Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
K
chí nguy chí nguy :wacko:
Thỏ nhà em sáng nay thấy 1 con đi cầu ra phân thành 1 chuỗi 5 hột tròn dính nhau như sợi dây cườm. sờ vào rất dính và nhớt
3 hôm nay em cho uống men tiêu hóa, vitamin, thuốc cầu trùng (pha thức ăn và nước uống)

Mọi người chẩn bệnh nó giúp em, :1^: có phải do ecoli không ạ, hay do em cho nó uống thuốc quá liều

do nhốt chung 4 con 1 chuồng nên hok biết con nào bị. Sáng nay có 1 con cứ chạy vòng quanh chuồng, chạy đùng đùng như bị chó rượt. ôi, chả biêt nó bị sao và cách trị thế nào
tuj nghj k có j đâu pan ơj,thỏ đj phân mềm la phân vjtamjn,thỏ có thể ăn lạj đc ma,còn vjệc nó chạy thj nó năng động thj chay thôj,có j đâu,còn vjệc pj ecoli là tuj nghj phảj có dấu hjệu tjêu chảy phân nước kìa,tuj thj nghj vậy,k bjết ý kiến a e ra sao vs câu trả lờj của tuj,cũg mog học tập thêm ở a e
 
S
946815_10151673215747566_1690025956_n.jpg


Cho em hỏi thỏ đi phân như vậy có phải bị cầu trùng ko vậy....


--------

chí nguy chí nguy :wacko:
Thỏ nhà em sáng nay thấy 1 con đi cầu ra phân thành 1 chuỗi 5 hột tròn dính nhau như sợi dây cườm. sờ vào rất dính và nhớt
3 hôm nay em cho uống men tiêu hóa, vitamin, thuốc cầu trùng (pha thức ăn và nước uống)

Mọi người chẩn bệnh nó giúp em, :1^: có phải do ecoli không ạ, hay do em cho nó uống thuốc quá liều

do nhốt chung 4 con 1 chuồng nên hok biết con nào bị. Sáng nay có 1 con cứ chạy vòng quanh chuồng, chạy đùng đùng như bị chó rượt. ôi, chả biêt nó bị sao và cách trị thế nào


Phân vẫn giữ hình dạng tròn là ko sao,vì bạn trộn đột ngột các loại thuốc vào nên tạm thời thỏ chưa thích nghi dc nên phân mới dính cục như vậy,phân đêm hay phân vitamin hay phân dinh dưỡng thỏ thường cho vào ban đêm thôi nhưng thường là rời từng cục,còn thỏ bị căng thẳng thì phân dẽo dính dính với nhau thành 1 cục bự gồm nhiều cục nhỏ xếp xen kẽ với nhau.
 
Last edited by a moderator:
T
phân thỏ dạng rau câu

hôm trước đàn thỏ 20 con của mình bị 1 con, điện hỏi thăm a Hiếu trại thỏ Chiến Huy, a nói nó bị dư đạm. Chắc là vậy bởi vì từ đó tới nay 2 tháng mình nuôi khẩu phần hơi nghèo dinh dưỡng nên chết hết 19 con/20con, còn mình con bị phân rau câu sống thôi. hihi

có anh em nào có ý kiến khác không???????
 
H
Thỏviet01 ơi
bạn dùng chế phẩm sinh học để làm nền lót chuồng sinh thái chưa?
Có hết mùi hôi không bạn?
Mình có dùng nè bạn ơi, mới hơn tháng nay. Lúc ban đầu hầu như không còn mùi hôi, còn sau này thì mình chưa biết như thế nào. Nghe quảng cáo thời gian có thể 6 tháng. Hiện tại mình chỉ làm thử độ dày khoảng 15cm thôi (sau khi đã xệp xuống). Được cái không phải chịu cảm giác khai của của nước tiều khi dọn chuồng nữa.
 
Tôi mới gây đàn thỏ,hiện giờ đã đẻ được 159 con chưa ra khỏi ổ,duy chỉ có 1 con tướng mạo rất đẹp,mang bầu 33 ngày và đẻ 1 con rất to và chết,hôm qua và hôm nay{2-3 ngày sau khi đẻ}tôi cho phối giống nhưng nhất định hắn không chịu đực,mọi người cho xin ý kiến xem khắc phục hắn bằng cách nào,nếu thịt thì hơi tiếc vì hắn đẹp.
 
S
Thỏviet01 ơi
bạn dùng chế phẩm sinh học để làm nền lót chuồng sinh thái chưa?
Có hết mùi hôi không bạn?
Mình có dùng nè bạn ơi, mới hơn tháng nay. Lúc ban đầu hầu như không còn mùi hôi, còn sau này thì mình chưa biết như thế nào. Nghe quảng cáo thời gian có thể 6 tháng. Hiện tại mình chỉ làm thử độ dày khoảng 15cm thôi (sau khi đã xệp xuống). Được cái không phải chịu cảm giác khai của của nước tiều khi dọn chuồng nữa.

Hi hangtran ^_^ cho mình số đt của hangtran đc hok :wub: mình hỏi chút về kĩ thuật làm nền sinh thái dành riêng cho thỏ
Do nhà mình ở thành phố, hok có dư đất nên mình đành nuôi ngay trước sân nhà, thỏ nó đái thúi rùm, thối nguyên nhà từ tầng trệt lên tầng 3 (T_T) hic, làm Ba Má mấy lần đòi sút cái chuồng ra đường :wacko:
Mình mới đặt 1 gói Balasa ở Sài gòn gửi lên nhưng đang thắc mắc thỏ nó đái nhiều quá, có bị ướt nền gây hỏng hay không :approve:
 
Last edited by a moderator:
H
Hi hangtran ^_^ cho mình số đt của hangtran đc hok :wub: mình hỏi chút về kĩ thuật làm nền sinh thái dành riêng cho thỏ
Do nhà mình ở thành phố, hok có dư đất nên mình đành nuôi ngay trước sân nhà, thỏ nó đái thúi rùm, thối nguyên nhà từ tầng trệt lên tầng 3 (T_T) hic, làm Ba Má mấy lần đòi sút cái chuồng ra đường :wacko:
Mình mới đặt 1 gói Balasa ở Sài gòn gửi lên nhưng đang thắc mắc thỏ nó đái nhiều quá, có bị ướt nền gây hỏng hay không :approve:

Không biết nền chuồng hiện tại của bạn làm bằng gì. Nếu là xi măng hay bê tông thì phải đục lỗ. Nền chuồng của mình ở dưới là đất và đổ một lớp cát khoảng 40cm nữa. Nước tiểu và phân thỏ thải xuống sẽ được thấm ngay lập tức. Thậm chí 2-3 ngày khi đảo lớp nền, mình phải phun thêm nước để giữ độ ẩm cho lớp đệm, đảm bảo vi sinh phát triển. Số điện thoại của mình 0935359877 (gọi mình sau 6h nhé vì mình bận đi làm cả ngày)
 
V
--------

946815_10151673215747566_1690025956_n.jpg


Cho em hỏi thỏ đi phân như vậy có phải bị cầu trùng ko vậy....


--------




nếu thỏ mắc cầu trùng phân xám đen,môi thỏ tím sờ tai lạnh lông xù,thỏ lù khù ít vận động.
 
Last edited by a moderator:
H
Hi vọng một số thông tin sau đây có thể giúp anh em: (sưu tầm từ Internet)


Thỏ khỏe mạnh sản xuất 2 loại phân:
- Phân cứng dạng viên tròn được sản xuất từ ruột bao gồm nhiều xơ và mảnh nhỏ.
- Phân mềm được sản xuất trong manh tràng có hình dạng trông giống quả nho, rất giàu khoáng chất, vitamin, protein và xác vi sinh vật. Để tránh việc mất các chất dinh dưỡng quý, thỏ sẽ ăn lại chúng ngay sau khi chúng qua khỏi hậu môn mà không cần nhai, để tránh làm vỡ lớp áo khoác bên ngoài của viên phân. Áo khoác của viên phân mềm giúp bảo vệ sự tồn tại của vi khuẩn và sự tiếp tục lên men khi đi qua môi trường đầy axit của dạ dày.

Agriviet.Com-image001.jpg

Viên phân cứng bình thường có màu từ nâu nhạt đến đen hoàn toàn.
Agriviet.Com-image002.jpg

Viên phân mềm có hình dạng giống quả nho đen.

--------

Thỏ có vấn đề tiêu hóa
Bất kì sự xáo trộn trong môi trường đường ruột có thể dẫn đến sự thay đổi hình dạng của phân:
· Viên phân nhỏ và khô
· Viên phân lớn hoặc kéo dài.

Agriviet.Com-image003.jpg

Phân nhỏ và khô- Dấu hiệu mất nước, chán ăn, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, bị bệnh hoặc đang dùng thuốc
Agriviet.Com-image005.jpg


Phân dài bất thường- Dấu hiệu mất nước, chán ăn, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, bị bệnh hoặc đang dùng thuốc. Hoặc ăn phải tóc, thảm, …
Agriviet.Com-image007.jpg


--------

Thỏ bị ứ phân hay tắc ruột
Sự sản xuất phân không thường xuyên, phân bị ứ lại và được phủ một lớp nhầy. Có 2 dạng: nhỏ và khô hoặc lớn.
Agriviet.Com-image008.jpg

Phân Nhỏ và khô- Sau thời gian bị ứ lại, phân có dạng nhỏ, khô với hình dạng khác thường, và phủ một lượng lớn chất nhầy (mũi tên)

Agriviet.Com-image009.jpg

Agriviet.Com-image010.jpg

….hoặc lớn- Phân và chất nhờn từ một con thỏ 0.9kg sau khi bị ứ phân. Kích thước của nó so với một cây bút bi thông thường.

Chất lắng cặn trong nước tiểu
Nước tiểu tự nhiên của một con thỏ rất giàu canxi và các tinh thể dạng trầm tích ( sỏi struvite, sỏi canxicacbonat, hoặc hiếm gơn là oxalat). Khi một con thỏ đi tiểu trên phân cứng của nó, sẽ tạo thành chất lắng đọng màu trắng dễ dàng quan sát được.
Agriviet.Com-image011.jpg


Kí sinh trùng
Một sự nhiễm bởi kí sinh trùng giun trong đường tiêu hóa như giun kim, sán dây, hoặc sán được đặc trưng bởi sự hiện diện chất nhầy trong phân, hiếm khi bị tiêu chảy. Sự hiện diện của giun sán có thể quan sát thấy trong chất nhày thải ra cùng với phân khi đã bị nhiễm nặng. Triệu chứng kèm theo có thể bị ứ phân, manh tràng bị tác động, đau đớn cho thỏ. Khi đó việc cố gắng điều trị trong rối loạn tiêu hóa gây tắc ruột thường không thành công.

Agriviet.Com-image012.jpg

Chất nhầy (mũi tên) có thể là dấu hiệu nhiễm giun sán trong đường ruột

Agriviet.Com-image013.jpg

Sự hiện diện các con giun kim nhỏ (mũi tên) hiếm khi quan sát được. Những con giun sẽ khô nhanh chóng và không thể nhìn thấy được sau vài phút.

Ảnh hưởng từ việc dùng thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hoặc có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng nếu dùng bằng đường uống.



Agriviet.Com-image014.jpg

Adar và Flora đang chăm sóc cho người bạn Stampi bị tiêu chảy (mũi tên)

Hình dạng phân cũng có thể thay đổi do ảnh hưởng từ kháng sinh, ví dụ cho uống Enrofloxacin có thể làm thỏ sản xuất những viên phân cứng lớn quá cỡ, hoặc tiêm Penicillin thời gian quá dài có thể làm phân cứng nhỏ và khô.
Phân mềm cũng bị thỏ bỏ qua khi đang bị bệnh hoặc bị bệnh và dùng thuốc vì chất lượng và mùi vị của nó cũng thay đổi nên nó không ăn lại nữa.
Agriviet.Com-image015.jpg

Phân mềm bị bỏ lại, nó chỉ ăn một ít. Phần còn lại có dính các sợi lông trắng

Agriviet.Com-image016.jpg

Phân mềm bị bỏ lại sẽ khô rất nhanh và dễ vỡ vụn khi chạm vào.



 
Last edited by a moderator:
D
Tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm lõm bõm, thiếu sót để bà con cùng góp thêm.
*
Nuôi thỏ trong chuồng sàn tre hay gỗ để lọt phân và nước tiểu xuống sàn
cho dễ quét dọn.
*
Thức ăn là cỏ, lá cây, cành non, ngô, gạo, đỗ, rau, củ, không có động vật.
Cho ăn vào máng nhỏ, nông, có hàng rào chỉ lọt cái đầu vào thôi, để nó
khỏi dẵm lên thức ăn. Cho ăn ít một, nhưng suốt ngày, và phải vứt thức ăn
thừa trong máng đi. Có một máng nước uống ở một góc để thỏ uống khi ăn củ
và hạt xay vụn. Rau cỏ tươi non, sau mưa, hay sau khi rửa, thì phải để ráo
nước trước khi cho ăn để khỏi bị đi ỉa lỏng. Khi thỏ đi ỉa lỏng, có thể
cho ăn lá chát như lá Sim, Sung, Mơ. Công nghiệp Mỹ bán thức ăn nuôi thỏ
là củ cỏ nghiền, đóng hạt khô như đầu đũa dài gần 1 cm, cứng có thể bóp
vụn bằng 2 ngón tay. Tỷ lệ bột phải thấp hơn nhiều so với cỏ thì mới đỡ
bị bệnh đường ruột. Thỏ không ăn bẩn, nên thức ăn thừa nó không bao giờ ăn
lại, và ta phải vứt ra. Ví dụ cỏ mọc từ đống phân lên, từ đống rác, hay
trong bóng rợp thì nó không ăn.
*
Phải nhốt riêng thỏ đực giống, vì nó luôn luôn nhảy lên lưng các con khác
làm quấy nhiễu. Khi cần cho thỏ cái có bầu, thì mới thả thỏ đực vào. Khi
con cái không chịu thì bắt thỏ đực ra, hôm sau mới thử. Tôi không biết dấu
hiệu nào là ngày thỏ cái tơ (chưa có con bao giờ) chịu đực, nhưng thỏ cái
mới đẻ thì ngày hôm sau có thể chịu đực ngay. Phải bắt thỏ mẹ để riêng ra
với thỏ đực, vì chúng đuổi nhau sẽ dằm chết thỏ con. Bắt cho phối một lúc
mà không xong, thì trả mẹ về cho các con bú, hôm sau lại phối. Nếu mấy hôm
sau khi đẻ mà không phối được, thì phải đợi đến các con khôn lớn, mấy tháng
và không biết ngày nào thỏ mẹ chịu đực, khiến cho kinh doanh thua lỗ. Nếu
trôi chảy, thì cứ đẻ xong lứa này, thì có bầu lứa sau. Có lẽ tháng rười một
lứa từ 4 đến 6 con. Tôi chưa tìm hiểu, nên bạn gắng tìm hiểu xem sao.
*
Thỏ có bầu vẫn có thể thả chung với thỏ khác không phải thỏ đực giống, ví
dụ thỏ đực non chẳng hạn. Khi nào nó cắn rứt lông bụng, thì bắt riêng vào
một chuồng đáy gỗ liền để nó đẻ thì con không lọt qua sàn. Nó hay dẻ đêm
nhưng cũng có khi đẻ ngày. Nó rứt lông bụng và làm tổ ở góc trong chuồng .
Khi đẻ, đừng nên đến nhiều, có thể nó dẵm hay cắn chết con . Đừng quên
cho hạt, củ, và nước uống pha muối để nó khỏi ăn con.
*
Ngày xưa nhà tôi nuôi thỏ, con thỏ đực giống rất to, nhớ lại có lẽ được
chục ký, trong khi thỏ cái tơ nhỏ tí xíu. Khi nó nhảy thì rất tội nghiệp
cho thỏ cái. Thỏ đẻ rồi thì cũng khá to. Nhà tôi nuôi không có lãi, vì
khó khăn 2 khâu:
- Không cho thỏ đực phối đúng lúc, nên thỏ cái không chịu, và không có
bầu luôn luôn như người khác nuôi.
- Thỏ mới đẻ bị chết, chủ yếu vì lúc đó người chăm thỏ đang ngủ say .
Thỏ con bị rớt qua chuồng xuống sàn lạnh có nước đái thỏ, và thỏ con bị
chết có lẽ bị mẹ dẵm chết, bị mẹ cắn chết. Có lẽ trẻ con lén vào coi thỏ
con mới đẻ còn đỏ hỏn không lông, nhắm tịt mắt.
*
Hoàn toàn tôi nhớ được gì thì nói, chứ không tìm hiểu tham khảo ở đâu hét,
nên có thể có sai. Các bạn góp ý cho.
*
---------------
Theo nguồn:
*
http://forum.myspace.com/index.cfm?...en=801DD145-6EAD-469C-9425EC174619D6774626865
*
Có 3 hình khá rõ và đẹp, tôi chọn một hình sau:
*
rabbit_fur_farm_portugal_battery_cage_system_c_animal_03.jpeg

*
Xin trích dịch vài tin quan trọng trong này:
*
- Nuôi thỏ giống thì phải để đực cái riêng.
- Thỏ cái đẻ từ 5 đến 8 lứa mỗi năm.
- Đẻ xong thì thỏ cái phối giống sau 14 đến 28 ngày.
Đây là chỗ sai trong cách nuôi của tôi. Có lẽ tôi nghe
người bán thỏ nói cho thỏ đực nhảy ngay hôm sau khi đẻ
nhưng tôi không làm được điều này. Thỏ cái cụp đuôi xuống,
còn thỏ đực cứ thúc vào lưng. Tôi phải vất vả tìm ngày
thỏ cái chịu đực lại, và không thể làm được như người
ta nói.
- Bài không nói thời gian cai sữa của thỏ con, nhưng nói
thỏ cai sữa sớm thì yếu, dễ mắc bệnh, và tỷ số chết là 40%.
Bài cũng nói thỏ cai sữa sớm, thì mẹ chóng phối giống hơn.
Như vậy đoán liều là cho thỏ con cai sữa 14 đến 28 ngày tuổi.
- Thỏ cái đẻ được 18 tháng thì loại bỏ. Không biết mấy tháng
tuổi thì cho thỏ cái phối giống lứa đầu?
- Thỏ thịt thì nuôi từ lúc ra đời đến 56 - 70 ngày tuổi.
- Nước Mỹ hàng năm nuôi và ăn thịt 8 triệu thỏ thịt.
- Thỏ rất nhạy cảm với mùi khai thối, và ở chật.
Triệu chứng ở quá chật là rứt lông và cắn tai nhau.
- Giống Tân Tây Lan trắng và giống California nuôi tốt nhất
vì màu trắng sạch sẽ, và mau lớn. (Nhà tôi nuôi thỏ nhiều
màu: trắng, da cam, đen, nâu, xám, loang).
- Thỏ chỉ lớn nhất 5 kilô rưỡi thôi, không có 10 ký đâu.
- Thỏ thịt xuất chuồng từ 2 kí đến 3 kí.
- Thỏ chết già có thể 10 tuổi.
*
Còn nhiều trang nữa, tìm Google với từ khoá "Rabbit Farming."
*
Ví dụ, ở đây http://journeytoforever.org/farm_library/AD20.pdf
có trang coi giống thỏ trang 13: Nhấn ngón tay vào gần lỗ sinh
dục thì thỏ đực sẽ lòi đầu chim ra, thỏ cái lòi lỗ huyệt ra.
*
Trang 15 dạy cách phối giống:
- Bế thỏ cái vào chuồng thỏ đực. Không được cho thỏ đực
vào chuồng thỏ cái (tôi làm ngược lại).
- Phải phối vào sáng sớm hay chiều muộn.
- Nếu thỏ cái chịu, thì chỉ 15 phút là thỏ đực làm xong 2 lần.
Chỉ một lần là đủ mặc dù thỏ cái chịu nhiều lần. Nếu 15 phút
mà không lần nào, thì thỏ cái không chịu, phải bắt thỏ đực ra.
- Luôn luôn phải mắt thấy phối giống, rồi bắt riêng ra.
- Nếu không phối được, thì thay con đực khác. Nếu thay con
đực khác mà vẫn khó khăn, thì thịt con thỏ cái ấy đi.
- Sau khi phối 1 hay 2 tuần, thì thỏ cái rứt lông bụng, và
sau 30-32 ngày thì đẻ.
- Cũng nói cho thỏ đẻ uống nước có chút muối, và đừng có ai
quấy rầy, thì thỏ không ăn thịt con.
- Sau khi đẻ 1 tháng thì cho nhảy đực lại, sau khi cai sữa.
- Nên cho nhảy nhiều thỏ cái một ngày, để có nhỡ, thì góp
thỏ con chung lại cho một vài thỏ mẹ nuôi, để con khác chóng
nhảy đực lại.
*
Còn nhiều nữa, nhưng hãy tạm thế đã nhé.
*

Cảm ơn về bài viết của bác. Cáu sẽ tìm hiểu kỹ về quy trình của bác.
 
K
Chú hjếu ơj,thỏ con mjh phân loạj đưc cáj,lúc caj sưa phaj k chú,mà k bjết kon koj đúg ko,mà sao con thấy trym toàn la đường rãnh ko ak,k lẽ 8 kon kon(của 2 mẹ)toàn là cáj,chú gjúp con phân biệt vs,tuj nó đc 1thág tuôj,con cảm ơn chu hjếu
 
Chú hjếu ơj,thỏ con mjh phân loạj đưc cáj,lúc caj sưa phaj k chú,mà k bjết kon koj đúg ko,mà sao con thấy trym toàn la đường rãnh ko ak,k lẽ 8 kon kon(của 2 mẹ)toàn là cáj,chú gjúp con phân biệt vs,tuj nó đc 1thág tuôj,con cảm ơn chu hjếu

Viết chữ hoàn chỉnh chút xíu cho dễ đọc vì đây là vấn đề kỹ thuật cần phải chính xác.

Thỏ sau khi tách mẹ ( khoảng 31 ngày) tiến hành phân loại đựa cái và bấm số tai. Lật ngữa thỏ con, Kẹp đuôi thỏ giữa hai ngón tay trỏ và ngón giữa, ngón tay cái ấn nhẹ tại bộ phận sinh dục thỏ, nhưng k che lấp, quan sát bộ phận sinh dục thỏ nếu có hình rãnh kéo dài gần đến hậu môn là thỏ cái, nếu có hình trụ tròn đứng là thỏ đực. Nếu thỏ nhỏ quá, khó nhìn thì có thể để đến 50 ngày kiểm tra lại.
 
K
Viết chữ hoàn chỉnh chút xíu cho dễ đọc vì đây là vấn đề kỹ thuật cần phải chính xác.

Thỏ sau khi tách mẹ ( khoảng 31 ngày) tiến hành phân loại đựa cái và bấm số tai. Lật ngữa thỏ con, Kẹp đuôi thỏ giữa hai ngón tay trỏ và ngón giữa, ngón tay cái ấn nhẹ tại bộ phận sinh dục thỏ, nhưng k che lấp, quan sát bộ phận sinh dục thỏ nếu có hình rãnh kéo dài gần đến hậu môn là thỏ cái, nếu có hình trụ tròn đứng là thỏ đực. Nếu thỏ nhỏ quá, khó nhìn thì có thể để đến 50 ngày kiểm tra lại.
dạ,hìhì,con cảm ơn chú
 
V
Anh Dũng cho hỏi ở thỏ có các bệnh như ghẻ,cầu trùng,tiêu chảy,bại huyết vậy còn có bệnh nào khác không?thanks.
 
Anh Dũng cho hỏi ở thỏ có các bệnh như ghẻ,cầu trùng,tiêu chảy,bại huyết vậy còn có bệnh nào khác không?thanks.

Ngoài những bệnh như Quý đã nói, còn nhiều bệnh khác như hô hấp, viêm nhiễm, các bệnh về nấm, các bệnh về thiếu vitamin và khoáng chất, các bệnh về rối loan chức năng tiêu hóa, bài tiết ...
 
K
Thỏ sau cai sữa khi nào mới có thể cho uống nước được vậy thưa chú?
 
T
nước uống

khoidauthatgiannan

Thỏ sau cai sữa khi nào mới có thể cho uống nước được vậy thưa chú?



Bạn ơi!!! nay cai sữa được rồi hả, trọng lượng mấy gr/con?
khi nào nó biết uống hay bạn phải tập cho nó uống, sau vài lần nó khát thì tự uống, ăn thua khẩu phần của bạn cho nó ăn có đủ nước hay không thôi, phải bảo đảm nước sạch.

Bạn ngừa theo lịch trình của chú Dũng chưa?
vài lời góp ý.
 
K
khoidauthatgiannan

Thỏ sau cai sữa khi nào mới có thể cho uống nước được vậy thưa chú?



Bạn ơi!!! nay cai sữa được rồi hả, trọng lượng mấy gr/con?
khi nào nó biết uống hay bạn phải tập cho nó uống, sau vài lần nó khát thì tự uống, ăn thua khẩu phần của bạn cho nó ăn có đủ nước hay không thôi, phải bảo đảm nước sạch.

Bạn ngừa theo lịch trình của chú Dũng chưa?
vài lời góp ý.

uhm,hì,chào bạn trungbt,mình cai sữa vào ngày 31 thai kì đó trung,tuy tập ăn hơi trễ,nhưng rất vuj,vì nhờ tất cả lịch trình phòng ngừa của chú hjếu,nên thỏ con sinh ra rất cứng cáp và khoẻ mạnh,thấy lớn từng ngày luôn ak trung,mình khôg có cân nên k bjết,nhưg ước lượng có lẽ là khoảng 500-600gram ah trung,mình tập ăn cỏ voi non,và rau muống,tất cả đều đc rửa sạch và phơi qua ngay ráo nước mới cho ăn,lượng ăn tăng dần và lượng sữa cho bú gjảm dần,chứ mình không cai sữa đột ngột,hì,tụi nó nhoi nhoi dữ lắm trungbt,rất vuj

--------

Mình cũng đang phòng thỏ mẹ và thỏ con theo chú hiếu ak
 
Last edited by a moderator:
Back
Top