Nuôi gà bằng phân giun

  • Thread starter baongulon
  • Ngày gửi
Em nghe nói, người ta có thể chế biến phân giun quế thành thức ăn nuôi gà. Bác nào biết xin hướng dẫn cụ thể cho em với. Xin cám ơn các bác rất nhiều!:huh:
---------------
Vâng. cám ơn bác, năm nay em suýt "lục tuần" rồi không biết có nhằn được món ấy không? Em sẽ thử xem.
 


Last edited by a moderator:
Không biết ở miền Trung và ngoài Bắc, bà con có ăn cải làm dưa không? (cải chua). Cải xanh (cải tiều-xại) rửa sạch, ngâm chậu nước vài ngày thì cải đổi màu và chua. Có nhiều váng trắng đóng cục nổi rải-rác, đó là quần-thể vi-sinh, còn gọi là sinh-khối. Đây là những vi-khuẩn hữu-ích. Mẹ tôi thường làm cho cả nhà ăn. Đặc-biệt là Cha tôi luôn dặn dọn luôn nước ngâm cải ra bàn, cha tôi chan nước đó ăn như canh. Ông bảo rất tốt cho bộ tiêu-hóa. Tôi cũng chan ăn với cá kho tiêu, ngon miệng lắm!
Sau nầy, khi uống sửa tươi, tôi đi tiêu chảy ngay, nguyên-do là tôi thiếu 1 thứ vi-khuẩn trong ruột. Tôi cũng hiểu thêm Ya-ua là cả một quần-thể vi-khuẩn trong đó. Đây là những vi-khuẩn hữu-ích, nên rất tốt.
Nhớ khi tôi sống ở bìa rừng, ngay cửa biển, chỉ có một mình, dưới trời là ta, (trừ những lúc được đi làm thủy-lợi hay cải-tạo bổ-túc), tôi quan-sát mấy con còng và mấy con cá thòi-lòi, không biết chúng ăn gì trên bãi sình, mà thấy chúng ăn luôn mồm... vi-sinh chăng?
Cũng vậy, khi nước mới lớn tràn lên bãi, các loài cá theo nước dâng từ từ lên bãi ăn bọt... Đó là lúc tôi bọc-hậu bằng lưới kéo. Nhiều nhất là cá đối. Cá dối ăn mồi gì nhỉ, nhưng chắc chắn là chúng cạp sình, mỗ bụng ra là đầy đất cát...
Gà vịt, khi ăn vào chứa ở bầu diều, sau đó chuyển qua "mề" để xay. Nuôi thả rong thì không kể, nhưng nuôi chuồng thì phải cho ăn thêm sõi sạn, giúp cho việc xay thức ăn của mề dễ-dàng hơn.
Với loài ăn cỏ, có loài nhơi lại như bò, dê... và có loài không như ngựa. Phân ngựa còn sót nhiều dinh-dưỡng hơn phân bò. Mà các loài ăn cỏ, con nào cũng to lớn, mập mạp là sao? Cỏ đâu có chất bổ bao nhiêu? Có phải do vi-khuẩn trong bộ ruột chúng (trâu bò, ngựa dê, thỏ...) giúp chúng tận-thu hết các chất dinh-dưỡng tứ các cọng cỏ... tưởng như không có gì?

Bổ-sung nguồn vi-khuẩn hữu-ích cho thú-vật chăn nuôi là điều cũng đáng quan-tâm lắm!
Các bạn nghĩ sao?
Thân ái.
---------------
Xin chào các bác. Chả là thế này, vừa rồi nhà em nghe các bác " Khoa học" nói : " Trong phân giun có kén giun và nhớt của con giun không những giàu chất dinh dưỡng mà còn có khả năng kháng bệnh tốt, nếu đem cho gà ăn với tỉ lệ 1/3 ( Phân giun/ cám ngô) thì gà rất mau lớn và ít bệnh dịch. Nhà em về cũng cho ăn thử , trộn đúng tỉ lệ 1/3 nhưng bọn gà nhà em nó không ăn, em thử nghiệm với tỉ lệ 3/3/3 ( sinh khối lẫn cả giun/ngô xay/cám gà loại bột) song nó chỉ chọn con giun ăn thôi. Vậy em nghĩ có lẽ cần cần thêm công đoạn chế biến nào đó hay còn thiếu kinh nghiệm gì mà em chưa biết nên mới viết bài làm phiền các bác. Cám ơn các bác đã quan tâm.Bác nào có kinh nghiệm gì xin cứ chỉ giáo cho em với nhé. Khi nào thành công em sẽ lựa những con gà to nhất mổ thịt mời các bác uống rượu cám ơn .
Thưa bạn,
Tôi trước có nuôi gà, nuôi trùn nhưng vì không trùng thời-điểm nên tôi không có dịp thử cho gà ăn cứt trùn. Nhưng vì bởi tôi tin gà ăn cứt trùn, nên tôi chú-ý đến ý-kiến của bạn. Chúng ta là những người mù sờ voi, nên nói sai chắc cũng không ai cười. Vậy tui với bạn thử tìm hiểu xem tại sao có gà của người khác ăn cứt trùn mà gà của bạn thì không. Chúng ta thử bàn xem sao nhé!

Thường thì trùn chỉ sống gần trên mặt đất, sâu lắm là 2 tấc thôi. Đó là khoảng sinh-khối, gồm : Cứt trùn mới, có chứa kén trứng trong đó. Chúng ta có thể chia các tầng trong 1 ổ trùn nuôi như sau :
- Tầng trên cùng (lớp mặt): Thức ăn mới cho vào, trùn đang ăn, cũng có thứ đang trong quá-trình hoai (nếu đủ dưỡng-khí, không có mùi), hoặc nếu cho ăn dư thừa, thối (nếu thiếu dưỡng-khí, khi mục thành chất mùn). Tầng nầy cho gà, gà không thích ăn, mà chỉ lựa ăn trùn thôi.
- Tầng sinh-khối :Trong tầng nầy có đủ hết : Trùn lớn, trùn con, kén và cứt trùn mới bài-tiết, trong đó có đầy vi-khuẩn sống và xác vi-khuẩn chết. Nếu cho gà cứt trùn tầng nầy, gà sẽ ăn hết vừa cứt trùn (luôn vi-khuẩn), vừa trùn lớn nhỏ và kén.
- Tầng dưới cùng, sâu hơn 2 tấc : Toàn cứt trùn. (Trừ khi nào thức ăn trên tầng mặt nhiều quá, đang trong quá-trình hoai, nhiệt-độ lên cao, trùn phải lủi sâu xuống 3-tấc, có khi hơn để "tị-nạn", thì sẽ có trùn trong đó).

Nếu những điều tui nghĩ trên là đúng, thì xin bạn nhớ lại coi, bạn lấy tầng nào ra cho gà bạn ăn?
* Xin bạn lưu-ý : Phân hoai và cứt trùn là hai thứ tuy cùng là phân hữu-cơ, nhưng cấu-trúc hoàn-toàn khác nhau.
Thân ái.
 


Last edited:
Chắc là tên topic làm nhiều người thấy khó chấp nhận. Đâu phải nuôi gà bằng phân trùn mà chúng tôi chỉ bổ sung phân trùn trong thức ăn của gà thôi. Cho gà ăn thêm phân trùn không biết có làm gà lớn nhanh hơn không nhưng chắc chắn làm cho gà khỏe mạnh, giảm bệnh tật hơn. Dĩ nhiên là tiết kiệm hơn rồi.
Bác anhmytran ! Chúng tôi lên đây chân thành góp ý và học hỏi. Khoa học thì cũng là tổng kết từ các kinh nghiệm thực tiễn mà ra. Kinh nghiêm tốt thì tổng kết, nghiên cứu đưa vào thành lý luận. Kinh nghiệm không tốt phục vụ cho ý đồ nào đó cuối cùng sẽ bị đào thải. Tôi nghĩ không cần thiết phải mỉa mai ở đây .( Xin lỗi nếu làm bác khó chịu)
 
Chắc là tên topic làm nhiều người thấy khó chấp nhận. Đâu phải nuôi gà bằng phân trùn mà chúng tôi chỉ bổ sung phân trùn trong thức ăn của gà thôi. Cho gà ăn thêm phân trùn không biết có làm gà lớn nhanh hơn không nhưng chắc chắn làm cho gà khỏe mạnh, giảm bệnh tật hơn. Dĩ nhiên là tiết kiệm hơn rồi.
Bác anhmytran ! Chúng tôi lên đây chân thành góp ý và học hỏi. Khoa học thì cũng là tổng kết từ các kinh nghiệm thực tiễn mà ra. Kinh nghiêm tốt thì tổng kết, nghiên cứu đưa vào thành lý luận. Kinh nghiệm không tốt phục vụ cho ý đồ nào đó cuối cùng sẽ bị đào thải. Tôi nghĩ không cần thiết phải mỉa mai ở đây .( Xin lỗi nếu làm bác khó chịu)
Tôi đồng-ý với bác botienthi.
Tuy trong khi thảo-luận, chúng ta biết, chúng ta nói phân trùn dùng bổ-sung cho thành-phần thức-phẩm cho gà, nhưng tên của Topic thì rõ-ràng dễ gây ngộ-nhận. Vậy xin bà con nhận góp ý của bác botienthi và hiểu như vậy.

Chúng ta đang cố gở cái gúc mắt : - Tại sao có bạn cho gà ăn phân trùn mà gà "chê"?
Vậy xin quý bạn nầy vui lòng giúp nói dùm :
- Trùn bạn đang nuôi là trùn gì? Mua của các trại nuôi trùn, hay bạn bắt đâu đó trong vườn đem về nuôi?
Chi-tiết nầy đối với tôi rất quan-trọng, bởi nó sẽ dẫn chúng ta qua thêm một ngõ suy-nghĩ mới, lý-thú. Tôi sẽ trình-bày, sau khi nhận được hồi-đáp của quý bạn.
Thân.
 
Bác Thuy-canh : Phân trùn tôi cho gà ăn là phân trùn quế, nó ăn phân bò tươi. Tôi cho gà ăn phân trùn bổ sung lấy từ đáy hồ. Trộn với một ít cám cho gà ăn lúc đói trước, sau đó cho ăn tiếp thực phẩm.
Còn trùn đất thì gà không ăn phân đâu mà chỉ chén trùn thôi.
 
các bác ơi. em cho ăn thử như các bác nói nhưng gà nhà em khong ăn . không biết có trộn them gì nữa không
 
Bác Thuy-canh : Phân trùn tôi cho gà ăn là phân trùn quế, nó ăn phân bò tươi. Tôi cho gà ăn phân trùn bổ sung lấy từ đáy hồ. Trộn với một ít cám cho gà ăn lúc đói trước, sau đó cho ăn tiếp thực phẩm.
Còn trùn đất thì gà không ăn phân đâu mà chỉ chén trùn thôi.
Cám ơn bác botienthi,
Trùn Quế, chắc là VN mình mới đặt tên, nên tui không biết, nhưng đâu có sao? Như vậy cho dễ gọi thì tốt lắm chứ!
Tui nghĩ, Trùn Quế bác đang nuôi có lẻ là trùn Đỏ (Red Worm) hay có nguười còn gọi là trùn Huyết (Blood Worm).
Người ta phân biệt Trùn Đất và Trùn Nuôi, bởi có nhiều giống trùn lắm, nhưng chỉ có vài giống được chọn để nuôi, bởi :
- Nuôi được trong chỗ hẹp, và
- Nhân giống nhanh.

Cứt trùn là phần trùn bài-tiết (ỉa) ra (vermicast), khác với thức-ăn nuôi trùn, trùn chưa ăn, trộn lẫn với cứt trùn đã ỉa ra (vermicompost).

Bác giúp bàn tiếp, để :
- Chúng ta tìm hiểu xem, sao có người cho cứt trùn thì gà ăn, người khác thì không?
- Bà con cùng chia sẻ, hiểu thêm về "người bạn của nông-dân" nầy, thì sẽ ham-thích nuôi trùn. Bởi lúc đó, khi nuôi trùn, bà con biết rõ mình đang làm gì.
Thân.
 
Tôi không có thói mỉa mai. Đó không phải là tính cách của tôi.
Tôi nói "cho gà ăn phân giun may có phép thần mà tốt được" thì
nghĩa là "vì nguyên nhân gì không rõ, chưa nghiên cứu được."
Nếu vì vậy mà có bạn cho là mỉa mai, thì tôi xin lỗi là xài
từ ngữ dễ làm hiểu nhầm, chứ tôi không có thói đó.
*
Trở lại việc cho gà ăn phân giun, tôi vẫn không tin, và mong
có người làm thí nghiệm thật có lý, chứ dù có thuốc kích thích,
muốn tăng sản lượng thì phải tăng thức ăn, chứ không thể chỉ
thuốc kích thích suông mà được. Cái bài báo của ai đó nói rằng
anh ta thay thế một phần thức ăn nuôi gà bằng phân giun, kết
quả tiết kiệm được thức ăn, thật là khó tin. Nếu điều đó là
thật, có thể chấn động thế giới, chứ không phải đùa đâu.
*
 

Theo tui nghĩ gà ăn phân trùn quế chắc có lẻ do phân chứa nhiều kén trùn. Có người cho gà ăn, còn có người cho gà không ăn ngoài việc cho ăn lúc quá nhỏ hoặc chưa quen thức ăn mới, có thể còn do thời điểm lấy và nơi lấy phân. Có thể lấy phân vào lúc trứng đã nở hết hoặc lấy ở phía bên trên không có kén trùn vì trùn quế sợ ánh sáng thường chui xuống phía dưới để đẻ
 
các bác ơi. em cho ăn thử như các bác nói nhưng gà nhà em khong ăn . không biết có trộn them gì nữa không

Trong chăn nuôi . Để vật nuôi làm quen với thức ăn mới . Người ta thường dùng cách trộn thức ăn . VD: khi bắt được chim ở rừng . Mà chim đó chỉ ăn sau bọ . Muốn nó ăn cám công nghiệp người ta trộn chung cám và sâu với nhau . Chim ăn quen mùi một thời gian sau sẽ ăn cám . Tương tự như vậy bạn caremvn đã hướng dẫn cách cho rắn ăn mồi tĩnh từ cóc,êch vv ... Bạn xem lại các bài viết về rắn của mod caremvn để biết thêm

Với con gà của bạn . không biết là gà thả vườn hay gà nhốt . Với gà thả vườn đã quen bới cát ,đất , khi cho ăn phân giun nó dễ dàng ăn . Như mình là gà thả vườn nhưng mua về mình nuôi nhốt lấy trứng . Khi cho ăn mình trộn một bay phân trùn vào rau xanh ,đầu cá ,đầu tôm,cuối cùng trộn cơm nguội rồi đổ vào máng . Gà của mình ăn hết . Mình nuôi gà có hai máng . Một máng cho thức ăn . Máng kia là máng chứa đất trồng cây cảnh ,hoặc cuốn chiếu sâu bọ mình quét được xung quanh các chậu cảnh

@anhmytran : nuoide thấy quan điểm của bác dường như theo dòng sự kiện thì phải . Lúc đầu bác khẳng định gà ko ăn . Sau khi có người nói nó ăn . Bác chuyển hướng sang phân tích về giá trị dinh dưỡng của phân trùn . Rồi có người nói gà ko ăn . Bác lại khẳng định gà ko ăn ...

vẫn không tin, và mong
có người làm thí nghiệm thật có lý

Dù có ai làm thí nghiệm thì bác vẫn không tin . Tốt nhất bác hãy tự làm thí nghiệm để rồi tự rút ra kết luận.

Như hai bài trên tôi đã nói về đặc thù nuôi Gà thả vườn . Nhưng có lẽ bác vẫn chưa hiểu . thôi thì đành nói lại lần nữa . Dù hơi mất công gõ.

Với người nuôi Gà ở Đông Nam bộ hay Miền tây . Hai khu vực này có nguồn phụ phẩm và nguồn thức ăn chế biến sẵn rất dồi dào và giá rẻ nhất so với các khu vực khác của VN . VÌ thế dù có nuôi theo lối cho ăn thức ăn công nghiệp . Hay mua phụ phẩm của nhà máy ,xưởng chế biến về trộn tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng . Người chăn nuôi vẫn có lãi .
Nông dân hai vùng này nuôi gà từ lúc thả giống đến khi thu hoạch khoảng 3 tháng 10 ngày cho đến 4 tháng là xuất bán.

Ngược lại với các cùng khác của vn . Do ko có vùng nguyên liệu tập trung ,trong khi đó dân đông ,đất đầu người rất ít . Bình quân đầu người chỉ có hơn sào. Vì vậy lượng thóc ,gạo ,ngô ... dành cho chăn nuôi gà Tập Trung và Quy mô lớn rất khó khăn

Nếu họ sử dụng thức ăn cám công nghiệp . Giá thành cao ,cộng thêm các khó khăn khác khó hình thành các trang trại nuôi gà tập trung. Riêng lượng thóc dùng để dùng cho người . Nhà nào ko bị dịch bệnh hoặc có nhiều khẩu thoát ly ra thành phố mới thừa gạo để bán hoặc chăn nuôi . Trường hợp bị mất mùa như năm nay ở một số vùng ngoài Bắc . Gạo chỉ đủ dùng chứ đừng nói gì đến việc nuôi Gà

Chính vì lẽ đó . Nông dân miền bắc chủ yếu nuôi gà theo quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình vài chục con gà . Và họ nuôi gà theo lỗi thả vườn . Thời gian thu hoạch từ 5 tháng đến 6 tháng . Thời gian này gần như gấp đôi so với hai vùng kể trên.

Do vậy . Việc nuôi giòi ,trùn ,tận dụng các nguồn thức ăn này để cung cấp cho gà giúp gà lớn nhanh hơn .

Tất cả những gì chúng ta trao đổi ở đây . Rất có thể sẽ hữu ích với một người chăn nuôi Gà nào đó .Vì vậy khi trao đổi những vấn đề liên quan giữa Có ăn và Không ăn nếu thực sự chưa từng nuôi và chưa từng thử . Xin bác đừng khẳng định như đinh đóng cột như vậy . . ... Chỉ khi nào bác đọc và hiểu được những khó khăn của người nuôi Gà . Bác mới thấy giá trị của việc có ăn hay không ăn ...
 
các bác ơi. em cho ăn thử như các bác nói nhưng gà nhà em khong ăn . không biết có trộn them gì nữa không
Tui đoán chừng là bạn bắt trùn rải rác đâu đó đem về nuôi, nên trong số trùn bạn bắt được có trùn Hổ (Eisenia fetida/foetida) (tui thì có tư-cách gì biết tên "Tây" tụi nầy, nên phải tra tự-điển thôi. Bà con hiểu vậy để thông-cảm nha!).
Trùn nầy Tây có khi nó cũng lầm với trùn Đỏ (Redworms). Chúng có màu của sắt sét và xanh nâu nhạt. Mỗi mắt trùn được phân biệt bằng 1 chỉ vàng khoanh tròn không đứt đoạn. Cái "khâu" tạo trứng nổi vồng lên ở đốt thứ 32.

Trùn Hổ là dân sống trên bề mặt cạn, nên với bản-tính đó chúng có mặt trên đám lá rụng trên mặt đất, hoặc ở đám cỏ rậm. Do bởi sống phơi bày như vậy, nên chúng dễ làm mồi cho các loài chim. Do đó, để tự-vệ, bà Mẹ thiên-nhiên cho chúng triển-khai một thứ vũ-khí để đẩy lui kẻ thù : mùi hôi!

Đi câu mà bắt trùn Hổ làm mồi là ngày đó đi không về không! Đụng lưỡi câu vào móc thì chúng sẽ tiết ra một mùi khó ngửi, cá tránh xa. Cá nào lở ngậm cũng phun ra! Nhưng bởi ở Mỹ, người ta quen gọi trùn Hổ là trùn Đỏ, nên tin đó là trùn Lumbricus rubellus (tôi nghĩ đây là con trùn ở VN gọi là Trùn Quế), nên bắt làm mồi câu, nên nếu có con cá nào ăn mồi, thì rõ-ràng là "Rủi cho con cá, mà may cho tay câu!".

Đừng lầm trùn Hổ với Eisenia fetida andrei, ở chỗ con trùn sau nầy có màu đỏ rõ hơn, và trong khi vẫn có thể phân-biệt được các thân đốt, nhưng không có lằn ranh rõ giữa các đốt. Trùn nầy đôi khi được xem là lai giống giữa Trùn Đỏ và Trùn Hổ, nhưng hiển-nhiên đây là một giống riêng biệt. Trừ màu sắc và các lằn chỉ, tôi (người viết bài khảo-cứu nầy, Tiến-sĩ người Úc David Murphy, một người đã dành một khoảng thời-gin dài trong đời để nghiên-cứu việc biền-đổi môi-trường bằng chính các thứ rác của cư-dân thành-phố) vẫn xem con trùn nầy là Trùn Hổ. Nhiều người nuôi vẫn tin sai rằng đây là Trùn Đỏ, trong khi thật ra chúng là E. fetida andrei trong các ổ nuôi của họ. Một nét đặc-biệt giúp chúng ta nhận dạng E. fetida andrei là ở chót đuôi loài trùn nầy thường là màu vàng.

Như vậy, trở lại, chim "chê" trùn Hổ, thì gà cũng lắc đầu thôi !
Các bạn nghĩ sao?
Thân.
 
Last edited:
Bạn NuôiDế:
Bạn có thành kiến với tôi đó. Bạn chỉ nhìn thấy ở tôi những cái xấu thôi.
Để cho mọi người hiểu, tôi xin nói rõ:
*
- Tôi không tin phân giun làm thức ăn tốt cho gà.
- Khi nghe nhiều người nói gà ăn phân giun, tôi đành phải chịu ngoài mặt thôi.
Còn chuyện bạn cho rằng tôi là người theo chiều gió, thì tuỳ con mắt của bạn.
*
 
Bạn NuôiDế:
Bạn có thành kiến với tôi đó. Bạn chỉ nhìn thấy ở tôi những cái xấu thôi.
Để cho mọi người hiểu, tôi xin nói rõ:
*
- Tôi không tin phân giun làm thức ăn tốt cho gà.
- Khi nghe nhiều người nói gà ăn phân giun, tôi đành phải chịu ngoài mặt thôi.
Còn chuyện bạn cho rằng tôi là người theo chiều gió, thì tuỳ con mắt của bạn.
*

Chịu bác thật đấy . Nếu nuoide có thành kiến với bác chắc chắn không bao giờ lại phải ngồi kỳ cạch gõ ra ba bài khá dài ở phía trên . Bác cứ đọc lại đi xem có phần nào chưa đúng bác cứ trích ra.

Trong trao đổi trên một diễn đàn . Việc các thành viên ko đồng nhất quan điểm là chuyện phổ biến .

Ở chủ đề nuoi Gà này . Chúng ta nên đi thẳng vào vấn đề . Gà có ăn phân Giun không? Cho gà ăn phân giun như thế nào ? Hiệu quả của việc cho ăn thêm phân giun người nuôi Gà sẽ tự thử nghiệm và đánh giá ... Còn việc Bác có tin hay không tin . Thực ra không quan trọng lắm . Vì dù sao bác cũng ko có ý định nuôi Gà đúng không ? Đối tượng mà trang web này hướng đến là Nông Dân . Vì vậy những trao đổi trên hi vọng sẽ hữu ích với những người nuôi Gà .
 
Không cùng quan điểm về kỹ thuật là chuyện thường,
nhưng bạn chỉ nhìn thấy ở tôi những cái xấu thôi,
thì đó là ở con mắt. Tôi nói thế đã rõ rồi, không
có hứng thú trích dẫn những lời nhận xét của bạn về
tôi nữa.
 
Tôi vừa ghé thăm một người bạn. Đang lúc bạn đang làm vườn, bao phân hóa-học để giữa sân. Tui khuyên bạn nuôi trùn. Bạn trả lời, không cần và chỉ cho tui đống cỏ ủ ở góc vườn. Như vậy thì hay quá! Bạn nói phân ủ tốt hơn phân trùn. Trong lúc trò chuyện, tui đem kinh-nghiệm xử-dụng phân trùn vào việc làm vườn, từ lúc hạt chưa nẫy mầm lận, để bạn tui thấy là phân ủ và cứt trùn có tác-dụng khác nhau xa đối với cây trồng. Bạn tui không tin. Làm sao tin được những sinh-vật vô-hình (không thấy được) lại bảo-vệ được hạt giống, cải-thiện đất, kích-thích cây... và bên trên cành lá có thể cho cây ăn phân trực-tiếp vừa giúp chống côn-trùng? Nên tui cười và nói với bạn, khi nào có dịp sẽ bàn lại.

Diễn-đàn chúng ta, với các kỹ-thuật mới thì khó chấp-nhận đã đành, nhưng con trùn, "bạn của nông-dân" lại được tiếp-đón một cách không được mặn-nồng lắm, thì cũng là chuyện lạ!
Các bạn đang nuôi trùn! Chúng ta nên giới-thiệu con vật nầy đến các bạn nhà nông chúng ta, tôi xin phép được tiếp tay với!
Thân ái.
 
Dùng phân giun quế để nuôi gà

Không cùng quan điểm về kỹ thuật là chuyện thường,
nhưng bạn chỉ nhìn thấy ở tôi những cái xấu thôi,
thì đó là ở con mắt. Tôi nói thế đã rõ rồi, không
có hứng thú trích dẫn những lời nhận xét của bạn về
tôi nữa.
Thôi, em xin các bác giữ hòa khí để tập trung vào xây dựng đề tài,
Thực ra, em đã thử nghiệm vài lần rồi không thành song em vẫn nghĩ đó là do em sai sót ở một khâu nào đó. Ban đầu, em nuôi giun theo đúng hướng dẫn của các bác "khoa học" ( Trộn phân gia súc, gia cầm với rơm ra đã oai mục, ủ một thời gian và cho ăn) Có lẽ vì em cho ăn dầy qúa nên con giun nó ăn chưa hết vì vậy lấy phân giun cho ăn lúc này chẳng khác nào cho ăn phân gà, phân lợn. Hiện em đang tiến hành thử nghiệm nuôi giun hoàn toàn bằng phân trâu tươi và đến khi thật tơi xốp mùn giun thì mới cho ăn xem sao. Kết quả thế nào em sẽ thông báo các bác . Bác nào có hứng thú thì nghiên cứu thử nghiệm cùng em nhé . Nhưng nhớ là phải nuôi giun bằng phân trâu,bò,gà,lợn nhé. chứ nếu nuôi giun bằng thức ăn thừa trong bếp như bác nuoide và một số bác ở thành phố thì chắc chắn là gà sẽ ăn rồi.
 
Khi sử dụng phân tươi để nuôi trùn quế chỉ nên sử dụng phân bò, phân trâu, phân ngựa được nuôi cho ăn cỏ. Còn phân gà, heo được nuôi cho ăn thức ăn công nghiệp nên phải ủ hoai mới cho trùn ăn
 
Còn phân gà, heo được nuôi cho ăn thức ăn công nghiệp nên phải ủ hoai mới cho trùn ăn

Ko phải là do thức ăn công nghiệp đâu bác . Các loại này được xếp vào diện Phân NÓNG . vì nếu nuôi Giun mà chưa ủ giun sẽ bị chết vì nhiệt .
 
Last edited by a moderator:
Việt-nam là nước nông-nghiệp, người Việt có bổn-phận phải yêu.... trùn!
Nói vậy chứ mới đây thôi, đến gần cuối thế-kỷ 19 rồi mà loài người vẫn còn xếp con trùn vào hàng ngủ "kẻ thù của nhân-loại".

Mà người ta nhìn trùn với cặp mắt không thân-thiện chút nào, không phải là không có lý-do. Do bởi trùn được tìm thấy kề cận với các rễ cây thì rõ-ràng là trùn ăn rễ, nên hễ mà cây lên tốt thì thôi, còn trái lại, thì kết tội ngay trùn là thủ-phạm, thậm-chí còn làm cho cây chết nữa!
Là nông-dân, chúng ta có bổn-phân phải giải-oan cho "bạn thiết" nầy.
Các bạn nghĩ sao?
 
Last edited:
chào anh

Ko phải là do thức ăn công nghiệp đâu bác . Các loại này được xếp vào diện Phân NÓNG . vì nếu nuôi Giun sẽ bị chết vì nhiệt .


chào anh

vậy phân bồ câu được không anh ?

cám ơn anh rất nhiều .chúc sức khỏe
 


Back
Top