Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
H
vậy là nông nổi rồi...nghe mọi người nói muốn chết quá...thế anh em nao bày cách giúp mình giải quyết khâu cho ăn thế nào tối ưu không, tỉ lệ bã bia:cám bắp:đậm đặc lên men tương ứng 4:1:1...bã bia ẩm, vắt thì có nước chảy ra vài dòng, từ nhà máy chở ra đổ đống vô bao là mình mua, ko phải loại sấy khô queo đâu anh skaterboi ơi...
vậy là nông nổi rồi...nghe mọi người nói muốn chết quá...thế anh em nao bày cách giúp mình giải quyết khâu cho ăn thế nào tối ưu không, tỉ lệ bã bia:cám bắp:đậm đặc lên men tương ứng 4:1:1...bã bia ẩm, vắt thì có nước chảy ra vài dòng, từ nhà máy chở ra đổ đống vô bao là mình mua, ko phải loại sấy khô queo đâu anh skaterboi ơi...
xin lỗi, trong diễn đàn của minh co ae nào nuoi tho tập trung với số lượng lớn trên một đơn vị diện tích nhỏ chưa vậy, nuôi như nuôi gà công nghiệp vậy. xin ae cho ý kiến với ạ
 


Last edited by a moderator:
N
Không quá 10% chứ cũng đâu thấp đến 50gr như anh nói =))), Tính ra 1 con ăn dc 1 hạt bụi đậm đặc.
Chổ em dùng bã đậu nành thôi,đem về vẫn còn 1 lượng sữa đậu nành vắt uống còn được. Nói chung là dư vò, ép. cực bỗ, đậm đặc giờ cho cũng tầm 9%. Tỉ lệ tiêu chảy cứ 100 thỏ con xuất thịt đã từng tiêu chảy khoảng 3-4 con. Chết do tiêu chảy là 1 con. :)).Thường thấy ẻm tiêu chảy cho 1 phần vicox uống vào là mai đít khô queo
với giá thành đó mỗi ngày anh cho ăn trung bình bao nhiêu gr/con, anh nên nói trung bình 1 thỏ (đực, cái,không tính thỏ con làm gì) 1 ngày ăn bao nhiêu tiền thì dễ định hướng hơn (cho nhiều người dùng thức ăn khác). EMđang trộn 3.3k/kg hỗn hợp. 1 thỏ trường thành ăn 1 ngày khoảng 0.7-0,9k tuỳ thỏ đực/cái/mang thai.nuoi5 con
đấy chí toàn tính ra có hơn 3k thế là đẹp rồi, mình cứ cho ăn thả phanh sao cho nó ăn đủ thì nó ko ăn nữa, mà cứ căn sao cho nó ăn vừa hết là ổn, mà chí toàn dùng cám gạo chộn thêm cho hỗn hợp hay mua cám bán theo bao thế.
xin lỗi, trong diễn đàn của minh co ae nào nuoi tho tập trung với số lượng lớn trên một đơn vị diện tích nhỏ chưa vậy, nuôi như nuôi gà công nghiệp vậy. xin ae cho ý kiến với ạ
chưa có 1 ai nuôi vậy cả, kể cả nước ngoại những nước tiên tiến nhất họ cũng ko nuôi vậy, họ đã nghiên cứu kĩ rồi ta chỉ việc học hỏi và làm theo, còn bác thích thì bác có thể thử, con gà khác con thỏ nhé. ví dụ thôi nhốt chung con thỏ nó cắn nhau thì thôi rồi.....
 
H
đấy chí toàn tính ra có hơn 3k thế là đẹp rồi, mình cứ cho ăn thả phanh sao cho nó ăn đủ thì nó ko ăn nữa, mà cứ căn sao cho nó ăn vừa hết là ổn, mà chí toàn dùng cám gạo chộn thêm cho hỗn hợp hay mua cám bán theo bao thế.
chưa có 1 ai nuôi vậy cả, kể cả nước ngoại những nước tiên tiến nhất họ cũng ko nuôi vậy, họ đã nghiên cứu kĩ rồi ta chỉ việc học hỏi và làm theo, còn bác thích thì bác có thể thử, con gà khác con thỏ nhé. ví dụ thôi nhốt chung con thỏ nó cắn nhau thì thôi rồi.....
tại bữa trứơc vô tình xem được một vidio như vậy,mà bữ này muốn tìm lại xem mà tìm hoài k có,
 
C
đấy chí toàn tính ra có hơn 3k thế là đẹp rồi, mình cứ cho ăn thả phanh sao cho nó ăn đủ thì nó ko ăn nữa, mà cứ căn sao cho nó ăn vừa hết là ổn, mà chí toàn dùng cám gạo chộn thêm cho hỗn hợp hay mua cám bán theo bao thế.
E dùng 2 loại cám là cám to và cám mịn, mua 1 lần 1 bao lớn (theo như bên bán cân đóng bao sẵn) giá sẽ rẻ được 1 tí. Cám mịn giá 5k. cám to 1.5k
xin lỗi, trong diễn đàn của minh co ae nào nuoi tho tập trung với số lượng lớn trên một đơn vị diện tích nhỏ chưa vậy, nuôi như nuôi gà công nghiệp vậy. xin ae cho ý kiến với ạ
Thỏ không nuôi như kiểu gà công nghiệp được. Nuôi gà công nghiệp họ sợ gà mổ nhau còn phải bấm mỏ từ nhỏ. Thỏ chẳng lẽ phải cắt hết răng cửa (răng thỏ mọc lại nhanh lắm nhé), bấm hết móng. Chưa nói thỏ khá hung dữ, gặp thỏ khác bầy là cắn nhau ỏm tỏi,chưa nói phối lang phối chạy lung tung.
Nuôi nhiều trên 1 dtich thì họ sẽ nuôi kiểu chuồng tầng. cùng 1 diện tích đất nhưng chồng nhiều tầng chuồng lên sẽ nuôi được nhiều,thỏ trong 1 lồng là cùng 1 bầy để tránh cắn nhau. Tất nhiên phải chọn giống thỏ to con,lớn nhanh, nuôi tầm 3-3,5 tháng xuất thịt được do để lớn hơn nữa chúng phối nhau lung tung
 
có phải cám này dễ mốc ko ạ.

Đúng, cám bao rất dễ bị mốc do quá trình từ sản xuất, lưu kho, vận chuyển...khi đến người tiêu dùng có nhiều bao đã bị mốc, có thể mốc một phần nào đó trong bao thôi là nguy hiểm rồi.

Tôi đã từng bị, thỏ chết thấy thương luôn. mới đây hình như skaterboi cũng bị. Do đó tốt nhất nên tránh, ngoại trừ mua trực tiếp từ nhà máy xay, loại mới xay.
 
C
Đúng, cám bao rất dễ bị mốc do quá trình từ sản xuất, lưu kho, vận chuyển...khi đến người tiêu dùng có nhiều bao đã bị mốc, có thể mốc một phần nào đó trong bao thôi là nguy hiểm rồi.

Tôi đã từng bị, thỏ chết thấy thương luôn. mới đây hình như skaterboi cũng bị. Do đó tốt nhất nên tránh, ngoại trừ mua trực tiếp từ nhà máy xay, loại mới xay.
Đúng rồi,cháu mua trực tiếp từ nhà máy đấy, họ có xưởng xay, lau gạo riêng. Xong lô hàng thì chuyển cám về kho, mình mua ngay tại kho. Tầm hơn 1 tuần là có lô mới. mua thường xài 4-5 ngày hết bao mua tiếp chứ không mua trữ.
Tại trại ngay gần cụm nhà máy lúa gạo chợ nổi Cái Răng nên chất lượng cám cũng tốt,mới chứ không phải nhâp về bán lại
 
T
anh dũng cho em hỏi anh có thường mở ra các cuộc hộ thảo hay tham quan trang thơ không vậy,để anh em đến tham quan học hỏi mô hình nuôi thỏ,và tiếp thu kinh nghiệm nuôi thỏ hay hơn
 
H
anh dũng cho em hỏi anh có thường mở ra các cuộc hộ thảo hay tham quan trang thơ không vậy,để anh em đến tham quan học hỏi mô hình nuôi thỏ,và tiếp thu kinh nghiệm nuôi thỏ hay hơn
trại chú Dũng sắp bị giải tỏa làm đường rùi, tham quan thì tự đi chứ chờ j nữa....
 
C
trại chú Dũng sắp bị giải tỏa làm đường rùi, tham quan thì tự đi chứ chờ j nữa....
Có lần đi ngang thấy chỗ đó đường nhỏ thật,qua khỏi 1 chút thì thấy đang làm đường nhộn nhịp. Vậy bên trại tính dời đi hay sao chú?
 
S
quả này a dũng phải dời trại thỏ đồng thời sắp thành đại gia nhà đất rùi :D
 
Có lần đi ngang thấy chỗ đó đường nhỏ thật,qua khỏi 1 chút thì thấy đang làm đường nhộn nhịp. Vậy bên trại tính dời đi hay sao chú?

Chuyện này tôi cũng chưa muốn nói với anh em, nhưng httam đã nói thì mình cũng nói luôn là đúng như vậy. Một con đường rất lớn (60m) sẽ đi qua khu vực của tôi, trại thỏ nằm hoàn toàn trong vùng giải tỏa. Trước mắt vì công việc trong cty tôi cũng bề bộn nên tôi chưa có kế hoạch di dời trại thỏ, có thể tạm thời sẽ ngưng nuôi một thời gian.Tôi rât vui khi mở topic này, nhiều em sau khi xem topic đã tiến bộ rất nhanh, tích lũy và phát huy kiến thức rât tốt, theo tôi nhận xét trình độ nuôi thỏ của một số ae trên diễn đàn hiện nay qua mặt cả những trung tâm lớn nhất nước về nuôi thỏ như Hà Tây, Ninh Bình... tuy hạn chế về nhiều mặt như điều kiện nghiên cứu, thực hành, vốn hỗ trợ...

Ngành nuôi thỏ còn cần thêm nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng và chuyên môn hơn, tôi tin rằng tương lai không xa với lòng đam mê nghiên cứu, tinh thần cầu tiến vượt khó, chúng ta sẽ xây dựng được một quy trình nuôi thỏ hiện đại và hiệu quả không thua gì các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới.

Trong thời gian này, tuy tôi có thể k tiếp tục nuôi thỏ được, nhưng tôi vẫn theo dõi ae nuôi, và sẵn sàng chia sẻ những gì tôi biết cùng với ae, vẫn tiếp tục nghiên cứu giải pháp chăn nuôi thỏ làm sao cho hiệu quả nhất.

@chitoan & skaterboi:

Hôm nào có điều kiện a gửi cho mấy đứa mấy chủng loại men về lên men cho thỏ ăn thử, a bảo đảm rằng sẽ hiệu quả hơn hẳn cho ăn thức ăn công nghiệp. A thấy đây là cuộc cách mạng về thức ăn không những cho riêng ngành thỏ mà còn cho cả những loài vật nuôi chuyên dùng thức ăn chế biến khác.

Thân chào.
 
T
co anh nào biết cho e hoi.chieu nay e cho tho an thj thay 1 con tho gan 2 thang tuoi.no ói ra nuoc co chat màu vang.kjong biet la bi benh gi nua.nuoc uong thj e cho no uong nuoc tu dong.khong biet co do uong nuoc nhieu lam khong
 


Back
Top