Nuôi Cóc Vàng

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
tôi có có dịp về đăk lăk có nghe bà con ở đây nói có chổ nuôi cóc vàng ,nhưng bà con nơi đây chưa có thông tin chính xác về chổ nuôi ,và chỉ thấy người chở cóc vàng đi bán với giá 45.000d/kg ,và được nghe người bán nói là nuôi HÀ NỘI rồi đem vào đây bán ,rất tiếc tôi chưa gặp người bán cóc
ace cô bác nào có biết địa chỉ sdt nơi nuôi cóc vàng xin cho biết, tôi rất cám ơn sdt của tôi 0907938476
XUÂN VŨ xin được sự giúp đở
 


Tôi rất thích nuôi Cóc, vì ngày xưa tôi đã ăn Cóc rồi, và nhiều
hàng xóm tôi đã phải làm thịt Cóc, rang khô, và xay giã mịn ra
cho vào cháo nấu cho con ăn để khỏi suy dinh dưỡng và xơ gan .
Vào diễn đàn này tôi mới biết nuôi Rắn bằng Cóc . Hồi xưa tôi
nghĩ rằng trừ người ra thì không con nào ăn Cóc cả . Tôi mới biết
ở Trung Quốc, người ta quý trọng Cóc hơn ta nhiều . Có lẽ ở TQ
chỉ có mấy tỉnh miền nam mới có Cóc nên không đủ cho cả nước chăng?
*
Dù sao, kết luận lại, thì Cóc cũng là con vật nuôi có giá trị hơn
thật nhiều so với người ViệtNam chúng ta coi thường nó . Trừ khâu
nuôi Cóc từ khi ở dưới ruộng bò lên bờ là khó nhất, các khâu nuôi
Cóc đều rất dễ dàng, vì Cóc không phải động vật lưỡng thê như Ếch.
Cóc hoàn toàn sống trên cạn, nên vệ sinh chuồng trại dễ hơn nhiều.
*
Cho đến nay, Cóc đang khan hiếm, và giá vẫn còn chưa đủ cao. Nếu
bạn nuôi Cóc, có Cóc bán, thì giá cũng không xuống đâu, còn số lượng
thì khó có thể đủ nhu cầu được . Trước mắt, thành phố HCM đang có
phong trào ăn thịt Cóc làm chà bông, và nghề nuôi rắn mới bắt đầu
có phong trào, sẽ đòi hỏi càng nhiều Cóc hơn . Tôi có cảm giác Cóc
trong miền Nam hiếm thì phải. Người nhà quê miền Bắc, chẳng ai lạ
gì Cóc.
*
Còn chuyện ấp trứng rắn, thì cũng giống ấp trứng Cá Sấu, Ba Ba,
Rùa, và Kỳ Nhông: vùi trong cát mịn và ẩm, nhiệt độ 30 độ C.
Chúng đẻ trứng một lượt, ra một ổ, không có trứng non trứng già.
*
 


Ở nông trại của mình phải diệt bớt cóc để gà không ăn phải trứng cóc bị ngộ độc và chết. Mình cũng không biết chúng sinh sôi như thế nào, mà ngày nào cũng bắt chúng có khi không thấy một con. Thế mà sau một thời gian thì thấy cóc lại xuất hiện số lượng vẫn đông như trước.
Trước đây khi bắt cóc không biết cách làm nên sợ không ăn, nhưng bây giờ thì không đủ để ăn. Thịt cóc ngọt thịt hơn thịt ếch nhiều, mình cũng có rất nhiều món ăn từ cóc rất ngon.
 
Ở nông trại của mình phải diệt bớt cóc để gà không ăn phải trứng cóc bị ngộ độc và chết. Mình cũng không biết chúng sinh sôi như thế nào, mà ngày nào cũng bắt chúng có khi không thấy một con. Thế mà sau một thời gian thì thấy cóc lại xuất hiện số lượng vẫn đông như trước.
Trước đây khi bắt cóc không biết cách làm nên sợ không ăn, nhưng bây giờ thì không đủ để ăn. Thịt cóc ngọt thịt hơn thịt ếch nhiều, mình cũng có rất nhiều món ăn từ cóc rất ngon.

ếch,cóc sinh sản thì rất nhiều nhưng tỷ lệ sống để thành thương phẩm thì không còn bao nhiêu .
chúng tự "giải quyết" nhau thật là "khủng" luôn,muốn nuôi kết quả phải chịu khó "phân đàn" cho đồng cở.
thịt cóc...mà nấu cháu hành (nhớ đừng chiên xào gì hết} ăn "nhức răng" luôn
 
Tôi có đọc một bài trong Tập San Nông Lâm xuất bản ở Hà Nội cách đây
chừng 3 chục năm trước, có chỗ viết một số loài cá biển đẻ trứng thật
nhiều, và nhiều lần trong năm . Cá con nở ra ăn những động thực vật
nhỏ li ti trong nước. Giống cá này lại ăn lẫn nhau, vì trong vùng này
hầu như chỉ có 1 giống cá đó thôi. Bài báo đó kết luận: cá bố mẹ ăn
con cháu của mình không phải là làm tuyệt diệt giống nòi đi, mà đó lại
là cách bảo tồn nòi giống tốt nhất . Nếu nó đẻ ít trứng, và ít lần
trong năm, thì cá bố mẹ sẽ chết đói vì không có các lứa con cháu để
ăn quanh năm.
*
Tôi chỉ thấy cóc con rất nhiều, cóc lớn rất ít, nhưng chưa bao giờ
được biết một khi đã bắt và dọn sạch Cóc rồi, thì sau đó lại thấy còn
Cóc ở đâu ra nữa . Chỉ thấy đã ít thì ít dần mãi đi cho đến mùa nòng
nọc năm sau. Tôi cũng không biết Cóc lớn thì có ăn Cóc bé. Nếu 2 điều
này mà đúng, thì có thể Cóc ăn con cháu của nó là một cách thích nghi
của cóc trong điều kiện khắc nghiệt (ít sâu bọ nhỏ bé nó ăn được) để
bảo tồn nòi giống như đã viết ra sách trên kia.
*
 
*
. Tôi cũng không biết Cóc lớn thì có ăn Cóc bé. Nếu 2 điều
này mà đúng, thì có thể Cóc ăn con cháu của nó là một cách thích nghi
của cóc trong điều kiện khắc nghiệt (ít sâu bọ nhỏ bé nó ăn được) để
bảo tồn nòi giống như đã viết ra sách trên kia.
*

tôi khẳng định loài ếch và cóc chúng ăn nhau,bạn nào đã nuôi sẻ biết được điều nầy con cở trạng 10 ăn cở trạng 8.thậm chí nuốt không nổi nhả không trôi nằm chờ...con vật khác đến giải quyết nốt !
 
Ếch và cóc là loài ăn thịt đồng loại, từ khi còn là nòng nọc thì chúng đã ăn lẫn nhau rồi.Khi mà chúng đói thì con lớn sẽ ăn con bé vì vậy khi nuôi ếch ,cóc thì đừng để chúng đói.
Việc quan trọng nhất là phải lựa chọn những con cùng cỡ để chung với nhau vì nếu ko thì chỉ trong thời gian ngắn những con to hơn sẽ ăn thịt hết những con nhỏ,mà những con ăn thịt đồng loại thì chúng rất mau lớn và tiếp tục ăn thịt những con bé hơn nữa. Ví dụ như khi ta nuôi trong chuồng khoản 10 000 con nếu trong đó có khoản 100 con lớn hơn như vậy mỗi ngày 100 con đó sẽ ăn ít nhất 400 con khác thì sự hao hụt là rất lớn.
 
Ếch và cóc là loài ăn thịt đồng loại, từ khi còn là nòng nọc thì chúng đã ăn lẫn nhau rồi.Khi mà chúng đói thì con lớn sẽ ăn con bé vì vậy khi nuôi ếch ,cóc thì đừng để chúng đói.
Việc quan trọng nhất là phải lựa chọn những con cùng cỡ để chung với nhau vì nếu ko thì chỉ trong thời gian ngắn những con to hơn sẽ ăn thịt hết những con nhỏ,mà những con ăn thịt đồng loại thì chúng rất mau lớn và tiếp tục ăn thịt những con bé hơn nữa. Ví dụ như khi ta nuôi trong chuồng khoản 10 000 con nếu trong đó có khoản 100 con lớn hơn như vậy mỗi ngày 100 con đó sẽ ăn ít nhất 400 con khác thì sự hao hụt là rất lớn.

theo ý tôi "chuẩn không cần chỉnh" chỉ góp ý thêm cũng không hẳn là mình nuôi mà để đói chúng mới ăn nhau,vì nếu như thế người nuôi chỉ cần không để cho cóc,ếch đói.
ăn nhau...giành sống...hình như là tập tính của lủ nầy(tôi rình coi rồi khi đang cho ăn nó cũng không ăn thức ăn mà tìm đồng loại...}
chúng ăn nhau từ nhỏ cho đến khi cở 3 phân rồi giảm dần
 
Nếu thế thì cũng có cái hay.
Nhất là đỡ lo tìm sâu bọ nhỏ để nuôi cóc bột.
Ta nên lợi dụng đăc tính này để có thêm nhiều cách nuôi cóc hơn,
nhất là đúng mùa Cóc lên bờ hàng tỷ con một lúc.
Khi Cóc ít, thì đẩy mạnh việc chọn Cóc theo cỡ.
*
 
cóc ăn cám viên

Mình nuôi bồ câu nhốt trong lồng công nghiệp. Khi thức ăn bị rơi vãi ra ngoài thấy rất nhiều cóc con ở trong chuồng. Thực ra cũng không rõ là chúng nó ăn cám viên hay là ăn các con côn trùng sinh ra khi cám rơi vãi, có khi là cả 2.
Theo mình có thể luyện cho cóc ăn cám viên được, vì có người vẫn cho ếch ăn thức ăn công nghiệp đấy thôi
 
nuoi coc vang

Hien gio em cung rat quan tam den viec nuoi coc, co bac nao o ngoai bac nuoi thanh cong chua? cho em xin dia chi voi. tham khao nhieu nhung van do kho nhat la nuoi coc tu luc nong noc den luc rung duoi bo len bo va lon them chut nua. pac nao co kn tu van giup em voi nha. xin cam on
 
* Muốn cho cóc sinh sản được, trước hết phải biết phân biệt con đực và con cái. Cách nhận biết con đực: hình dạng thon hơn, đầu to, bắt con cóc lật ngược bụng lên, ở gần hậu môn có gai giao cấu nhô ra; con cái, có đầu nhỏ, bụng to, gần hậu môn không gai giao cấu.

*Cách cho sinh sản cũng rất đơn giản, bắt cóc ngoài thiên nhiên về nuôi nhốt chung trong chuồng, chuồng nuôi cóc tận dụng chuồng nuôi heo, hoặc xây mới. Tường xây cao khoảng 80 cm, rộng 2 m, dài tùy theo khổ đất, nền chuồng nên để nền đất, không cần láng xi măng. Trong chuồng có thể đặt các tấm ngói bro xi măng, ngói sông cầu hoặc những tấm đan làm nơi cho cóc trú ẩn. Cần thiết kế xây một máng nước vừa để cho cóc uống vừa để cóc xuống đẻ khi mưa.
 
Hình như Cóc không giao cấu.
Cóc đực một vài con trèo bám Cóc Cái rồi phun tinh lên trứng
chứ không đưa bộ phận sinh dục vào trong Cóc Cái.
Ta gọi đó là Thụ Tinh Ngoài, như hầu hết các giống Cá vậy.
Cá Mập thì có giao cấu.
Vậy các loài máu lạnh, thụ tinh trong hay thụ tinh ngoài,
thì phải cụ thể biết đâu nói đấy, không áp dụng đại trà.
*
Còn làm chuồng nuôi Cóc mà bằng đất, thì dọn vệ sinh sẽ khó.
Nuôi ít và ngắn ngày thì được, nhưng nuôi nhiều và lâu dài,
thì sẽ ô nhiễm, làm Cóc yếu, ốm (bệnh) và chết.
*
Cóc ở tự nhiên, cứ ngày mưa, nghe tiếng nghiến răng (Cóc có
răng đâu mà nghiến?) ra ruộng thì bắt hàng chục đôi hay chùm
Cóc đẻ. Mấy hôm sau, trong ruộng có hàng tỷ con nòng nọc Cóc.
Chỉ cần không phun thuốc độc trừ sâu, thì nònng nọc Cóc rất
sẵn, việc chi phải nuôi Cóc Bố Mẹ cho mệt? Khó ở chỗ làm sao
có hàng triệu Cóc Con, Cóc Bột, và Cóc Thịt kia.
*
 
heheh sao hok thấy bác nào đề nghị bà con nuôi tằm nè?nuôi tằm chỉ tốn dâu thôi hok biết trồng bao nhiêu heta để đủ lượng sâu tằm cho cóc ăn đây
Tằm có cả loại ăn lá sắn và ăn lá thầu dầu... nữa, cũng phát triển nhanh lắm
 
Anh nuoi cóc lâu chưa. Em góp ý cho anh nhé nếu không phải anh bỏ wa cho em. Anh biết con giun quế không. Nuôi cóc anh nuôi giun quế là hợp lý nhât

 
tu van nuoi coc vang

cam on chi ANHMytran. O Nước ngoài chi co dieu kien tham khao them xem sao giup em nhe. ván đề cơ bản nhất là nuôi được Cóc từ bé đến lớn thui, vì cóc ăn thức ăn ( Sống) động đậy mà. còn nguồn nòng lọc thì khôg hiếm lắm. đã ai nuôi cóc thành công ở miền bắc chưa vậy? xin cho biết địa chỉ hoặc số điện thoại nha. vấn đề nuôi cóc con là quan trọng nhất và khó nhất. em có 1000m2 đã quây hàng rào cao 1,5m và dang có ý định nuôi cóc. chị xem hợp lý không nha.cam ơn nhiều. ai tư vấn nuôi thêm loại vật nuôi nào hiệu quả kinh tế không? chứ năm nay chăn nuôi chán quá, dịch bệnh thì nhiều, cám thì giá cao mà thực phẩm thì giá thấp. chán quá thui.
 
Ace nào đã nuôi thành công thì xin cho xin vài tấm hình về thiết kế chuồng nuôi, thức ăn...
Thấy chỗ mình toàn cóc đen ko à !
 
mình đang theo mô hình bán hoang dã,lúc đầu chúng sống tốt và sinh sản,nhưng sau đó gì mật độ dầy và kích cở không đồng đều ,chúng ăn thịt lẩn nhau .Phần riêng ra theo từng cở tương đương,chúng chỉ sốnhh 1 thời gian rồi chết dần ,mình chưa tìm ra nguyên nhân
 
Cái món ruốc cóc này đã trở thành khá quen thuộc với bà con rồi.
Mình tính nuôi cóc để nuôi trăn, rắn hay kỳ đà mà chưa tìm thấy mô hình nào đã nuôi thực tế cả. Nếu chủ động được nguồn thức ăn thì rất hay và bản thân con cóc cũng tiêu thụ khá dễ (ít nhất như mình biết ở miền Bắc).
coc an trung ho ( giun dat )
 
Đây là Ruồi Giấm Không Bay, con đực 2 milimet, con cái 2 milimet rưỡi.
Tên khoa học là Drosophila melanogaster, tiếng Anh là wingless vinega fly.

220px-Biology_Illustration_Animals_Insects_Drosophila_melanogaster.svg.png


Nó có cái hay là rất dễ nuôi, không bay được, mà chỉ bò thôi, cóc nhái
còn nhỏ rất dễ bắt chúng mà ăn. Mùa hè ở Việt Nam, thì từ khi trứng nở
đến khi đẻ được chỉ một tuần lễ. Nóng nực quá và mùa thu lạnh thì lâu
hơn. Chúng nở ra giòi, ăn cháo, trái chín nẫu nát, 4 hôm thì mọc cánh
và 4 hôm nữa thì đẻ trứng được.

Người ta bán chúng để ta mua giống về nuôi trong lọ như thế này:
Đáy lọ là một phần trái chuối chín nhũn, hay một thìa lớn cháo có cho
một chút đường. Sau đó là bỏ vào một nắm cỏ khô cho chúng bò, và tìm
nhau, cặp đôi, và đẻ trứng. Trong thời gian bưu điện đưa cái lọ này
cho mình, thì đã có giòi ở trong thức ăn ở đáy lọ rồi. Những con lớn
vẫn tiếp tục ăn cháo, lớn lên, và đẻ trứng.



Ta có thể nhân giống lên nuôi một chuồng thật lớn, hàng ký ruồi bọ này
thì tha hồ nuôi gây cóc bột. Khi cóc lớn hơn lên, thì cho ăn Dế nuôi
và giun quế.
*
 
Back
Top