Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
L
Mấy bạn cho mình hỏi 2 câu ạ :
1/ hiện tại mình đag xây dựng trag trại.. nhưg nhà hàg xóm bên cạnh thường xuyên mổ gà vịt liệu Thỏ Mình có bị Lây Các Bệnh Từ Gà Vịt k ạ
2/ Nhà hàg xóm có xưởng cưa gỗ nên hằg ngày khá ồn ào ạ :( điều này có ảnh hưởng gì k ạ ?

Mình mới bắt đầu nên còn nhiều điều lo lắng, mong các bạn tư vấn giúp ạ :)
Mình cảm ơn nhiều ạ
 
C
Mấy bạn cho mình hỏi 2 câu ạ :
1/ hiện tại mình đag xây dựng trag trại.. nhưg nhà hàg xóm bên cạnh thường xuyên mổ gà vịt liệu Thỏ Mình có bị Lây Các Bệnh Từ Gà Vịt k ạ
2/ Nhà hàg xóm có xưởng cưa gỗ nên hằg ngày khá ồn ào ạ :( điều này có ảnh hưởng gì k ạ ?

Mình mới bắt đầu nên còn nhiều điều lo lắng, mong các bạn tư vấn giúp ạ :)
Mình cảm ơn nhiều ạ
1. không nhiều, sát trùng thường là xong
2. rất nhiều, nhất là thỏ mẹ khi mang thai có thể sảy thai, thỏ mẹ có thể ăn con, thỏ con chậm lớn....
 
L
Hjx
1. không nhiều, sát trùng thường là xong
2. rất nhiều, nhất là thỏ mẹ khi mang thai có thể sảy thai, thỏ mẹ có thể ăn con, thỏ con chậm lớn....
..Cám ơn bạn chitoan, tình hình là mình đã xây dựng đc phần móng của trại, đã đổ bê tông rồi, lồg cũg đã đóg rồi, giờ làm sao nhỉ :'( huhu.chẳng lẽ vì tiếg ồn của xưởng cưa mà k nuôi đc sao :( k có cách nào nuôi đc à.. mấy bạn tư vấn giúp mình với ạ :(
 
Last edited by a moderator:
C
Các bác cho em hỏi, nếu mình lắp van uống nước ở lồng thỏ mẹ, thì thỏ con ở cùng với mẹ khi tập ăn có biết bú van không? và nếu biết thì mình cần để van dưới thấp cho thỏ bú phải ko ?
Một điều nữa, là làm sao, dùng loại máng gì để tránh việc con thỏ đái, ỉa vào máng ăn?
cám ơn các bác
 
Last edited by a moderator:
H
Hjx

..Cám ơn bạn chitoan, tình hình là mình đã xây dựng đc phần móng của trại, đã đổ bê tông rồi, lồg cũg đã đóg rồi, giờ làm sao nhỉ :'( huhu.chẳng lẽ vì tiếg ồn của xưởng cưa mà k nuôi đc sao :( k có cách nào nuôi đc à.. mấy bạn tư vấn giúp mình với ạ :(
chống ồn bằng cách trồng cây xung quanh, phía nào ồn thì xây bít bên đó lại, với lại xưởng cưa thường rộng, ko đến nỗi đâu.
Các bác cho em hỏi, nếu mình lắp van uống nước ở lồng thỏ mẹ, thì thỏ con ở cùng với mẹ khi tập ăn có biết bú van không? và nếu biết thì mình cần để van dưới thấp cho thỏ bú phải ko ?
Một điều nữa, là làm sao, dùng loại máng gì để tránh việc con thỏ đái, ỉa vào máng ăn?
cám ơn các bác
ko để van thấp, thỏ mẹ nằm dựa vô thì chảy nước nha.
đó là nhu cầu, thỏ mẹ uống được thì thỏ con bắt chước. để cách mặt sàn chuồng 20cm thì được rùi, máng gáo dừa, để cao thỏ mẹ ăn, thêm máng thấp dành cho thỏ con, hoặc có thể lấy ống bình minh cắt lỗ sao chỉ chui vừa cái đầu nhỏ thỏ con vô ăn thui.
 
L
Chào mọi người, cho minh hỏi tho sinh ra khong chiu cho con bú, đã chích kích sữa idocase, chích viêm, tks all!
 
C
Chào mọi người, cho minh hỏi tho sinh ra khong chiu cho con bú, đã chích kích sữa idocase, chích viêm, tks all!
co1 thể hok có sữa (không pahi cụ kích sữa là có sữa) hoặc tính tình thơ mẹ này hok chịu cho bú
 
T
Với thiết kế góc nghiêng 45 độ của van tự động, chỉ cần bình chứa cao hơn khoảng 1m là sử dụng tốt rồi.
Thỏ dưới 60 ngày chỉ cần ăn cám là đủ hả chúchú. Cháu cho ăn 100% cám gà đc không
 
K
Nhờ ACE giúp:Thỏ trên 3kg, ăn ít suốt ngày nằm sấp, đầu gục xuống (mông cao hơn đầu). Rất mong mọi người chỉ giúp cách chữa trị, đã bị 2 ngày nay rồi.
 
Last edited by a moderator:
C
Nhờ ACE giúp:Thỏ trên 3kg, ăn ít suốt ngày nằm sấp, đầu gục xuống (mông cao hơn đầu). Rất mong mọi người chỉ giúp cách chữa trị, đã bị 2 ngày nay rồi.
bị tụ huyết trùng, gục đầu, bỏ ăn mà để 2 ngày thế kia thì hết cứu rồi, tiêm gấp tulavitryl. tiêm forloxin 3 ngày liền. phòng tụ huyết trùng cho cả đàn gấp
 
L
:Drunk: Các bạn cho mình hỏi : mình nuôi thỏ cho ăn rau cỏ 100% ( lá chè đại + rau lang + cỏ voi ) có được k vậy , và có ảnh hưởng gì k nhỉ ?
chỗ mình k có bột , chỉ có cám gạo liệu có đc k ạ ?
Cho mình hỏi thêm là thỏ ăn bả sắn có được k ? tại chỗ mình có nhà máy tinh bột sắn @@
mấy bạn tư vấn dùm :Botay: Cám on nhiều ạ:hoa:
 
L
:Drunk: Các bạn cho mình hỏi : mình nuôi thỏ cho ăn rau cỏ 100% ( lá chè đại + rau lang + cỏ voi ) có được k vậy , và có ảnh hưởng gì k nhỉ ?
chỗ mình k có bột , chỉ có cám gạo liệu có đc k ạ ?
Cho mình hỏi thêm là thỏ ăn bả sắn có được k ? tại chỗ mình có nhà máy tinh bột sắn @@
mấy bạn tư vấn dùm :Botay: Cám on nhiều ạ:hoa:
ai trả lời giúp mình với :(
 
C
anh có thể cho em biết lịch phòng cầu trùng và tụ huyết trùng ở trại anh khÔng ạ ?
thỏ cai sữa cho uống vicox toltra dạng nhũ dầu 0.2cc
Hàng tháng ngày 20,21 pha vicox toltra dạng dung dịch loãng vào nước cho cả đàn (cầu trùng)
hàng tháng ngày 3,4,5 pha doxyt vào nước cho cả đàn (tụ huyết trùng)
thuôc mình nói là của VEMEDIM
ai trả lời giúp mình với :(
Ý 1?ok. nhước điểm:mất tgian, thỏ nhẹ cân, bụng to nên giết thị bị hao nhiều, bán thịt lái chê do dễ nhót,khó đạt trọng lượng tối đa của giống,dễ bị bệnh tiêu hóa hàng loạt.
Ý 2: không, ai lại cho cám không, phải có chất độn như bã đậu, bắp chuối,cỏ băm,,, để tạo kết dính và cung cấpđủ xơ
ý 3: chắc dc. mà sắn là khoai mì à:chắc phải xử lí, hâp hay nấu lại hok là có độc tố,khó tiêu
 
L
Cảm ơn bạn ChiToan nhiều nhé.mình rất quý nhữg lời tư vấn của bạn :)
 
H
Ý 1?ok. nhước điểm:mất tgian, thỏ nhẹ cân, bụng to nên giết thị bị hao nhiều, bán thịt lái chê do dễ nhót,khó đạt trọng lượng tối đa của giống,dễ bị bệnh tiêu hóa hàng loạt.
Ý 2: không, ai lại cho cám không, phải có chất độn như bã đậu, bắp chuối,cỏ băm,,, để tạo kết dính và cung cấpđủ xơ
ý 3: chắc dc. mà sắn là khoai mì à:chắc phải xử lí, hâp hay nấu lại hok là có độc tố,khó tiêu
Ý 1: ko ý kiến với Toàn.
ý 2: cám gạo cho ăn thêm vô với rau cỏ thì ngon, có thể nấu lên, hoặc xay cỏ nhuyễn ra trộn vô chung cho ăn.
ý 3: bã mì tươi cần phải lên men mới cho ăn được, dùng men NN1 ủ, ăn sống là tiêu chảy chết hàng loạt.
 
Back
Top