Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
Xin phép ACE cho mình hỏi lạc đề một chút
có bác nào trong hội nuôi thỏ này đang nuôi dê không ? mình đang tập tành nuôi dê, sẵn có cỏ thì nuôi dê luôn, nhưng chưa biết giá cả thế nào, không biết là giá dê hơi bao nhiêu 1 kg? thịt dê mắc hơn thỏ không nhỉ ?!
 
M
Đây ! dê đực đẹp mập mạp 85-90n 1kg, dê cái 75n giá ở Tiền Giang, Bến Tre
1 con dê trưởng thành ăn cỏ = 10 con thỏ nái Bác đủ sức cắt cỏ kg ? mổi ngày 1 loại cỏ hoặc lá khác nhau đổi món .............đọc kỹ hướng dẩn trước khi dùng..:lol:
 
T
Mình vừa mới nuôi 5 con dê, đang định kết hợp nuôi dê và thỏ, cũng đang có ý định tăng số lượng dê lên 20 con, dê mình cũng cho ăn kết hợp ăn cỏ và cám thỏ.
 
Last edited by a moderator:
P
thỏ nha em sao 1 bên mắt bị tèm nhem hết.ghèn,nước mắt tùm lum hết jo phải làm sao vậy mọi người
 
V
trại thỏ của mình bị ghẻ tấn công nhiều quá cả nấm da nữa mình vẫn xịt thuốc sát trùng định kỳ 1 tuần một lần, các bạn tư vấn cho mình dùng loai thuốc nào để khử kí sinh trùng này nghe nói biotin khử mạnh nhưng thành phần có acitcitric mình ngại không dám dùng,thanks!
 
T
trại thỏ của mình bị ghẻ tấn công nhiều quá cả nấm da nữa mình vẫn xịt thuốc sát trùng định kỳ 1 tuần một lần, các bạn tư vấn cho mình dùng loai thuốc nào để khử kí sinh trùng này nghe nói biotin khử mạnh nhưng thành phần có acitcitric mình ngại không dám dùng,thanks!

chào bạn.
thỏ bị ghẻ nguyên nhân chủ yếu là do nước và môi trường nuôi.a
nguyên nhân từ nước:
do khi thỏ uống nước dùng 2 tay trước nhún vào máng uống và chùi lên 2 tai trước lâu ngày dẫn đến bị ghẻ. nguyên nhân này thỏ thường bị ở 2 lỗ tai lẫn bên trong. đôi khi có những con nết xấu thường ko vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn uống xong nên có khi bị ghẻ ở muỗi. cách khắc phục là làm hệ thống máng uống mà thỏ ko chồm 2 tay vào được chỉ cho miệng vào thôi.

nguyên nhân do môi trường nuôi:
thường xuất hiện ở cách thức cho ăn. rau, cỏ thỏ ăn ko hết còn ở trên sàn chuồng và thỏ tiêu tiểu, rồi dẫm lên làm thỏ bị ghẻ ở các móng chân sau. 1 điều nữa có nhiều trại cho rau cỏ trực tiếp lên sàn nên thỏ bị ghẻ là điều ko thể tránh khỏi. cách khắc phục hiện tượng này thì phải cải tiến máng ăn cho thỏ, sao chỏ chúng chỉ rút được mỗi cọng rau cỏ rồi ăn hết và rút tiếp cọng thứ 2 cứ như vậy là thỏ sẽ ăn hết phần thức ăn ko bị thừa.
nguyên nhân nữa là do nhiều trại nền chuồng bằng xi măng nên rất hôi. chủ trại thường vệ sinh bằng nước thường xuyên điều này làm cho ẩm độ của chuồng tăng cao lâu ngày làm cho lưới sàn lồng bị sét và làm cho thỏ bị ghẻ ở 2 cùm chân sau. cách khắc phục là cải tiến trại nuôi sao cho chuồng thông thoáng, khô mát. thời gian đầu dùng ván hay meca để vào lồng chuồng cho thỏ đứng và kết hợp với thuốc trị ghẻ vài tuần sau thỏ sẽ hết. loại này thì điều trị hơi lâu các dạng khác.

thuốc đặc trị ghẻ: ivermectin tùy theo nồng độ thuốc và tùy theo tình trạng sức khỏe mà chích ở liều lượng khác nhau.
đôi dòng chia sẽ cùng bạn. chúc bạn thành công.
 
H
trại thỏ của mình bị ghẻ tấn công nhiều quá cả nấm da nữa mình vẫn xịt thuốc sát trùng định kỳ 1 tuần một lần, các bạn tư vấn cho mình dùng loai thuốc nào để khử kí sinh trùng này nghe nói biotin khử mạnh nhưng thành phần có acitcitric mình ngại không dám dùng,thanks!

cách ly những con bệnh ra chuồng riêng, xa những con lành, sát trùng chuồng bệnh bằng lửa, cồn 90 xịt phun, cùng với những loại thuốc sát trùng khác (cloraminB thì tốt, liều mạnh). thỏ bệnh chích invermectin (1cc/10kg, nếu nặng nên tăng liều cao lên), dùng cồn 90 bôi trực tiếp lên vết ghẻ (bôi lan ra những vùng lành xung quanh luôn), khoảng vài ngày là tiến triển tốt...mình đã thử...chia sẻ cùng bạn.
 
T
mrpcnp

- Hình như thỏ mà tiêm thì lớn rất chậm phải không chú dũng. khổ thân cháu cháu mua mấy con thỏ con ở chợ về nuôi , nó bị ghẻ thế là cháu tiêm mất 3 lần , nuôi nó 1 tháng nay mà chẳng lớn lên tẹo nào buồn quá chú à.
- 2con thỏ 2 kg nó bị đi ỉa phân lỏng 5 hôm liên tiếp cháu tiêm nó khỏi, còn 2 con thỏ con bị đi ỉa phat hiện tiêm ngay mà nó vẫn chết thế là thế nào chú nhỉ.
Số cháu nuôi thỏ nó cứ vất vả thế nào ấy?
 
T
trại thỏ của mình bị ghẻ tấn công nhiều quá cả nấm da nữa mình vẫn xịt thuốc sát trùng định kỳ 1 tuần một lần, các bạn tư vấn cho mình dùng loai thuốc nào để khử kí sinh trùng này nghe nói biotin khử mạnh nhưng thành phần có acitcitric mình ngại không dám dùng,thanks!
ghẻ có thể trị khỏi bằng cách chích thuốc đặc trị ghẻ ivermectin, nấm da chích ivermectin hoàn toàn không có tác dụng, nếu đã bị nấm da xịt thuốc sát trùng cũng không hiệu quả đâu, Ngoài việc phun thuốc sát trùng ra nên dùng lửa đốt để đốt sạch bụi bặm, diệt sạch các loại vi khuẩn, bào tử nấm... không sợ lờn thuốc và đốt sạch lông thỏ trong chuồng, hiệu quả rất tốt, lấy cái khò bằng gas để khò chuồng như hình minh hoạ dưới đây:



Nếu trại bạn bị ghẻ và nấm da thì bạn phải trị ghẻ trước, sau đó xử lý nấm da.
 
H
- Hình như thỏ mà tiêm thì lớn rất chậm phải không chú dũng. khổ thân cháu cháu mua mấy con thỏ con ở chợ về nuôi , nó bị ghẻ thế là cháu tiêm mất 3 lần , nuôi nó 1 tháng nay mà chẳng lớn lên tẹo nào buồn quá chú à.
- 2con thỏ 2 kg nó bị đi ỉa phân lỏng 5 hôm liên tiếp cháu tiêm nó khỏi, còn 2 con thỏ con bị đi ỉa phat hiện tiêm ngay mà nó vẫn chết thế là thế nào chú nhỉ.
Số cháu nuôi thỏ nó cứ vất vả thế nào ấy?

kiếm chỗ giống rõ ràng hãy mua để nuôi bạn ơi...ko thì hậu quả nhãn tiền rồi @@...chích thì đúng liều, đúng lượng, đúng thời gian, dinh dưỡng đầy đủ thì nó lớn mau thôi, nếu sợ thì chích thuốc bạn chích thêm vitamin, ăn hoặc uống thêm men tiêu hóa...tiêu chảy thì 1 là thức ăn, 2 là cầu trùng, e.coli... thức ăn thì thay đổi lại, bệnh thì phòng chữa đi bạn.
 
T
Thỏ mẹ không cho con bú!

Nhà mình thỏ đẻ lứa đầu (3.4kg) không thấy cho con bú, mặc dù mình đã bắt con mẹ ép cho con bú mà nó cứ nhẩy ra,con bú được rất ít (hình như lông nó dày quá con ko tìm đc núm vú) đẻ được 6 con thì đến nay đã ra đi 5, mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ cho tôi.
 
P
các bạn nuôi thỏ vùng Tây Nguyên thân mến
tôi định mở thêm trại nuôi thỏ tại thị xã Ayunpa tỉnh Gia Lai ( nhà vợ )
Nhưng vì lạ nước lạ cái, xin hỏi các bạn vùng gần đó có đầu ra hay có chỗ thu mua số lượng lớn nào không.
và hỏi chung cả nhà nuôi thỏ là: kỷ thuật làm thịt thỏ có khó không, vì tôi muốn làm thỏ thịt tại nhà bán cho bà con, nhưng mấy lần nhỏ lông thấy mệt quá, có ai biết cho tôi học hỏi với nhé.
xin cảm ơn cả nhà
 
cảm ơn bạn httam nhìu ,mình cũng mới vừa mua 10 thỏ con 1 tháng tuổi nhưng trọng lượng chỉ có 200g ,ko biết gióng này trọng luong như thế là nhỏ con phải ko thỏ nhà mình la thỏ trắng va thỏ bướm.
 
Nhà mình thỏ đẻ lứa đầu (3.4kg) không thấy cho con bú, mặc dù mình đã bắt con mẹ ép cho con bú mà nó cứ nhẩy ra,con bú được rất ít (hình như lông nó dày quá con ko tìm đc núm vú) đẻ được 6 con thì đến nay đã ra đi 5, mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ cho tôi.
Thỏ mẹ đẻ lứa đầu thỉnh thoảng sẽ gặp trường hợp như trên, bạn chịu khó tập cho thỏ con bú:
_ Bắt thỏ mẹ cho vào ổ đẻ, giữ chặt đầu thỏ ko cựa quậy hoặc nhảy ra ngoài, sau đó cho thỏ con vào ổ, tập cho thỏ con bú từ từ. Chú ý: thỏ con bú no bụng sẽ căng và ửng hồng, nếu ko no da bụng nhăn nheo
_ Sau khi cho bú 1 lượt, kiểm tra nếu còn chú thỏ con nào chưa no thì cho bú riêng. Tập chừng 2-3 lần thỏ mẹ sẽ biết cách cho con bú

c
và hỏi chung cả nhà nuôi thỏ là: kỷ thuật làm thịt thỏ có khó không, vì tôi muốn làm thỏ thịt tại nhà bán cho bà con, nhưng mấy lần nhỏ lông thấy mệt quá, có ai biết cho tôi học hỏi với nhé.
xin cảm ơn cả nhà
Kỹ thuật làm thỏ bao gồm: cắt tiết , làm lông và mổ bụng lấy nội tạng. Giai đoạn làm lông theo mình biết có 2 cách:
_ Nấu nước sôi pha tỉ lệ 3 sôi 1 lạnh, bỏ thêm 1 ít nước rửa chén Sunlight vào rồi nhúng thỏ ==> nhổ lông. Sau đó dùng đèn khò bình gas đốt sạch lông con
hoặc
_ Dùng đèn khò đốt sạch cả bộ lông, không cần nhúng nước sôi. Sau khi đốt từng khu vực thì dùng dao cạo sạch.

Chú ý: tùy theo nhu cầu khách hàng có thể bỏ đầu và 4 chân, những chổ này làm lông rất lâu

cảm ơn bạn httam nhìu ,mình cũng mới vừa mua 10 thỏ con 1 tháng tuổi nhưng trọng lượng chỉ có 200g ,ko biết gióng này trọng luong như thế là nhỏ con phải ko thỏ nhà mình la thỏ trắng va thỏ bướm.
Thỏ 1 tháng tuổi chỉ 200g là hơi nhỏ, trung bình phải đạt từ 400g trở lên mới tốt. Thỏ cai sữa nhỏ quá nuôi chậm lớn, sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh mà chết.
 
H
cảm ơn bạn httam nhìu ,mình cũng mới vừa mua 10 thỏ con 1 tháng tuổi nhưng trọng lượng chỉ có 200g ,ko biết gióng này trọng luong như thế là nhỏ con phải ko thỏ nhà mình la thỏ trắng va thỏ bướm.

hơi nhỏ bạn ơi! một số tài liệu thỏ ta của VN mình tách mẹ cũng 350gr rồi.

có anh em nào nuôi thỏ ở quận 12 không ???
 
V
Nhà mình thỏ đẻ lứa đầu (3.4kg) không thấy cho con bú, mặc dù mình đã bắt con mẹ ép cho con bú mà nó cứ nhẩy ra,con bú được rất ít (hình như lông nó dày quá con ko tìm đc núm vú) đẻ được 6 con thì đến nay đã ra đi 5, mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ cho tôi.

lông bụng dày thì nhổ lông tuy nhiên cũng có nhược điểm vùng da bị nhổ lông dễ viêm vì vậy chỉ nhổ chỗ vú thôi để thỏ con tìm được vú,thỏ của bạn hiện chỉ còn lại 1 con lượng sữa thỏ mẹ rất nhiều cần chú ý đến viêm vú chích calci để phòng,phối giống sớm để có lứa tiếp theo.chào

--------

[QUOTE=


Kỹ thuật làm thỏ bao gồm: cắt tiết , làm lông và mổ bụng lấy nội tạng. Giai đoạn làm lông theo mình biết có 2 cách:
_ Nấu nước sôi pha tỉ lệ 3 sôi 1 lạnh, bỏ thêm 1 ít nước rửa chén Sunlight vào rồi nhúng thỏ ==> nhổ lông. Sau đó dùng đèn khò bình gas đốt sạch lông con
hoặc
_ Dùng đèn khò đốt sạch cả bộ lông, không cần nhúng nước sôi. Sau khi đốt từng khu vực thì dùng dao cạo sạch.

Chú ý: tùy theo nhu cầu khách hàng có thể bỏ đầu và 4 chân, những chổ này làm lông rất lâu


Quý bổ sung thêm nhé đầu lột da, thịt,tai băm làm tiết canh,chân ngũ tạng gọi là xà bần bán cho người nuôi cá gần như không bỏ đi gì hihi.
 
Last edited by a moderator:
M
Chú dũng ơi thỏ của con đẻ rùi lứa đầu tiên đuôc 6con, hùi sáng con cho bú thì bú được 2con xong thỏ mẹ chạy ,chắc là thiếu sửa giờ mình cho nó uống thuốc gì hay chít cái gì để có nhiều sửa bi giờ....con thấy con thỏ mẹ hay cào cào bụng nó còn to lắm hong biết còn con nào trong bụng nó hok nữa có khi nào nó đẻ tiếp không nhỉ??/
 
Anh hiếu cho em hỏi thỏ nhà em mấy hôm nay ko biết bị làm sao mà tiểu ra nước trắng đục anh co gặp hiện tượng này chưa giúp em với.

Gặp hiện tượng này thường bạn à, như httam đã trả lời đó là do thức ăn, bạn yên tâm.



--------

Cho em xin hỏi bác Hiếu loại thuốc mà Bác cho bạn Thương tg hiệu gì vậy??? để em đi mua, mấy bữa nay thỏ của em cũng bị bệnh cầu trùng nữa nên em buồn thúi ruột thúi gan luôn. Thỏ của em bệnh mà em buồn một, còn vợ em buồn tới 10 vì suốt ngày em phải ở ngoài trại thỏ để chăm sóc thỏ mà em bỏ quên chăm sóc vợ em. Mong bác Hiếu tận tình chỉ dẫn em để cứu đàn thỏ của em, và cứu cả em. Cảm ơn bác nhiều

Bạn dùng những loại mà các anh em đã nêu, nếu k khỏi, hôm nào có đi ngang qua chổ tôi lấy loại thuốc mà Thuong-tg đã sử dụng về dùng hoặc là ghé Thuong-tg chia lại một ít vế dùng thử. Thuốc này của người quen trong cp đưa, tôi k biết hiệu là gì.

Nói thêm về bệnh cầu trùng, bệnh này hầu như lúc nào cũng hiện diện trong mội trường nuôi, chưa kể còn lây từ các đối tượng vật nuôi khác sang như heo, gà...do đó trong quá trình nuôi nên thường xuyên xịt thuốc khữ trùng chuồng trại định kỳ (có thể dùng Benkocid), đồng thời cũng định kỳ cho uống thuốc phòng bệnh, có thể 5 ngày/lần, từ lúc thỏ tập ăn cho đến khi thỏ được 60 ngày tuổi.


--------

thỏ nha em sao 1 bên mắt bị tèm nhem hết.ghèn,nước mắt tùm lum hết jo phải làm sao vậy mọi người

Thỏ bị viêm kết mạc, bệnh này cũng khó trị giống như viêm mũi.

Bạn dùng NaCl (Natri Cloric) nhỏ mắt thỏ mỗi ngày, chích Peni-Strep.

Nếu k khỏi thì hôm nào ghé qua trại tôi lấy loại thuốc kháng sinh đặc trị về chữa. Loại này cũng của Cp.


--------

- Hình như thỏ mà tiêm thì lớn rất chậm phải không chú dũng. khổ thân cháu cháu mua mấy con thỏ con ở chợ về nuôi , nó bị ghẻ thế là cháu tiêm mất 3 lần , nuôi nó 1 tháng nay mà chẳng lớn lên tẹo nào buồn quá chú à.
- 2con thỏ 2 kg nó bị đi ỉa phân lỏng 5 hôm liên tiếp cháu tiêm nó khỏi, còn 2 con thỏ con bị đi ỉa phat hiện tiêm ngay mà nó vẫn chết thế là thế nào chú nhỉ.
Số cháu nuôi thỏ nó cứ vất vả thế nào ấy?

Chích ghẻ 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần.

Chích thuốc cũng có ảnh hưởng đến tăng trọng tuy nhiên cũng k nhiều lắm đâu, chủ yếu do dinh dưỡng và chất lượng con giống. Giai đoạn đầu sau thôi bú nếu để thỏ suy dinh dưỡng thì sau này thỏ sẽ rất chậm lớn, do đó sau thôi bú cố gắng cho thỏ ăn đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, ngoài ra còn ảnh hưởng bởi giai đoạn bú mẹ, đàn thỏ nào bú tốt đủ sữa sẽ lớn nhanh.

Thỏ lớn thì khả năng vượt qua bệnh nhanh và dễ hơn thỏ nhỏ, do đó khi thỏ nhỏ bị tiêu chảy cần tích cực điều trị: chích và cho uống, nhiều con bị nặng, sẽ chết rất nhanh chóng.

Lập một quy trình phòng bệnh chặt chẻ là biện pháp hữu hiệu nhất:

- Định kỳ sát trùng chuồng trại.

- Định kỳ cho uống thuốc phòng cầu trùng và tiêu chảy.


--------

Nhà mình thỏ đẻ lứa đầu (3.4kg) không thấy cho con bú, mặc dù mình đã bắt con mẹ ép cho con bú mà nó cứ nhẩy ra,con bú được rất ít (hình như lông nó dày quá con ko tìm đc núm vú) đẻ được 6 con thì đến nay đã ra đi 5, mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ cho tôi.

Thỏ không bú mẹ hoặc mẹ k có sữa cho con bú là nguyên nhân dẫn đến thỏ con chết rất nhanh trong ổ sau vài ngày.

Có thể có nhiều nguyên nhân:

1. Thỏ mẹ : có thể kiểm tra bằng cách bóp nhẹ vú thỏ mẹ xem có sữa k? nếu có sữa sẽ bắn ra thành tia. Lúc đó nếu thỏ mẹ k chịu nằm yên cho con bú là do thỏ mới đẻ lần đầu chưa quen cho bú. Bắt thỏ mẹ bỏ vào một cái rỗ vừa đủ kích thước,một tay giữ gáy thỏ rồi bò con vào cho bú, khi đàn thỏ tự tìm vú bú xong bỏ từ từ tay ra cho thỏ mẹ tự cho con bú. Có nhiều con thỏ tơ, k chịu nằm yên cho con bú, ta phải giữ suốt thời gian thỏ con bú đến khi no. Không cần thiết phải nhổ lông bụng thỏ mẹ.

Nếu thỏ mẹ k có sữa, chích thỏ mẹ bằng thuốc kích sữa, tăng lượng thức ăn tinh cho thỏ mẹ gấp đôi ngày thường. Nếu có nhiều đàn thỏ khác còn cho bú thì nên gửi ghép mấy ngày đầu.

2. Thỏ con: có nhiều đàn thỏ sau khi sinh có trọng lượng nhỏ quá hoặc lớn quá cũng sẽ dễ chết trong những ngày đầu, có con k chịu bú mặc dù thỏ mẹ đầy đủ sữa, khi đó có thể thỏ con đang bị bệnh viêm ruột, thường phân có màu vàng. lỏng phải điều trị cho đàn thỏ con (chích hoặc cho uống kháng sinh, có thể dùng A.S.T hoặc Peni-strepto).


--------

Chú dũng ơi thỏ của con đẻ rùi lứa đầu tiên đuôc 6con, hùi sáng con cho bú thì bú được 2con xong thỏ mẹ chạy ,chắc là thiếu sửa giờ mình cho nó uống thuốc gì hay chít cái gì để có nhiều sửa bi giờ....con thấy con thỏ mẹ hay cào cào bụng nó còn to lắm hong biết còn con nào trong bụng nó hok nữa có khi nào nó đẻ tiếp không nhỉ??/

Cũng có trường hợp thỏ đẻ tiếp sau khi đã đẻ 5-6 con vào ngày hôm sau, muốn biết chính xác thì kiểm tra bụng thỏ. Thỏ cào, cắn bụng cũng có thể do thỏ cắn lông lót ổ.

Giữ thỏ mẹ lại cho bú như tôi đã nói ở trên để thỏ mẹ quen dần.
 
Last edited:
P




Thỏ bị viêm kết mạc, bệnh này cũng khó trị giống như viêm mũi.

Bạn dùng NaCl (Natri Cloric) nhỏ mắt thỏ mỗi ngày, chích Peni-Strep.

Nếu k khỏi thì hôm nào ghé qua trại tôi lấy loại thuốc kháng sinh đặc trị về chữa. Loại này cũng của Cp.



cảm ơn chú nhiều.nhưng con ở ngoài phan thiết lận.chú có thể cho con tên loại thuốc đó ko,nó mới đẻ 9con sáng hòi qua.sợ nó ko cho con bú
 
Back
Top