Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
Chú hiếu ơi cho con hỏi với,3con thỏ nhà con sinh ngày 01/06 trọng lượng cai sữa ở 35 ngày là khoảng 600gr,nhưng đến nay 54ngày tuổi mà tăng trọng rất chậm,mới được khoảng 900gr à chú,khoảng thời gian từ 30-49ngày tuổi thì con nhốt hơi chật,7 con 1 chuồng lận,và cho uống nước rất ít,cho ăn cỏ,rau muống,với cám t01,có phải vì lý do 1:chật qúa,2:uống nước ít!nên thỏ chậm lớn không chú,chú giải thích và tìm hướng khắc phục dùm con,con xin cám ơn!

Đúng nguyên nhân như bạn nói, tách ra 2 con/ô cho ăn uống đầy đủ. Chích Ivermectin, sau đó chích Can xi và ADE cho thỏ.
 
S
Chú Dũng, con mới đọc 1 số tài liệu thì thấy bênh tụ huyết trùng cũng gây nên 1 số bệnh có Viêm Phổi. và triệu chứng cũng giống vậy kém ăn,giảm cân,mũi có nước.

Và 1 con thỏ khác khi nhìn xuống khay phân con thấy có dịch nhàu màu trắng,ở BPSD và HM con cũng có chất dịch đỏ cam. trong phân cũng có,con thỏ này ăn uống bình thường,ko có biểu hiện mệt mỏi.

Chú cho con xin ý kiến và thuốc trị bệnh.... cám ơn chú.
 
K
Một ngày lượng cám to1 cho thỏ ăn bao nhiêu là đủ z chú,hiện tại cứ cho ăn thả ga như vậy,lỗ là chắc rồi chú ah,nó ăn như cái máy,(con vừa cho ăn cỏ voi,vừa cho ăn cám),cảm ơn chú
 
K
Ah chú,tiện thể cho con hỏi,thỏ 13ngày tuổi chết hết 1 trong đàn 5 con,4 con còn lại thì lờ đờ,mà con chết thì bụng xẹp lép,phân chảy,tuy rằng hôm qua tất cả bú rất no,giờ mấy con còn lại,nhỏ aralis có cơ hội sống sót ko chú,hiện tại tối quá con ko mua dc aralis nên đã mạo hiểm chích luôn bio-atropin +nhỏ pentrep với esb3 rồi,ko biết qua khỏi ngày mai ko?
 
Chú Dũng, con mới đọc 1 số tài liệu thì thấy bênh tụ huyết trùng cũng gây nên 1 số bệnh có Viêm Phổi. và triệu chứng cũng giống vậy kém ăn,giảm cân,mũi có nước.

Và 1 con thỏ khác khi nhìn xuống khay phân con thấy có dịch nhàu màu trắng,ở BPSD và HM con cũng có chất dịch đỏ cam. trong phân cũng có,con thỏ này ăn uống bình thường,ko có biểu hiện mệt mỏi.

Chú cho con xin ý kiến và thuốc trị bệnh.... cám ơn chú.

Không có vấn đề gì đâu, bị rối loạn tiêu hóa, bạn cho thỏ uống men tiêu hóa sẽ cải thiện được tình hình.

Bệnh tụ huyết trùng rất thường xãy ra trên thỏ và những kế phát kèm theo có thể là viêm phổi, viêm hô hấp, thậm chí tiêu chảy...và đa số các kháng sinh hiện đang sử dụng đều có tác dụng trị tụ huyết trùng.


--------

Một ngày lượng cám to1 cho thỏ ăn bao nhiêu là đủ z chú,hiện tại cứ cho ăn thả ga như vậy,lỗ là chắc rồi chú ah,nó ăn như cái máy,(con vừa cho ăn cỏ voi,vừa cho ăn cám),cảm ơn chú

Khẩu phần ăn của thỏ tùy thuộc vào trọng lượng của thỏ, thường từ 3-4% trọng lượng cơ thể thỏ.

Nếu thỏ con sinh ra nuôi sống trên 50% đến xuất bán thịt thì nuôi thỏ không bao giờ lỗ.


--------

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1069963_176061189243284_932536790_n.jpg
các bác xem và cách phòng trị giúp mình bệnh nấm da này
mình xin cảm ơn

Đây là nấm da đã có nói nhiều ở những bài viết trước, bạn tìm đọc lại.

Bệnh nấm da khó trị và trị lâu khỏi, phải kiên trì mới giải quyết được bệnh này.

Hiện chỉ có một vài loại thuốc của TQ trị được nhưng k phổ biến trong thị trường thuốc thú y Việt Nam. Có một số người dùng thuốc trị nấm da ở người để trị cho thỏ cũng có kết quả.


--------

Ah chú,tiện thể cho con hỏi,thỏ 13ngày tuổi chết hết 1 trong đàn 5 con,4 con còn lại thì lờ đờ,mà con chết thì bụng xẹp lép,phân chảy,tuy rằng hôm qua tất cả bú rất no,giờ mấy con còn lại,nhỏ aralis có cơ hội sống sót ko chú,hiện tại tối quá con ko mua dc aralis nên đã mạo hiểm chích luôn bio-atropin +nhỏ pentrep với esb3 rồi,ko biết qua khỏi ngày mai ko?

Bệnh này thường thấy ở những đàn thỏ dưới 20 ngày tuổi, khi chết đa số ruột bị hoại tử.

Một số trường hợp dùng kết hợp Aralis và Antibio cũng có kết quả tốt.
 
Last edited:
 
T
thỏ con 30 ngày tuổi cho ăn như thế nào!

trong quá trình nuôi thỏ, 15 ngày tuổi thì cho thỏ mẹ và thỏ con ở chung, thỏ con cũng tập ăn rau xanh + cám viên với thỏ mẹ + bú sữa mẹ. Khi 30 ngày tuổi thì tách riêng thỏ con, vẫn cho ăn rau xanh + cám viên, không hiểu sao bụng của thỏ con lại to, đã cho uống cầu trùng, ecoli,cho ăn cốm không tiêu dành cho em bé. Thỏ con bụng to mà không chết, vẫn ăn uống bình thường, nhưng chậm lớn, phân vẫn bình thường. Diễn đàn cho tôi hỏi, thỏ con từ nhỏ đến 60 ngày tuổi thì không nên cho ăn rau phải không, chỉ cho ăn cám viên và uống nước thôi hả?
 
T
theo kinh nghiem cua minh thi ban nen dung cho an rau tuoi ,va cho an com muoi va cam co ham luong dam 16%tro len,so 10% 1 thoi gian xem.theo minh nghi thi no moi bo bu me mat de khang nen hoi roi loan tieu hoa thui
 
K
Chào chú hiếu

Không có vấn đề gì đâu, bị rối loạn tiêu hóa, bạn cho thỏ uống men tiêu hóa sẽ cải thiện được tình hình.

Bệnh tụ huyết trùng rất thường xãy ra trên thỏ và những kế phát kèm theo có thể là viêm phổi, viêm hô hấp, thậm chí tiêu chảy...và đa số các kháng sinh hiện đang sử dụng đều có tác dụng trị tụ huyết trùng.


--------



Khẩu phần ăn của thỏ tùy thuộc vào trọng lượng của thỏ, thường từ 3-4% trọng lượng cơ thể thỏ.

Nếu thỏ con sinh ra nuôi sống trên 50% đến xuất bán thịt thì nuôi thỏ không bao giờ lỗ.


--------



Đây là nấm da đã có nói nhiều ở những bài viết trước, bạn tìm đọc lại.

Bệnh nấm da khó trị và trị lâu khỏi, phải kiên trì mới giải quyết được bệnh này.

Hiện chỉ có một vài loại thuốc của TQ trị được nhưng k phổ biến trong thị trường thuốc thú y Việt Nam. Có một số người dùng thuốc trị nấm da ở người để trị cho thỏ cũng có kết quả.


--------



Bệnh này thường thấy ở những đàn thỏ dưới 20 ngày tuổi, khi chết đa số ruột bị hoại tử.

Một số trường hợp dùng kết hợp Aralis và Antibio cũng có kết quả tốt.

chú hiếu ah,như tình trạng mấy đứa thỏ 1trong 5 con đã chết với biểu hiện như con đã nói với chú và mọi người đó,4 con còn lại hôm qua lờ đờ ko bú,nên con đã mạo hiểm dùng cách như đã nói,đến giờ thấy cải thiện rất nhiều,lanh như bình thường,bú mẹ bình thường,và ko có biểu hiện lờ đờ gi nữa hết,nếu đã bị bệnh như chú nói,chú giải thich nguyên nhân dùm con nha,để con cùng mọi người biết cách phòng và trị khi gặp phải.Mà tới giờ con mới công nhận một điều rằng,kiến thức về thỏ quả là vô vàn thật,còn rất nhiều tình huống chưa gặp phải dỡ khóc dỡ cười trước mắt,mà người ko có tâm tha thiết với nghề thật sâu sắc khó mà trụ được,như httâm chẳng hạn,giải nghệ lun ùi,con thấy hơi tiếc.con cũng cảm ơn chú và mọi người rất nhiều
 
chú giải thich nguyên nhân dùm con nha,để con cùng mọi người biết cách phòng và trị khi gặp phải

Đây là một dạng tiêu chảy trên thỏ con, nguyên nhân theo tôi là viêm ruột do vi khuẩn Ecoli kết hợp với rối loạn tiêu hóa, do đó khi điều trị cần có kháng sinh kết hợp với men. Bạn dùng Penstrep kết hợp esb3 có tác dụng chống viêm ruột tiêu chảy, Ecoli là hợp lý, Ở đây còn có Atropin làm giảm co thắt đường ruột giảm tiêu chảy làm mất nước gây mau chết thỏ con. Trong bệnh tiêu chảy của chó con cũng điều trị theo công thức này, còn có thêm Vitamin K.
 
C
trong quá trình nuôi thỏ, 15 ngày tuổi thì cho thỏ mẹ và thỏ con ở chung, thỏ con cũng tập ăn rau xanh + cám viên với thỏ mẹ + bú sữa mẹ. Khi 30 ngày tuổi thì tách riêng thỏ con, vẫn cho ăn rau xanh + cám viên, không hiểu sao bụng của thỏ con lại to, đã cho uống cầu trùng, ecoli,cho ăn cốm không tiêu dành cho em bé. Thỏ con bụng to mà không chết, vẫn ăn uống bình thường, nhưng chậm lớn, phân vẫn bình thường. Diễn đàn cho tôi hỏi, thỏ con từ nhỏ đến 60 ngày tuổi thì không nên cho ăn rau phải không, chỉ cho ăn cám viên và uống nước thôi hả?
Chỗ trại em tập ăn bằng rau xanh (phơi ráo nước hoàn toàn), đến lúc cai sữa thì cho ăn thêm cám viên buổi sáng, kết hợp rau xanh buổi chiều tối. Vẫn có tỉ lệ thỏ con bị tiêu chảy, điều trị khỏi và không khỏi gần tương đương nhau nhưng trung bình thì cứ 10 con cai sữa thì sống qua 60 ngày tuổi tầm 8 con. TUY NHIÊN, NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN THÌ LÚC TẬP ĂN VÀ MỚI CAI SỮA KHÔNG CHO ĂN RAU XANH VẪN LÀ TỐT NHẤT.
Thỏ con bụng to vẫ ăn uống bình thường, không tiêu chảy là do bị chướng hơi nên ảnh hưởng đến sức ăn, khả năng hấp thụ nên thỏ chậm lớn. Anh có thể cho uống 1 số loại dung dịch chống chướng hơi dạ cỏ dùng cho bò (như thuốc của VMD là Anti-Bloat, do dùng cho bỏ nên chú ý kĩ đến liều dùng), kết hợp vuốt nhẹ 2 bên bụng thỏ nhiều lần, thỏ sẽ giảm chướng hơi.
 
Xin chào anh Dũng,tình hình là thỏ của tôi hiện nay đã nâng cấp lên 7 con nhỏ và 2 con lớn bị nấm da,và những vết bị nấm cũng lớn hơn,mà thuốc anh gửi chưa lên tới nơi,hơi lo là cứ đà này mà tăng lên thì cũng thật gay.Hôm qua tôi đánh liều tiêm thuốc ghẻ cho hắn,mà chả biết có tác dụng gì không?
Thân chào anh.
 
T
facebook : ngọn cỏ ngọt CƠ SỞ CHĂN NUÔI THỎ CUNG CẤP THỎ

Cách sử lý bệnh NẤM DA THEO MÌNH LÀ :
DÙNG dung dich phèn chua nồng độ 3% + với nước tắm hoặc bôi lên vùng da bị lở loét sau đó dùng bông lâu khô . rùi dùng dung dịch A S A bôi lên vùng da bị lở loét sau đó dùng thuốc mở GENTAMYXIN hoặc TETRACYCLLIN
muốn nâng cao tăng cường sức đề kháng tốt , dùng VITAMIN C , B1 VÀ ADE3 .
 
M
trong quá trình nuôi thỏ, 15 ngày tuổi thì cho thỏ mẹ và thỏ con ở chung, thỏ con cũng tập ăn rau xanh + cám viên với thỏ mẹ + bú sữa mẹ. Khi 30 ngày tuổi thì tách riêng thỏ con, vẫn cho ăn rau xanh + cám viên, không hiểu sao bụng của thỏ con lại to, đã cho uống cầu trùng, ecoli,cho ăn cốm không tiêu dành cho em bé. Thỏ con bụng to mà không chết, vẫn ăn uống bình thường, nhưng chậm lớn, phân vẫn bình thường. Diễn đàn cho tôi hỏi, thỏ con từ nhỏ đến 60 ngày tuổi thì không nên cho ăn rau phải không, chỉ cho ăn cám viên và uống nước thôi hả?


mình mới nuôi cũng còn rất ít kinh nghiệm . nhưng hiện tại trại của mình có 60 thỏ nái . 435 thỏ con . qua time theo dõi . thỏ con mình nuôi sống tốt là 90% thường thì trong đàn sẽ hi sinh 1 con . theo như các trang trại lớn thỏ con trong vòng 4 tháng đầu chỉ cho ăn cám viên + ún nước là đủ . nhưng mình k làm cách đó thỏ con mình tách mẹ cho ở riêng ngay ngày đầu tiên chào đời . mình có chuồng nuôi nhốt thỏ con riêng khi 14 ngày bỏ ổ thỏ con . vẫn để rau và cám viên cho thỏ con tập ăn . như vậy đến khi cai sữa thỏ con đã quen ăn như thê sẽ an rất mạnh rất mau lớn . thường xuyên pha thuốc ngừa tiêu chảy vào nước cho ún . cám viên trộn men tiêu hoá cho ăn trong nữa tháng sẽ giảm tối đa việc chướng hơi sình bụng ăn k tiêu . đó là kinh nghiệm riêng của mình . bạn làm theo thử nhé . chúc thành công
 
Back
Top