Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
S
Có chuyện thỏ chửa 47,48 ngàx đẻ thật hả bà con.Các nhà nghiên cứu giải thích sao về hiện tượng này các bác?
Chắc là do bạn trên nuôi, cho phối giống, nhưng không ghi ngày lại, hoặc đã phối giống rồi (không đậu), thỏ lại động dục, phối lại (đậu thai). Bạn ấy lại nhớ nhầm ngày, nên mới vậy.
 
T
Chắc là do bạn trên nuôi, cho phối giống, nhưng không ghi ngày lại, hoặc đã phối giống rồi (không đậu), thỏ lại động dục, phối lại (đậu thai). Bạn ấy lại nhớ nhầm ngày, nên mới vậy.

cũng có thể như bạn nói.vì a dũng nuôi nhiều như vậy mà cũng chưa gặp.việc này mình nghĩ cần theo dõi lại thật chính xác mới kết luận.tránh làm mọi người hoảng vì "quái thai".
 
H
Mình thấy chuyện quái thai là bình thường mà.ko tin bạn nào thí nghiệm cho 1đàn thỏ đồng huyết phối với nhau là có kết quả mà.còn t/h 47ngày là của mình,mình thấy vô lý mới kể cho mọi ng.còn tin hay ko cũng tùy mọi ng mà.
 
I
cho hỏi thị trường thỏ thịt nay thế nào rồi, sao thấy đầu ra vẫn còn chậm không như ở thời điểm này của những năm trước vậy các anh chị
 
S
thỏ con sinh ngày 25/5 đến hôm nay 1 con tự nhiên nằm ko đi nổi đầu nghẹo thở nghe khò khè mông ướt nghe mùi hôi.
 
H
cho hỏi thị trường thỏ thịt nay thế nào rồi, sao thấy đầu ra vẫn còn chậm không như ở thời điểm này của những năm trước vậy các anh chị
Mình ko rõ tình hình nơi khác cho lắm nhưng quanh mình thấy vẫn hút hàng bt chỉ tội ja ko đc cao cho lắm.
 
H
Chú D ới . . . Có trường hợp khẩn nhờ chú chỉ với. Mấy bữa nay thỏ mẹ nhà con hay lăn ra chết quá chú à.mất mấy e rồi(cả đang chửa.đang cho con bú).bọn nó ko có biểu hiện bất thường gì,sáng ăn uồng bình thừơng đến trưa cg chết.mổ cg ko có gì lạ. Vậy là sao hả chú
 
H
Chú D ới . . . Có trường hợp khẩn nhờ chú chỉ với. Mấy bữa nay thỏ mẹ nhà con hay lăn ra chết quá chú à.mất mấy e rồi(cả đang chửa.đang cho con bú).bọn nó ko có biểu hiện bất thường gì,sáng ăn uồng bình thừơng đến trưa cg chết.mổ cg ko có gì lạ. Vậy là sao hả chú

cũng có 1 dạo mình hay bị vậy, ko phải là ko có nguyên nhân đâu, mà do mình ko phát hiện ra thôi, thỏ mình bị là do thời tiết, trc đó có thể bạn nghe nó khò khè ko, sau đó nó viêm nặng rồi chết, dù ko biểu hiện ra là nước mũi hay hắt hơi. thay đổi môi trường lại đi bạn.
 
Chú D ới . . . Có trường hợp khẩn nhờ chú chỉ với. Mấy bữa nay thỏ mẹ nhà con hay lăn ra chết quá chú à.mất mấy e rồi(cả đang chửa.đang cho con bú).bọn nó ko có biểu hiện bất thường gì,sáng ăn uồng bình thừơng đến trưa cg chết.mổ cg ko có gì lạ. Vậy là sao hả chú

Xem có triệu chứng của bại huyết không?

Thỏ mẹ chết thường trước hết nên suy nghĩ đến viêm hô hấp, do đó trong quá trình chăm sóc thỏ mẹ tôi hay dùng penstrep để chích cho thỏ theo lịch trình, kết hợp với ADE nên hầu như thỏ mẹ rất ít chết.

Không biết bạn có áp dụng như thế không? Trước mắt bạn nên chích penstrep và ADE cho toàn bộ đàn thỏ, liên tục 3 ngày, đồng thời xịt sát trùng toàn bộ chuồng trại.
 
H
Xem có triệu chứng của bại huyết không?

Thỏ mẹ chết thường trước hết nên suy nghĩ đến viêm hô hấp, do đó trong quá trình chăm sóc thỏ mẹ tôi hay dùng penstrep để chích cho thỏ theo lịch trình, kết hợp với ADE nên hầu như thỏ mẹ rất ít chết.

Không biết bạn có áp dụng như thế không? Trước mắt bạn nên chích penstrep và ADE cho toàn bộ đàn thỏ, liên tục 3 ngày, đồng thời xịt sát trùng toàn bộ chuồng trại.
Do ko co kn kham thai nen chau thường đợi ngày thỏ đẻ mới tiêm ade,pen,cxi,ksua. Còn vấn đề viêm hô hấp thì ko phải vì toàn con khỏe cả.ăn uống bình thường rồi chết thì nhắt 1 tiếc quá ạ. Mà cũng có thể do thời tiết ngoài bắc khắc nghiệt quá. Chaú cảm ơn chú nhé.
 
N
Mọi người ơi ,cho cháu hỏi thỏ của cháu bị ghẻ tai.Cho cháu cach chữa với.
 
T
Thỏ của bạn bị ghẻ thì chích ivermectin, đồng thời nhỏ cồn 90 độ vào chổ bị ghẻ, liên tục vài ngày.

dùng IVERMECTIN 0.5 cc cho thỏ 35 ngày tuổi trở lên .chỉ 1 liều và phòng thì 3 tháng chích 1 lần

--------

bệnh nấm ở thỏ có hiện tượng lở loét trị như thế nào các bạn ..........
 
Last edited by a moderator:
T
Anh Dũng cho em hỏi thỏ mẹ khi sinh con ra có liếm màng cho thỏ con không?hay thỏ con tự đạp rách màng bọc để thở ạ?
 
Anh Dũng cho em hỏi thỏ mẹ khi sinh con ra có liếm màng cho thỏ con không?hay thỏ con tự đạp rách màng bọc để thở ạ?

Thỏ con sinh ra, mỗi con nằm trong một màng bao bọc, thỏ mẹ sẽ ăn nhau và màng này và như thế sẽ giải phóng thỏ con, nếu thỏ mẹ k ăn, màng k được phá bỏ thì thỏ con sẽ bị ngộp và chết, vì vậy khi chích cho thỏ đẻ, ta nên phá bọc giúp thỏ con chứ thỏ con k tự thoát ra được.
 
Back
Top