NUÔI DÔNG CÁT LIỆU CÓ ĐƯỢC BỀN LÂU ???

  • Thread starter huonglamnongdan_134
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Tiến Danh
- Địa chỉ: Nha Trang
- Tel, Fax: ::: FaX
- email: linhhonbongtoi_loilam@yahoo.com
================================
Sau khi các bài báo viết về một số nghề chăn nuôi các động vật Kỳ Đà, kỳ nhông (dông cát), bọ cạp, dế, Giun đất ... dễ sinh lợi "làm chơi ăn thiệt" dẫn đến tình trạng bà con chạy theo tham gia nuôi các động vật này càng nhiều .Ở đây tôi xin hỏi về con DÔNG CÁT với tình trạng bà con ngày càng đầu tư nuôi nhiều xin hỏi các bạn có quan tâm đến lĩnh vực này liệu cứ tình trạng như vạy thì CUNG sẽ lớn hơn CẦU không ? Cũng như việc nuôi Giun đất lúc đầu được coi là một nghề cũng rất dễ sinh lợi nhưng cối cùng như tôi được biết rất nhiều bà con huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình bị "phá sản" do nuôi quá nhiều Giun (Giun cao sản do Công ty TNHH Lợi Thắng (trụ sở tại tổ 3, phường Tân Hoà, TP Hoà Bình) chuyển giao công nghệ) mà không có đầu ra. Liệu nuôi con DÔNG sẽ có như vậy không ???
Vậy rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của bà con để được yên tâm nuôi trồng và không lâm vào cảnh như bà con nuôi Giun như tôi nói ở trên !!!
(CÁM ƠN ANH Nuoide đã đọc kỹ tin của tôi nha !)
 


Last edited by a moderator:
xin thưa không.hiện nay chỉ nói đến thị trường trong nước thì thử hoi trong số hơn 84 triệu người việt nam mầy ai biết đến con dông.thị trường tphcm là sôi động nhất mà không có hàng để họ bán và nhiều nhà hàng còn chưa biết con dông là gì mà(tôi nghĩ các tỉnh khác thị trường cũng rát lớn)..........mà tại sao lại bây giờ có đầu tư nuôi thì vẫn có thị trường ổn định.......anh nuôi 100 kg dông lớn,dông sinh sản...thì không ai có thể khai thác bán 1 lần như gà,vịt được.trong 100kg đó thì mỗi năm họ chỉ khai thác được khoản 80kg thôi...vì nuôi tự nhiên là hiệu quả nhất mà muo6n1 khai thác hết cũng không được(có nghĩa không muốn bảo tồn cũng phải bảo tồn vì không khai thác được theo tập quán tư nhiên)......như thế thì 80kg 1 quán ăn chỉ tiêu thụ cao nhất trong 8 tuần là hết.giá cả con dông cũng không phải là không ăn được-giá cũng tương đối.vì thế tôi khuyên a chị hãy đầu tư nuơi khi mình có điều kiện thuận lợi.còn những vùng k điều kiệnthi2 thôi.
 
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Tiến Danh
- Địa chỉ: Nha Trang
- Tel, Fax: ::: FaX
- email: linhhonbongtoi_loilam@yahoo.com
================================




Sau khi các bài báo viết về một số nghề chăn nuôi các động vật Kỳ Đà, kỳ nhông (dông cát), bọ cạp, dế, Giun đất ... dễ sinh lợi "làm chơi ăn thiệt" dẫn đến tình trạng bà con chạy theo tham gia nuôi các động vật này càng nhiều .Ở đây tôi xin hỏi về con DÔNG CÁT với tình trạng bà con ngày càng đầu tư nuôi nhiều xin hỏi các bạn có quan tâm đến lĩnh vực này liệu cứ tình trạng như vạy thì CẦU sẽ lớn hơn CUNG không ? Cũng như việc nuôi Giun đất lúc đầu được coi là một nghề cũng rất dễ sinh lợi nhưng cối cùng như tôi được biết rất nhiều bà con huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình bị "phá sản" do nuôi quá nhiều Giun (Giun cao sản do Công ty TNHH Lợi Thắng (trụ sở tại tổ 3, phường Tân Hoà, TP Hoà Bình) chuyển giao công nghệ) mà không có đầu ra. Liệu nuôi con DÔNG sẽ có như vậy không ???
Vậy rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của bà con để được yên tâm nuôi trồng và không lâm vào cảnh như bà con nuôi Giun như tôi nói ở trên !!!

Bạn viết nhầm thì phải . Nếu cầu lớn hơn cung thì phải mừng chứ :D

Thấy bạn ở Nha Trang mình nghĩ bạn nuôi con này khá tốt đấy

Nói về con Dông ở Miền Bắc hầu như chưa có mặt . Chỉ có HN thôi . Các tỉnh lẻ chưa thấy xuất hiện . Vì thế đầu ra khá rộng chỉ có điều phải làm sao cho các nhà hàng biết về nó và nhập sản phẩm .
Còn về con Giun như bạn nói trên báo đó . Nhiều người nghĩ nuôi giun để bán giun trong khi họ không nghĩ rằng giun là thức ăn giàu đạm tuyệt với nhất góp phần hạ giá thành sản phẩm trong chăn nuôi và trồng trọt.
 
đúng Vậy.có Rất Nhiều Khách Hàng Khu Vực Phía Bắc Yêu Cầu Chuyển Dông Ra Bắc Nhưng Thị Trường Trong Nam đây Còn Khát Hàng Thì Có đâu Mà Ra Bắc.khu Vực Phía Nam Mà Tại Một Số Nhà Hàng,quán Nhậu Tphcm Còn Nhiều Nơi Chưa Biết Con Dông Là Gì Mà,vậy Thị Trường Là Rất Lơn Chứ.hiện Nay Ta Còn đang Bảo Tồn Là Chính Mà,cung Cấp Ra Thị Trường Là Số Nhỏ Thôi.hiện Tại Tôi đã Cung Cấp Trên 1 Tấn Hàng Nhưng Cũng Phải Duy Trì Sang Năm Nữa Chứ.có Ai Dám Khai Thác Hết đâu,mà Khai Thác Hết Cũng Không được.
 
Hiện thì anh chủ yếu bán ở đâu ?
Anh cho tôi địa chỉ luôn được không ??
 
Không thể đánh đồng con dông với con giun được,vì có nhiều khác biệt về kỹ thuật nuôi,cũng như đầu ra.Bà con mình hiện nay vẫn chạy theo thị hiếu mà không quan tâm đến đầu ra cun vật nuôi.Cứ thấy ai nuôi con gì là mình cứ chạy theo mà không biết lời lỗ ra sao.Kết quả là thiệt hại không nhỏ.Ngay trên diễn đàn mình cũng thế,nhiều người vẫn còn giữ thoái quen như thế.Hôm trước tôi có tham gia topic gà hmong,vẫn thấy tình trạng như thế
Về con dông thị trường tiêu thụ cao nhưng vẫn chưa rộng,chủ yếu miền Nam,người nuôi ở tỉnh khác phải có bao tiêu,chứ không cũng là bài học nữa vè không có đầu ra.Đó là chưa kể đến kỹ thuật chăn nuôi.Đâu phải có tiền là dông tự lớn.
Lời cuối muốn nói với anh em trong diễn đàn là,nuôi con gì cũng được miễm đầu ra nơi bạn nuôi cao,bạn sẽ giàu
 
em hiện ở bắc bình-bình thuận,hàng thì còn nhưng ít thôi--khoản 1 tạ.mua thì em bán,chứ khoản nữa tháng nữa thì không kịp.
 
Giá cả với lại nuôi nó dễ hay không bác, có topic kĩ thuật nào cho em xin cái link với
 
Mình tham khảo trên mạng thấy tin tức này bác thử đọc xem sao nha.
Nuôi dông vùng cát
Ở nơi toàn cát, cây bụi và phi lao của Phú Yên, đang manh nha nghề nuôi dông, một loài bò sát hoang dã đang có nguy cơ tuyệt diệt do “phong trào” tiêu thụ đặc sản này rộ lên mấy năm gần đây.
Tiên phong nghề mới có lẽ là một gia đình chuyên nghề nuôi vịt ở Phú Yên. Tại phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa, Phú Yên, ông Huỳnh Ngọc chăn nuôi vịt siêu trứng không còn hiệu quả do thức ăn đắt, giá thành trứng thấp.

Tháng 4/2008, ông Ngọc bán một bò đực giống được 12 triệu đồng. Ông đầu tư hai triệu đồng làm chuồng 60m2, sáu triệu đồng mua 10 kg giống dông, mỗi kilôgam 25-30 con, mỗi con bằng ngón tay trỏ. Trong 300 con dông khởi nghiệp, có 80% là cái, còn lại là đực.

Cày tung biển cát

Những bãi cát hoang vu, cây bụi cằn cỗi dằng dặc, hàng nghìn năm qua, chẳng ai đoái hoài. Thế mà mấy năm lại đây, dọc chiều dài bờ biển 189 km Phú Yên, thấp thoáng giữa những ngư dân, người ta thấy các toán người lúi húi đào moi hố cát.

Nhộn nhịp nhất là ở các xã Xuân Hải (huyện Sông Cầu) và xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa). Nơi đây tự lúc nào hình thành nghề mới, nghề đào và bẫy dông.

Cữ từ tháng 2 dương lịch đến tháng 5, một loạt tỉnh duyên hải nam Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) vào vụ tận diệt dông để phục vụ các bàn nhậu từ bình dân đến cao cấp.

Dông (nhông) là loại bò sát có bốn chi, cùng họ với thằn lằn, rắn mối. Thịt dông ngon và bổ được coi là món ăn đặc sản của Xứ Nẫu. Phú Yên có hai loại dông chính, dông lửa và dông đen.

Thịt dông cát còn có tác dụng chữa hen suyễn, ghẻ lở, bồi bổ cho trẻ em gầy yếu, theo Viện sĩ Thông tấn Liên Xô (cũ) LS.Darepski. Một năm, dông chỉ xuất hiện một lần từ tháng 2 đến tháng 5.

Sống lâu ngày trong hang sâu dưới lòng đất, khi lên khỏi mặt đất, chúng ăn cỏ, côn trùng. Không biết có phải vì thế mà thịt dông rất ngon và đặc trưng.

Chặt đầu, lột da, đem dông vào cối xay hoặc băm nhuyễn với gia vị. Gia vị độc tôn khi làm chả ram là củ sả thái mỏng, băm nhỏ. Sau đó thịt dông được cuốn với bánh tráng (mỗi cuốn ước chừng bằng ngón tay trỏ). Khi dầu ăn sôi, cho vào từng cuốn chả.

Chả dông ăn kèm với dưa chuột và cà chua sống, cùng với nước chấm là mắm ngon trộn với đậu phộng (lạc) nghiền nhỏ.
Ai qua cung đường này của khúc ruột miền Trung chắc đều có dịp thưởng thức đặc sản dông, từ chả ram dông, cháo dông, đến dông nướng bơ muối ớt.

Giá dông 70.000đồng/xâu dông cồ (đực) hoặc 80.000đồng/xâu dông cái, mỗi xâu 10-12 con. Để bắt dông, nhiều nơi đào tung rừng phi lao, nham nhở mặt cát trắng.

Dân thôn Thạnh Phú, thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa (nay là khu 3, phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa) lúc nông nhàn tranh thủ bẫy hoặc đào dông, để cải thiện hoặc bán cho quán nhậu. Sau hai giờ bẫy và đào, mỗi người bắt được khoảng 20 - 30 con. Bỏ công một ngày, có người bắt được cả trăm con.

Ông Nguyễn Tôn, một người chuyên bẫy dông ở thôn Uất Lâm (xã Hòa Hiệp Bác, huyện Đông Hòa, Phú Yên), ngậm ngùi thời hoàng kim: “Trước, một ngày bắt được 50-100 con, bán cho quán nhậu 150.000- 250.000 đồng là bình thường. Nay phải đi xa hơn, được mươi lăm con đủ nấu canh là cùng”.

Cần các nhà khoa học vào cuộc

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi dông từ bắc chí nam không có. Dân ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, mỗi người nghĩ mỗi cách nuôi và ai cũng bảo cách của mình tốt. Chẳng ai đến ba cùng với nông dân để thẩm định.

Ông Huỳnh Ngọc, một trong những người tiên phong nuôi dông, vẫn mua nguồn giống của những người bẫy và đào dông tự nhiên. Ông tìm hiểu thấy dông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn từ 10 - 12 giờ. Ông đúc rút công thức đồ ăn cho dông gồm cỏ dại, rau muống, cà chua, dưa hồng.

Kinh nghiệm của ông được thực tiễn kiểm chứng bước đầu. Sau thời gian trưởng thành ba tháng tuổi, dông cái đẻ và ấp trứng 15 ngày thì nở. Mỗi lứa trứng nở 4 -8 con. Để giảm cái nắng như rang miền Trung, ông cho làm mưa nhân tạo trong chuồng và trồng cỏ.

Từ trên 300 con giống ban đầu, nay chuồng của ông có 1.000 con sắp xuất chuồng trái vụ cho thương lái ở Khánh Hòa. 1.000 con dông nặng tổng cộng 90 -100kg, có thể bán với giá 180.000đồng/kg, tương đương gần 20 triệu đồng. Trừ chi phí, có lãi hơn 10 triệu đồng.

Nhưng để giải bài toán lâu dài như vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, suy thoái giống, v.v…, kinh nghiệm của lão nông tri điền không giúp được ông.

Ông Nguyễn Văn Luận, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa, cũng chỉ có thể kết luận vấn đề ở góc độ kinh tế trước mắt: “Nuôi dông như của ông Huỳnh Ngọc là phù hợp với các địa phương ven biển và có bãi cát hoặc động cát’.

Ông đề nghị: “Các nhà khoa học nên đi sâu nghiên cứu về loài bò sát này để giúp nhân dân biết cách cho dông đẻ nhân tạo một cách hiệu quả”.
---------------
Hiện nay chưa có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi Dông, nhưng theo kinh nghiệm của người dân đã từng nuôi ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận...và ông Huỳnh Ngọc đã thực hiện thì xây dựng chuồng nuôi Dông rất đơn giản, dùng gạch xây vòng kểu tường thành, âm (sâu) xuống lòng đất khoảng 50-60cm, phần tường còn lại cao 1,2 -1,5m trở lên, quanh thành tường dán một lớp gạch men láng, đáy chuồng đổ một lớp xi măng mỏng từ 3-5 cm sau đó đổ lớp cát dày khoảng 6cm lên đáy chuồng (để con Dông không đào hang và không bám được khi leo lên ra ngoài). Đặc tính là động vật hoang dã nên trong chuồng tạo những cồn cát nhân tạo để Dông đào hang trú ngụ và sinh sản, ngoài ra trồng thêm cây cỏ và khoảng trống để có ánh nắng thích nghi với môi trường sống của Dông. Phía ngoài quanh tường thành chuồng quây lưới cao khoảng 1m, để phòng ngừa mèo, gà, chuột vào quấy phá.

Nguồn giống chủ yếu mua lại của những người bẫy và đào Dông tự nhiên. Dông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn vào khoảng từ 10 giờ đến 12 giờ, thức ăn của Dông rất đơn giản, khoái khẩu “ưa thích” của Dông ngoài cỏ dại là các loại rau, củ quả như cà chua, rau muống, dưa hồng,... Chỉ cần 5.000 đồng mua rau quả là đủ cho 1.000 con ăn mỗi ngày. Loài Dông đẻ rất nhanh, sau thời gian trưỏng thành 3 tháng tuổi Dông cái mang trứng đẻ đến khi nở con chỉ khoảng 15 ngày, mỗi đẻ trứng và nở từ 4 -8 con. Để tạo thêm sự sinh trưởng giai đoạn mùa hè nắng gắt phải làm “mưa nhân tạo” để mát đất trong chuồng và cây cỏ xanh tươi.

Từ trên 300 con Dông giống ban đầu, hiện nay chuồng nuôi của ông Huỳnh Ngọc ước tính có khoảng 1.000 con đang độ to béo chuẩn bị “xuất quân” lứa đầu trái vụ (mùa đông) cho thương lái ở Khánh Hòa .

Theo cách tính nông dân rất “xứ Nẫu” của ông Ngọc, 1.000 con Dông như hiện nay có từ 90 -100kg với giá 180.000đ/kg (mỗi ký khoảng 6-10 con), sẽ thu gần 20 triệu đồng, trừ chi phí hơn 3 triệu thức ăn và 6 triệu con giống và công chăm sóc gia đình ông Huỳnh Ngọc thu lợi trên 10 triệu đồng.

Ông nói: “Cái lợi trước là còn chuồng, còn con giống tái sản xuất cho vụ sau. Lâu dài đây là một nghề nuôi mang tính bền vững vì nuôi Dông không gây ô nhiểm môi trường xung quanh, thức ăn tự có ở thiên nhiên, sản phẩm tiêu thụ nhanh, là động vật thần túy sống hoang dã nên sức đề kháng cao không có nguy cơ dịch bệnh như Heo, Gà, Vịt siêu trứng...đặc biệt không có nguy cơ bị thiệt hại lỗ vốn như nuôi tôm sú, tôm Hùm... hiện nay ở địa phương mình”
 
Last edited by a moderator:
mấy sản phẩm như Rắn(các loại) , baba , rùa,cầy hương,dúi,dế,dông em sẽ lo đầu ra với điều kiện cho em % số tiền bán được.
cứ giao hàng cho em , em sẽ đi tiêu thụ cho
(em trả trước 1/5 số tiền sản phẩm , sau khi bán xong em trả tiếp phần còn lại).

tin tưởng thì làm không tin thì thôi.
có phúc làm quan có gan làm giàu

chúc nhà nông chúng ta làm ăn phát đạt
 
mấy sản phẩm như Rắn(các loại) , baba , rùa,cầy hương,dúi,dế,dông em sẽ lo đầu ra với điều kiện cho em % số tiền bán được.
cứ giao hàng cho em , em sẽ đi tiêu thụ cho
(em trả trước 1/5 số tiền sản phẩm , sau khi bán xong em trả tiếp phần còn lại).

tin tưởng thì làm không tin thì thôi.
có phúc làm quan có gan làm giàu

chúc nhà nông chúng ta làm ăn phát đạt
Về đầu ra cho mấy em dế . Bác pm hộ cái nhé ! % thương lượng! ::p
 
anh first9 có dịch vụ này nữa ạ,được đấy.bán hết giúm mình dông 200kg,dúi vô hạn,heo rừng nhiều,kỳ đà tới mùa 1 ngày 500kg,kỳ tôm đang có nhiều,tắc kè bao la,khỉ-sóc đủ loại,chồn hương thường xuyên,nhóc ...nhít đầy đủ cả,gà rừng ...o o ,...mèo rừng meo meo,.....bán giúp nha.hi hi.mua hết về nuôi...cả trút nữa....rắn số lượng lớn.......không bán được mua lại luôn cũng được.......hi..hi.quên ..chứ alo 0914738291
 
dế hả để em đi lang thang mấy cái nhà hàng bán đồ nhậu đồng quê ở tphcm chào hàng xem .mà liemoffline không cho số điện thoại sao gọi được.

anh tongaquangthai có cung cấp hàng ngay khi em cần không . nếu được anh em mình hợp tác làm ăn.
trước mắt có 1 chổ cần số lượng lớn rắn rivoi để xuất khẩu.
 
anh first9 có dịch vụ này nữa ạ,được đấy.bán hết giúm mình dông 200kg,dúi vô hạn,heo rừng nhiều,kỳ đà tới mùa 1 ngày 500kg,kỳ tôm đang có nhiều,tắc kè bao la,khỉ-sóc đủ loại,chồn hương thường xuyên,nhóc ...nhít đầy đủ cả,gà rừng ...o o ,...mèo rừng meo meo,.....bán giúp nha.hi hi.mua hết về nuôi...cả trút nữa....rắn số lượng lớn.......không bán được mua lại luôn cũng được.......hi..hi.quên ..chứ alo 0914738291
Hix, bác quangthai chắc là rừng già quá, con gì bác í cũng có :lol:
 
núi trọc.......hì...hì
---------------
hi hi....ri voithi2 thua,các loại khác thì nhiều đấy.ri voi vùng mình ít lắm
 
Last edited by a moderator:
rắn ri voi ở vùng thấp của quê hương mình ,các tỉnh miền tây có rất nhiều ,nhưng giá cả như thế nào,nói chung là các mặt hàng đều có chổ ra ,nhưng ăn thua là giá mà thôi, nếu trên đất sài gòn thì giá thì giá cả không chênh lệnh mấy đâu
 
Last edited by a moderator:
Nếu lấy một huyện có mức sống trung bình ở Tp.HCM. Chia địa bàn huyện ấy ra thành 7 khu vực bằng nhau theo tuyến đường, dân cư. Có rất nhiều quán ăn và nhà hàng trung và cao cấp trong 1 khu vực như vậy. Chọn ra 40 nhà hàng, quán ăn tốt nhất mà mình cho là có thể bán được hàng vào đó. Xem đó là khách hàng tiềm năng của mình cần phải khai thác. Như vậy mình có 280 khách hàng tiềm năng.
Nếu mình khai thác 50% tiềm năng ấy, tương ứng 140 khách hàng lấy hàng của mình. Ví dụ mỗi khách hàng mua của mình 1 kg dông(tương ứng 4-5 con) mỗi tuần(7 khu vực) thì mình bán được 140 kg / tháng. Như vậy thì các bạn thấy cung và cầu rõ ràng thế nào.
Nếu có một trại dông đủ cung cấp cho 1/3 của một huyện trong Tp.HCM là có thể trở thành nông dân làm kinh tế giỏi rồi! Mình nghĩ vậy!
Mình tên Thuận, 0902328004, ly_hieu_thuan@yahoo.com, ở Hóc Môn, Tp.HCM. Đang trong giai đoạn lập trại, muốn chia sẻ giao lưu.
Hy vọng diễn đàn là nơi tiếp tục giúp ích cho bà con nông dân mình làm ăn, thoát nghèo và khá giả.
 
Back
Top