Nuôi con Lươn Mỹ

Nuôi con Lươn Mỹ


Đây là hình con Lươn Mỹ:


American%2BEel%2B%2528USFWS%2BBiologist%2BSteven%2  BSmith%2Bhollding%2Beel%2Bcaught%2Bwhile%2Bnight%2  Belectrofishing%2Bfor%2Bsalmon%2Bin%2BWhallon%2BBa  y%2529.jpg



Con này có thể sống 80 năm. Kích cỡ lớn nhất chỉ 3 ký thôi.
Con cái lớn gấp đôi con đực, tới mét rưỡi. Nó là loài ăn
động vật khác, như ba ba, chứ không ăn thực vật, cám công
nghiệp. Muốn nuôi nó, chỉ có bắt ở hoang dã về nuôi. Luật
Mỹ chỉ cho phép bắt một ngày không quá 50 con, và con nhỏ
nhất cho phép bắt không ngắn hơn 15 centimet. Nó sống chủ
yếu ở miền sông hồ dọc bờ biển Đông Mỹ.


eel.gif



Con này từ lâu người ta không biết nó ở đâu ra, vì không
thấy có lươn đực, lưon cái, và lươn mới nở. Mãi sau này họ
mới biết lươn con mới nở lại là một giống động vật khác.
Theo con mắt thời đó, có thể hiểu là con chim sẻ lớn dần lên
thì thành con đại bàng. Bây giờ khoa học đã tìm hiểu ra, thì
con lươn này sống trong ao hồ nước ngọt, nhưng đến khi lớn
lên đến tuổi đẻ thì ra biển, cặp đôi, và đẻ trứng. Một con
lươn cái đẻ 20 triệu trứng, vì trứng chỉ nhỏ bằng hạt kê thôi.
Trứng nở ra hàng triệu con ngoài biển, bị chết và bị con khác
ăn gần hết, chỉ còn sót lại rất ít, lớn dần lên, bơi vào bờ,
từ một con bọ trong suốt, lên một con cá kim trong suốt, rồi
ra một con lươn kính trong suốt, lên ao hồ dần dần sẫm màu và
ra con lươn. Vì sông ngòi bị ngăn đập, nên lươn không đi lên
được, và lươn hoang dã ở Mỹ bị lâm vào tình trạng báo động
sách đỏ, và luật bắt lươn bị thắt chặt như đã kể trên. Lươn
ở hạ lưu và mật độ cao thường trở nên con đực. Lưon đi lên
thượng lưu và thưa thớt lươn thường trỏ nên con cái. Lươn ở
nước lợ thì chóng lớn hơn lưon ở nước ngọt, và phát dục thì
cũng theo cỡ, chứ không theo tuổi. Lươn cái 4 tuổi trở lên thì
mới trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi lươn này đẻ là rất khó.


7661979102467822.jpg



Trong hình này, nửa phải là ở nước ngọt, nửa trái là ở biển cả.
Bên trái bắt đầu từ trứng, ấu trùng, lươn Kim (trên cùng), Lươn
Nhỏ, Lươn Vàng, Lươn Bạc (dưới cùng), Cặp Đôi, và đẻ trứng.
Người ta bắt chúng ở giai đoạn Lươn Kim, Lươn Nhỏ để nuôi, và ăn
chúng ở giai đoạn Lươn Vàng, Lươn Bạc. Đây là Lươn Nhỏ:


7635855349633963.jpg



Giá rao bán Lươn Kim là 5 nghìn đôla 1 ký, có chừng 5 nghìn con.


7661979102563348.jpg



Coi Video này, đưa lên từ năm 2012, nói rằng giá mua của Trung
Quốc đã đẩy giá Lươn Kim bắt ở Mỹ (cách nhà tôi nửa ngày đi xe)
lên hon 2 nghìn đô một pound, tức là 4-5 nghìn đô 1 ký Lươn Kim.


Chính phủ Mỹ đang hạn chế việc đánh bắt Lươn Kim này, làm những
người làm nghề bắt lươn Kim tức giận. Họ nói, "Mấy ông bàn giấy
bày đặt ra chuyện tuyệt giống lươn. Họ tháng tháng lĩnh lương,
còn chúng tôi phải bắt được lưon mới có tiền." Bang Main này có
kinh tế một phần nhờ ngành bắt Lươn Kim, có 700 người làm nghề
này, và chỉ có mùa Xuân, bắt đầu từ tháng Tư.


Cho đến nay, Mỹ là nước thu vớt Lươn Bột (như bà con Sông Hồng
vớt Cá Bột) bán cho Trung Quốc Nuôi lớn, rồi Nhật ăn (80% lươn
ăn trên thế giới). Nhật chưa nuôi thành công con này. Vậy thì
Việt Nam cũng có thể nuôi được con này để cạnh tranh với Trung
Quốc chứ?

Giá lươn thịt ở Trung Quốc là 100 Nguyên 1 ký.

--------

Video này ở Đài Loan, kể rằng 20 năm trước, thôn làng này đã làm
nghề nuôi lươn, giá lươn giống 20 Nguyên một con. Dần dần giá lươn
giống càng ngày càng cao. Cho đến nay đã hơn trăm Nguyên một con.
Trong khi đó tình hình ô nhiễm cũng tệ hơn, nên kinh doanh luôn lươn
không mấy lời nữa. Người ta đã bỏ hoang nhiều ao nuôi lươn, hay nuôi
trồng thứ khác.


 


Last edited:
Nhưng giống lương bít tìm đâu ra hả bác,bà con nông dân ta đa số ai cũng nghèo khổ(trong số đó có cháu) thì lấy đâu số tiền 5 ngàn đô để mua giống ạ? Cháu cũng muốn vương lên nhưng điều đó là quá lớn và nằm ngoài tằm tay của cháu,thật tiếc ,và thật buồn vì có cơ hội mà mình không thể nắm bắt được
 
5 nghìn đô 1 ký có chừng 5 nghìn con, tính ra mỗi con 1 đô.
Ấy là chưa kể vận chuyển và hao hụt nữa.


Nói xấu thì vậy, nhưng nói tốt thì người ta vẫn nuôi. Không
mua 5 nghìn con, vì đào đâu ra ao hồ mà nuôi chừng ấy con?
Mua chừng 1 trăm con thôi, thì mất 1 trăm tiền giống, cộng
công chuyên chở và hao hụt, thì mất 2 trăm đôla.


Không biết nuôi bao lâu thì lớn, nhưng được chừng 2 ký một
con thì bán được. Giá mỗi ký hơn trăm nguyên, thì 2 ký bán
được hơn 2 trăm nguyên 1 con, ước chừng trăm rười đô. Vậy thì
tiền giống 2 trăm so với giá thịt không đáng kể.
 
con này đc gọi là 1 loài cá chình mà, đâu phải lươn đâu... những người đi câu cá thường xuyên câu đc...
 
Last edited by a moderator:
Video này giới thiệu Đài Loan nuôi lươn nổi tiếng thế giới,
được coi là Vương Quốc Lươn.




Chú ý rằng đây là lươn Đài Loan, không phải Lươn Mỹ.
Tôi không biết kỹ thuật nuôi Lươn Mỹ, nhưng có lẽ cũng như
bà con ta nuôi lươn ta, hay như trong Video vừa coi trên đây.


Làm ăn lớn, người ta bắt hàng ký Lươn Bột, có lẽ chẳng chịu
bán vài trăm con đâu, nhưng nhà tôi ở gần, có thể mua ít cũng
được. Vấn đề ở chỗ tôi phải đi học cách vận chuyển lươn bột
bằng máy bay. Nếu tôi đi máy bay, có thể bưng theo một chậu
lươn bột được, nhưng phải chục năm nữa tôi mới về Việt Nam.




Hình như cách chở Lươn Bột trên máy bay cũng giống như cách
chở Cá Bột, Tôm Giống thôi.

--------

Tiếng Anh thì là EEL, dịch ra tiếng Việt là Lươn.
Bạn coi trong hình, muốn gọi là cá Chình hay Lươn
đều tùy ý. Tôi không muốn đi sâu vào chuyện bàn
về tên gọi. Bạn có thể gọi là Chạch cũng được.

--------

Đây là video thứ 2: Đảo Cá Mán


[video=youtube_share;q0Db_xcIeZk]


Đây là video thứ 2: Đảo Cá Mán


[video=youtube_share;3xwz-yW6FHc]


Đầu video nói về Vớt Lươn Bột (Lươn Kim).
Đài Loan là nước thứ 2 sau Nhật về nghề nuôi Lươn.
Đài Loan đã có 40 năm kinh nghiệm nghề nuôi Lươn.
 
Last edited:
Vậy thì khi nào bác có về Việt Nam thì bác nhớ mang về một ít để tụi cháu nuôi thí nghiệm nha bác
 

đây là con cá chình,nuôi thương phẩm trên bể,mật độ siêu dày,việt nam cũng đang bắt đầu thử nghiệm,

--------

con giống thì đã là 1 chuyện rồi,nuôi con này phải tự chế thức ăn vì nó sử dụng đạm rất cao,nếu thức ăn công nghiệp thì cũng có bán đấy,70k/kg,nói chung là đắt vì phải nhập khẩu.cũng như thức ăn cho cá hồi và cá tầm cũng phải nhập khẩu.vấn đề bệnh tật cũng chả phải đùa,mình có tham khảo mấy tài liệu nó cũng như lươn có 1 vài bệnh dẫn đến chết hàng loạt trong 2-3ngay.
ai chưa nuôi thì nuôi thử ít thôi,chúc mọi người thành công

--------

20k/con cũng không phải đắt,ở sài gòn có chỗ bán chình 30k/con.loại này giá trị thương phẩm cũng ngang với con này

--------

Agriviet.Com-6.JPG


Agriviet.Com-7.JPG


Agriviet.Com-4.JPG


Agriviet.Com-3.JPG



http://www.khafa.org.vn/?cmd=newspub&cmdid=newspub-detail&idnew=2737

viện thủy sản 3 đi sang hàn quốc tham quan rồi ,hình như triển khai rồi mà không biết thế nào
 
Last edited by a moderator:
Lươn mắc câu rồi, thì cứ búng dây rồi kéo, cứ thế mãi:




Video này giới thiệu một tiệm có món Lươn xào nổi tiếng
ở Đài Nam. Có chỗ nói Lươn Thịt nhập từ đất liền đắt hơn
so với Lươn Phi lip pin và Lươn Đông Nam Á 1/3.




Video này có chỗ nuôi lươn không bùn trong bể.




鳗鱼 là Cá Mán, ta có thể gọi là Chạch, là Chình.
鳝鱼 là Cá Thiện, đúng là Lươn của ta.


Thức ăn phải đi mua của nước ngoài thì còn gì lãi nữa?
Mình đi mua thức ăn của nó, thì là nuôi nó rồi. Nó ăn uống
thừa lại cấn thì cho mình. Thức ăn thì có gì mà không làm
được mà phải đi mua?


Tôi đăng một bài mới, nhưng hệ thống diễn đàn bắt phải căt
bớt đi, vì chỉ cho phép đăng 1 lần không quá 3 Video.
 
Last edited:
Cám ơn bác anhmytran có chủ đề và nội dung hay. Theo tôi biết, hiện tại VN nuôi lương theo mô hình không bùn, tuy nhiên thấy là cần tìm hiểu hơn nữa. Đặc biệt là công thức thức ăn. Còn về con cá chình, cũng chưa có người nuôi theo quy mô công nghiệp nên hiệu quả chưa cao và rủi ro. Các kỹ thuật chăm sóc, không khó, cái khó nhất là thức ăn cho nó. Tôi cũng có tìm hiểu ở nước ngoài, người ta nuôi mật độ rất cao nhưng ít rủi ro, ở VN thì chưa có nghiên cứu sâu nên thất bại nhiều hơn thành công.

Bác anhmytran, có thể nghiên cứu mua giống ở Mỹ rồi gởi về VN bằng máy bay. Tôi có thể lập hội nuôi để mua giống của bác được và bán lại cho bà con nuôi.

Chờ các chính trị gia đi học tập về để giúp bà con thì biết chừng nào.

Vậy bác anhmytran giúp bà con 1 tay nhé.
 
Hiệu quả nuôi lươn:

Kích cỡ

loại 1: 25g/con (tức 40c/kg) sau khi nuôi 6 tháng hơn cho ra 350g/con. Tức 100 kg cho ra 1.400 kg trừ hao hụt còn 1 tấn 2

loại 2: 50g/con (tức 20c/kg) sau khi nuôi 4.5 tháng hơn cho ra 350g/con. Tức 100 kg cho ra 750 kg trừ hao hụt còn 700 kg

loại 3: 80g/con (tức 13c/kg) sau khi nuôi 2.5 tháng hơn cho ra 350g/con. Tức 100 kg cho ra 450 kg trừ hao hụt còn 400 kg

loại càng nhỏ nuôi càng lâu,ví dụ 80-100c/kg nuôi tối đa 12 tháng
giá bán lươn giống càng nhỏ,càng có giá hơn…

hiệu quả và lợi nhuận
- loại 1: Giá bán 360 nghìn/kg.
- + 100kg tươn đương : 36.000.000. Vnd
- thức ăn 1.100 kg mỗi kg giá 6.000-10.000
- 3kg cho 1 kg thịt= 3.300 kg cá+cám : 33.000.000
- tiền chi phí điện+ lương nv : 16.000.000
- khấu hao xd : 3.000.000
- tổng hết chi phí đầu tư 86.000.000

doanh thu bán thịt 105.000kg(1.200kg) 126.000.000

lãi sau khi nuôi tối thiểu với chi phí cao và giá bán thấp : Min ~ 40.000.000 /1 hồ (6->7m2)

thế này thì nhanh giầu rồi
 
the tôi nghĩ trước khi kinh doanh mặt hàng này chúng ta cần tìm đầu ra kí hợp đầu ra, ko thì lại tiền mất tật mang như các loại hình khác như nuôi trứng rán đã phản ảnh trên tivi
 
con ca chinh ma bac anytran bao la con luon my :). khong biet ben My ho nuoi con nay nhieu khong? gia ca bao nhieu?
 
Người Mỹ không nuôi con Lươn Mỹ này. Cũng chẳng thấy ai ăn.
Cũng chẳng thấy có bán. Theo tìm hiểu của tôi vừa qua, thì
chỉ thấy người ta bắt con Lưon Kim (nhỏ như cái kim đan len
và trong suốt như thủy tinh, gọi là Lươn Thủy Tinh) bán cho
Nhật thôi. Như đã đăng trên kia, giá mỗi con lên đến 2 dôla
nhưng họ bán ký, mỗi ký hàng nghìn con. Tôi cũng đã nói, có
lẽ họ không bán lẻ vài trăm con, nhưng nếu tôi đi đến tận nơi,
cùng đi bắt Lươn Thủy Tinh với họ suốt đêm, có lẽ cũng xin
được vài trăm con. À, mà có thể tự tôi đi bắt, khỏi phải xin.
Chỉ cần một cái vợt mắt mau mà vớt chúng dưới nước lên thôi.


Cách đây mấy năm, có lẽ đến chục năm rồi, có một ngừoi Mỹ đăng
biển ở cửa tiệm ngừoi Việt, xin giúp đỡ bắt Lươn. Tôi thì biết
bắt lươn bằng ống Trúm ở Việt Nam, nhưng ở Mỹ làm gì có ống Trúm,
cũng chẳng có hom, nên không giúp được. Anh ta đăng mãi mấy tháng
cũng chẳng có ai giúp, bèn tháo gỡ biển ấy đi. Mãi cho đến bây giờ,
tôi vẫn không biết anh ta muốn bắt lươn làm gì? Dù sao, coi trong
hình, thì nó cũng là một con cá lớn, nhiều thịt đấy chứ? Sao lại
không ăn? Chỉ vì không bắt được nhiều mà bán, nên mới không thấy
ai ăn thôi.


Nói tóm lại, các loại thủy sản ở Mỹ, không ai nuôi cả, mà chỉ bắt
hoang dã thôi. Lươn cũng vậy. Các món thủy sản ướp lạnh mà không
bắt hoang dã, thì đều nhập ở nước ngoài, chứ người Mỹ không nuôi.
Người Mỹ mà nuôi, có lẽ giá phải gấp 10. Bắt ngoài hoang dã đã thừa
ăn mà rẻ rồi, thì ai dại gì mà nuôi chứ?
 
Cám ơn bác anhmytran có chủ đề và nội dung hay. Theo tôi biết, hiện tại VN nuôi lương theo mô hình không bùn, tuy nhiên thấy là cần tìm hiểu hơn nữa. Đặc biệt là công thức thức ăn. Còn về con cá chình, cũng chưa có người nuôi theo quy mô công nghiệp nên hiệu quả chưa cao và rủi ro. Các kỹ thuật chăm sóc, không khó, cái khó nhất là thức ăn cho nó. Tôi cũng có tìm hiểu ở nước ngoài, người ta nuôi mật độ rất cao nhưng ít rủi ro, ở VN thì chưa có nghiên cứu sâu nên thất bại nhiều hơn thành công.

Bác anhmytran, có thể nghiên cứu mua giống ở Mỹ rồi gởi về VN bằng máy bay. Tôi có thể lập hội nuôi để mua giống của bác được và bán lại cho bà con nuôi.

Chờ các chính trị gia đi học tập về để giúp bà con thì biết chừng nào.

Vậy bác anhmytran giúp bà con 1 tay nhé.

nếu có nhập giống về thì cũng là nuôi trên bể nhỉ,không thì ao sâu lắm đó nếu nuôi ngoài ao thì khó theo dõi lắm.con này cũng giống con cá mú nhiệt độ cứ 22 là ok,nếu nuôi trên bể phải có hệ thống làm lạnh bác ak,tổng chi phí cho vụ này không nhỏ đâu.tầm 100trieu lận.như tôi tính là như thế,thiết kế hệ thống bể nuôi,hệ thống xử lí nước,hệ thống khử trùng,máy móc,thức ăn,thuốc thang...đầu tiên là sử dụng thức ăn công nghiệp để theo dõi tốc độ tăng trưởng và bệnh tật,mất cả tiền làm kháng sinh đồ cho viện thủy sản nếu chưa tìm ra nguyên nhân bệnh và thuốc chữa hiệu quả.....nhiều vấn đề lắm nhưng nếu ai đó giám làm thì tôi có thể giúp thiết kế hệ thống nuôi con này với mức độ rủi ro thấp nhất vì tôi cũng đã được xem hẹ thống này rồi,miễn phí.đây cũng là 1 hướng hay,nếu ai có a,e ở viện thủy sản 3 thì hỏi dùm về con cá này rồi chia sẻ cho mọi người
1 hướng đi mới lúc nào cũng thật nhiều chông gai

--------

thế này thì nhanh giầu rồi

bạn tính cũng rất là hay nhưng cái từ gọi là HAO HỤT bác tính như thế nào vậy
 
Last edited by a moderator:
nếu có nhập giống về thì cũng là nuôi trên bể nhỉ,không thì ao sâu lắm đó nếu nuôi ngoài ao thì khó theo dõi lắm.con này cũng giống con cá mú nhiệt độ cứ 22 là ok,nếu nuôi trên bể phải có hệ thống làm lạnh bác ak,tổng chi phí cho vụ này không nhỏ đâu.tầm 100trieu lận.như tôi tính là như thế,thiết kế hệ thống bể nuôi,hệ thống xử lí nước,hệ thống khử trùng,máy móc,thức ăn,thuốc thang...đầu tiên là sử dụng thức ăn công nghiệp để theo dõi tốc độ tăng trưởng và bệnh tật,mất cả tiền làm kháng sinh đồ cho viện thủy sản nếu chưa tìm ra nguyên nhân bệnh và thuốc chữa hiệu quả.....nhiều vấn đề lắm nhưng nếu ai đó giám làm thì tôi có thể giúp thiết kế hệ thống nuôi con này với mức độ rủi ro thấp nhất vì tôi cũng đã được xem hẹ thống này rồi,miễn phí.đây cũng là 1 hướng hay,nếu ai có a,e ở viện thủy sản 3 thì hỏi dùm về con cá này rồi chia sẻ cho mọi người
1 hướng đi mới lúc nào cũng thật nhiều chông gai

Chào anh libach, anh nói rất đúng. Tôi có 1 người bạn cũng đang đầu tư nuôi cá chình trên bể. Chi phí đầu tư khoảng 100 triệu. Tuy nhiên, sau 1 năm nuôi thì thu về khoảng 400 triệu. Để giảm thiểu rủi ro thì việc đầu tư và thiết kế hệ thống nuôi phải rất tỉ mỉ và nó cũng đòi hỏi trình độ quản lý cũng rất cao. Đổi lại, lợi nhuận cũng rất cao.
 
Người Mỹ không nuôi con Lươn Mỹ này. Cũng chẳng thấy ai ăn.
Cũng chẳng thấy có bán. Theo tìm hiểu của tôi vừa qua, thì
chỉ thấy người ta bắt con Lưon Kim (nhỏ như cái kim đan len
và trong suốt như thủy tinh, gọi là Lươn Thủy Tinh) bán cho
Nhật thôi. Như đã đăng trên kia, giá mỗi con lên đến 2 dôla
nhưng họ bán ký, mỗi ký hàng nghìn con. Tôi cũng đã nói, có
lẽ họ không bán lẻ vài trăm con, nhưng nếu tôi đi đến tận nơi,
cùng đi bắt Lươn Thủy Tinh với họ suốt đêm, có lẽ cũng xin
được vài trăm con. À, mà có thể tự tôi đi bắt, khỏi phải xin.
Chỉ cần một cái vợt mắt mau mà vớt chúng dưới nước lên thôi.


Cách đây mấy năm, có lẽ đến chục năm rồi, có một ngừoi Mỹ đăng
biển ở cửa tiệm ngừoi Việt, xin giúp đỡ bắt Lươn. Tôi thì biết
bắt lươn bằng ống Trúm ở Việt Nam, nhưng ở Mỹ làm gì có ống Trúm,
cũng chẳng có hom, nên không giúp được. Anh ta đăng mãi mấy tháng
cũng chẳng có ai giúp, bèn tháo gỡ biển ấy đi. Mãi cho đến bây giờ,
tôi vẫn không biết anh ta muốn bắt lươn làm gì? Dù sao, coi trong
hình, thì nó cũng là một con cá lớn, nhiều thịt đấy chứ? Sao lại
không ăn? Chỉ vì không bắt được nhiều mà bán, nên mới không thấy
ai ăn thôi.


Nói tóm lại, các loại thủy sản ở Mỹ, không ai nuôi cả, mà chỉ bắt
hoang dã thôi. Lươn cũng vậy. Các món thủy sản ướp lạnh mà không
bắt hoang dã, thì đều nhập ở nước ngoài, chứ người Mỹ không nuôi.
Người Mỹ mà nuôi, có lẽ giá phải gấp 10. Bắt ngoài hoang dã đã thừa
ăn mà rẻ rồi, thì ai dại gì mà nuôi chứ?
người mỹ nuôi thủy sản cũng không vừa đâu bác ak,toàn công nghệ cao như israel là chính,chất lượng cá thì khỏi phải nói rồi,công nhận với bác là chi phí có cao vì liên quan tới nguồn đất,nguồn nước,chất lượng đầu ra.giả sử như dòng cá catfish của mỹ đang rất cạnh tranh với con cá tra việt nam làm cá tra điêu đứng mấy phen,đơn giản là mình sản xuất cá tra quá dễ,cứ mỗi hec ta nông dân nuôi mấy trăm tấn,sử dụng thuốc cấm cũng chả ít,nói chung nuôi dễ hơn người mỹ rất nhiều
như tìm hiểu của tôi là như thế

--------

Người Mỹ không nuôi con Lươn Mỹ này. Cũng chẳng thấy ai ăn.
Cũng chẳng thấy có bán. Theo tìm hiểu của tôi vừa qua, thì
chỉ thấy người ta bắt con Lưon Kim (nhỏ như cái kim đan len
và trong suốt như thủy tinh, gọi là Lươn Thủy Tinh) bán cho
Nhật thôi. Như đã đăng trên kia, giá mỗi con lên đến 2 dôla
nhưng họ bán ký, mỗi ký hàng nghìn con. Tôi cũng đã nói, có
lẽ họ không bán lẻ vài trăm con, nhưng nếu tôi đi đến tận nơi,
cùng đi bắt Lươn Thủy Tinh với họ suốt đêm, có lẽ cũng xin
được vài trăm con. À, mà có thể tự tôi đi bắt, khỏi phải xin.
Chỉ cần một cái vợt mắt mau mà vớt chúng dưới nước lên thôi.


Cách đây mấy năm, có lẽ đến chục năm rồi, có một ngừoi Mỹ đăng
biển ở cửa tiệm ngừoi Việt, xin giúp đỡ bắt Lươn. Tôi thì biết
bắt lươn bằng ống Trúm ở Việt Nam, nhưng ở Mỹ làm gì có ống Trúm,
cũng chẳng có hom, nên không giúp được. Anh ta đăng mãi mấy tháng
cũng chẳng có ai giúp, bèn tháo gỡ biển ấy đi. Mãi cho đến bây giờ,
tôi vẫn không biết anh ta muốn bắt lươn làm gì? Dù sao, coi trong
hình, thì nó cũng là một con cá lớn, nhiều thịt đấy chứ? Sao lại
không ăn? Chỉ vì không bắt được nhiều mà bán, nên mới không thấy
ai ăn thôi.


Nói tóm lại, các loại thủy sản ở Mỹ, không ai nuôi cả, mà chỉ bắt
hoang dã thôi. Lươn cũng vậy. Các món thủy sản ướp lạnh mà không
bắt hoang dã, thì đều nhập ở nước ngoài, chứ người Mỹ không nuôi.
Người Mỹ mà nuôi, có lẽ giá phải gấp 10. Bắt ngoài hoang dã đã thừa
ăn mà rẻ rồi, thì ai dại gì mà nuôi chứ?
người mỹ nuôi thủy sản cũng không vừa đâu bác ak,toàn công nghệ cao như israel là chính,chất lượng cá thì khỏi phải nói rồi,công nhận với bác là chi phí có cao vì liên quan tới nguồn đất,nguồn nước,chất lượng đầu ra.giả sử như dòng cá catfish của mỹ đang rất cạnh tranh với con cá tra việt nam làm cá tra điêu đứng mấy phen,đơn giản là mình sản xuất cá tra quá dễ,cứ mỗi hec ta nông dân nuôi mấy trăm tấn,sử dụng thuốc cấm cũng chả ít,nói chung nuôi dễ hơn người mỹ rất nhiều
như tìm hiểu của tôi là như thế

Chào anh libach, anh nói rất đúng. Tôi có 1 người bạn cũng đang đầu tư nuôi cá chình trên bể. Chi phí đầu tư khoảng 100 triệu. Tuy nhiên, sau 1 năm nuôi thì thu về khoảng 400 triệu. Để giảm thiểu rủi ro thì việc đầu tư và thiết kế hệ thống nuôi phải rất tỉ mỉ và nó cũng đòi hỏi trình độ quản lý cũng rất cao. Đổi lại, lợi nhuận cũng rất cao.
bạn cậu là ai,và ở đau thế,có thể tôi quen

Chào anh libach, anh nói rất đúng. Tôi có 1 người bạn cũng đang đầu tư nuôi cá chình trên bể. Chi phí đầu tư khoảng 100 triệu. Tuy nhiên, sau 1 năm nuôi thì thu về khoảng 400 triệu. Để giảm thiểu rủi ro thì việc đầu tư và thiết kế hệ thống nuôi phải rất tỉ mỉ và nó cũng đòi hỏi trình độ quản lý cũng rất cao. Đổi lại, lợi nhuận cũng rất cao.

đó là thế mạnh của công nghệ cao,tự động hóa là giải pháp cho nuôi trồng thủy sản bền vững trong tương lai của việt nam
tuy nhiên cũng đúng như anh nói là cần trình đọ quản lí cũng rất cao nếu không rủi ro cũng tương xứng vậy nên mọi người nên tìm hiểu kĩ và đừng ngại chi tiền cho việc học nếu muốn tiếp cận
 
Last edited by a moderator:
Con này là con cá chình (eel). Ở Việt Nam cũng có giống cá chình ở biển, khi đẻ nó bơi ngược lên thượng nguồn (nước ngọt). Bà con hớt cá chình bột ngoài suối đem về nuôi hoặc bán lại. Cách đây mấy năm mình ghé thăm một anh nuôi cá chình bột ở quận 5. Cá lớn nghe nói nuôi hồ ở Củ Chi rồi xuất qua Đài Loan. Người Hoa hầm cá chình với thuốc bắc, coi đây là món bổ. Còn con lươn trong tiếng Anh là "swamp eel". Thậm chí người Việt mình còn phân biệt con lươn (thuần nước ngọt) với con lịch (sông rạch nước lợ). Bác anhmytran nên chỉnh lại là con "cá chình Mỹ".
 


Back
Top