Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
S
nuôi thỏ thả rông,nó đào hang đẻ trong đó
muốn cho thỏ uống thuốc thì phải làm thế nào nhỉ

chài, trộn thức ăn hoặc nước uống cho nó
Tưởng chích cho nó mới khó chứ uống thuốc thì như bình thường mà?
 
S
cho ăn tùm lum đủ thứ.
vẫn chưa ra quy trình chuẩn, tiếp tục thử nghiệm với bã bia B)
 
T
facebook : ngọn cỏ ngọt CƠ SỞ CHĂN NUÔI THỎ CUNG CẤP THỎ

:wub::wub:
cho ăn tùm lum đủ thứ.
vẫn chưa ra quy trình chuẩn, tiếp tục thử nghiệm với bã bia B)

nó biết ăn thịt tươi ko.:wub::wub::wub:
 
H
Cho ăn bả bia nó có xỉn ko bác Boi? sợ tới lúc nó xỉn nó phá cho là tối tha hồ mà ngồi canh me giải hòa nhỉ>
cho ăn tùm lum đủ thứ.
vẫn chưa ra quy trình chuẩn, tiếp tục thử nghiệm với bã bia B)
 
9
Thì cơm trộn đđ là quá giảm rồi còn gì nửa, bù lại thỏ củng mau lớn ầm ầm
 
9
Dể ợt, đem 1kg gạo đi nấu(gạo rẻ tiền hoặc lúa nấu) nấu x0ng trộn 200g đđ vào là ok thoy mà, nào gjờ chưa thấy ai cho thỏ ăn cơm trộn nhỉ, lúc trước mình nuôi cho ăn hoài chứ gì
 
S
Boi có cho thỏ ăn cơm nguội (dùng để trộn thuốc hoặc khoáng canxi), nhưng mà chắc nấu cơm cho 100 con thỏ ăn ko nổi quá :lol:


trại của boi hiện tại 1 ngày thỏ ăn khoảng 20kg thức ăn tinh + phụ phẩm
nếu theo công thức của 9x thì vào khoảng 10kg gạo + 2 kg đậm đặc
sơ sơ = 100k/ ngày
ai dzà dzà.
 
Last edited by a moderator:
9
Như vậy thì trộn lúa và thức ăn viên theo tỉ lệ 50-50 th0y ông ui
 
Back
Top