Nuôi mối-Làm thức ăn bổ sung

  • Thread starter hungnvco
  • Ngày gửi
Agriviet.Com-termites-fuel.jpg

Xin chào các bác,hiện em có ý tưởng nuôi con mối làm thức ăn bổ sung cho con vật nuôi khác.

Lý do là em muốn tận dụng lượng cây,cành,lá thải ra hang năm trong vườn nhà em và xung quanh,vì hang năm em phải thu dọn 1 số lượng lớn cây cành này tấp vào bờ rào cho hoai mục mà không ứng dụng dc vào việc gì có ích (Nếu ý tưởng dung làm củi đốt thì củng k đến lượt vì củi cao su củng đầy ra).

Chờ nó hoai mục củng phải vài năm thì mưa gió củng trôi hết,vô tác dụng.

Vậy em xin nêu ra ý kiến như sau:

Mình xây bao đáy và bờ rùi thả ổ mối vào nuôi,1phần để con mối phân hủy hết số thải trên và dung mối làm thức ăn bổ sung cho con vật khác như gà,cá.v.v..

Em tìm tài liệu về nuôi con này nhưng k có,chắc vì không ai giống em.hihi

Em có 1 số thắc mắc sau:

1.Chúng tiêu thụ bao nhiêu thức ăn mỗi ngày/ số lượng.. ví dụ 1 tổ có 10triêu con tương đương đường kính tổ là 40cm chẳng hạn thì tiêu thụ bao nhiu thức ăn mổi ngày.( em lấy ví dụ vì e củng k pít số lượng con trong 1 tổ theo kích thứơc như thế nào.hi)

2. .Chu kỳ,thời gian phân chia bầy (tổ) của chúng ra sao? Để tính toán xem hiệu quả.

3.Thức ăn đầy đủ của chúgn: nuớc+ gổ thôi hay cần thêm gì?

4.Có thể thay thế chuồng trại bằng vật lieu khác như các loại nhựa và các lọai chất bôi k?vì xây xa như thế thì chi phí cao cho 1 sự thử nghiệm.hihi

5.Nếu nuôi mật độ dày thì chúng có tiêu diệt nhau để tranh giành lảnh thổ không?

Kính mong các bác cho ý kiến tư vấn giúp em hoặc cho em tài liệu về con này càng tốt. Để em có thể sớm nuôi thử nghiệm.

Và xin cám ơn về các ý kiến đóng góp của các bác,các anh chị.

Cuối cùng chúc các bác,các anh chị sức khỏe-niềm vui-an nhàn.

 


Không thấy ai nói chong đèn băt mối cánh.
Mắt tôi thì thấy mối cánh sà xuống đất một lúc sau
thì rụng cánh, chỉ trần trụi bò trên đất, và lúc đó
là ban ngày. Tôi không thấy mối cánh bay ban đêm.
Sách vở thì nói mối cánh tìm nhau và làm tổ mới.
Kinh nghiệm tôi thì thấy nơi nào có cành cây hay gỗ
mục, thì mùa Xuân Hè tự khắc sinh ra mối. Kết hợp
sách vở và kinh nghiệm, thì ta chỉ cần dồn cành cây
gỗ mục vào một đống, thì mối cánh bay đến, sà xuống
và làm tổ ở đống đó thôi.
*
Nói như vậy, nhưng ngày xưa chẳng ai nuôi mối cả.
Gỗ mục, và rơm rạ cũng còn hiếm, còn bán hết, thì
lấy đâu ra nuôi mối? Chỉ còn cách thử thôi. Tôi
không biết quanh nhà tôi có tổ mối lớn nào không,
để bắt mối chúa bán cho Ty Nông Lâm, nhưng tổ mối
nhỏ thì rất nhiều. Hầu như dạo quanh làng thì thế
nào cũng có tổ mối. Vì vậy, ngày mưa đầu mùa, tôi
ngồi trong lớp học, nhìn ra cửa sổ, thấy mối bay
kín trời. Khi tôi lớn lên, thì mối ít đi, nhưng
vào mùa thì nhìn lên trời ngày mưa, luôn luôn thấy
mối cánh bay, chim sẻ chao liệng bắt mối cánh trên
trời ăn đã thì thôi. Không biết bây giờ nửa thế kỷ
trôi qua, còn mối cánh bay trên trời nữa không?
*
Vanvat đã từng thấy mối cánh bay trong đêm. Ngày trước đi lính ở bắc giang những đêm đầu mùa mưa đứng gác dưới bóng điện những hôm trời mưa phùn mối suất hiện hàng đàn bay trên trời rồi tự rụng cánh bắt cặp như các bác trên nói . và theo vanvat có thể dùng bóng điện để dụ mối , tuy nhiên việc nuôi mối cũng cần xem xét tìm hiểu kỹ càng, nếu không sẽ mạng lại hậu họa cho đời sau !
 


Các loại mối

Không phải mọi loài mối đều như nhau. Trên thực tế, có những loài thậm chí không hề ăn gỗ! Có tổng cộng 5 nhóm được phân chia theo cách thức kiếm ăn của chúng gồm mối đất (subterranean), mối gỗ khô (drywood), mối gỗ ẩm (dampwood), mối mùn (soil-feeding) và mối cỏ (grass-feeding).

Mối gỗ khô (drywood)

Mối gỗ khô cùng với mối đất chịu trách nhiệm cho những hư hại về công trình nhà cửa và đồ gỗ của con người.

Chúng thích làm tổ trong gỗ, vì vậy ngoài các thân cây chết, chúng cũng sẵn sàng tấn công nhà bạn nếu bạn không cẩn thận. Không may, chúng thường có xu hướng ẩn nấp cho đến khi cấu trúc bị hư hại nặng và thể hiện ra bên ngoài. Đấy là lý do tại sao bạn phải thường xuyên kiểm tra và lưu ý những tín hiệu cảnh báo lây nhiễm mối.

Chúng được gọi là mối gỗ khô bởi vì xu hướng làm tổ ở những nơi khô ráo. Thay vì uống nước, chúng lấy nước từ gỗ hay thu hơi nước từ môi trường.

Nói về gỗ, điều gì sẽ xảy ra khi mối ăn gỗ? Vâng, sau khi nó được tiêu hóa, mối đẩy chất thải ra xa tổ. Loại chất thải như bột này được gọi là mùn (frass), và là dấu hiệu cho thấy gỗ bị nhiễm mối.

Tổ mối gỗ khô tương đối nhỏ so với các loại tổ mối khác. Đây được coi là điều không may mắn bởi vì nó khiến chúng ta khó xác định được tổ mối.

Một số mối gỗ khô có thể bay, và những con này được gọi là mối cánh (alates). Vào những thời điểm nhát định trong năm, từng bầy mối cánh bay ra để giao phối, và rồi tìm kiếm địa điểm để xây dựng bầy mới.

Mối gỗ ẩm (dampwood)

Mối gỗ ẩm là những loài thích ăn gỗ chết, mục và ẩm ướt. Điều này khác với mối gỗ khô vốn thích gỗ tương đối cứng, chắc.

Mối này thường lớn con, mối thợ và mối lính có thể to đến 2.5 cm, kể cả cánh.

Mối gỗ ẩm hầu như không gây hại đến tài sản của con người như mối gỗ khô (drywood) và mối đất (subterranean) bởi vì một khi chúng xuất hiện thì công trình đã mục rữa sẵn rồi. Bằng không thì nó không thể thu hút loài mối này.

Loài này thường xuất hiện ở vùng tây bắc và ven bờ Thái Bình Dương nước Mỹ, dẫu những loài khác cũng xuất hiện ỏ vùng tây nam.

Về phương diện sinh học, mối gỗ ẩm không có nhiều ảnh hưởng bởi chỉ bao gồm từ 15-20 loài mà thôi.

Mối đất (subterranean)

Mối đất cùng với mối gỗ khô chịu trách nhiệm cho hầu hết những hư hại về tài sản của con người.

Chúng khác mối gỗ khô ở chỗ thay vì làm tổ trong các cấu trúc gỗ, chúng ăn sạch gỗ và làm tổ đất trong mùn bên dưới cấu trúc. Khác với các loại mối vốn đôi khi ăn mùn và mùn thực vật, mối đất chỉ ăn gỗ.

Lý do chúng làm tổ trong mùn là vì độ ẩm vốn khó tìm thấy trong gỗ.

Loài này có khả năng xây dựng những tổ cực to lên đến cả triệu thành viên và lan rộng trong một chu vi từ 15 đến 20 mét.

Siêu mối formosan (Coptotermes formosanus) cũng là một loài mối đất.

Mối mùn (soil-feeding)

Loài này không có gì để bàn nhiều bởi chúng ít tác động đến con người.

Chúng chủ yếu ăn mùn và mùn thực vật thay vì gỗ. Vì lẽ đó, chúng không làm hư hại tài sản của con người.

Mối cỏ (grass-eating)

Tương tự như mối mùn, không có gì phải lo lắng về những côn trùng bé nhỏ này. Chúng ăn cỏ và những thành phần thực vật khác, vì vật chúng sẽ không bao giờ phá hoại tài sản của chúng ta.

---------------------------------------------------------------------------------

Các loài mối ở Việt Nam

* Theo tài liệu thống kê mới nhất (2009), Việt Nam có 141 loài mối thuộc về 4 họ, 8 phân họ và 38 chi. Trong đó, 120 loài đã được định danh, số còn lại là 21 loài.
http://www.dietmoi.vn/images/File/Diversity of Termite Species in *********pdf

* Những loài mối gây hại thuộc về các nhóm mối gỗ ẩm (Coptotermes), mối đất (Odontotermes, Macrotermes) và mối gỗ khô (Cryptotermes).

* Mối gỗ ẩm làm tổ ngầm trong nền móng hoặc kết cấu khác của công trình, trong thân cây; đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình. Mối đất làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng thấp, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ. Mối gỗ khô làm tổ trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể thường chỉ có vài trăm con. Phân thải ra có dạng hạt cải.

http://www.vawr.org.vn/index.aspx?a...g-tru-moi-isoptera-hai-cay-trong-o-tay-nguyen
Theo kết quả đã công bố, thành phần loài mối hại cây ca cao, cây cà phê, cao su ở Tây Nguyên chủ yếu là các loài Microtermes pakistanicus, Odototermes ceylonicus, Odototermes angustignathus, Odototermes oblongatus và Macrotermes gilvus [4]. 5 loài này đều thuộc phân họ Macrotermitinae. Qua khảo sát trên hiện trường cho thấy thức ăn phổ biến của các loài này là các sản phẩm thực vật rơi rụng trong vườn cây, các phần tế bào chết thân thân cây và các phần tế bào sống của thân cây. Trong các sản phẩm mô chết của thực vật, điều dễ nhận thấy là mối ưa thích khai thác các loại cành cây, lá cây đã ải, chúng thường khai thác phần đã ải bên ngoài của các cành cây, khai thác lá cây ải và để lại các phần gỗ cứng và lá mới rụng. Trong tổ mối luôn xây dựng vườn nấm bên trên để phân huỷ một phần rồi ăn phần vườn nấm đã chín ở phía dưới tức là phần thức ăn đã được phân huỷ một phần do nấm.

Trên bề mặt của vườn cây, hầu hãn hữu mới thấy sự xuất hiện của các tổ mối nổi, kể cả tổ mối của loài thường làm tổ nổi là Macrotermes gilvus, nhưng có rất nhiều dấu hiệu hoạt động của chúng trên thân cây, trên thảm bổi của vườn cây. Qua quan sát các hố đào để trồng cây chúng tôi thấy rất nhiều hố có gặp các vườn nấm của các loài Microtermes pakistanicus, Odototermes angustignthus, hãn hữu gặp khoang tổ của loài Macrotermes gilvus. Khoang tổ nông nhất mà chúng tôi đã gặp là 5cm. Điều đó chứng tỏ trong vườn trồng cây mối thường cư trú dưới lòng đất. Tại các vườn cà phê kinh doanh, các hố quanh gốc cà phê để tưới nước cho thấy bên dưới không có khoang tổ mối, các khoang tổ chỉ có ở dải đất giữa các cây cà phê.
 
Có thể bạn thấy mối bay trong đêm, nhưng cần biết chắc
giống mối bay đêm là chính hay bay ngày là chính. Nếu
bay đêm là chính, thì có thể còn sót lại sáng sớm, và
có thể bắt đầu từ hoàng hôn. Nếu bay ngày là chính, thì
có thể bắt đầu từ tinh mơ, và còn sót lại lúc chập tối.
*
Còn chuyện thắp đèn nhử mối, cứ phải thử mới biết, chứ
không thể đoán mò rằng con sâu nào bay đêm cũng đều là
thiêu thân cả. Ví dụ con Cà Cuống có bay đêm nhiều hơn
bay ngày, và nó cũng bay vào đèn, nhưng tỷ số Cà Cuống
bay vào đèn thì rất thấp so với Cà Cuống bay đêm mà không
ăn đèn. Vậy thì kết luận Cà Cuống bay vào đèn chỉ là ngẫu
nhiên thôi. Cũng như nó bay vào nhà, không thể kết luận
Cà Cuống bay đêm là thích bay vào trong nhà người ở.
*
 
Thực tế thì mối có bay vào ban ngày hay không thì cháu cũng ko biết nhưng bay vào đêm thì chắc chắn là có ạh . Có thể ban ngày ko có bóng đèn nên mối bay rồi phát tán nên cháu ít gặp hoặc không gặp cho nên cháu ko nhớ rõ. còn bay vào ban đêm thì chắc chắn là có vì buổi sáng dậy dọn vệ sinh những khu vực thắp đèn thường là nhà ở hoặc vọng gác cánh mối rụng rất nhiều hôm trước trời mưa nhỏ nó dính không thể quét đc chỉ có cách múc nước dội mà thôi , nó thuộc loại mối nào thì cháu cũng ko biết cháu chỉ nhớ nó màu trắng.không thuộc loại mối đỏ .
 
Last edited:
Tôi còn ở ViệtNam, thì không hiểu biết gì về mối,
cứ nghĩ có 1 loại, vì chỉ biết 1 loại thôi. Đó là
mối ở đồng bằng miền bắc. Nó nhỏ xíu, màu trắng,
bụng hơi đen bên trong ruột, đầu vàng. Mối bay trên
trời thì to bằng hạt đậu, màu xám đen, cánh nâu.
Chúng bay rợp trời chứ không ít, có đến hàng triệu
con, từ hàng nghìn vạn tổ khác nhau bay lên. Khi đỗ
xuống đất, chúng đứt cánh ra, như bạn nói, đầy mặt
đẩt, và thành đàn lúc nhúc dưới đất. Chim chóc trên
trời như Sẻ, Sáo bay liệng bắt mối đang bay. Gà thì
chạy đuổi mối bay tà tà. Cóc thì đớp mối đã rụng cánh.
Con mối nào nhanh chân thì chui vào các kẽ ẩn náu.
Phần lớn chúng bị ăn và bị dày xéo chết. Chỉ một số
rời khỏi tổ muộn thì mới bay đêm thôi. Chúng có ăn
đèn như thiêu thân không, thì tôi không rõ. Một điều
chắc chắn là chúng bay vào trời mưa nhỏ, chứ trời nắng
thì không, và trời mưa rào to thì cũng không.
*
Lúc ấy, tôi đã nhiều lần nghĩ đến chuyện bắt thật
nhiều mối cánh bay, để nó rụng cánh đi, rồi xào hay
rang lên mà ăn, vì thấy rất hấp dẫn. Chỉ vì không thấy
ai ăn, nên chưa dám thử thôi. Sau này có Internet và
phim ảnh, mới biết người dân tộc khác ở nước ngoài có
ăn mối. Họ ăn chín, và cả ăn sống nữa. Coi phim họ bỏ
từng con vào miệng mà phát thèm.
*
 
câu hỏi này hơi "Nghố" thôi thì cũng trả lời theo cách đó .
bạn ở bình phước đất đai rộng có nhiều tranh (loại dùng lợp nhà ngày xưa).
cắt tranh phơi khô chất thành đống cách mặt đất khoảng 10 cm .
nếu hên thì vài ngày sao sẽ thấy mối bò lên , sau đó có thể bỏ thêm lá cây củi mục làm thức ăn cho mối .
sau 30-45 ngày thì bới ra cho gà ăn vậy thôi chắc chắn gà sẽ rất thích ăn món mối này .
còn nếu mai mắn nữa thì sẽ có được nắm mối bán ...:lol:
 
Thử tìm hiểu trên mạng mới thấy vẫn có người nuôi mối làm thức ăn cho sinh vật cảnh, chẳng hạn như bò sát và lưỡng cư. Hóa ra nuôi mối khá đơn giản. Mối lại có ưu điểm là phát triển bầy đàn rất nhanh, dễ kiếm thức ăn, dễ sinh sản và tách bầy. Dưới đây tóm tắt một số vấn đề cần lưu ý khi nuôi mối.

Chậu nuôi: chậu nhựa (plastic).
* Lót một lớp đất bên dưới chậu.
* Nếu muốn thu hoạch gối đầu thì có thể bố trí nhiều chậu nuôi.
* Có thể đậy nắp, chỉ chừa kẽ hở rất nhỏ cũng đủ để mối thở.
* Đặt chậu nơi tối và mát mẻ.
* Mối leo trèo kém và hầu như không có khả năng tự vệ khi ra khỏi tổ. Mối cũng không có thói quen đi quanh quẩn kiếm mồi như kiến. Tuy nhiên, để đảm bảo mối không bò ra ngoài, người ta lồng hai chậu với nhau và đổ nước ở giữa.
cul_termites01.jpg

cul_termites02.jpg


Tổ: bằng các tấm gỗ ghép lại, ở giữa để khe hở chừng 1.5 li để mối bò. Các tấm gỗ khoét lỗ đường kính độ chục phân, giữa nhét khăn ăn hoặc giấy vệ sinh.
cul_termites03.jpg

cul_termites04.jpg


Độ ẩm: mối cần độ ẩm nhưng không được quá ẩm ướt. Chậu nuôi cần được phun ẩm mỗi vài tuần. Người ta có thể đặt thêm một tấm xốp hoặc khăn ăn thấm nước để giữ độ ẩm.
cul_termites05.jpg

cul_termites06.jpg


Thức ăn: mối là loài ăn gỗ, thức ăn của chúng bao gồm mọi vật liệu có chất xơ (cellulose) như gỗ, cành cây khô, lá khô, dăm bào, mùn cưa, sách báo .v.v... Trong một nghiên cứu về mối ở Mỹ, các nhà khoa học trộn mùn cưa với chất kết dính (agar) thành các thỏi thức ăn cho mối; kết quả rất khả quan.
* Các nhà vườn ở nông thôn mỗi năm tỉa cành, mé nhánh, quét lá rụng cũng dư ra rất nhiều gỗ tạp có thể tận dụng để nuôi mối. Cần phơi khô trước khi cho mối ăn.
* Quan sát và bổ sung thêm thức ăn một khi mối đã ăn hết.
Dưới đây là một ví dụ: thức ăn của mối là những que kem.
cul_termites07.jpg


Con giống: loại mối thường được chọn nuôi là mối đất (subterranean) bởi khả năng tiêu thụ chất xơ, tốc độ và quy mô phát triển bầy đàn rất mạnh (lên đến cả triệu con).
* Tốt nhất hãy tìm tổ mối đất ở địa phương. Không nhất thiết phải bắt bằng được mối vua và mối chúa. Chỉ cần bắt được ấu trùng mối vua và mối chúa cùng với một số mối thợ, mối lính để đem nuôi. Ấu trùng sẽ phát triển thành mối vua và mối chúa thực sự. Chúng giao phối với nhau để duy trì bầy đàn.
* Làm tương tự trong trường hợp ươm nuôi bầy mới.
cul_termites08.jpg


Thu hoạch:
* Cuốn chiếu: dỡ bỏ hai tấm ván ở trên, mặt tấm ván dưới cùng chứa đầy mối, nhấc lên và rũ mối vào chậu. Đem mối cho gà ăn.
* Toàn bộ: tuyển lại mối vua, mối chúa và một số mối thợ cho bầy sau. Phần còn lại đem cho gà ăn.
cul_termites11.jpg

cul_termites09.jpg

cul_termites10.jpg


Cảnh báo: mối là loài côn trùng có hại, bởi vậy cần hết sức cẩn trọng khi nuôi:
* Chỉ tìm và nuôi những loài có sẵn ở địa phương.
* Không nuôi trong thành phố.
* Không để mối thất thoát ra ngoài. Nếu ngừng nuôi, phải tiêu hủy hết.

Ghi chú

* Nếu không nuôi, các bạn có thể đặt bẫy mối: nạp gỗ hay bìa các-tông vào thùng nhựa khoét lỗ rồi chôn hoặc đặt gần tổ mối. Sau một thời gian --> mở nắp để thu hoạch. Nên giữ cố định thùng nhựa, chỉ rũ bìa các-tông để thu hoạch mối, như vậy các đường hầm mà mối xây dựng từ tổ đến thùng sẽ không bị hư hỏng.

* Phân biệt mối với kiến và ong: tuy cả ba đều là loài côn trùng có tập tính xã hội nhưng khác với điều mọi người lầm tưởng, mối không có quan hệ họ hàng gần với kiến và ong. Nói ngắn gọn, kiến tiến hóa từ một loài ong bắp cày cổ trong khi mối tiến hóa từ một loài gián ăn gỗ cổ!

Cả hai đều có hiện tượng bay tách bầy (nutipal flight). Kiến đực và kiến cái giao phối trên không trung. Kiến cái đã thụ tinh rơi xuống đất trở thành kiến chúa, nó có thể tự làm tổ và phát triển bầy đàn mới hoặc quay trở về đàn cũ. Bởi vậy, một tổ có thể tồn tại nhiều kiến chúa. Kiến chúa chỉ thụ tinh một lần và dự trữ để dùng trong suốt cuộc đời còn lại của mình.

Mối đực và mối cái chỉ thuần túy bay tách bầy mà không giao phối trên không. Khi rơi xuống đất chúng mới tìm chỗ làm tổ, trở thành mối vua và mối chúa, giao phối và bắt đầu xây dựng bầy đàn mới. Trong bầy đàn có những ấu trùng mối vua và mối chúa làm dự bị sinh sản. Nếu mối vua và mối chúa chính bị bắt hoặc chết đi thì các ấu trùng sẽ thay thế.

Để phát triển bầy đàn. Với tổ kiến, bạn nhất định phải bắt được kiến chúa, trong khi với tổ mối thì bạn chỉ cần bắt được ấu trùng mối vua và mối chúa là đủ. Chúng sẽ tự phát triển thành mối vua và mối chúa chính thức. Chính vì lẽ đó mà việc treo thưởng cho người bắt được mối chúa (phá đê) như chính sách ngày xưa có lẽ không đem lại hiệu quả.
 

Bài của bạn hay lắm.
Có thể thấy qua các làm này mà thành công, thì rất dễ.
*
Bổ sung cho bài của bạn: Agar là chất kết dính thì chưa
rõ nghĩa. Cụ thể đó là cháo từ đặc cho đến loãng như thạch.
Agar không những để kết dính, mà cái chính là chất dinh dưỡng.
Trong phòng thí nghiệm thì đó là môi truờng Thạch Nghiêng,
đựng trong ống nghiệm để nghiêng, để nuôi vi khuẩn.
Tuỳ theo vi khuẩn mà nước Thạch có thể pha nước thịt hay trứng
hay sữa, nhưng với Mối thì chỉ cần Cháo Ngô, hay Khoai Sắn.
*
Còn cái khó khăn nhất ở đây là:
Làm sao bắt được Mối Chúa và Mỗi Vua?
Như lịch sử giữ gìn Đê Sông Hồng có ghi chép, thì nhà nước
Việt Nam đã bỏ tiền treo giải thật cao cho mỗi đầu con Mối Chúa
chứng tỏ chuyện bắt được Mối Chúa không phải dễ dàng.
Vậy, cứ phải có người bắt được Mối Chúa Giống thật sự mới
có thể nói nuôi Mối là dễ. Không chỉ nghe nói mà chắc được.
*
Theo các bài viết thu lượm được, thì cũng có nói Mối Cánh là
Mối Giống, có thể gây đàn, nhưng cũng phải làm mới biết.
Nếu đúng, thì nuôi Mối rất dễ. Nếu thất bại, cũng chỉ tốn
một đống cành cây mục và 1 bát cháo loãng. Bù lại, chỗ đó
cũng có rất nhiều sâu bọ cho gà, chứ chẳng phải mất không.
*
*
 
câu hỏi này hơi "Nghố" thôi thì cũng trả lời theo cách đó .
bạn ở bình phước đất đai rộng có nhiều tranh (loại dùng lợp nhà ngày xưa).
cắt tranh phơi khô chất thành đống cách mặt đất khoảng 10 cm .
nếu hên thì vài ngày sao sẽ thấy mối bò lên , sau đó có thể bỏ thêm lá cây củi mục làm thức ăn cho mối .
sau 30-45 ngày thì bới ra cho gà ăn vậy thôi chắc chắn gà sẽ rất thích ăn món mối này .
còn nếu mai mắn nữa thì sẽ có được nắm mối bán ...:lol:

Hihi,Cám ơn bạn.
Cách bạn làm sẻ thu dc con mối Càng to,loại mối mà chuyên đục phá nhà đó.
Con mối này có thể ăn lủng bụng con cá rô. Tổ của nó có khi to như 1 quả đồi mini đường kính khoảng ~2m,ở chổ mình ngta hay gọi là ụ mối,trong ụ có 1 hay vài tổ nhỏ hình thù giống như bộ não ng và kích thứoc 20-30cm(cái này mọc lên nấm mối khi đủ dk) . Nếu đào hết tổ chỉ thu dc vài gram mối thôi(may mắn thì tìm dc con mối chúa=>ăn vào bổ thận - tráng dương thì phải hehe).
Mình nghĩ lọai này chắc nằm đầu danh sách Các lọai mối phá họai.

Hôm trước mình có đào lên 1ổ mối (mối đất). Nhờ cái dt đứa em chụp rồi kêu nó up hình mà nó quên rồi.để mình up lên.

--------

Hay quá daint oi.
Cám ơn nhìu nhìu ..nắm nắm đó.keke
Mình đang thử kiểu na ná như vậy nhưng chưa chộp dc hình up lên.
Mình chặt ổ mối đào hôm trước cho cá ăn,cứ băm từ từ cho đến khi gặp 1phần đặc và cứng (bằng 2/3 bàn tay khép lại-Nếu chặt ra luôn thì có 1khoang to và 1 hay 2 em mối chúa trog đó)khác với kiến trúc tổ mối=>nơi ở của mối chúa.
- Sau đó mình chừa phần mối chúa đó lại + thêm 1 it xung quanh để lấy mối lính. Đem bỏ vào cái xô Sơn loại 21lít.
-Cho đất khô vào lấp 2/3 tổ (quay phần tổ mối lính lên trên).
-Cho thêm gổ mục trên mặt.
Xô:
-Cái nắp mình lót xuống đáy xô và đổ nuớc vào nắp tạo nên 1cái mương nước xung quanh xô.
-Khóet 1lổ cách đáy xô 3cm,nhét 1miếng vãi vào và phần đuôi thả xuống tiếp xúc với nước chứa ở nắp(mình nghĩ làm vậy để tạo độ ẩm và làm nguồn nước cho mối) .
-mình để trong chuồng heo củ.
Để xem nó phát triển thế nào đã.

=>Cái nắp xô thì cạn quá và nhỏ,nc sẻ khô,cạn. Mình kiếm cái thau thế vào.
****
Về bài viết daint2003 ở trên mình có thắc mắc như sau:
-Mối là lọai ăn gỗ,các chất cellulose nên tấm gổ và bìa các tông thì củng chính là thức ăn của nó. Nó phân biệt dc đâu là nhà mình làm cho nó và đâu là thức ăn sao?? Nếu đói nó sẻ ăn hết là tất nhiên,nhưng bình thường k lẻ nó k có sự nhầm lẩn??=>theo mình cái tổ này k dùng lâu dc vì nó ăn mòn hết.
-Cái chất Agar đó là cháo hồ. các ông Mỹ có dùng nó vì mục đích dinh dưỡng cho mối k nhỉ?(Bổ sung thêm dinh dưỡng thiết yếu)
-Cách đặt bẩy quá hay nhưng mình nghĩ chắc thu hoạch củng dc ít thôi.
 
Last edited by a moderator:
Cái mẫu có hình trên chỉ là trò trẻ con đang đi học thôi.
Để chúng thực tập làm các công trình nghiên cứu.
*
Muốn làm ăn thật, phải có chỗ ăn chỗ ở riêng nhau.
Vì không có tài liệu, mọi việc trông vào bàn tay khối óc
của mình thôi. Chẳng ai đưa bí kíp lên mạng cho người
khác hưởng, rồi có cơ cạnh tranh lại mình.
*
 
Chào bạn hungnvco, mình đã thực hiện xong phần “truy tìm tài liệu” như đã hứa. Mình nghĩ nó cũng thỏa mãn một số câu hỏi của bạn ở đầu topic. Những câu hỏi sâu hơn chẳng hạn như chu kỳ phân đàn hoặc lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày thì bạn phải tự thực nghiệm và tìm ra câu trả lời (mà theo mình thì cũng chả cần thiết vì nuôi mối ở đây là với ý nghĩa tận dụng gỗ tạp chứ không phải là sản xuất kinh doanh… con mối). Vả lại, có vô số loài mối, mỗi loài mỗi khác. Giả sử đâu đó có công trình nghiên cứu thì 99% không trùng với loài mà bạn có thể kiếm được ở địa phương (đa phần nghiên cứu xảy ra bên xứ cờ hoa lắm tiền nhiều của thôi).

* Keo agar thì chỉ những nơi có mùn cưa, chẳng hạn như trại cưa, mới cần quan tâm. Theo mình thì có thể thay bằng hồ hoặc a-dao cũng được. Mục đích là để kết dính vụn gỗ thành từng miếng để mối dễ xử.

* Tổ mối có tác dụng tạo nơi trú ẩn và phát triển cho chúng lúc ban đầu. Theo bản năng chúng sẽ mò vào đó. Còn sau này chúng có ăn sạch đi và làm thành tổ mới cũng đâu có sao? Mình đoán sau khi ăn sạch gỗ bên ngoài rồi thì tụi nó sẽ xử luôn cái tổ bằng gỗ. Vậy nên bạn quan sát thấy gỗ bên ngoài vừa ngót là thu hoạch luôn.

* Ở trên người ta nuôi mối để làm thức ăn cho sinh vật cảnh, như bò sát và cóc. Mô hình nuôi số lượng nhỏ. Trường hợp của bạn nuôi số lượng lớn thì theo mình bạn dùng bạt plastic, đóng neo các góc, kích thước cỡ 1 x 2 m, cao 30 cm. Bên trong bố trí tổ, gỗ khô làm thức ăn. Đổ mối giống. Lấy bạt che mưa nắng. Kiểm tra phun ẩm định kỳ mỗi hai tuần.

Trước khi thu hoạch bạn cần bố trí sẵn nhiều bạt nuôi (ngươì nuôi cá gọi là “dèo”) gối đầu. Dỡ bạt cũ bắt một số con giống thả vào các bạt mới đã chuẩn bị sẵn hoặc thùng trữ riêng.

Sau đó thả gà vô “xử” bạt nuôi cũ (theo mình là rất nhanh), hoặc hốt đem cho rắn mối ăn. Xong xuôi bạn sửa soạn lại như mới rồi thả con giống từ thùng trữ riêng vào bạt.

* Lần hồi lâu ngày bạn sẽ ước lượng được số lượng gỗ, số lượng con giống và thời gian thu hoạch sao cho tối ưu (mà có không tối ưu cũng chả sao, chỉ tốn chút thời gian thôi).

Lý thuyết “suông” là vậy. Mục đích là chuyển đổi gỗ tạp (cellulose) thành chất đạm (protein) làm thức ăn bổ sung cho vật nuôi mà thôi. Nuôi mối chẳng thể giúp bạn làm giàu như nhiều chủ đề khác trong diễn đàn này. Chúc bạn thành công! (mình đặt mua truớc bí kíp nha :lol:).
 
Last edited by a moderator:
Hi daint2003,Lý thuyết như vậy với mình là ổn rồi,Mình đã bắt tay vào thực hiện rồi Trong quá trình thử nghiệm mình sẻ up lên cho bạn xem để bạn tư vấn típ củng như để mình thực hiện lời hứa. Bạn ở đâu vậy nhỉ?để mai mốt thành công mình còn mời bạn đến xem thực tế và nhấm món mối rang.kakaka
-Có lẽ phải mất 1TGian kha khá đấy,vì tổ mối bữa trước mình đào về có đường kính 30cm có tuổi là >2năm(ngoài tự nhiên). Mình đẻo tổ mối còn lại khoảng 10cm đường kính,nếu nó phát triển lên dc 20cm thì thu hoạch = cách đẻo tiếp.B)
-Phải nghĩ ra nhiều cách nuôi để so sánh và rút ngắn tg thử nghiệm nữa.
-Mình sẻ thử cách nuôi tập trung và tách li, mình nghi ngờ có sự tấn công tranh giành lảnh địa.

Chân thành cám ơn mọi người đã đóng góp ý kiến giúp e trong tg qua.
E sẻ úp thêm thông tin chi tiết thường xuyên.:9^:
 
Tôi có một ý kiến khác như thế này:
Xây một bể xi măng nhỏ, hay có một cái chum vỡ, để đựng tổ mối gốc.
Đổ cành cây, gỗ mục, mùn cưa lên thành một đống. Tưới ẩm chứ không ướt.
Sau một thời gian (bao lâu thì chưa biết, phải thử) bới một góc ra coi
có mối không. Nếu có, thì xúc hẳn 1 góc ra mang cho gà bới ăn. Sau đó
thì làm góc khác, cứ xoay vòng xung quanh nơi đựng tổ mối gốc. Bới góc
xong, thì lại vun gỗ ải cành khô và mùn cưa trở lại.
*
Làm cách này thì không phải gây giống mối lại, mà chỉ để con mối chúa
ban đầu thôi. Cũng không phá tổ của chúng. Nếu 1 tổ mà không đủ năng
suất, thì làm nhiều tổ. Vì ta liên tục phá dỡ vòng ngoài, nên không thể
có cạnh tranh tổ nọ tổ kia được.
*
*
 
một chủ đề rất hay. tại sao không chứ. mình cũng muốn nuôi con này để làm thức ăn cho con tê tê.
 
chào các bạn! cho tham gia với. nhà tôi có ụ mối to loại mối có càng to gà ăn bị rách bao tử. một hôm tôi phá tổ mối đó, đến ngày mai chúng nó dùn đất lên bao những chỗ bị phá. tôi cạy ra thấy toàn mối con, tôi lấy bay hốt cả đất và mối con cho gà ăn, chúng ăn rất ham. bữa sau chúng lại tiếp tục dùn lên. tôi vẫn không hiểu tại sao lại toàn là mối con không có càng chắc chúng là mối thợ chuyên làm tổ. tôi bắt lúc nó mới sửa tổ không thì để lâu đất sẽ cứng mà có cố đào cũng không có mối. có điều mỗi lần bắt chúng lại ít đi, chắc là sinh sản không kịp. sau thấy cứ phá tổ nó hoài tôi thấy tội quá nên không làm nữa. tôi cũng có lên mạng tìm hiểu nhưng không có gì nhiều, như anh anhmytran nói cho con nít học không ai nói bí quyết cho mình. nay có thông tin của anh em trên diễn đàn tôi sẽ thực hành thử xem sao. cám ơn các anh em nhiều. chúc mọi người mạnh khỏe và thành công.
 
Khai thác liên tục như anh trình bày thì đàn mối không sinh sản kịp và số lượng chúng ít dần. Khi có khỏang trống do anh khai thác thì mối sẽ tập trung lại đó xây và lắp kín phần này để không cho kẻ thù có có thể vào bằng đường này và không để nước trong cơ thể mối thoát ra bên ngoài (nước trong cơ thể mối sẽ bốc hơi ra bên ngoài nếu môi trường thiếu độ ẩm do đó mối luôn phát triển mạnh ở những khu vực có độ ẩm cao, tổ và đường đi của chúng luôn được nằm trong lớp bảo vệ được xây bằng đất, phân và nước bọt của chúng.
 
chủ đề hay quá, các bác thực nghiệm có kết quả thế nào rồi ạ

Mối là loại đặc sản cho gà như kiểu trẻ em còi xương cho ăn thịt cóc cho nên chúng ta cần biết cho gà ăn mối ở thời điểm nào là hợp lý nhất
 
riêng em thì thấy các bác rảnh quá. Mối với chả kiến. vừa cực vừa dễ gây thiệt hại cho hàng xóm. Các bác ko thấy các công ty diệt mối nhan nhản kia àh.
cho ăn trùn có nhanh thấy hơn không.
Vừa đỡ công, vừa có thể nhân rộng mô hình nhanh chóng.

Đối với em thì các bác quá là dư ...năng lượng :2cat:
 


Back
Top