Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
4 con đó đến hôm nay đã èo 3 con :unsure: dự đến ngày mai là ... nuôi cá hết đàn :unsure:
Em giữ thỏ mẹ cho bú 2 hôm nay, nhưng mà con mẹ ko có sữa, hic. cho ăn cám heo kích sữa, chích kích sữa, cho ăn bắp đỏ non, mía, nước đường đủ thức nhưng ...hết sách với nó rùi


Bạn loại thải mấy con không có sữa đi, nuôi chỉ tốn công. lúc trước mình có 2 con giống vậy, đã đẻ 3 lứa mà vẫn ít sữa, không thể chịu nổi.
 
S
Bạn loại thải mấy con không có sữa đi, nuôi chỉ tốn công. lúc trước mình có 2 con giống vậy, đã đẻ 3 lứa mà vẫn ít sữa, không thể chịu nổi.


nó mới đẻ lứa đầu, để lứa sau mà vẫn vậy em cho thành rô ti luôn :166:
Hôm qua có 1 con dứt lông bụng 1 đống, kéo rác kéo cỏ vào làm ổ rất là bài bản. Đẻ đc ...mỗi 1 con. :022:
Mà con này nó thông minh hơn mấy con khác các bác ạ.
1. Em thò tay vô là nó lao ra bảo vệ con ngay, chạm vô con nó là nó cạp tay liền :135:
2. Nó nhảy vô ổ mà đạp trúng con, con kêu chít chít là nhảy ra liền
3.thỏ người ta cho con bú, con thỏ này lôi lon cám vào cho con ...ăn :blink:
Em treo long cám lên, nó lại giật bung ra, cắp vô tổ cho con ...ăn tiếp
Vậy mà cứ nhất quyết ko cho con bú :135: em chịu thua nó luôn, thông minh vãi cả thỏ

Chitoan ơi, ĐH cần thơ có nhiều tài liệu nghiên cứu về thỏ http://digital.lrc.ctu.edu.vn/digdig/
Boi muốn xem mà nó đòi phải là sinh viên, cán bộ, mới cho xem http://digital.lrc.ctu.edu.vn/ldap/ nó đòi mã số sv và pass
Chitoan giúp Boi cái này đc hem?
 
Last edited by a moderator:
C
Chitoan ơi, ĐH cần thơ có nhiều tài liệu nghiên cứu về thỏ http://digital.lrc.ctu.edu.vn/digdig/
Boi muốn xem mà nó đòi phải là sinh viên, cán bộ, mới cho xem http://digital.lrc.ctu.edu.vn/ldap/ nó đòi mã số sv và pass
Chitoan giúp Boi cái này đc hem?
Nếu là tài liệu nghiên cứu (không phải luận văn hay đề án) thì xem được do lúc này mạng bảo trì, luận văn, luận án chưa khôi phục được. Anh cho em cái link gốc hoặc tên cụ thể, trình tự đăng nhập vào đến bài đó để em kiểm tra xem, Nếu được em pm mật khẩu SV cho anh xem
 
S
Toàn luận án tốt nghiệp mới đau chứ :D
chitoan cứ vô cái link đầu tiên âys
nó sẽ bảo mình đnáh 1 chữ để xác định là người chứ ko phải máy đăng nhập
Sau đó bấm vào luận án tốt nghiệp ĐH hoặc sau ĐH, nhấn search vf tìm tài liệu
Đến lúc mở tài liệu thì nó yêu cầu đăng nhập, điền mssv và pass để đọc
 
C
Toàn luận án tốt nghiệp mới đau chứ :D
chitoan cứ vô cái link đầu tiên âys
nó sẽ bảo mình đnáh 1 chữ để xác định là người chứ ko phải máy đăng nhập
Sau đó bấm vào luận án tốt nghiệp ĐH hoặc sau ĐH, nhấn search vf tìm tài liệu
Đến lúc mở tài liệu thì nó yêu cầu đăng nhập, điền mssv và pass để đọc
Em thử rồi. Sau khi đăng nhập thì nó báo lỗi do dữ liệu rỗng. Chắc mạng trường mới nâng cấp nên chưa khôi phục được dữ liệu, chắc phải đợi 1 thời gian xem
 
S
Em thử rồi. Sau khi đăng nhập thì nó báo lỗi do dữ liệu rỗng. Chắc mạng trường mới nâng cấp nên chưa khôi phục được dữ liệu, chắc phải đợi 1 thời gian xem
Đúng là nó mơi nâng cấp trang web đc khoảng vài ngày nay
chitoan pm pas vô hộp thư giúp mình với, mình thử xem vào đc ko
Đã lâu không thảo luận cùng mọi người nhỉ.thế tình nuôi thỏ như thế nào rồi ak
Đại ca bữa nay mới quay lại àh?
Nuôi thỏ lại đi sếp
TÌnh hình bà con nuôi thỏ vẫn như xưa, chỉ có mỗi em bị dính 3 con thỏ mẹ đẻ lứa đầu hok chịu cho con bú :unsure:
 
T
Sắp tới AgroViet 13 rùi cả nhà có ai tham gia ko cho em bám càng với. Ai ở Hải Dương, Hưng Yên kéo bè kéo cánh lên 2 Hoàng Quốc Việt tụ tập từ ngày 14-17 tháng 11 xem có kiếm được công cụ gì hữu ích không ( năm 2011 em tham gia thì rất nhiều máy móc, giống cây trồng, vật nuôi,...) không biết năm nay thê nào đây.Ai đi thì hú em 1 tiếng nhé.
 
D
Xin hỏi anh Dũng và mọi người về giữ nhiệt độ cho Thỏ mới sinh:
- Nhiệt độ thích hợp cho các giai đoạn: từ mới sinh đến 14 ngày tuổi (chưa phải dùng biện phát thắp điện sưởi).
- Khi cần phải thắp điện sưởi thì nhiệt độ xuống bao nhiêu thì cần thắp điện, cho từng giai đoạn tuổi ngày của Thỏ?
Miền Bắc đang vào đông, mong mọi người giúp. TKS
 
Xin hỏi anh Dũng và mọi người về giữ nhiệt độ cho Thỏ mới sinh:
- Nhiệt độ thích hợp cho các giai đoạn: từ mới sinh đến 14 ngày tuổi (chưa phải dùng biện phát thắp điện sưởi).
- Khi cần phải thắp điện sưởi thì nhiệt độ xuống bao nhiêu thì cần thắp điện, cho từng giai đoạn tuổi ngày của Thỏ?
Miền Bắc đang vào đông, mong mọi người giúp. TKS

Biện pháp thắp điện sưởi chỉ có thể thực hiện được khi cho thỏ con ở riêng với thỏ mẹ, ngày thường vẫn sưởi, mùa đông còn cần thiết hơn.
 
S
Xin hỏi anh Dũng và mọi người về giữ nhiệt độ cho Thỏ mới sinh:
- Nhiệt độ thích hợp cho các giai đoạn: từ mới sinh đến 14 ngày tuổi (chưa phải dùng biện phát thắp điện sưởi).
- Khi cần phải thắp điện sưởi thì nhiệt độ xuống bao nhiêu thì cần thắp điện, cho từng giai đoạn tuổi ngày của Thỏ?
Miền Bắc đang vào đông, mong mọi người giúp. TKS

thỏ mới sinh nhiệt độ thích hợp là 25-28 độ c. xuống quá thấp hoặc quá cao, thỏ con sẽ lười bú, dễ chết
 
V
thỏ mới sinh nhiệt độ thích hợp là 25-28 độ c. xuống quá thấp hoặc quá cao, thỏ con sẽ lười bú, dễ chết
Thế thì nuôi thỏ ở miền bắc vào mùa xuân và mùa đông sẽ không hợp lắm phải không bác. có cách nào để khắc phục điều này mà đỡ tốn kém nhất vậy bác
 
S
Thế thì nuôi thỏ ở miền bắc vào mùa xuân và mùa đông sẽ không hợp lắm phải không bác. có cách nào để khắc phục điều này mà đỡ tốn kém nhất vậy bác
cách đỡ tốn kém nhất là áp dụng phương pháp của anh Dũng
Bắt thỏ con bỏ vào lồng riêng, sưởi ấm cho thỏ con
1 cái bóng đèn tròn, mấy cái lồng nhựa
Thế là nuôi tèn tèn 200 con thỏ nái
 
D
thỏ mới sinh nhiệt độ thích hợp là 25-28 độ c. xuống quá thấp hoặc quá cao, thỏ con sẽ lười bú, dễ chết
Thanks a Dũng và mọi người. Tuy nhiên, thắp điên sao cho hiệu quả và giảm chi phí???.
Với nhiệt độ xuống thấp 14, 15 độ C, để giữ nhiệt độ khoảng 25-28 độ cũng là một vấn đề đấy các bạn. Nếu dùng bóng đèn lớn sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí trong phòng (nho nhỏ của Thỏ), tức là vị trí gần đèn thì nóng quá, các vị trí bị khuyết lại lạnh, nếu quây kím quá kết hợp công suất đèn lớn sẽ thiếu ẩm, khô da Thỏ (thường thì trời lạnh và rất khô). Làm sao để tối ưu nhất?
 
Thanks a Dũng và mọi người. Tuy nhiên, thắp điên sao cho hiệu quả và giảm chi phí???.
Với nhiệt độ xuống thấp 14, 15 độ C, để giữ nhiệt độ khoảng 25-28 độ cũng là một vấn đề đấy các bạn. Nếu dùng bóng đèn lớn sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí trong phòng (nho nhỏ của Thỏ), tức là vị trí gần đèn thì nóng quá, các vị trí bị khuyết lại lạnh, nếu quây kím quá kết hợp công suất đèn lớn sẽ thiếu ẩm, khô da Thỏ (thường thì trời lạnh và rất khô). Làm sao để tối ưu nhất?

Ô úm thỏ con chỉ cần làm kín xung quanh và đáy, trên mặt có thể để hở k cần làm kín lắm.

Ô 1 m2 có thể chỉ cần dùng 1 bóng 100w là đủ rồi.
 
S
Thanks a Dũng và mọi người. Tuy nhiên, thắp điên sao cho hiệu quả và giảm chi phí???.
Với nhiệt độ xuống thấp 14, 15 độ C, để giữ nhiệt độ khoảng 25-28 độ cũng là một vấn đề đấy các bạn. Nếu dùng bóng đèn lớn sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí trong phòng (nho nhỏ của Thỏ), tức là vị trí gần đèn thì nóng quá, các vị trí bị khuyết lại lạnh, nếu quây kím quá kết hợp công suất đèn lớn sẽ thiếu ẩm, khô da Thỏ (thường thì trời lạnh và rất khô). Làm sao để tối ưu nhất?

bác cứ tưởng tượng nó giống cái thùng xốp bự 1m2 ấy, ở trên để hở 1 cái khe. cho 1 cái đèn tròn vô. thía là xong. he he
 
Back
Top