Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
Mình ở Châu Thành nên muốn mua thì xuống M.Tho rất gần . Bạn có quen biết ai thường đi M.Tho thì gởi họ mua dùm. Từ chỗ bạn lên Thị xã Gò Công có gần ko, mình có người quen ở chỗ đó, có gì mình mua dùm cho.

Mua về để vài tháng sử dụng được ko bạn ,mà ở mỹ tho gần ngã 3 trung lương phải ko
 
H
thỏ con ngày 20 mình bỏ ổ đẻ ra khỏi chuồng, cho nó ở với mẹ, nhưng nó cứ bu theo bú, mẹ nhảy rồi đạp tụi nó thấy tội quá...có cách nào hạn chế ko chú Dũng...rồi nó tập ăn thì sao ko thây nó ăn j hết!
 
thỏ con ngày 20 mình bỏ ổ đẻ ra khỏi chuồng, cho nó ở với mẹ, nhưng nó cứ bu theo bú, mẹ nhảy rồi đạp tụi nó thấy tội quá...có cách nào hạn chế ko chú Dũng...rồi nó tập ăn thì sao ko thây nó ăn j hết!

Đúng ra cho thỏ con ra chuồng lúc 13-14 ngày tuổi, lúc đó thỏ con còn nhỏ và thỏ mẹ còn nhiều sữa, thỏ mẹ dễ chấp nhận thỏ con và thỏ con cũng k bú rát như bây giờ. Khi 20 ngày thỏ con đã biết ăn nhiều cũng ít bú mẹ hơn, còn giờ mới ra, thỏ đã lớn mà chỉ biết bú mẹ, lượng sữa k đủ nên thỏ mẹ phản ứng chạy trốn con, cắn con...

Em nên cho thỏ mẹ mỗi ngày vào một lần để thỏ con bú rồi trả về, thỏ con sẽ tự tập ăn, cứ vậy cho đến khi thôi bú.
 
P
Viêm vú là căn bệnh do vi khuẩn gây ra, là căn bệnh có mức độ lan truyền nhanh. Triệu chứng thường gặp như tuyến vú bị viêm, sốt (trên 40 độ C) sưng to và khi nặng sữa có màu xanh nhạt, thỏ suy yếu, biếng ăn, uống nhiều nước.

Cách phòng tránh và điều trị: Phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, giảm thức ăn đầu vào, vệ sinh và tẩy trùng chuồng trại và thiết bị. Tiêm cơ penicillin 75.000-100.000 đơn vị /hai lần/ngày trong 3-5 ngày.

làm sao biết sốt trên 4o độ hả chú,vậy sau khi chích penicilin 3-5ngày thì làm sao biết đã hết viêm,và lúc đó mình có thể cho con bú lại được ko?
 
H
Bệnh nấm

cảm ơn chú Dũng nhé.cháu đoán là thỏ nhà cháu chuẩn bị đẻ và động dục nữa.
ko biết ở trong Nam có bị bệnh Nấm ko ạ. Ở ngoài Bắc bệnh nấm thấy nhiều quá mà chữa lại ko được.cháu thấy nhà ai bị Nấm là coi như bỏ.ai biết trả lời giúp với ạ. !!!!!!!!!!
 
T
cảm ơn chú Dũng nhé.cháu đoán là thỏ nhà cháu chuẩn bị đẻ và động dục nữa.
ko biết ở trong Nam có bị bệnh Nấm ko ạ. Ở ngoài Bắc bệnh nấm thấy nhiều quá mà chữa lại ko được.cháu thấy nhà ai bị Nấm là coi như bỏ.ai biết trả lời giúp với ạ. !!!!!!!!!!
Trong Nam bệnh nấm rất ít, một vài nơi bị là do mua giống từ miền Bắc vào! Bệnh nấm da rất khó trị dứt điểm nhưng có thuốc khống chế được, dùng thuốc từ lúc thỏ con mới sinh ra, chích thuốc cho thỏ mẹ, và vệ sinh chuồng trại ( nên dùng đèn khò để khò chuồng)... trên cơ bản sẽ khống chế được. Khi thỏ con đã cai sữa nếu phát hiện bị nấm da bạn có thể dùng Griseofulvin - Thuốc kháng sinh chống nấm, pha vào nước cho thỏ con uống ( chú ý ko dùng cho thỏ mẹ đang mang thai, thuốc này ngoài tiệm thuốc tây có bán).
 
Last edited by a moderator:
làm sao biết sốt trên 4o độ hả chú,vậy sau khi chích penicilin 3-5ngày thì làm sao biết đã hết viêm,và lúc đó mình có thể cho con bú lại được ko?

Chủ yếu do kinh nghiệm, khi thỏ bị viêm vú thỏ sẽ k cho con bú, ăn kém, nhìn vú viêm có thể đoán được.

K nên cho thỏ con bú, gửi cho mẹ khác cho bú. Khi thỏ mẹ hết bệnh, sẽ thấy thỏ hết sốt, thỏ ăn uống và vận động bình thường, nhưng sữa sẽ hết hoặc còn rất ít, lúc này nên phối lại cho chu kỳ tiếp theo.
 
H
Bệnh nấm

Trong Nam bệnh nấm rất ít, một vài nơi bị là do mua giống từ miền Bắc vào! Bệnh nấm da rất khó trị dứt điểm nhưng có thuốc khống chế được, dùng thuốc từ lúc thỏ con mới sinh ra, chích thuốc cho thỏ mẹ, và vệ sinh chuồng trại ( nên dùng đèn khò để khò chuồng)... trên cơ bản sẽ khống chế được. Khi thỏ con đã cai sữa nếu phát hiện bị nấm da bạn có thể dùng Griseofulvin - Thuốc kháng sinh chống nấm, pha vào nước cho thỏ con uống ( chú ý ko dùng cho thỏ mẹ đang mang thai, thuốc này ngoài tiệm thuốc tây có bán).
Em thấy rất lạ là chuồng trại dều khô thoáng mà vẫn bị nấm.Liệu có phải bệnh này do ZEN di truyền ko ạ? Vì em bắt 2 đàn ở 2 nơi khác nhau.1 đàn bị nấm còn 1 đàn ko làm sao cả, với lại nó cũng ko lây sang chuồng bên.
 
T
Em thấy rất lạ là chuồng trại dều khô thoáng mà vẫn bị nấm.Liệu có phải bệnh này do ZEN di truyền ko ạ? Vì em bắt 2 đàn ở 2 nơi khác nhau.1 đàn bị nấm còn 1 đàn ko làm sao cả, với lại nó cũng ko lây sang chuồng bên.
Thỏ mẹ bị nấm nhưng không phát ra bên ngoài, nó lây sang thỏ con trong quá trình cho bú, hiện tượng rõ nhất là thỏ con bị rụng lông... 2 đàn bắt ở 2 nơi khác nhau, đàn bị nấm có nghĩa là thỏ mẹ của đàn đó bị nấm, không phải là không lây sang chuồng bên, mà là chưa lây, thỏ con dưới 3 tháng tuổi có biểu hiện rụng lông rõ rệt.... Đây là bệnh ngoài da, lây lan rất nhanh, không phải do Zen di truyền.
 
Last edited by a moderator:
N
Theo tôi được biết: Nấm da thỏ là bệnh hầu như không chữa được, nếu có chữa thì thỏ cũng phát triển kém; vì vậy khi thỏ bị nấm da người ta thường tiêu huỷ cả đàn thỏ; Sau đó phải xử lí chuồng trại bằng biện pháp xông hơi thuốc rất phức tạp mà kết quả cũng không được 100%, nghiã là đàn thỏ sau này nuôi trong chuồng trại đó vẫn có khả năng bị nhiễm từ môi trường.
 
T
Theo tôi được biết: Nấm da thỏ là bệnh hầu như không chữa được, nếu có chữa thì thỏ cũng phát triển kém; vì vậy khi thỏ bị nấm da người ta thường tiêu huỷ cả đàn thỏ; Sau đó phải xử lí chuồng trại bằng biện pháp xông hơi thuốc rất phức tạp mà kết quả cũng không được 100%, nghiã là đàn thỏ sau này nuôi trong chuồng trại đó vẫn có khả năng bị nhiễm từ môi trường.
Nội dung bạn được biết hình như là bài viết "GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC BỆNH NẤM DA TRÊN THỎ" của Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây. Thật ra hiện giờ đã có cách khống chế được, không cần phải xông hơi thuốc phức tạp làm gì! Rất đơn giản : sau khi thỏ đẻ xong dọn dẹp ổ đẻ sạch sẽ khô ráo, rắc 1 loại thuốc bột chuyên đặc trị nấm da vào ổ thỏ con, sau 15 ngày rắc lại 1 lần nữa, mỗi lần rắc khoảng 5g, thỏ con được 1 tháng tuổi chích 1 loại thuốc đặc trị nấm da, thỏ mẹ sau khi đẻ chích 1 liều thuốc đặc trị nấm da, ngoài ra chuồng trại khô thoáng.... làm theo quy trình này thì 90% thỏ con sinh ra sẽ không bị nấm da nữa, nếu có bị thì số lượng bị rất ít và nhẹ, uống thuốc 1 thời gian là khỏi, thỏ vẫn phát triển bình thường.
 
Last edited by a moderator:
H
Nấm da

trời ạ.Nói như các bác thì cứ đàn thỏ nào dính thì khỏi nuôi nữa rồi.đàn của E bị 2 con đã huỷ rồi nhưng ko biết khi nào nó lây sang chuồng bên cạnh đây.chẳng nhẽ chịu chết sao ?.?
 
T
trời ạ.Nói như các bác thì cứ đàn thỏ nào dính thì khỏi nuôi nữa rồi.đàn của E bị 2 con đã huỷ rồi nhưng ko biết khi nào nó lây sang chuồng bên cạnh đây.chẳng nhẽ chịu chết sao ?.?
Những con chưa bị thì bạn cho uống Griseofulvin đi nhé, uống trong 1 tuần đến 10 ngày để phòng ngừa, ô chuồng đã bị thì bắt thỏ ra lấy đèn khò khò chuồng để đốt sạch bào tử nấm. Nói chung là không sao đâu, chẳng qua trước kia gần như không có thuốc trị và phòng ngừa nấm da cho thỏ thì mới phải chịu chết thôi.
 
Last edited by a moderator:
Bệnh nấm trên thỏ?

Tôi có nghe thông tin về bệnh nấm trên thỏ xuất hiện ở Miền Bắc, ngoài thông tin ra chưa thấy hình ảnh cũng như những phân tích triệu chứng và tác hại.

Ở Miền Nam thì chưa nghe xuất hiện bệnh này, hoặc có nhưng tác hại không rõ ràng nên người nuôi k công bố...

Riêng tại trại thỏ của tôi cũng thỉnh thoảng có vài con có triệu chứng rụng lông cục bộ trên mình thỏ, xuất hiện khoảng từ tuần thứ 2 trở đi sau thôi bú. Tôi quan sát kỹ và k dùng bất cứ phương thức điều trị nào, mục đích là xem tác hại ra sao thì thấy rằng:

- K có biểu hiện lây lan thành dịch, không biểu hiện ngứa và lở loét da, thỏ ăn uống vận động bình thường.

- Tốc độ tăng trưởng vẫn tốt.

- Triệu chứng rụng lông dần dần khỏi khi thỏ tới tuổi trưởng thành.

Để hiểu thêm về bệnh này ở Miền Bắc, đề nghị anh em nào đã thấy và biết rõ hãy chia sẻ cụ thể bằng hình ảnh và những phân tích về triệu chứng cũng như tác hại để mọi người chăn nuôi thỏ được biết.
 
V
cảm ơn chú Dũng nhé.cháu đoán là thỏ nhà cháu chuẩn bị đẻ và động dục nữa.
ko biết ở trong Nam có bị bệnh Nấm ko ạ. Ở ngoài Bắc bệnh nấm thấy nhiều quá mà chữa lại ko được.cháu thấy nhà ai bị Nấm là coi như bỏ.ai biết trả lời giúp với ạ. !!!!!!!!!!

Bạn vui lòng mô tả bệnh mà bạn gọi là nấm da nếu có hình ảnh thì càng tốt bạn nhé.thanks
 
1.Là loại van bằng inox, thỏ ngậm miệng vào đầu van thụt vào và nước chảy ra. gắn vào ống nhựa Bình Minh D21, cái này không biết ở Sai Gòn ở đâu bán? tôi thì có người bạn cạnh nhà làm nghề bỏ hàng tạp hóa mua về bán lại.

2.Chuồng cho thỏ cũng tương tự như chuồng nuôi bồ câu ở trên. Còn nơi làm thì không rõ lắm, bạn có thể tự làm cũng được.

3.Tôi đang cho thỏ ăn thức ăn Con Cò C15 ( dành cho heo từ 15 đến 30kg) ngoài ra còn có thức ăn cho thỏ của hãng cám Long Châu ( có cả 3 loại dành cho thỏ thịt, thỏ cái sinh sản và thỏ con).

Các loại rau cỏ đều có thể dùng cho thỏ ăn được, miễn là sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu và không có độc tố. Rau cỏ khi cho thỏ ăn nên để ráo nước, tốt nhất là để cho héo đi rồi cho thỏ ăn, tránh cho thỏ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và chướng hơi sình bụng. Đối với thỏ con dưới 2 tháng tuổi tốt nhất không cho ăn thêm rau cỏ.

Trên đây là cách nuôi của tôi.
ANH DŨNG ơi chi em hỏi hiện tượng thỏ bị bẩn lông đuôi và chân sau là bị gì vậy anh,nó màu vàng,phân nó cứng bình thường,chuồng sạch xẽ

--------

1.Là loại van bằng inox, thỏ ngậm miệng vào đầu van thụt vào và nước chảy ra. gắn vào ống nhựa Bình Minh D21, cái này không biết ở Sai Gòn ở đâu bán? tôi thì có người bạn cạnh nhà làm nghề bỏ hàng tạp hóa mua về bán lại.

2.Chuồng cho thỏ cũng tương tự như chuồng nuôi bồ câu ở trên. Còn nơi làm thì không rõ lắm, bạn có thể tự làm cũng được.

3.Tôi đang cho thỏ ăn thức ăn Con Cò C15 ( dành cho heo từ 15 đến 30kg) ngoài ra còn có thức ăn cho thỏ của hãng cám Long Châu ( có cả 3 loại dành cho thỏ thịt, thỏ cái sinh sản và thỏ con).

Các loại rau cỏ đều có thể dùng cho thỏ ăn được, miễn là sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu và không có độc tố. Rau cỏ khi cho thỏ ăn nên để ráo nước, tốt nhất là để cho héo đi rồi cho thỏ ăn, tránh cho thỏ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và chướng hơi sình bụng. Đối với thỏ con dưới 2 tháng tuổi tốt nhất không cho ăn thêm rau cỏ.

Trên đây là cách nuôi của tôi.
Agriviet.Com-Nhat_tinh0102.jpg


thỏ bị bẩn chân sau va đuôi là bị gì

--------

Thưa các bạn.

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

32011a13011353017.jpg


[video=youtube;_gRsomocCbs]http://www.youtube.com/watch?v=_gRsomocCbs&feature=player_embedded[/video]

Thân chào.
anh cho em hỏi chách lập phiếu thei dõi cho thỏ được kpo
 
Last edited:
H
thuốc kích sữa chú dùng hiệu j vậy chú, liều lượng thế nào? hồi sáng thỏ đẻ 7 con, kẹt đầu 2 con, sơ cứu được 1 con...
 
Back
Top