Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
V
Em cảm ơn bác nhiều, à thỏ cho ăn 1 loại cỏ thì tốt hơn hay cho ăn nhiều loại cỏ thì tốt hơn vậy các bác
 
T
Nếu có điều kiện thì như vậy là tốt nhất anh à, chỗ chú Dũng cũng như vậy mà. Nhiều trường hợp thỏ mẹ vụng còn nhảy ra nhảy vào ổ giẫm đạp con nữa.

Anh Boi tìm thấy email mấy thầy chưa, chưa thì em gửi inbox cho

mình thấy cách lấy ra nhựa hình chử nhật có lổ, làm ổ đẻ là tốt, ngày đem bỏ thỏ con vào cho mẹ bú vào buổi sáng , ổ nhựa có ưu điểm là có lổ dể thao tác thuận tiện ,nhẹ dàng, nếu thỏ con tiểu ra hay thỏ mẹ tiểu vào ổ nước nó sẻ chảy ra ngoài.

--------

các bác xem thỏ này bệnh j, cách khắc phục,nên dùng thuốc gì, mà mình trị mải ko khỏi ,để lâu ngày càng nặng hơn, và thường bị ở thỏ mẹ, và gây ốm yếu.
thỏ phía dưới chân có lở loét mọc mủ , lang nặng dần.
cái này e khó chửa cho nó quá các bác ạ. chắc phải nhờ a dủng giúp.

--------

em vái bác, đừng copy paste loãng topic
topic thỏ tự nhiên đòi cách ly Heo bệnh :blink: nhảm kinh

xấu hổ quá đi . huhuhhh.
đúng là cái đó cách trị bệnh cho heo , mà mình úp bậy thật,
cảm ơn skaterboi's

--------

em vừa đọc và copy chia sẻ mọi người nhé.

Thỏ mẹ sau khi sinh 5 – 10 ngày xuất hiện các khối u nhỏ dọc theo tuyến vú, vùng da bê ngoài có màu đen là bệnh viêm vú ở dạng apxe trong các tuyến sữa (một dạng của bệnh tụ cầu trùng, gây viêm cục bộ và hình thành khối u dưới da). Bệnh ở dạng này không gây sưng đỏ tuyến vú và đầu vú thường thấy, nhưng có khả năng lây lan nhanh trong cùng môi trường chăn nuôi, đặt biệt là ở vết thương, sây xát ngoài da, các đầu núm vú ở thỏ mẹ đang sinh sản.
thỏ mẹ bị viêm vú KHI NUÔI CON
Điều trị bằng Ampixyclin hoặc Penicylin. Tuy nhiên, phải điều trị đúng liệu trình (5 – 7 ngày) và đúng liều lượng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần thiết tăng sức đề kháng cho thỏ trong giai đoạn này bằng cách bổ sung vitamin C, ADE và cho thỏ ăn thức ăn ngon, chất lượng.
Thỏ bị viêm da, rụng lông thành từng mãng (giống như xà mâu) là bị nhiểm nấm. Nguyên nhân chủ yếu do chuồng nuôi chật chội, đièu kiện vệ sinh kém.
Khi điều trị bằng Ivermectin phải theo quy trình điều trị: 7 ngày tiêm lặp lại (theo hướng dẫn trên nhãn thuốc) cho đến khi thỏ khỏi bệnh hoàn toàn. Đồng thời phải vệ sinh, sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Chú ý tăng cường sức đề kháng cho thỏ trong giai đoạn này để cho thỏ không bị nhiễm các bệnh thứ phát.
Bất cứ loại thuốc nào nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài đều có những tác hại nhất định như: hiện tượng lờn thuốc, gây rối loạn tiêu hóa đường ruột. Các loại thuốc gốc Sulfa còn được khuyến cáo không được sử dụng trong các sản phẩm trước khi xuất thịt 2 – 4 tuần.
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng trên thỏ. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tăng cường vệ sinh trong chăn nuôi, sức khỏe của vật nuôi. Thuốc điều trị là Streptomycin và Karamycin.
 
Last edited by a moderator:
T
Có bác nào chia sẽ thêm về công thức phối thức ăn nuôi thỏ ko ạ
bạn tinhyeukidieu đâu rùi, thấy chụp hình lên fake nguyên cái trại thỏ ngọn cỏ ngọt đầu tư bài bản lắm cơ:kiss1:
chia sẻ anh em phát nào.
Ngồi trong bụi hóng kinh nghiệm của mọi người thôi là ko tốt :nono:
hiện nay mình đang dùng bột dành riêng cho thỏ riêng bạn ak. mình củng nhập thức ăn từ Hà nội vào, còn phối hợp thức ăn cho thỏ , thì mọi người vào trang của mình đọc thêm hi,
 
S
hiện nay mình đang dùng bột dành riêng cho thỏ riêng bạn ak. mình củng nhập thức ăn từ Hà nội vào, còn phối hợp thức ăn cho thỏ , thì mọi người vào trang của mình đọc thêm hi,
Mình vào trang của bạn đọc rồi
toàn lí thuyết , copy paste hok àh
Bạn post công thức phối hợp thực tế của bạn lên giúp mọi người luôn đi ^_^
anh boi cho em hỏi em ở krôngpak, muốn mua vài khung lưới chuông thỏ công nghiệp thì mua ở đâu ạ

bạn liên hệ với anh Tuấn thỏ ở thị trấn phước an nhé. giá cả khá phải chăng
Đt: 0974.564.175
(đây là lái thỏ vùng đó, Boi chỉ cung cấp thông tin liên lạc thôi nhé, ko đảm bảo về chất lượng, uy tín gì gì đâu nhé ^_^ )
 
D
Hỏi cách khắc phục hiện tượng nước cho Thỏ uống bị cặn-nhớt khi hoà thuốc vào, làm tắc đường uống dẫn?
AE nào có cách xử lý hay???
 
T
Hỏi cách khắc phục hiện tượng nước cho Thỏ uống bị cặn-nhớt khi hoà thuốc vào, làm tắc đường uống dẫn?
AE nào có cách xử lý hay???
Mình thường dùng Haniodine 10 pha vào bình tổng. Anh em nào có biện pháp khác chia sẻ cùng anh em đê
 
V
Mình thường dùng Haniodine 10 pha vào bình tổng. Anh em nào có biện pháp khác chia sẻ cùng anh em đê
Có anh em nào trị bệnh cầu trùng, bệnh đi ỉa ở thỏ và cách phòng tránh bệnh tốt nhất không a. giúp em với a. nếu có thể thì mail giúp em vào mail: vu_tuan_hn@yahoo.com.vn . em cảm ơn trước a
 
T
sao pác lại dùng thuốc tiêu độ khử trùng chuồng trại để cho thỏ uống
mình vẫn dùng đều mà có thấy sao đâu. Hơn nữa trong pháp đồ trị và phòng bệnh cầu trùng còn khuyến cáo dùng iodine mừ. Mà khi nước cáu bẩn nhiều cũng trung hòa một phần thuốc khử trùng rồi - không tin bạn thử nghiệm xem, đổ 1 it haniodine vào 1 chậu nước bẩn => màu nâu cũng nhạt dần cùng với cáu bẩn
 
mình vẫn dùng đều mà có thấy sao đâu. Hơn nữa trong pháp đồ trị và phòng bệnh cầu trùng còn khuyến cáo dùng iodine mừ. Mà khi nước cáu bẩn nhiều cũng trung hòa một phần thuốc khử trùng rồi - không tin bạn thử nghiệm xem, đổ 1 it haniodine vào 1 chậu nước bẩn => màu nâu cũng nhạt dần cùng với cáu bẩn

bác thường phòng và trị bệnh cầu trùng thế nào bác
 
C
mình vẫn dùng đều mà có thấy sao đâu. Hơn nữa trong pháp đồ trị và phòng bệnh cầu trùng còn khuyến cáo dùng iodine mừ. Mà khi nước cáu bẩn nhiều cũng trung hòa một phần thuốc khử trùng rồi - không tin bạn thử nghiệm xem, đổ 1 it haniodine vào 1 chậu nước bẩn => màu nâu cũng nhạt dần cùng với cáu bẩn

Chưa sao chứ không hẳn không sao. Có thể có ảnh hưởng nhưng nhỏ nên không thấy ngay và thấy bằng mắt thường. Với thỏ thịt thì không sao (nuôi vài tháng bán rồi) còn thỏ giống nuôi dài lâu có thể bị ảnh hưởng. Phát đồ điều trị bệnh dùng iodine để sát khuẩn không gian, chuồng trại nuôi, còn cho uống trực tiếp thì hơi lạ. Kể cả nuôi rắn thỉnh thoảng sát trùng da cho nó người ta cũng chỉ cho ngâm nước pha iod nồng độ khá thấp chỉ vài phút rồi cho tắm sạch lại chứ chẳng dám pha thẳng vào nước hồ luôn. Dù gì iodine cũng có thành phần iot với tính oxi hoá rất cao, không thể nói không có ảnh hưởng dc
 
S
hu hu, buồn quá, :cnguoi:
Hôm nay mới ra đi 1 thỏ mẹ đẻ lứa đầu.
Nuôi con tốt, đẻ nhiều.
hôm 25, ngu ngu sao lấy gạo hơi hơi mốc nấu cơm cho tụi nó ăn. Dính 1 con đó nó đau bụng bỏ ăn.
Chạy chữa, tiêm thuốc khí thế. :cnguoi:Hôm qua thấy nó chịu ăn rau + uống nước hơi yên tâm

Hôm nay, nó gác đầu lên lon nước nằm ngủ. rồi nó chết luôn :cnguoi:
Chắc nó mệt quá, ngủ rồi lịm dần, lịm dần rồi chết luôn :cnguoi:
Cầm cái xác nó cứng đơ, Nhìn nó chết gác đầu lên lon nước y như đang nằm ngủ. rồi nhìn đám con của nó Boi thương quá
Tội nghiệp nó , nó chết chỉ vì Boi tiếc mấy kí gạo hư :1^:

Anh em rút kinh nghiệm không bao giờ được cho thỏ ăn đồ thiu, mốc nhé :cnguoi:
 
Last edited by a moderator:
hỏi chú về phát hiện thỏ mang thai

Oxytocin không làm mất sữa, ngược lại còn kích thích tiết sữa do tác dụng co bóp tuyến vú của thỏ khi chích Oxytocin.

Thỏ mẹ sinh con thiếu sữa chủ yếu do dinh dưỡng kém trong quá trình thỏ mẹ mang thai. Có cách này đề nghị anh em áp dụng thử rồi nhận xét kết quả:

Sau khi thử thai ở ngày thứ 14, nếu thỏ đậu thai, các bạn chuyển qua chế độ ăn uống đặc biệt, có thể cho ăn 100% cám viên độ đạm 16% - 18% cho tới khi thỏ đẻ, lúc đó các bạn xem thỏ mẹ có nhiều sữa không và có con nào thiếu sữa không?

Dùng kích đẻ Oxytocin, thường ngày đầu sau khi đẻ, thỏ chưa tiết nhiều sữa có khi thấy k đủ, nhưng cứ yên tâm, qua ngày thứ 2 trở đi là sữa đầy đủ, riêng những con thỏ mẹ đã cho ăn như thế mà vẫn k có sữa thì nên loại thảy, tỷ lệ này tôi nhận thấy rất ít.

chú ơi con có đàn thỏ có mấy con thả đực thì chịu mà không thấy đẻ. con cho nhảy 2 lần cách nhau 4-6h đều được mà bây giờ đến tháng đẻ quá mấy ngày rồi mà không thấy gì cả. con không biết thể nào thì thỏ mang thai cả chú có thể cho con biết cách thỏ mang thai không ạ. Con cám ơn

Oxytocin không làm mất sữa, ngược lại còn kích thích tiết sữa do tác dụng co bóp tuyến vú của thỏ khi chích Oxytocin.

Thỏ mẹ sinh con thiếu sữa chủ yếu do dinh dưỡng kém trong quá trình thỏ mẹ mang thai. Có cách này đề nghị anh em áp dụng thử rồi nhận xét kết quả:

Sau khi thử thai ở ngày thứ 14, nếu thỏ đậu thai, các bạn chuyển qua chế độ ăn uống đặc biệt, có thể cho ăn 100% cám viên độ đạm 16% - 18% cho tới khi thỏ đẻ, lúc đó các bạn xem thỏ mẹ có nhiều sữa không và có con nào thiếu sữa không?

Dùng kích đẻ Oxytocin, thường ngày đầu sau khi đẻ, thỏ chưa tiết nhiều sữa có khi thấy k đủ, nhưng cứ yên tâm, qua ngày thứ 2 trở đi là sữa đầy đủ, riêng những con thỏ mẹ đã cho ăn như thế mà vẫn k có sữa thì nên loại thảy, tỷ lệ này tôi nhận thấy rất ít.

chú ơi con có đàn thỏ có mấy con thả đực thì chịu mà không thấy đẻ. con cho nhảy 2 lần cách nhau 4-6h đều được mà bây giờ đến tháng đẻ quá mấy ngày rồi mà không thấy gì cả. con không biết thể nào thì thỏ mang thai cả chú có thể cho con biết cách thỏ mang thai không ạ. Con cám ơn

--------

Chào các bác,e la thành viên mói hiện dang nuôi 200 con tho,co 50 tho de .E làm sàn chuồng = luói inox 1li ô 1cm nhung nhanh hong,do bật mối hàn và sàn xệ xuống.Tho an thức an thô còn thừa kẹt trên sàn nên mất nhiều công vệ sinh. E dang phân vân nên làm = Sát mạ kẽm 2.4li hay = tre vầu .Xin cac bác cho e lòi khuyên

ACE can mua tho xin lien hê vói e:Sdt 0164 229 4970
Phạm Van Tuý thon Van Hanh xa Lê Lợi Kiến Xương Thái Bình

Em cũng ở thái bình em ở Vũ Thư. Theo em thì bác mua luồng về mà dát
 
Last edited:
T
Chưa sao chứ không hẳn không sao. Có thể có ảnh hưởng nhưng nhỏ nên không thấy ngay và thấy bằng mắt thường. Với thỏ thịt thì không sao (nuôi vài tháng bán rồi) còn thỏ giống nuôi dài lâu có thể bị ảnh hưởng. Phát đồ điều trị bệnh dùng iodine để sát khuẩn không gian, chuồng trại nuôi, còn cho uống trực tiếp thì hơi lạ. Kể cả nuôi rắn thỉnh thoảng sát trùng da cho nó người ta cũng chỉ cho ngâm nước pha iod nồng độ khá thấp chỉ vài phút rồi cho tắm sạch lại chứ chẳng dám pha thẳng vào nước hồ luôn. Dù gì iodine cũng có thành phần iot với tính oxi hoá rất cao, không thể nói không có ảnh hưởng dc
Vâỵ mà em toàn dùng cho thỏ bố mẹ đấy ạ. Em xài luôn cồn iod của người lọ 100ml ở hiệu thuốc tây. Việc sử dụng iod để phòng cầu trùng được viết trong sách "Hỏi đáp nghề nuôi thỏ" của Tác giả Nguyễn Chu Chương, nguyên Giám đóc trung tâm dê thỏ đấy bác ạ. Bác tìm đọc tham khảo ạ. Tác giả cũng có nói không được dùng hàm lượng quá cao sẽ gây viêm ruột. Em chỉ biết vậy thôi. Không có chuyên môn về thú y nên chỉ biết áp dụng thử thì thấy thỏ con nhà em cũng không có biểu hiện nhiễm cầu trùng, kể cả tiêu chảy. Đó là biện pháp em áp dụng, em cũng không muốn các bác quá tin vào nó mà hãy thử nghiệm trước ạ. Em cũng đang thử nghiệm thôi mà. Nhưng mà em mới nuôi cũng chưa có kết luận gì.
Dạo này ngoài bắc lạnh quá. Em đang có 1 thỏ mẹ đang mang thai bị viêm mũi. Đã tim Lincomycin của hanvet (1cc/ngày), nhỏ nước muối sinh lý, em tim 2 ngày nay rồi mà em nó vẫn chưa ăn uống gì. Mong các bác giúp đỡ biện pháp trị hiệu quả cho bênh viêm mũi để lần sau em xử lý tốt hơn ạ.
 
P
Có rất nhiều loại thuốc sát trùng có thể làm sạch đường ống dẫn nước, liều lượng pha thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, lưu ý khi sát trùng đường dẫn nước không nên cho vật nuôi uống. Cũng có rất nhiều loại thuốc sát trùng có thể pha vô nước cho vật nuôi uống được(kể cả người) mục đích là để sát trùng nguồn nước.
 
Back
Top