Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
N
ChiToan
Bạn đã tìm được biện pháp cho thỏ mẹ ngừng sủa khi muốn cho thỏ con tách mẹ chưa vậy ?
bạn chỉ cần tách con ra khỏi mẹ là đc mà, sau 2 ngày thỏ tự ngừng sữa việc gì phải thế, nhiều sữa càng tốt cho thỏ con chứ sao.
 
T
hien tuong con tho nha e no jo khong di phan binh thuong nua.ma no cu dj phan long nhu nuoc co mau trang .tho an it lam.co a nao biet benh gi khong va tri sao zay bac
 
S
bác bời chỉ em cách chế biến trùn quế và cách cho thỏ ăn trùn với, thanks
trùn quế thu hoạch thì đem rửa sạch, ngâm nước 1 ngày.
sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn ra.
khi nấu cám thì chờ sôi lên cho vào nồi quấy (hồi đó mình còn nấu cám cho thỏ)

Thỏ ăn có trùn quế thấy có vẻ (trực quan thui :Haha:) tiêu hóa tốt, lông rất là mượt.
tại đợt đó 1 đám chuột nhắt xâm nhập trại, ăn hết đám trùn quế của Boi nên Boi lười, ko nuôi nữa
Thời gian thử nghiệm đc khoảng 1 tháng. Khi cho ăn trùn thì Boi ko cho ăn khoáng đa vi lượng nữa, vì trùn nhiều khoáng rùi
Bác cứ yên tâm cho ăn, chuột còn khoái ăn trùn thì thỏ ăn chỉ có tốt thôi :Kem:
hien tuong con tho nha e no jo khong di phan binh thuong nua.ma no cu dj phan long nhu nuoc co mau trang .tho an it lam.co a nao biet benh gi khong va tri sao zay bac
làm gì có phân màu trắng ta, có khi là dư đạm, dư canxi thỏ đái ra màu trắng như sữa thui.
 
T
có anh chị nào đã sử dụng ống nhựa làm đáy chuồng thì cho mình ý kiến với????
 
S
có anh chị nào đã sử dụng ống nhựa làm đáy chuồng thì cho mình ý kiến với????
sao phải phúc tạp vấn đề lên vậy nhỉ? :Botay:
Làm cái gì cũng phải có mục đích đúng không nè ;). Bạn đang nhắm vào mục đích gì?
- rẻ tiền ?
- sạch sẽ?
- nhanh, tiện, lợi ?
- bền bỉ ?
.... vân vân....
Với chuồng thỏ cũng vậy, mà với bất cứ thứ gì trong đời cũng vậy. ;) Phải đặt mục tiêu, và làm tất cả để thực hiện mục tiêu. :cool: Đừng theo kiểu thấy ai làm cái gì hay hay lại xao lãng, chạy theo, giống đẽo cày giữa đường lắm.
Quay lại vấn đề đáy ống nhựa. :rolleyes: Nó đáp ứng được vấn đề nào đây, anh em cùng thảo luận 1 tí
- rẻ tiền: tre, gỗ bìa, gỗ tạp rẻ nhất
- sạch sẽ: lưới thép mạ kẽm sạch hơn nhiều, không đọng cỏ, ko dính nước tiểu, ko dính phân
- Nhanh, tiện, lợi: cũng lưới thép. Mua về lắp 1 buổi là được 1 dãy chuồng. Không phải đóng đóng, đo đo, cắt cắt. Đáy bằng xi măng đúc cũng nhanh, nhưng mình chưa tìm hiểu vấn đề này
- Bền: Tre (đã qua ngâm, xử lí thuốc) và lưới thép là bền nhất. Bèo bèo cũng phải 3 năm mới hư.
.... Và ống nhựa ?? đáp ứng vấn đề gì? o_O
 
C
bạn chỉ cần tách con ra khỏi mẹ là đc mà, sau 2 ngày thỏ tự ngừng sữa việc gì phải thế, nhiều sữa càng tốt cho thỏ con chứ sao.
Có vẻ anh chưa hiểu điều em nói. sau khi tách ra mà vẫn cho ăn thức ăn đó thì sữa vẫn ào ạt, Nôm nà là thức ăn này kích sữa quá. Bã đậu đã nấu nếu chắt nước cho heo mẹ uống, khi cho con bú mẹ ụt ịt kích sữa là sữa đã ra ướt sàn đấy.
Giờ ngày cai sữa e phải cho nhịn ăn hẳn, 3 ngày sau chỉ ăn 1 cữ (thay vì 2), ngày thứ 5 kiểm tra lại nếu vú xẹp lại mới cho bình thường, nhiều thỏ sang ngày thứ 7 sau cai sữa còn phải giảm ăn để giảm sữa đấy.
Nhiều sữa khi nuôi con thì tốt cho thỏ con, còn khi đã tách con thì chỉ hại tuyến vú
sao phải phúc tạp vấn đề lên vậy nhỉ? :Botay:
Làm cái gì cũng phải có mục đích đúng không nè ;). Bạn đang nhắm vào mục đích gì?
- rẻ tiền ?
- sạch sẽ?
- nhanh, tiện, lợi ?
- bền bỉ ?
.... vân vân....
Với chuồng thỏ cũng vậy, mà với bất cứ thứ gì trong đời cũng vậy. ;) Phải đặt mục tiêu, và làm tất cả để thực hiện mục tiêu. :cool: Đừng theo kiểu thấy ai làm cái gì hay hay lại xao lãng, chạy theo, giống đẽo cày giữa đường lắm.
Quay lại vấn đề đáy ống nhựa. :rolleyes: Nó đáp ứng được vấn đề nào đây, anh em cùng thảo luận 1 tí
- rẻ tiền: tre, gỗ bìa, gỗ tạp rẻ nhất
- sạch sẽ: lưới thép mạ kẽm sạch hơn nhiều, không đọng cỏ, ko dính nước tiểu, ko dính phân
- Nhanh, tiện, lợi: cũng lưới thép. Mua về lắp 1 buổi là được 1 dãy chuồng. Không phải đóng đóng, đo đo, cắt cắt. Đáy bằng xi măng đúc cũng nhanh, nhưng mình chưa tìm hiểu vấn đề này
- Bền: Tre (đã qua ngâm, xử lí thuốc) và lưới thép là bền nhất. Bèo bèo cũng phải 3 năm mới hư.
.... Và ống nhựa ?? đáp ứng vấn đề gì? o_O
Theo quan điểm của em ống nhựa có 2 lợi thế sau:
_Bền. Mình nói lưới thép hoặc tre có thể dùng 3 năm chứ ống nhựa ít nhất cũng 5 năm.
_ An toàn. Lưới thép khi bong hoặc tre khi bị tróc, xước, bị cắn có thể làm xây xát chân thỏ
_ Sạch, Sạch ở đây là về màu sắc lông thỏ, Lưới thép khi sét, tre khi dính phân lỏng dễ bị ứ lại, làm bẩn lông thỏ. Do ống nhựa có dạng tròn nên phân dễ theo mép cong rớt xuống dưới hơn.

Bất lợi thì 1 đống
_Mắc. Ai rảnh thì tính toán thử :)
_ Vẫn có thể bị thỏ cắn phá, Nếu đã bị hỏng 1 phần hoặc 1-2 ống đáy chuồng rồi sẽ khó thay hơn lưới hoặc tre
_ Tốn công
_ Rắc rối khi canh chọn diện tích chuồng (phụ thuộc độ dài ống, loại ống)
...... Còn nhiều thứ ai làm sẽ biết
Theo em đã muốn làm đáy nhựa thì anh mua luôn loại đáy nhựa chăn nuôi chuyên dùng =)) Tốt hơn là cái chắc, khoẻ hơn là khỏi bàn...
 
H
Có vẻ anh chưa hiểu điều em nói. sau khi tách ra mà vẫn cho ăn thức ăn đó thì sữa vẫn ào ạt, Nôm nà là thức ăn này kích sữa quá. Bã đậu đã nấu nếu chắt nước cho heo mẹ uống, khi cho con bú mẹ ụt ịt kích sữa là sữa đã ra ướt sàn đấy.
Giờ ngày cai sữa e phải cho nhịn ăn hẳn, 3 ngày sau chỉ ăn 1 cữ (thay vì 2), ngày thứ 5 kiểm tra lại nếu vú xẹp lại mới cho bình thường, nhiều thỏ sang ngày thứ 7 sau cai sữa còn phải giảm ăn để giảm sữa đấy.
Nhiều sữa khi nuôi con thì tốt cho thỏ con, còn khi đã tách con thì chỉ hại tuyến vú
ChiToan có muốn thử cho thỏ mẹ ăn vài nhánh rau húng lũi trong vòng 2 hoặc 3 ngày thử xem. Không nên cho thỏ ăn trong thời gian dài nhé.
Nên nhớ chỉ khi sau khi tách con ra rồi mới cho ăn nhé. Nếu không thỏ con dễ bị bón lắm.

Đây là phương pháp đã thử qua rồi nhé ( trại thỏ ở Mỹ)
 
Anh Dũng và cả nhà cho tôi hỏi là thỏ nhà tôi bị ghé hay nấm vậy. Và chữa như thế nào với nhé
Xin cảm ơn.
Sao mà mình úp ảnh lên không được, cứ báo lỗi hoài
Tóm lại là nó rụng hết phần lông đầu và lưng
Tôi đã bôi thuốc nấm da của người mà vẫn không khỏi.
14941302858_eb5aa9163e_o.jpg
  1. E
 

File đính kèm

  • IMG_20140901_064055.jpg
    IMG_20140901_064055.jpg
    54.3 KB · Lượt xem: 16
Last edited:
C
Anh Dũng và cả nhà cho tôi hỏi là thỏ nhà tôi bị ghé hay nấm vậy. Và chữa như thế nào với nhé
Xin cảm ơn.
Sao mà mình úp ảnh lên không được, cứ báo lỗi hoài
Tóm lại là nó rụng hết phần lông đầu và lưng
Tôi đã bôi thuốc nấm da của người mà vẫn không khỏi.
Ghẻ thì chắc anh rõ biệu hiện rồi, Nấm thì đóng vảy trắng, phải có sùi, khi cố cạo vảy ra sẽ tróc da chảy máu, nếu chỉ rụng lông là do thỏ thiếu chất hoặc ở chung bầy có thỏ rượt cắn lông.
Nguyên nhân thì nhiều người nói thiếu chất nhưng em không chắc do cùng thức ăn, vẫn có bầy rụng lông bầy không. thường trong 1 bầy có con rụng sẽ có nhiều con cùng bầy rụng theo.
Do thỏ cắn lông nhau nghe hợp lí hơn do tuỳ bầy, hơn nữa khi tách riêng ra thì hồi phục dần.
 
Ghẻ thì chắc anh rõ biệu hiện rồi, Nấm thì đóng vảy trắng, phải có sùi, khi cố cạo vảy ra sẽ tróc da chảy máu, nếu chỉ rụng lông là do thỏ thiếu chất hoặc ở chung bầy có thỏ rượt cắn lông.
Nguyên nhân thì nhiều người nói thiếu chất nhưng em không chắc do cùng thức ăn, vẫn có bầy rụng lông bầy không. thường trong 1 bầy có con rụng sẽ có nhiều con cùng bầy rụng theo.
Do thỏ cắn lông nhau nghe hợp lí hơn do tuỳ bầy, hơn nữa khi tách riêng ra thì hồi phục dần.
============================
Cám ơn chitoan nhé.Tớ bị nguyên cả bầy chưa tách mẹ,mà nó chỉ rụng lông thôi chứ không có vảy,chắc không phải là cắn lông nhau,kể cả con mẹ cũng bị ở chỗ mũi,mà vẫn ăn khỏe,xách con nào lên cũng chắc nịch.
Tớ chụp ảnh rồi mà sao đưa lên không được,đưa hình con cháu ngoại lên thử thì lại được
[được rồi]
15128939365_a04783dbc9_o.jpg
 
T
mọi người cho em hỏi trên tai thỏ có những vệt màu trắng như vôi là có phải là bị nấm không vậy ,em bôi thuốc nấm của người thì thấy hết nhưng không biết có tái phát ko.
 
C
mọi người cho em hỏi trên tai thỏ có những vệt màu trắng như vôi là có phải là bị nấm không vậy ,em bôi thuốc nấm của người thì thấy hết nhưng không biết có tái phát ko.
bị nấm đấy. bệnh lây lan cả đàn. đợi 3 tháng sau là biết đã lan hay có tái phát không chứ gì
 
H
============================
Cám ơn chitoan nhé.Tớ bị nguyên cả bầy chưa tách mẹ,mà nó chỉ rụng lông thôi chứ không có vảy,chắc không phải là cắn lông nhau,kể cả con mẹ cũng bị ở chỗ mũi,mà vẫn ăn khỏe,xách con nào lên cũng chắc nịch.
Tớ chụp ảnh rồi mà sao đưa lên không được,đưa hình con cháu ngoại lên thử thì lại được
[được rồi]
15128939365_a04783dbc9_o.jpg
Có khi nào thỏ bị thắm nước tiểu của con khác không ? Hoặc độ ẩm của chuồng quá cao ?
Anh có thể để ý xem những chỗ bị mất lông gồm những nơi nào. Nếu độ ẩm ở chuồng quả cao thì thường khi chỗ nào mà thỏ không liếm đuợc sẽ bị rụng lông. Nếu bị nước tiểu dính nhiều thì bị mất lông và vết đỏ do chất ammonia của nước tiểu làm cháy.
 
C
Có khi nào thỏ bị thắm nước tiểu của con khác không ? Hoặc độ ẩm của chuồng quá cao ?
Anh có thể để ý xem những chỗ bị mất lông gồm những nơi nào. Nếu độ ẩm ở chuồng quả cao thì thường khi chỗ nào mà thỏ không liếm đuợc sẽ bị rụng lông. Nếu bị nước tiểu dính nhiều thì bị mất lông và vết đỏ do chất ammonia của nước tiểu làm cháy.
Trường hợp anh nói là do thỏ bị viêm da,lông thường bết lại và rụng từng mảng, vùng da chỗ đó hơi đỏ,tập trung nhiều lông vùng đùi,bụng (những nơi thấp,dễ bị ẩm ướt). để ý kĩ hình anh Phiên sẽ thấy bị vùng lưng, màu da bình thuong, lông vẫn sạch mịn là biết không phải.
 
T
:D
============================
Cám ơn chitoan nhé.Tớ bị nguyên cả bầy chưa tách mẹ,mà nó chỉ rụng lông thôi chứ không có vảy,chắc không phải là cắn lông nhau,kể cả con mẹ cũng bị ở chỗ mũi,mà vẫn ăn khỏe,xách con nào lên cũng chắc nịch.
Tớ chụp ảnh rồi mà sao đưa lên không được,đưa hình con cháu ngoại lên thử thì lại được
[được rồi]
15128939365_a04783dbc9_o.jpg
đúng như chí toàn nói a phiên à. Thỏ nhà e củng từng bị như vậy. Là do thỏ ăn lông nhau thôi,khi tách ra nuôi riêng thì lông sẻ mọc lại bình thường
 
H
Trường hợp anh nói là do thỏ bị viêm da,lông thường bết lại và rụng từng mảng, vùng da chỗ đó hơi đỏ,tập trung nhiều lông vùng đùi,bụng (những nơi thấp,dễ bị ẩm ướt). để ý kĩ hình anh Phiên sẽ thấy bị vùng lưng, màu da bình thuong, lông vẫn sạch mịn là biết không phải.

ChiToan nói đúng rồi.
 
T
tjnh hinh. la tho nha e nuoi bang long ngta hay nuoi bo cau.ma :Haha:tho no an cỏ lam rot xuog dat.cac bac nao co cach lm long nao cho do tho lm rot co xuog khog:Kem:
 
Back
Top