Phó Chủ tịch xã Thọ An, đang tính đến chuyện giúp người dân nuôi cóc: "Cóc ngày càng khan hiếm, nếu cứ tiếp tục thế này thì cóc trong tự nhiên sẽ biến mất. Cần có kế hoạch bảo tồn, phát triển nguồn cóc trong từng hộ thịt cóc. Nếu có vài hecta đất mình xây tường xung quanh, để thử nghiệm nuôi giun kết hợp với nuôi cóc, và trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế tạo bóng mát cho cóc. Cóc sẽ sinh trưởng, và phát triển, tạo ra nguồn cóc ổn định".

Tính là vậy chứ, nếu làng "cóc" không sớm thực hiện mà tiếp tục tận thu nguồn cóc từ tự nhiên, thì vài năm tới làng mất nghề thịt "cậu ông trời" là điều không tránh khỏi
reddot.gif
Chia sẻ:
  • <SCRIPT>function fbs_click() {u=location.href;t=document.title;window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u='+encodeURIComponent(u)+'&t='+encodeURIComponent(t),'sharer','toolbar=0,status=0,width=626,height=436');return false;}</SCRIPT>
  • <SCRIPT> u=location.href; document.write(''); </SCRIPT>

Bài viết Nghề chế biến thịt cóc ở Thọ An - Thanh Hoá được máy tìm kiếm Xa Lộ tự động quét trên mạng. Nếu thấy có nội dung xấu, xin bạn vui lòng gửi thư điện tử cho chúng tôi, bao gồm tên bài viết Nghe che bien thit coc o Tho An - Thanh Hoa ở dạng tiếng Việt không dấu, hoặc Nghề chế biến thịt cóc ở Thọ An - Thanh Hoá ở dạng có dấu.
 
có nuôi qua! chưa thành công, chết nhiều lắm nếunuôi mật độ dầy , mình cũng chữao nguyên nhân?
 
Mình Rất Quan Tâm Tới Vấn đề Này Nhưng Chưa Có Thời Gian Và điều Kiệm để Tìm Thử Nghiệm.
Về Chuồng Thì Mình Có ý Thế Này.có điều Kiệm Nên Xây Phải Kim Cao Tầm 1,2m Là Ok. Nhưng Phải Kín Bởi Cóc Rất Thích Chui Vào Hang Hốc để ở.ở Giữ Tạo Một Cái Hồ Nhỏ Như Nuôi để Cóc Tắm Và Bơi.trên Thì Tạo Các Dụm Rơm để Cóc Trú.nếu Diện Tích Rộng Có Thể Xây Tường Và Trồng Chuối.vấn đề Quan Trọng Bây Giờ Là Thức ăn, Mật độ Nuôi Khoảng Bao Nhiêu Thì Hợp Lý.bở Chúng Có Tập Tính ăn Thit Lẫn Nhau.
Vấn đề Nữa Là Nguồn đầu Ra Mình đang Bị Kẹt ở Chỗ Này.mình Với Thằng Bạn ở Dăk Lăk đang Có Dự định Nuôi.
 
mon an khoai khau cua coc

chao cac ban minh hien tai co tang trai nuoi giun que nhung cac ban biet ko , thu pham da diet cua minh rat nhieu giun que do chinh la loai coc do.cac ban nuoi coc hay nuoi giun que ma tao nguon thuc an cho coc nhe.hay tham khao cac nuoi giun que tren mang.rat de do.chuc cac ban thanh cong.
 
Mình cũng đang nuôi cóc nhưng mình nuôi nhiều lọai cóc chứ không phải một loại cóc vàng không, vì chủ yếu bán cho rắn ăn, do mô hình còn nhỏ và kỹ thuật thô sơ nên không có gì để nói cả. nhưng nếu bác nào có nhu cầu có thể thảo luận với mình nhé theo đc e mail: thanhbach_1985@yahoo.com.
 
Chào bác sáng nay em là người gọi điện cho bác và cũng gủi mail cho bác rồi ko biết nhận được chưa ?ngoài bắc cũng có nơi nuôi nhưng địa chỉ ko rõ ràng và ko có số điện thoại ,cái này bác để từ từ em thủ tìm giúp bác .trong bài báo họ cũng chẳng nói gì đến kinh nghiệm kỹ thuật cả có hình ảnh thì đúng là họ nuôi cóc vàng thật ,khi nào có đk bác ra bắc nếu em có nhà bác cứ ghé em chơi em đưa bác đi xem .còn nếu ko bác cứ đến chơi gia đình ở quê nhưng em bố chí người đón tiếp bác ,vuloi thân !
Coc-910.jpg
 
Em tên Lợi bác ah bên này lạnh lắm bác tuyết đang rơi rồi , khi nào bác ra bắc ghé nhà em chơi ah em lai dai em đãi bác món canh đắng hiiiiiii và nem chua thanh hóa chúc bac sức khỏe và làm ăn phát đạt .
 
Chào các Bác
em ở Nam Định
cóc vàng quê em nhiều lắm
em có thể bắt và thu gom được 100kg-500kg trong 3 ngày
ở quê em vừa xong vụ gặt nên Cóc đồng rất nhiều
em đang muốn kinh doanh 1 chút món cóc sống này, có Bác nào muốn mua để làm ruốc cóc hay cho rắn ăn thì xin hãy liên hệ cho em theo địa chỉ email:
nguyendong18@gmail.com
rất mong nhận được hồi âm của các Bác qua email
em Đông
 
Nam Định xa quá bạn ơi , mình ở Tây Ninh , ở đây có rất nhiều người cần mua cóc đó bạn
 
Mình thấy bài này hay, anh em chưa đọc tham khảo nha:
<table align="center" border="0" cellpadding="2" cellspacing="2" width="100%"><tbody><tr><td height="29">Nghề nuôi “cậu ông Trời” ở Vạn Hòa </td></tr> <tr><td background="Images/m15.gif" height="1">
</td></tr> <tr><td height="5">
</td></tr> <tr> <td width="" height="30"> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width=""> <tbody><tr> <td> LCĐT - Nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai về phía đông khoảng 3 cây số, ngôi nhà nhỏ của anh Lê Xuân Toản, thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hoà được nhiều người biết ăn thịt cóc và mua cóc về làm ruốc biết đến.

</td> </tr> <tr><td valign="top" width="100%"> <table summary="" align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" width="200"> <tbody> <tr> <td>
Coc-910.jpg
</td> </tr> <tr> <td> Anh Toản chăm sóc cóc.</td> </tr> </tbody> </table> Dọc theo bên bồi của sông Hồng, thôn Sơn Mãn trù phú với cây nông nghiệp, rau màu, cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, trong đó có mô hình nuôi cóc của anh Toản. Theo dân gian, cóc là bài thuốc bổ dưỡng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người, thịt và xương cóc dùng để làm thuốc chữa bệnh còi xương ở trẻ em. Trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng chỉ cần ăn ruốc cóc một thời gian sẽ tăng sức đề kháng, sạch cam sài, đỡ mồ hôi trộm. Phụ nữ sau sinh, ăn thịt cóc sẽ được lưu thông khí huyết. Người già nhờ loại thực phẩm này cũng cứng gân, bền cốt, chống được bệnh loãng xương...<o:p></o:p>

Anh Toản cho biết: xuất phát từ nhu cầu của thị trường, thấy nhiều người nuôi ếch mà không có ai để ý đến cóc, nên anh đã mạnh dạn nuôi thử. Thực tế, cóc là loại động vật ưa tự nhiên, dễ sống. Đặc biệt, cóc không cần có sự lựa chọn kỹ về giống, nên anh đã tìm mua của những người trong thôn, trong xã. Ngoài ra, anh cũng tự mình đi tìm bắt những con cóc nhỏ đem về nuôi. Cóc vốn là loài ưa đất, sống tự nhiên, ẩm thấp, nên không phải đầu tư nhiều về chuồng trại như các loại động vật nuôi khác, anh chỉ xây tường bao quanh một khu vườn nhỏ rồi thả chúng vào đấy. Nuôi cóc thực ra cũng không khó lắm, chỉ bỏ công để chăm sóc thôi. Hàng ngày, anh đào giun đất về làm thức ăn cho cóc. Ban đêm, thắp điện sáng để dụ mối và những côn trùng khác đến làm thức ăn cho chúng. Tuy không cần nhiều kỹ thuật, song nuôi cóc cũng gặp khó khăn riêng. Những hôm trời mưa kéo dài, anh đã phải thức gần như cả đêm để canh, không để ngập nước nơi nuôi cóc, bởi cóc không sống được dưới nước như ếch, nếu bị ngâm mình trong nước lâu, chúng sẽ chết...<o:p></o:p>
Trong vườn nhà anh hiện đang nuôi khoảng 6.000 con cóc có thể xuất được và khoảng 3.000 - 4.000 con giống. Nếu chế độ chăm sóc tốt, bình quân khoảng gần 2 tháng, anh xuất được một lứa với trọng lượng khoảng 6 con/1kg. Hiện tại, chủ yếu bán buôn cho những người mua về làm ruốc cóc với giá trung bình 40 nghìn đồng/1kg, còn giá ngoài thị trường 1kg cóc thịt là 70 - 80 nghìn đồng. Thực tế, đầu ra cho cóc cũng đang là vấn đề gặp khó khăn, bởi thị trường Lào Cai hiện nay, nhu cầu không lớn. Những nhà hàng lớn chủ yếu vẫn kinh doanh thịt ếch, vì chế biến thịt cóc không hề đơn giản. Mặt khác, tâm lý của đa số người tiêu dùng vẫn còn e ngại với món thịt cóc. Do đó, thị trường để tiêu thụ cóc vẫn chỉ là những người bán buôn ruốc cóc và những gia đình có nhu cầu làm ruốc cóc cho con trẻ.<o:p></o:p>
Vài năm trở lại đây, khi những món ăn côn trùng như: bọ xít, cào cào... được người dân sành ăn tìm thưởng thức, thì món thịt cóc cũng đang dần trở thành "đặc sản". Anh Toản cho biết thêm: làm thịt cóc cũng không khó, làm mãi cũng quen, cóc được mổ bụng, vứt hết nội tạng, bỏ đầu và bàn chân, lột da, chỉ lấy phần thân và hai đùi. Công đoạn này cần phải làm một cách linh hoạt để "nhựa" cóc có chất độc không dính vào phần thịt, sau đó phần thịt dùng để ăn được bóp muối và dấm...<o:p></o:p>
Ở nhiều nơi, nghề nuôi cóc và bán thịt cóc không còn lạ, nhưng ở Lào Cai thì đây thực sự là một nghề mới mẻ. Không phải là vật nuôi thông thường, nên nghề nuôi cóc và bán cóc cũng là một nghề khá mạo hiểm. Bởi chỉ cần người tiêu dùng "sơ hở" một chút có thể phản tác dụng khi không chữa được bệnh mà món thịt "cậu ông Trời" bổ dưỡng này còn làm nguy hại đến tính mạng. Do vậy, mặc dù nghề này cho nguồn thu nhập khá, nhưng việc nuôi - bán, chế biến và ăn thịt cóc cũng cần phải hết sức cẩn trọng. Khó khăn là thế, song khi được hỏi về ý định mở rộng quy mô chăn nuôi, anh Toản cho biết có thể sẽ mở rộng thêm nếu thị trường có nhu cầu. Đây là một ý tưởng táo bạo của chàng thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi./.

</td></tr> <tr><td width="100%">
</td></tr></tbody></table></td></tr></tbody></table>
 
Bài này có nhiều chỗ yếu:
*
1- Thức ăn nuôi động vật không chắc chắn chủ động .
Thắp đèn lấy côn trùng thì tiền điện còn cao hơn tiền
thu mua côn trùng, hay nuôi côn trùng. Một ngọn điện
thắp cả đêm có lấy được 1 lạng thiêu thân không? Cần
phải nuôi Dế, Mối, Gián, Cào Cào, Giun, và luyện cho
Cóc ăn mồi tổng hợp như nuôi Ba Ba trong Nam.
*
2- Nguồn ra không khó khăn chi cả, vì nhiều người
nuôi rắn rất muốn mua Cóc . Nếu sợ đầu ra bị ép giá,
thì mình mở một chuồng nuôi Rắn, không cần bán Cóc .
*
3- Làm thịt Cóc mà mổ bụng thì lâu lắm, vừa bẩn, vừa
độc nữa. Chỉ cần cắt da trên lưng, gần khấu đuôi, rồi
lột ngược lên và lột xuôi xuống, là nhấc được cả Cóc
đã lột da ra khỏi bộ da rồi. Chỉ cần chặt mõm và 4 bàn
chân bàn tay còn dính da đi thôi.
*
4- Tôi rất thích nuôi Cóc, vì muốn tìm cách lượm da
Cóc lột để bán sang Trung Quốc . Một bộ da Cóc lột bán
giá từ 4 đến 9 Nguyên, tính ra tiền ta là 12 nghìn cho
đến 27 nghìn, mà Cóc cứ 2 tuần lễ thì lột da 1 lần. Cứ
1 con Cóc lớn, mỗi tháng thu rẻ cũng 40 nghìn đồng tiên
Da Cóc Lột . Cần gì phải bán Cóc?
*
 
Da cóc lột bán có giá giữ vậy Anh?
Cảm ơn bài viết của Anh.Hôm nào túm vài em về nuôi thử nghiệm xem sao.
Nhưng thấy mọi người nuôi bị chết cũng thấy lo lo,đồng thời lại cắn nhau( cái này chắc khắc phục được)
 
Back
Top