Nuôi động vật quý hiếm bế tắc, do đâu?

  • Thread starter tieudu2010
  • Ngày gửi
Nuôi động vật quý hiếm bế tắc, do đâu?
Xem tin gốc
Báo Nông nghiệp VN - 11 tháng trước 763 lượt xem

Động vật quý hiếm là con nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên công tác bảo tồn và phát triển nhóm động vật này còn hạn chế, chưa thể nhân ra diện rộng.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Ông Trần Trọng Thêm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết nhóm động vật quý hiếm có nguồn gốc hoang dã như hươu, nai, gấu, cá sấu, trăn, đà điểu, lợn rừng… được Bộ môn động vật quý hiếm (Viện Chăn nuôi) nghiên cứu, thuần hóa có thể nuôi thương phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đặc biệt một số giống vật nuôi có triển vọng như lợn rừng, cá sấu… đầu ra rất ổn định, cung không đủ cầu. Thế nhưng những năm qua việc phát triển giống đặc sản này rất chậm. Tính đến nay cả nước có khoảng 20 trại lợn rừng quy mô nuôi từ vài chục đến vài trăm con.

Theo ông Thêm, nguyên nhân là do động vật quý hiếm số lượng ít, chậm phát triển. Vật nuôi càng nhỏ thì tốc độ sinh trưởng càng chậm, năng suất thấp, không tạo ra được sản phẩm hàng hóa lớn. Hơn nữa đây là vật nuôi quý hiếm, đắt đỏ; chủ yếu phục vụ chiêu đãi đặc biệt và các gia đình kinh tế khá giả.

“Riêng lợn rừng nuôi hiện nay phổ biến 2 loại gồm lợn rừng Thái Lan và lợn rừng bản địa Việt Nam. Chúng tôi cũng đã lai tạo thành công lợn rừng Việt - Thái cho năng suất, chất lượng hơn hẳn giống lợn rừng bản địa. Đây vốn là giống động vật hoang dã, quen sống trong rừng nên việc thuần hóa, nuôi tương đối khó. Nếu nuôi không đúng quy trình thì tỷ lệ chết cao, khả năng sinh sản kém. Các nhà khoa học Viện Chăn nuôi đã từng thất bại khi mày mò nghiên cứu quy trình, thuần hóa giống vật nuôi này. Lợn rừng có bản năng hoang dã nên người nuôi cần phải tuân thủ các quy định, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn cho con người và môi trường xung quanh”, ông Thêm cho biết.

Ông Phạm Công Thiếu, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi kiêm Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi cũng thừa nhận việc phát triển giống vật nuôi quý hiếm rất ì ạch. Ngay như lợn rừng là vật nuôi rất dễ tiêu thụ nhưng từ đầu năm đến nay nhiều trại bỏ trống. “Có trại ở Quốc Oai (Hà Nội) mấy năm trước nuôi cả trăm con lợn rừng, không SX kịp giống để bán mà nay lại trống chuồng”, ông Thiếu nói. Khi hỏi nguyên nhân, ông Thiếu cũng lắc đầu không hiểu chủ trại “sập tiệm” bởi lý do gì?

“Từ 2005 chúng tôi làm chủ quy trình nhân giống gà Mông. Đây là con nuôi đặc sản rất dễ tiêu thụ nhưng việc chuyển giao còn chậm, bình quân mỗi năm cung cấp khoảng 60.000 con giống cho các tỉnh miền Bắc. Việc cung ứng giống không tăng chứng tỏ phát triển nuôi gà Mông còn chậm”, ông nói.

Cũng theo ông Thiếu có mấy nguyên nhân khiến động vật quý hiếm phát triển chậm là: Dịch tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm hoành hành khiến dân sợ nuôi, quy trình nuôi tương đối khó, con giống khan hiếm, giá cao khiến chăn nuôi nhỏ lẻ khó có thể tồn tại. Ngoài ra vấn đề thiếu vốn, mặt bằng cũng là bài toán nan giải, thách thức người chăn nuôi. Hơn nữa nhiều hộ dân còn băn khoăn không hiểu động vật hoang dã được chăn nuôi hạn chế hay nuôi đại trà?

Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) cho rằng, con đặc sản rất khó nuôi, hơn nữa nhiều hộ không đủ vốn, do giá con giống vẫn đứng ở mức cao. Mặc dù đã có chủ trương cho người chăn nuôi vay vốn tái sản xuất, nhưng đến nay nông dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Với chăn nuôi gà thì có thể phát triển nhanh, còn chăn nuôi lợn rừng phải đầu tư kinh phí lớn, nuôi cả năm ròng mới xuất được…

Qua tìm hiểu một số nơi thấy rằng, người dân còn e ngại là bởi đầu tư vào chăn nuôi phải có vốn khá lớn, trong khi mức thu nhập của số đông người dân chưa cao. Để phát triển con nuôi đặc sản cần phải tăng cường công tác tập huấn, đẩy mạnh tuyên truyền giúp cho người dân hiểu được kỹ thuật nuôi. Khi họ thấy được cái lợi về kinh tế, thì sẽ mạnh dạn hơn bằng cách tự bỏ tiền để phát triển các mô hình chăn nuôi mà không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

“Về quy định của pháp luật thì không có loài động vật nào không được gây nuôi, vấn đề là việc gây nuôi đó phải hợp pháp, có nghĩa là có nguồn giống hợp pháp, đảm bảo các điều kiện trại nuôi, không làm ảnh hưởng đến bảo tồn trong tự nhiên. Chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế bảo tồn, gây nuôi, phát triển động vật hoang dã có nguồn gốc và đảm bảo các điều kiện đăng ký hoạt động gây nuôi hợp pháp”, ông Phạm Công Thiếu.

Cá nhân và đơn vị có nhu cầu tư vấn, chuyển giao giống động vật quý hiếm, liên hệ Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi (Viện Chăn nuôi). Địa chỉ: Thụy Phương, Hà Nội. ĐT ông Phạm Công Thiếu: 0912244149.
Xem tin gốc
Báo Nông nghiệp VN - 11 tháng trước 763 lượt xem

Động vật quý hiếm là con nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên công tác bảo tồn và phát triển nhóm động vật này còn hạn chế, chưa thể nhân ra diện rộng.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Ông Trần Trọng Thêm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết nhóm động vật quý hiếm có nguồn gốc hoang dã như hươu, nai, gấu, cá sấu, trăn, đà điểu, lợn rừng… được Bộ môn động vật quý hiếm (Viện Chăn nuôi) nghiên cứu, thuần hóa có thể nuôi thương phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đặc biệt một số giống vật nuôi có triển vọng như lợn rừng, cá sấu… đầu ra rất ổn định, cung không đủ cầu. Thế nhưng những năm qua việc phát triển giống đặc sản này rất chậm. Tính đến nay cả nước có khoảng 20 trại lợn rừng quy mô nuôi từ vài chục đến vài trăm con.

Theo ông Thêm, nguyên nhân là do động vật quý hiếm số lượng ít, chậm phát triển. Vật nuôi càng nhỏ thì tốc độ sinh trưởng càng chậm, năng suất thấp, không tạo ra được sản phẩm hàng hóa lớn. Hơn nữa đây là vật nuôi quý hiếm, đắt đỏ; chủ yếu phục vụ chiêu đãi đặc biệt và các gia đình kinh tế khá giả.

“Riêng lợn rừng nuôi hiện nay phổ biến 2 loại gồm lợn rừng Thái Lan và lợn rừng bản địa Việt Nam. Chúng tôi cũng đã lai tạo thành công lợn rừng Việt - Thái cho năng suất, chất lượng hơn hẳn giống lợn rừng bản địa. Đây vốn là giống động vật hoang dã, quen sống trong rừng nên việc thuần hóa, nuôi tương đối khó. Nếu nuôi không đúng quy trình thì tỷ lệ chết cao, khả năng sinh sản kém. Các nhà khoa học Viện Chăn nuôi đã từng thất bại khi mày mò nghiên cứu quy trình, thuần hóa giống vật nuôi này. Lợn rừng có bản năng hoang dã nên người nuôi cần phải tuân thủ các quy định, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn cho con người và môi trường xung quanh”, ông Thêm cho biết.

Ông Phạm Công Thiếu, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi kiêm Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi cũng thừa nhận việc phát triển giống vật nuôi quý hiếm rất ì ạch. Ngay như lợn rừng là vật nuôi rất dễ tiêu thụ nhưng từ đầu năm đến nay nhiều trại bỏ trống. “Có trại ở Quốc Oai (Hà Nội) mấy năm trước nuôi cả trăm con lợn rừng, không SX kịp giống để bán mà nay lại trống chuồng”, ông Thiếu nói. Khi hỏi nguyên nhân, ông Thiếu cũng lắc đầu không hiểu chủ trại “sập tiệm” bởi lý do gì?

“Từ 2005 chúng tôi làm chủ quy trình nhân giống gà Mông. Đây là con nuôi đặc sản rất dễ tiêu thụ nhưng việc chuyển giao còn chậm, bình quân mỗi năm cung cấp khoảng 60.000 con giống cho các tỉnh miền Bắc. Việc cung ứng giống không tăng chứng tỏ phát triển nuôi gà Mông còn chậm”, ông nói.

Cũng theo ông Thiếu có mấy nguyên nhân khiến động vật quý hiếm phát triển chậm là: Dịch tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm hoành hành khiến dân sợ nuôi, quy trình nuôi tương đối khó, con giống khan hiếm, giá cao khiến chăn nuôi nhỏ lẻ khó có thể tồn tại. Ngoài ra vấn đề thiếu vốn, mặt bằng cũng là bài toán nan giải, thách thức người chăn nuôi. Hơn nữa nhiều hộ dân còn băn khoăn không hiểu động vật hoang dã được chăn nuôi hạn chế hay nuôi đại trà?

Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) cho rằng, con đặc sản rất khó nuôi, hơn nữa nhiều hộ không đủ vốn, do giá con giống vẫn đứng ở mức cao. Mặc dù đã có chủ trương cho người chăn nuôi vay vốn tái sản xuất, nhưng đến nay nông dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Với chăn nuôi gà thì có thể phát triển nhanh, còn chăn nuôi lợn rừng phải đầu tư kinh phí lớn, nuôi cả năm ròng mới xuất được…

Qua tìm hiểu một số nơi thấy rằng, người dân còn e ngại là bởi đầu tư vào chăn nuôi phải có vốn khá lớn, trong khi mức thu nhập của số đông người dân chưa cao. Để phát triển con nuôi đặc sản cần phải tăng cường công tác tập huấn, đẩy mạnh tuyên truyền giúp cho người dân hiểu được kỹ thuật nuôi. Khi họ thấy được cái lợi về kinh tế, thì sẽ mạnh dạn hơn bằng cách tự bỏ tiền để phát triển các mô hình chăn nuôi mà không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

“Về quy định của pháp luật thì không có loài động vật nào không được gây nuôi, vấn đề là việc gây nuôi đó phải hợp pháp, có nghĩa là có nguồn giống hợp pháp, đảm bảo các điều kiện trại nuôi, không làm ảnh hưởng đến bảo tồn trong tự nhiên. Chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế bảo tồn, gây nuôi, phát triển động vật hoang dã có nguồn gốc và đảm bảo các điều kiện đăng ký hoạt động gây nuôi hợp pháp”, ông Phạm Công Thiếu.

Cá nhân và đơn vị có nhu cầu tư vấn, chuyển giao giống động vật quý hiếm, liên hệ Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi (Viện Chăn nuôi). Địa chỉ: Thụy Phương, Hà Nội. ĐT ông Phạm Công Thiếu: 0912244149.

spot lai cho moi nguoi tim hieu.hihi
 


Lại đổ cho nông dân nứa, nuôi ra hàng bầy hàng đống ( heo rừng, nhím, chồn nhung đen, cá sấu, trăn, gà h'mông....) Bán ra không được, nhà nước nhà khoa học có đầu ra cho nông dân không?
Bây giờ trung tâm này (Thụy phương) giải quyết sao đây, khi con giống của anh bán, nông dân nuối đầy đàn đầy đống đây nè



 
Nuôi động vật quý hiếm bế tắc, do đâu?
Xem tin gốc
Báo Nông nghiệp VN - 11 tháng trước 763 lượt xem

Động vật quý hiếm là con nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên công tác bảo tồn và phát triển nhóm động vật này còn hạn chế, chưa thể nhân ra diện rộng.
Ông Trần Trọng Thêm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết nhóm động vật quý hiếm có nguồn gốc hoang dã như hươu, nai, gấu, cá sấu, trăn, đà điểu, lợn rừng… được Bộ môn động vật quý hiếm (Viện Chăn nuôi) nghiên cứu, thuần hóa có thể nuôi thương phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
...
Gì kỳ vậy?
- "Quý hiếm" đem nhân ra "diện rộng" thì có còn quý hiếm nữa không?
- Phi "Hoang dã" thì có "quý hiếm" không?!... điên khùng!!!
- ... !
Tôi thấy tác giả tệ rồi nhưng người dẫn bài còn tệ hơn, xin lỗi vì sự thẳng thắng nhé!!!!
 
Last edited by a moderator:
Bài này do mấy tay nhà báo không có đề tài để viết nên "nhai" lại những tin cũ rít đây mà.Mấy bác nghe làm gì rồi bực mình lên...
 
Cái gì quý hiếm thì cứ để cho nó quý hiếm đi.Ta chỉ nên bảo tồn chứ ko nên nhân rộng.Cái gì cũng vậy,đều có cái giá của nó,càng nhiều càng mất giá
 
nuôi động vật quý hiếm nếu thất bại thì đổ vào dân, ngược lại thì các nhà "bảo tồn" nhào vô tìm ăn.
 
Nói "không có con vật nào không được nuôi" nhưng lại còn câu
"phải có nguồn gốc hợp pháp." Vậy có nghĩa những con vật đó
bị nằm trong một khuôn khổ chật hẹp khó khăn rồi. Muốn con
vật được chăn nuôi tự do, thì không nên bày đặt ra chuyện giấy
tờ nguồn gốc hợp pháp làm gì.
*
Bây giờ kinh tế thị trường, không còn Nhà Nước hay Đảng bắt
trong khuôn khổ nữa. Vậy thì bà con nông dân cũng đừng nên
dựa dẫm đòi hỏi Nhà Nước hay Đảng hỗ trợ nữa. Cái gí lời thì
làm. Cái gì lỗ thì đừng làm.
*
 

Chim trĩ đỏ cổ trắng giờ tôi bán chỉ 300k/con trĩ đẻ luôn mà không ai mua.sách đỏ đó....con gì nuôi cũng cấm!cứ cho người dân nuôi như chim trĩ coi sau 1-2 năm công má vàng hay trĩ sao chẳng hạn còn quý hiếm nữa ko?
 


Back
Top