Nuôi cua công nghiệp trong ..thùng..cho cua ở tù nè!@@

  • Thread starter daicavoi
  • Ngày gửi
<table class="contentpaneopen"> <tbody><tr> <td class="contentheading" width="100%"> Nuôi cua biển trong thùng nhựa </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> </tr> </tbody></table> <table class="contentpaneopen"> <tbody><tr> <td class="createdate" valign="top"> Thứ tư, 25 Tháng 8 2010 16:58 </td> </tr> <tr> <td valign="top"> Từ những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp, anh Nguyễn Văn Nguyên cải tiến thành thùng nuôi cua biển. Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 700 thùng cua biển, đạt hiệu quả rất khả quan, thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng. Đây là mô hình đầu tiên khá thành công ở huyện Thạnh Phú.

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Theo truyền thống của nghề nuôi cua biển, nông dân thường thả nuôi trong ao, hồ, đầm theo kiểu quảng canh. Nhưng anh Nguyễn Văn Nguyên ở ấp Giao Tân (Giao Thạnh-Thạnh Phú), đã chuyển hình thức nuôi quảng canh cua biển theo mô hình công nghiệp.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]
cuabien.jpg
[/FONT]​
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Anh Nguyên kiểm tra thùng nhựa chuẩn bị cho vụ nuôi cua biển năm 2010.[/FONT]​
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Người nuôi tôm sú công nghiệp thường sử dụng thùng đựng oxy để làm trái nổi, nâng giàn quạt nước trong vuông tôm. Mỗi thùng rộng 4 tấc vuông, dài 6 tấc. Từ những cái thùng nhựa này, anh Nguyên khoan thủng nhiều lỗ (để nước dễ ra vào trong thùng nhựa khi thả xuống ao), mỗi lỗ có đường kính 12mm, mỗi lỗ cách nhau 5cm. Phần đáy thùng thì khoan ít lỗ để hạn chế thức ăn rơi xuống đáy ao.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Trước khi nuôi trong thùng nhựa, cua biển con còn gọi là “cua nhướng” được anh Nguyên nuôi trong ao theo hình thức quảng canh. Khi cua được 1 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 35gram/con, chiều dài mai cua đạt khoảng 4cm, anh Nguyên thu hoạch cho vào thùng nhựa để nuôi thành cua thương phẩm. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Anh Nguyên vừa kiểm tra lại các thùng nhựa, vừa cho biết kinh nghiệm, thời gian tôi nuôi cua biển từ tháng 9 (âl) đến hết tháng 1(âl) năm sau. Đấy là vụ nghịch (vụ nghịch, cua biển thương phẩm mới có giá cao từ 100 đến 170 ngàn đồng/kg). Trước khi nuôi phải chuẩn bị ao, bằng cách tháo cạn nước, vét hết bùn. Bón vôi xuống đáy ao để khử phèn. Lượng vôi bón tùy độ pH trong đất. Phơi đáy ao từ 5 đến 7 ngày. Sau đó, cho nước vào ao ngâm thêm 3-5 ngày. Khoảng 10 ngày sau, tảo sẽ phát triển, cho nước vào thêm khoảng 30cm. Để có nguồn thức ăn tự nhiên cho cua, nên bón phân U-rê và phân tổng hợp NPK liên tiếp khoảng 5 ngày. Sau khi bón phân khoảng 7 ngày, thì thả cua vào các thùng nhựa đã được kết thành bè để nuôi. Cứ 10 thùng kết thành 1 bè. Miệng thùng phải được nâng lên cách mặt nước khoảng 7cm. Bè phải được cố định trên mặt nước, không được để bè trôi nổi lung tung. Cua thả vào nuôi phải chọn những con có kích cỡ đồng đều. Chọn nhiều cua đực càng tốt, vì cua đực phát triển nhanh hơn cua cái. Chọn cua có phản xạ tốt, định hướng nhanh, vận động tốt, không có dấu hiệu lạ trên thân, cua nguyên vẹn, vỏ cứng, màu sắc tươi tự nhiên, không bị các sinh vật bám trên thân. Trước khi thả cua vào thùng nhựa, phải kiểm tra độ mặn của ao nuôi, nếu độ mặn chênh lệnh quá 5‰ thì phải thuần dưỡng cua giống để phù hợp với môi trường nước trong ao. Nếu độ mặn chênh lệch không đáng kể thì khỏi thuần dưỡng (cứ thả vào thùng nhựa để nuôi). Miệng thùng nhựa phải cột chặt để cua không thoát ra ngoài. Để cua mau lớn, cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thùng nhựa, bằng cách dùng bàn chải nhựa chà nhẹ mặt ngoài thùng, tránh làm cua sợ và đục nước trong ao nuôi cua. Luôn thay nước trong ao nuôi (theo thuỷ triều), nhưng phải bảo đảm màu nước trong ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra độ mặn trong ao nuôi. Thức ăn cho cua có 2 loại (thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du được tạo bằng cách bón phân gây màu nước và thức ăn chính được chế biến từ cám, bột, cá, tép, ruốt, trùn quế…).[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Muốn nuôi cua biển lên gạch đều, trong thời gian nuôi thì thức ăn cho cua hằng ngày phải lớn hơn 20% trọng lượng của cua, mỗi ngày cho cua ăn 2-3 lần vào sáng sớm, chiều mát và lúc nửa đêm. Khi cua đạt trọng lượng từ 200gram/con trở lên thì thu hoạch. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Càng nói về kinh nghiệm nuôi cua biển trong thùng nhựa, anh Nguyễn Văn Nguyên càng phấn khởi: “Nuôi cua biển trong thùng nhựa, thành công rất nhiều so với nuôi thả tự nhiên trong ao. Với cách nuôi này, người nuôi dễ quản lý, dễ chăm sóc và cũng thu hoạch, ít thất thoát trong quá trình nuôi. Còn nuôi cua biển thả tự nhiên trong ao thì gặp nhiều khó khăn ngay cả khi thu hoạch. Năm 2009, nuôi 700 con cua biển trong thùng nhựa, sau khi trừ chi phí tôi còn lợi nhuận gần 50 triệu đồng. Năm 2010, tôi sẽ tăng lên 1.000 thùng nuôi cua biển. Cũng như năm qua, mỗi thùng nuôi 1 con, ước tính thu hoạch gần 1.000 con trên diện tích 5.000m<sup>2</sup>”. [/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Bài, ảnh: Hoàng Vũ[/FONT]​
</td> </tr> </tbody></table>



các bác dùm cho em ý kiến nhé! thấy cũng ngộ ngộ! em đinh bắc chước làm theo nhưng khong biết nuôi trong thùng nước tinh khiết được không nhỉ! vì nó dễ kiếm và rẻ tiền hơn nhiếu so với mấy cái thùng kồng kềnh kia!!!
 


bác thử chụp tấm hình cho e xem. định hướng dẫn cho ông chú ở cà mau làm thử
 


Nuôi cua đồng
[08 - Jul - 2009 ::: khucthuydu]

Trong một lần về quê, được người bạn thết một bữa cua đồng nhớ đời và giới thiệu mô hình nuôi cua trong ruộng lúa, tôi thấy thật sự thích thú và rất ngạc nhiên.

[http://agriviet.com]

Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Quang Thắm - Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Quốc Oai, Hà Nội để tìm hiểu. Ông Thắm vui vẻ cho biết: Mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa rất hiệu quả, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay toàn huyện Quốc Oai có khoảng 20 hộ nuôi cua đồng, Trạm đang có kế hoạch xây dựng mô hình nuôi cua đồng tập trung với tổng diện tích 5 ha. Theo chân ông chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cua đồng của anh Nguyễn Huy Lưỡng ở thôn Văn Quang, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, một trong những gương mặt điển hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Huy Lưỡng cho biết: Năm 2004, qua chủ trương dồn điền đổi thửa anh được giao gần 2 mẫu (Bắc bộ) trong đó có 7 sào cấy lúa, 4 sào ao thả cá còn lại anh làm trại nuôi lợn, trồng bưởi Diễn. Sau một năm cấy lúa, qua tính toán trừ chi phí không lãi bao nhiêu. Đang loay hoay với mấy sào lúa, tình cờ anh nghe nói về mô hình nuôi cua đồng ở phía Nam. Cua đồng - một món ăn dân giã nay đã trở thành món đặc sản, có mặt nhiều ở các nhà hàng, chính vì vậy thị trường tiêu thụ rất lớn, cua sản xuất ra không đủ bán. Anh nghĩ tại sao họ nuôi được mình lại không nuôi được, sau nhiều đêm trăn trở anh quyết định chuyển sang nghề nuôi cua trong ruộng lúa.

Lúc đầu anh thả 30 kg cua giống, do thiếu kinh nghiệm, bờ bao không chắc chắn, trời mưa cua bò đi hết. Rút kinh nghiệm từ vụ cua đầu tiên, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư xây bờ bao với tổng diện tích 7 sào để nuôi cua. Anh chia sẻ kinh nghiệm: Khi thả giống cua cần chọn những con to, khoẻ, đồng đều không bị gãy càng, không bị bệnh. Nên thả vào mùa xuân (tháng 2, 3 dương lịch, khi cây lúa được 30 ngày tuổi). Mật độ thả khoảng 10 con/m2, thả cua giống sau 2-3 ngày, tiến hành cho ăn.

Nuôi cua đồng trong ruộng lúa, gia đình anh Nguyễn Huy Lưỡng có nguồn thu bình quân từ 20-30 triệu đồng/tháng, ngoài ra anh còn cung cấp giống và tư vấn kỹ thuật cho các hộ nuôi cua ở địa phương. Học cách làm của anh nhiều gia đình đã thành công.

Thức ăn cho cua rất đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu lấy ốc bươu xay nhỏ trộn với cám viên lại; tuần cho ăn 2-3 lần, nên cho ăn vào buổi chiều từ 5-6 giờ. Muốn cho cua phát triển tốt cần thay nước thường xuyên, xung quanh thả bèo tây cho cua trú ẩn. Sau khi nuôi được 3 tháng bắt đầu thu tỉa, dùng đó đặt hoặc tháo cạn nước để bắt cua. Hiện nay anh Lưỡng thu từ 20-50 kg/ngày với giá bán cua thương phẩm từ 50.000-60.000 đ/kg.

Từ mô hình của anh Lưỡng, rất nhiều người đến tham quan học hỏi và đã thành công như anh Vũ Hữu Thức ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, nuôi 1ha cua đồng. Qua trò chuyện anh Thức tâm sự: Nuôi cua đồng rất dễ, ai cũng nuôi được, so với cấy lúa thì nuôi cua đồng nhàn và lãi cao hơn rất nhiều. Cùng suy nghĩ với anh Hữu, anh Nguyễn Văn Hay ở thôn Thế Trụ, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, cũng tận dụng diện tích cấy lúa của gia đình để nuôi cua đồng. Anh cho biết: Từ khi nuôi cua đồng kinh tế gia đình dần dần khá lên, tới đây anh dự kiến mở rộng thêm diện tích nuôi.

Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
 

<table style="width: auto;"><tbody><tr><td><table style="width: auto;"><tbody><tr><td></td></tr><tr><td style="font-family: arial,sans-serif; font-size: 11px; text-align: right;">
</td></tr></tbody></table></td></tr><tr><td style="font-family: arial,sans-serif; font-size: 11px; text-align: right;">
</td></tr></tbody></table>
 
dạo này lo mần ăn ở đâu mà ít thấy ghé diễn đàn vậy daicavoi....
 
dạo này lo mần ăn ở đâu mà ít thấy ghé diễn đàn vậy daicavoi....
Dạ em cũng đang nuôi tôm với cua ở Gành Hào - Bạc Liêu . lúc trước chưa có 3g nên lặn mất tăm. giờ thì có 3g rồi hehe.
 
Vụ nuôi cua trong thùng giờ anh còn làm không daicavoi, em đang tính thử ^^
 
Vụ nuôi cua trong thùng giờ anh còn làm không daicavoi, em đang tính thử ^^

Chắc dâicvoi bị thua lỗ hả gì rồi mà không thấy tăm hơi gì hêt. Cũng chẳng thấy ai luôn. Tính lên đây thảo luận mần ăn mừ... :unsure:
 

Nuôi cua trong thùng

Theo như mình được biết,sau khi thu hoạch vuông tôm người ta chọn những con cua nào không đủ chất lượng hoặc muốn vỗ béo cua cái cho lên gạch, thì mới bỏ cua vào thùng nuôi riêng thôi
 
Theo như mình được biết,sau khi thu hoạch vuông tôm người ta chọn những con cua nào không đủ chất lượng hoặc muốn vỗ béo cua cái cho lên gạch, thì mới bỏ cua vào thùng nuôi riêng thôi

Nuôi ở ao rất khó quản lý vì cua bò đi rất nhiều. Nhiêu người chẳng thả con cua nào nhưng cũng bắt được đấy bạn. Vì thế nên thử nghiệm mô hình này với cua con (khoảng = muỗng an canh) nuôi lên thành cua thương phẩm thì rất tốt. Mấy cái thùng đó ngâm dưới nước xài được rất lâu. Mô hình này theo tui rất có triển vọng.
Nuôi trong thùng cua bị đóng rong. Tui có ý kiến: Tập tính cua sống đáy. Vì vậy nên đặt thùng cua sâu, cách đáy ao chừng 1 tấc tới 1,5 tấc, chổ gần cống để có dòng chảy tạo oxy
 
Nuôi ở ao rất khó quản lý vì cua bò đi rất nhiều. Nhiêu người chẳng thả con cua nào nhưng cũng bắt được đấy bạn. Vì thế nên thử nghiệm mô hình này với cua con (khoảng = muỗng an canh) nuôi lên thành cua thương phẩm thì rất tốt. Mấy cái thùng đó ngâm dưới nước xài được rất lâu. Mô hình này theo tui rất có triển vọng.
Nuôi trong thùng cua bị đóng rong. Tui có ý kiến: Tập tính cua sống đáy. Vì vậy nên đặt thùng cua sâu, cách đáy ao chừng 1 tấc tới 1,5 tấc, chổ gần cống để có dòng chảy tạo oxy
Mình thì cũng thich nuôi tôm, cua lắm,cũng đang tìm hiểu trên diễn đàn và qua sách báo, vừa rồi về nhà nói ba mẹ ý định nuôi tôm, ông bà mắng cho một trận không kịp chạy,hjhjhjhj, lý do mình có ông anh học thuỷ sản ra trường cũng đi làm kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản, rồi đầu tư nuôi tôm, cá điêu hồng nhưng thất bại, địa điềm nuôi là huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, giờ tui phải làm sao đây, hhuhuh
 
Mình thì cũng thich nuôi tôm, cua lắm,cũng đang tìm hiểu trên diễn đàn và qua sách báo, vừa rồi về nhà nói ba mẹ ý định nuôi tôm, ông bà mắng cho một trận không kịp chạy,hjhjhjhj, lý do mình có ông anh học thuỷ sản ra trường cũng đi làm kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản, rồi đầu tư nuôi tôm, cá điêu hồng nhưng thất bại, địa điềm nuôi là huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, giờ tui phải làm sao đây, hhuhuh

Kỹ sư thủy sản mà đi nuôi tôm cá ở Nhơn Trạch mà "chú Vedan" và 1 đống các chú khác xả thải lén, đổ trộm phế liệu độc hại, tàn phá môi trường thì có Thánh đi nuôi tôm cá chỗ đó cũng "sặc gạch" chứ kỹ sư thủy sản cũng chẳng nhằm nhò gì?

Giờ muốn nuôi thủy sản thì phải lên đầu nguồn, chỗ "rừng thiêng nước độc" hoặc phải kiểm soát tốt nguồn nước. Ngoài ra phải "chuẩn bị bài" nào là: men vi sinh làm osin dọn dẹp đáy ao, sủi oxy phải đầy đủ (cái vụ này dễ bị ngộ nhận tưởng lóc, điêu hồng, rô phi... có cơ quan hô hấp phụ nên không cần sủi oxy. Nghèo oxy các loại này vẫn sống được nhưng chậm phát triển, đề kháng yếu dễ phát sinh dịch bệnh, vì dù gì cũng là cơ quan hô hấp phụ, cái chính vẫn là đưa nước giàu oxy qua mang để lọc oxy thở) cho ăn đầy đủ dưỡng chất. Tuyệt đối không xài kháng sinh, không dùng thuốc thủy sản tào lao. Nắm đầy đủ căn bản những yếu tố đó thì vừa làm vừa học nâng cao kinh nghiệm khoảng 3-4 vụ nuôi thì may ra còn có 1 chút ít cơ hội thành công.
 
Kỹ sư thủy sản mà đi nuôi tôm cá ở Nhơn Trạch mà "chú Vedan" và 1 đống các chú khác xả thải lén, đổ trộm phế liệu độc hại, tàn phá môi trường thì có Thánh đi nuôi tôm cá chỗ đó cũng "sặc gạch" chứ kỹ sư thủy sản cũng chẳng nhằm nhò gì?

Giờ muốn nuôi thủy sản thì phải lên đầu nguồn, chỗ "rừng thiêng nước độc" hoặc phải kiểm soát tốt nguồn nước. Ngoài ra phải "chuẩn bị bài" nào là: men vi sinh làm osin dọn dẹp đáy ao, sủi oxy phải đầy đủ (cái vụ này dễ bị ngộ nhận tưởng lóc, điêu hồng, rô phi... có cơ quan hô hấp phụ nên không cần sủi oxy. Nghèo oxy các loại này vẫn sống được nhưng chậm phát triển, đề kháng yếu dễ phát sinh dịch bệnh, vì dù gì cũng là cơ quan hô hấp phụ, cái chính vẫn là đưa nước giàu oxy qua mang để lọc oxy thở) cho ăn đầy đủ dưỡng chất. Tuyệt đối không xài kháng sinh, không dùng thuốc thủy sản tào lao. Nắm đầy đủ căn bản những yếu tố đó thì vừa làm vừa học nâng cao kinh nghiệm khoảng 3-4 vụ nuôi thì may ra còn có 1 chút ít cơ hội thành công.

ông anh em nuôi tôm trước khi vụ vedan bị phanh phui bác ah,Ma bác có o VT àh ? em thì ở Long Hải,
 
ông anh em nuôi tôm trước khi vụ vedan bị phanh phui bác ah,Ma bác có o VT àh ? em thì ở Long Hải,
Thì trước khi vedan bị phanh phui mới chết đó, nó xả thải lén cùng hàng trăm thằng khác mà đâu ai biết để đề phòng nên chết. Lúc đó tui đi chơi lòng vòng ở đó, tiếp xúc với những người chủ bè nuôi tôm, cá mới thấy "ngậm ngùi". Ngủ 1 đêm sáng dậy "đi bụi" vài trăm triệu hoài, tức mấy thằng cảnh sát môi trường ở đó mà không biết làm gì để xỏ lá nó.
 
Thì trước khi vedan bị phanh phui mới chết đó, nó xả thải lén cùng hàng trăm thằng khác mà đâu ai biết để đề phòng nên chết. Lúc đó tui đi chơi lòng vòng ở đó, tiếp xúc với những người chủ bè nuôi tôm, cá mới thấy "ngậm ngùi". Ngủ 1 đêm sáng dậy "đi bụi" vài trăm triệu hoài, tức mấy thằng cảnh sát môi trường ở đó mà không biết làm gì để xỏ lá nó.
Chào anh, hiện tại anh có nuôi trồng con gì không ? hôm nào em về VT ghé thăm bác tham quan học hỏi luôn
Thank bác
Agriviet.Com-IMG_0069.JPG
 
Chào anh, hiện tại anh có nuôi trồng con gì không ? hôm nào em về VT ghé thăm bác tham quan học hỏi luôn
Thank bác
Agriviet.Com-IMG_0069.JPG
Tui nuôi vài chục hồ cá kiểng kiếm tiền của con nít cho vui thôi, sẵn tiện lấy 30 hồ cá đó làm "chuột thí nghiệm" luôn. Dùng phương pháp đối chứng, 2 hồ điều kiện như nhau, bỏ số lượng cá như nhau, 1-2 tháng sau xem kết quả. Thử nghiệm đủ các loại hình thức ở 30 hồ cá đó lòi ra 1 đống vấn đề.

Mới đầu xài thuốc của bênh cá kiểng giá thành cao, hiệu quả lại thấp, chuyển qua thuốc bênh thủy sản thì toàn đồ "đểu". Mỗi khi có dịp về tp.hcm là lại đi tìm đến các cty để mua thì toàn địa chỉ 3-4 cái xuyệt, đến nơi thì thấy tệ hơn cái nhà của tui thì lấy đâu ra chỗ sản xuất==> lừa gạt không, vác nguyên liệu về trộn thêm 20-30 lần chất độn, vô bao bì đóng gói đóng tên cty lên để bán. Bên men vi sinh cũng vậy, truy tìm 2-3 năm nay mới kiếm được đồ xịn về xài. Đơn giản là đến tận nơi, thấy có nhà xưởng và công nhân đang làm việc là ok, mua đem về thử nghiệm hết cả tháng mới dám tin. Hao xăng dã man.

Nhìn lại quãng thời gian 2-3 năm qua thì mới thấy... choáng,tốn tiền vô thuốc, men vi sinh, chi phí di chuyển, hồ cá thì đem thử nghiệm chứ không sản xuất. Thì không tính nổi tốn bao nhiêu tiền nữa? Bởi vậy giờ đi chơi lòng vòng thấy mấy người chăn nuôi thủy sản mà tốn tiền giống tui lúc trước tui xót lắm (tui chơi nhỏ nhỏ chứ không lớn như mấy người nuôi thủy sản chuyên nghiệp nên ít tốn hơn). Đa số nông dân việc thường ngày toàn chăm với dưỡng nên lâu dần bản tính của họ thiên về tính...thiện nên tui cũng hết sức hết mình mà giải thích, hướng dẫn cho họ để họ đỡ tốn tiền cho mấy thứ đồ đểu, thậm chí đưa luôn "bài" mà tui cực khổ tốn kém để biết cho họ luôn.

Bữa nào anh của ông rảnh rổi nói ống đến chỗ bùng binh Đức Mỹ (châu đức) alo cho tui ra uống cafe anh em nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm về thủy sản chơi. Sẵn tiện dắt ổng dzô coi cá kiểng của tui luôn, kaka!
 
Mình thì cũng thich nuôi tôm, cua lắm,cũng đang tìm hiểu trên diễn đàn và qua sách báo, vừa rồi về nhà nói ba mẹ ý định nuôi tôm, ông bà mắng cho một trận không kịp chạy,hjhjhjhj, lý do mình có ông anh học thuỷ sản ra trường cũng đi làm kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản, rồi đầu tư nuôi tôm, cá điêu hồng nhưng thất bại, địa điềm nuôi là huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, giờ tui phải làm sao đây, hhuhuh
Anh bác mới ra trường sao k đi làm cho người ta, vừa tích lũy vốn, vừa tích lũy kinh nghiệm rồi hả tự làm.
Bác muốn làm thì tự tìm vốn mà làm, đừng về nhà làm mất công lắm. Ba mẹ già rồi, ng già thì cầu toàn lắm. Bác hiểu nhé
 
Em đang mạnh dạn thử vụ nuôi cua trong thùng, đặt trên cạn chứ ko phải bỏ xuống ao nhé, vì em hiện không có diện tích mặt nước.

Em đang nuôi thử 8 thùng, 4 thùng cua xô (cua ốp) để lên cua thịt chắc, 4 thùng cua đém lên cua gạch. Có ống oxi chạy buổi tối và những trưa nắng quá. Cho ăn cá phi, cá đối... Lấy nước từ sông lớn, để lóng và thay nước mỗi ngày.

Hiện nay đã được 4 ngày. Em vẫn đang theo dõi, sẽ báo cáo các anh chị sau ^^ Nếu ok thì em sẽ nhân rộng mô hình này.

Vì em không có kinh nghiệm nên có vài điểm không rành, muốn nhờ các anh chị giải đáp giúp:

- Mỗi ngày e thay nước 100%, như vậy có ổn không hay nên 50% thôi?

- Có 1 bạn cua ốp, qua đêm thứ nhất TỰ NHIÊN BỎ 1 CÀNG, mặc dù bạn ấy rất khỏe mạnh, vầy là sao ạ?

- Em hay thấy các bạn cua không nằm dưới đáy thùng, mà nổi lên mặt nước thổi phù phù, hiện tượng này có đáng lo ngại không ạ?

-Các bạn ăn tương đối ít, liệu có cách gì kích thích ăn nhiều hơn không ạ?

- Ngày đầu tiên về, có vài bạn cua sau khi bỏ vô thùng nước thì khoảng 2 -3 tiếng sau nước có mùi và mặt nước có bọt như xà phòng, hơi hơi có váng như dầu nữa. Em không biết đây là hiện tượng gì? Em đã thay nước lập tức lúc đó, đến hôm nay thì không thấy hiện tượng ấy. Em muốn hỏi đó là gì, có nguy hiểm không và cách phòng tránh sau này ạ?

Cảm ơn các anh chị :)
 
Hôm qua e thử thay nước 50% thôi, kết quả hôm nay em có cua luộc ăn =.=

Em lại có một thắc mắc, khi cua cứ ngoi lên mặt nước chứ ko nằm im dưới đáy thùng là nó bị làm sao vậy ạ? Cách khắc phục như thế nào ạ?
 
nuôi cua khó khăn lắm.

vào những tháng gần tết cua y và cua gạch có giá từ 120k-190k. thậm chí lên tới 170k-350k( giá tại huyện Đông Hải ngày 12/11/2010) nhưng tui nghĩ là bác này nuôi vỗ béo cua "sô" là cua y còn mềm vỏ giá 45k/kg, chưa cứng và cua "nhị" là cua cái đã giao phối có một chấm trắng nhỏ(hạt gạo)trong bụng , sẽ lên gạch son.( còn cua yếm vuông lên cua cái mà khi vạch bụng ra không thấy hạt gạo thì gần như không lên gạch) giá cua cái nhị giá cũng chỉ 50k. nên nếu nuôi vỗ béo thì trong thời gian khoảng 15 ngày sẽ lãi được gấp đôi , thậm chí gấp ba lần đó.
Tui vừa nuôi thử nghiệm vài thùng nước tinh khiết 21lit1 xem thử cua có sống được không? rùi sẽ bày mấy anh em gần chỗ tui nuôi cua vụ tết này...

theo anh,nếu nuôi cua cho cứng võ lại bằng cách này thì đúng là lời to thât. nhưng ở anh không biết sao chứ ở chổ em không ai bán cua mềm (óp) cả .bản thân em cũng đã nuôi thử 300 con trong ao không có thủy triều và chỉ thả cá phi vào cho ăn, khi thu hoạch chỉ được 55 con thì hết 40 con mềm(óp). chắc vì thiếu mồi nên cua óp thế là thả hết ra ngoài mươn nước để ăn luôn. em cũng đã học hỏi kinh nghiệm để năm nay nuôi tiếp và đây là chúc ít kinh nghiêm em học được.
- cãi tạo ao cũng không cần lắm nhưng phải cần ao lắng và có chổ xả nước khi cần.
- chọn giống: nên chọn giống người ta cào kéo dưới sông cua trại không lớn con được
-phải để chà xung quanh ao gần bờ và ở giữa làm chổ trú cho cua khi lột xác.
-mới thả cho ăn thức ăn công nghiệp và khi thấy cua có đường kính lưng khoảng 3cm thì có thể cho ăn bằng cá băm nhiễng.
- 10 ngày định kì đánh vi sinh đáy 1 lần(có thể tạt thuốc phân hủy bồn cầu cho đở tốn kém)
-3 tháng nuôi có thể thu hoạch cua đạt trọng lượng 600g-700g.
còn mật độ nuôi hay diệt cá dử trước khi thả thì các anh chắc giỏi hơn em rồi.
đó là nuôi theo kiểu công nghiệp hóa. nhưng tốt nhất là có ao dư,thưa thì thả cua với số lượng ít cho con cháu ăn chơi thì được thả vào ao lắng của ao tôm là tốt nhất.
ĐÓ LÀ Ý KIẾN CỦA EM CÓ GÌ KHÔNG PHẢI XIN MOD VÀ ANH EM LƯỢNG THỨ CHO.
CHÚC TẤC CẢ VỤ CUA TẾT NĂM NAY BỘI THU.
 
Last edited:


Back
Top