Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
D
chọn trại nuôi từ 30 nái trở lên, bạn vô đó chọn mấy con mẹ tốt tướng, ko có nữa thì cứ chọn những đàn thỏ con sai con, nhìn khỏe mạnh, mang về tiêm phòng, lớn lên con nào đạt giữ lại làm giống, ko đạt bỏ vô nuôi thịt lấy vốn lại, ko mất mác đi đâu mà sợ...chịu khó tốn 2-3 tháng mà chắc ăn thỏ con mình nuôi lớn làm giống vẫn tốt hơn là giống mua ở ngoài cũng chưa chắc....
Mình cũng đang tính nhập thỏ cái ở ngoài, khoảng 50 con (2 tháng tuổi) còn Thỏ đực thì đến trại NB bắt để sau này đàn con cháu nó khỏi cận huyết. Nuôi ổn định thì bắt thêm một ít thỏ mới cai sữa để nuôi cho có kinh nghiệm. Buồn thế, muốn cho đàn thỏ giống tốt để sau này yên tâm chỉ lo chăm sóc, thuốc men thôi mà cấn cá quá!!!! :). " Người mới nuôi sợ nhất là giống và bệnh". Các AE đã có kinh nghiệp tư vấn giúp?

--------

Anh đang xây trại, a định sang tháng sau mới nhập giống, nhưng vẫn chưa biết chọn giống ở đâu???, Muốn vào giống chuẩn một chút, nhưng các trại lớn như Ninh Bình, Sơn Tây em thấy đấy vẫn nhiều AE phàn nàn về chất lượng, nếu không hơn gì các trại ngoài dân thì mua trại ngoài dân giá rẻ lơn, thuận tiện không phải đi xa còn hơn. Trại ngoài, các chủ trại đều bảo chất lượng cũng thế, nhưng thực hư thì không biết thế nào???

theo em thấy chất lượng là một phần quan trọng nhưng đầu ra cũng là một phần rất quan trọng, quan điểm của em là trú trọng đầu ra hơn,vì kỹ thuật mình có thể học được,bên trại ninh bình họ nói la bao tiêu sản phẩm cho mình, em đang tìm hiểu mấy trại đang làm ăn với họ xem thế nào!
=> Mình có thăm trại gần khu vực hiện tại họ cũng cung cấp thỏ thịt cho trại Ninh Bình, nhưng phải ký hợp đồng, số lượng đều đặn (mỗi tháng mấy tạ). Trại NB họ cũng bảo thu mua hết, hầu như số lượng không đủ, 2 năm nữa công ty Nhật mở cơ sở giết mổ tại Bắc Ninh thì số lượng bao tiêu còn lớn hơn. Nhưng, thực hư thế nào thì chỉ có người trong cuộc mới lắm rõ. Mà các chủ trại lớn ngoài Bắc thì chẳng thấy tăm hơi đâu nhỉ???? Để lính tân binh còn biết hướng đi!!!
 
Last edited by a moderator:
D
Anh Dũng ơi, cho em hỏi: Em thiết kế chuồng nuôi thỏ nái 2 tầng, kích thước mỗi tầng 40X50X30, khoảng cách giữa 2 tầng là 30, có tấm Proximăng ngăn đặt nghiêng từ phía trước => sau để hấng phân và tự chảy xuống dưới. Cửa tầng dưới có thể để phía trên hoặc phía trước, cửa tầng trên thì ở phía trước. Không biết Thỏ nái mà nuôi 2 tầng như vậy có phát sinh vấn đề gì không? Nhất là bệnh dịch? Đã có trại nào thực hiện như vậy không anh? Thanks
 
T
Một con thỏ mẹ tai bị làm sao mà trong tai có vảy,nó khô mình gở ra thì có nhửng con nho nhỏ o trong đó.có aj pít cách chữa ko.những con này nhìn giống co hà hay ăn sừng trâu ý.hjnh như là nó ngứa lám thj phải

Bạn nhỏ vài giọt cồn 90độ vào tai thỏ, kèm theo chích thuốc trị ghẻ là OK thôi.
 
V
Các anh em ngoài hà nội vui lòng chia sẻ thông tin về giống thỏ của hai trung tâm lớn việt nhật ninh bình và thỏ dê sơn tây.như thỏ mẹ cân nặng bao kg? số lứa hàng năm? thỏ con đạt trọng lượng 2kg là mấy tuần tuổi? thank you!
 
Last edited by a moderator:
H
Chú Dũng ơi! Cho cháu hỏi chút với! Thỏ đẻ xong lúc nào tiêm ngay lúc đó ạ? Thỏ nhà cháu đẻ sáng sớm mà mãi tối cháu mới tiêm cho nó đc, như vậy có sao ko ạ?Với lại tiêm KS cháu pha 1/2lo Penicilin+1 lọ strep + 10cc nc muối rồi tiêm mỗi con 1cc đc ko ạ?
Thuốc kích đẻ của lợn con đầu tiêm 3 cc, con 2 tiêm 2cc , con 3 tiêm 0,3cc mà sao con nào cũng vẫn đẻ nhanh quá trời! thường thì 2 con cuối nó nhợt nhạt như sắp chết.Vậy là thỏ nhà cháu chửa lâu quá phải ko ạ?(ngày 33 thì tiêm kích đẻ)
Vấn đề cuối cùng là tiêm bắp cháu cứ cắm ngập cả xilanh 6 vào đùi dưới của thỏ có sao ko ạ?
Giúp cháu với!! Cảm ơn chú !
 
Thank.nó đẻ xong mà hình nhứ ít sữa thì phải.mà khi đẻ nó thay lông ko nhỉ,vuốt tay trên lưng là lông nó rụng àh.

--------

Các anh em ngoài hà nội vui lòng chia sẻ thông tin về giống thỏ của hai trung tâm lớn việt nhật ninh bình và thỏ dê sơn tây.như thỏ mẹ cân nặng bao kg? số lứa hàng năm? thỏ con đạt trọng lượng 2kg là mấy tuần tuổi? thank you!
số lứa thì mình chưa rõ,nhưng số con/lứa là 6-8 con.hôm trước mình mua giống ở nb.thỏ 2kg là 2,5 tháng
 
Last edited:
V
Thank.nó đẻ xong mà hình nhứ ít sữa thì phải.mà khi đẻ nó thay lông ko nhỉ,vuốt tay trên lưng là lông nó rụng àh.

--------

số lứa thì mình chưa rõ,nhưng số con/lứa là 6-8 con.hôm trước mình mua giống ở nb.thỏ 2kg là 2,5 tháng

chào thoviet1, anh mới mua thỏ giống ở nb ạ, tình hình thỏ nhà anh dạo này thế nào,có thích nghi tốt với điều kiện sống ở nhà anh không ạ? em cũng đang định sang đó mua ít giống về nuôi thử! mà anh cho em hỏi quê anh ở đâu vậy ạ!
 
chào thoviet1, anh mới mua thỏ giống ở nb ạ, tình hình thỏ nhà anh dạo này thế nào,có thích nghi tốt với điều kiện sống ở nhà anh không ạ? em cũng đang định sang đó mua ít giống về nuôi thử! mà anh cho em hỏi quê anh ở đâu vậy ạ!
mình ở nghệ an.thỏ mình mua về mới đầu do thay đổi t/ă nên có mấy em bị ỉa lỏng.bây giờ giao mua hay mua có mấy em bị ghẻ,mà gần khỏi rồi.chỉ có điều là có con nó "phàm" hơn cả chó đẻ nà.
 
V
gửi anh Dũng

anh dũng cho em hỏi, theo kinh nghiệm thực tế từ trại thỏ nhà anh thì giữa mùa mưa và mùa khô(ở trong nam) thì mùa nào thỏ dễ mắc hơn và thường mắc bệnh gì? em cảm ơn anh nhiều
 
V
--------

số lứa thì mình chưa rõ,nhưng số con/lứa là 6-8 con.hôm trước mình mua giống ở nb.thỏ 2kg là 2,5 tháng

vậy sao thỏ của bạn mua ở trại ninh bình về đẻ con được 45 ngày tuổi mà chỉ có 700-800g?:bash:
 
Như thế là bình thường mà van qúy.hjc.bay giờ hơn 50ngàx dược 1,2kg rồi.

--------

Bữa đó mình hỏi là có mấy con thỏ xám vn nà.
 
Last edited:
H
Anh Dũng ơi, cho em hỏi: Em thiết kế chuồng nuôi thỏ nái 2 tầng, kích thước mỗi tầng 40X50X30, khoảng cách giữa 2 tầng là 30, có tấm Proximăng ngăn đặt nghiêng từ phía trước => sau để hấng phân và tự chảy xuống dưới. Cửa tầng dưới có thể để phía trên hoặc phía trước, cửa tầng trên thì ở phía trước. Không biết Thỏ nái mà nuôi 2 tầng như vậy có phát sinh vấn đề gì không? Nhất là bệnh dịch? Đã có trại nào thực hiện như vậy không anh? Thanks

chẳng hề gì, mình nuôi như vậy nè, chủ yếu bạn vệ sinh sạch là ok hết, xịt sát trủng, lấy nước tạt cho phân rơi hết, 1tuần rửa javen 1 lần. nhưng lưu ý cho bạn làm kiểu đó thì chỉ có nuôi con riêng hằng ngày cho bú thôi, ko bỏ ổ đẻ dc đâu, muốn cho ổ đẻ chung thì cao35*dài50*rộng50

Chú Dũng ơi! Cho cháu hỏi chút với! Thỏ đẻ xong lúc nào tiêm ngay lúc đó ạ? Thỏ nhà cháu đẻ sáng sớm mà mãi tối cháu mới tiêm cho nó đc, như vậy có sao ko ạ?Với lại tiêm KS cháu pha 1/2lo Penicilin+1 lọ strep + 10cc nc muối rồi tiêm mỗi con 1cc đc ko ạ?
Thuốc kích đẻ của lợn con đầu tiêm 3 cc, con 2 tiêm 2cc , con 3 tiêm 0,3cc mà sao con nào cũng vẫn đẻ nhanh quá trời! thường thì 2 con cuối nó nhợt nhạt như sắp chết.Vậy là thỏ nhà cháu chửa lâu quá phải ko ạ?(ngày 33 thì tiêm kích đẻ)
Vấn đề cuối cùng là tiêm bắp cháu cứ cắm ngập cả xilanh 6 vào đùi dưới của thỏ có sao ko ạ?
Giúp cháu với!! Cảm ơn chú !

-phải biết lọ của bạn bao nhiêu gram chứ?
-kích đẻ bạn ra tiệm thú y, kêu ngta bán ocxytocin về chích, 0.3cc/con/ngày, 15phút sau đẻ liền...sợ loại cho heo ko chích được, vì có nhiều chất gây kích đẻ, nhưng thỏ cần ocxytocin vừa kích đẻ vừa kích sữa.
-cho vô 2/3 cây là được rồi bạn.

--------

Như thế là bình thường mà van qúy.hjc.bay giờ hơn 50ngàx dược 1,2kg rồi..

50ngày 1.2kg ah...sao mà nghe ham quá thoviet1....53ngày mới được có 800gr...ăn cám 18% đạm + rau cỏ cả 2 đều full máng...
 
Last edited by a moderator:
H
Loaij 1G với loại 1000.000 IU.hỳ. Cứ tưởng là chỉ có 1 loại duy nhẩt. Vậy bạn cho mình biết luôn là tiêm ngay sau đẻ hay sau 1__2 ngày sau vẫn đc?thank bạn!
Thân gửi các bác ngoài Bắc: chính E tự tay ''tóm'' thỏ trong chuồng thỏ của trại NB đây. 4đ + 6cái. Tình hình về đến nhà (60KM) 1e đực+1e cái ko ăn chết sau 2 ngày , còn lại 2e nấm+ 4e ghẻ. Đến giờ tình trạng bình thường, tốc độ lơn BT.
ĐẶC BIỆT THỎ ĐỰC CÓ RÁI RẤT NHỎ mặc dù thỏ 2.7kg (ko to bằng con thỏ đực 2kg)
Mách nhỏ các bác muốn bắt thỏ trại: trong trại ng ta ăn uống nghỉ ngơi , phòng bệnh đầy đủ nên bắt về nhà muốn thích nghi ngay là hơi khó.Đặc biệt nguồn nước thường khác nhau. Có ít kinh nghiệm thực tế chia sẻ cùng mọi người !
 
chẳng hề gì, mình nuôi như vậy nè, chủ yếu bạn vệ sinh sạch là ok hết, xịt sát trủng, lấy nước tạt cho phân rơi hết, 1tuần rửa javen 1 lần. nhưng lưu ý cho bạn làm kiểu đó thì chỉ có nuôi con riêng hằng ngày cho bú thôi, ko bỏ ổ đẻ dc đâu, muốn cho ổ đẻ chung thì cao35*dài50*rộng50-phải biết lọ của bạn bao nhiêu gram chứ?-kích đẻ bạn ra tiệm thú y, kêu ngta bán ocxytocin về chích, 0.3cc/con/ngày, 15phút sau đẻ liền...sợ loại cho heo ko chích được, vì có nhiều chất gây kích đẻ, nhưng thỏ cần ocxytocin vừa kích đẻ vừa kích sữa.-cho vô 2/3 cây là được rồi bạn.--------50ngày 1.2kg ah...sao mà nghe ham quá thoviet1....53ngày mới được có 800gr...ăn cám 18% đạm + rau cỏ cả 2 đều full máng...
six.mình nói là thỏ trên 50 ngày chứ có phải la 50 ngày đâu.mình nuôi 2 tháng đạt 1-1,3kg nà.
 
Anh Dũng ơi, cho em hỏi: Em thiết kế chuồng nuôi thỏ nái 2 tầng, kích thước mỗi tầng 40X50X30, khoảng cách giữa 2 tầng là 30, có tấm Proximăng ngăn đặt nghiêng từ phía trước => sau để hấng phân và tự chảy xuống dưới. Cửa tầng dưới có thể để phía trên hoặc phía trước, cửa tầng trên thì ở phía trước. Không biết Thỏ nái mà nuôi 2 tầng như vậy có phát sinh vấn đề gì không? Nhất là bệnh dịch? Đã có trại nào thực hiện như vậy không anh? Thanks

Kích thước chuồng này là kích thước mà tôi đang nuôi. Lót bạt chặn phân, cửa đều ở trên.
Thỏ sinh sản bình thường.


--------

anh dũng cho em hỏi, theo kinh nghiệm thực tế từ trại thỏ nhà anh thì giữa mùa mưa và mùa khô(ở trong nam) thì mùa nào thỏ dễ mắc hơn và thường mắc bệnh gì? em cảm ơn anh nhiều

Mùa mưa thỏ dễ nhiễm cầu trùng, ghẻ.
Mùa khô dễ bị stress và hô hấp.
Bại huyết thì có quanh năm, tập trung nhiều những thời điểm giao mùa.



--------

Chú Dũng ơi! Cho cháu hỏi chút với! Thỏ đẻ xong lúc nào tiêm ngay lúc đó ạ? Thỏ nhà cháu đẻ sáng sớm mà mãi tối cháu mới tiêm cho nó đc, như vậy có sao ko ạ?Với lại tiêm KS cháu pha 1/2lo Penicilin+1 lọ strep + 10cc nc muối rồi tiêm mỗi con 1cc đc ko ạ?
Thuốc kích đẻ của lợn con đầu tiêm 3 cc, con 2 tiêm 2cc , con 3 tiêm 0,3cc mà sao con nào cũng vẫn đẻ nhanh quá trời! thường thì 2 con cuối nó nhợt nhạt như sắp chết.Vậy là thỏ nhà cháu chửa lâu quá phải ko ạ?(ngày 33 thì tiêm kích đẻ)
Vấn đề cuối cùng là tiêm bắp cháu cứ cắm ngập cả xilanh 6 vào đùi dưới của thỏ có sao ko ạ?
Giúp cháu với!! Cảm ơn chú !

Thỏ cái sinh xong tiêm các loại thuốc mà tôi đã đề cập ở trên, tiêm ngay sau khi sinh. Trong đó quan trọng nhất là kháng sinh chống viêm và can xi.

Bạn nên mua Pen-Strep ( thuốc bột pha tiêm) có bán sẵn ngoài tiệm thú y.

Những con thỏ con đẻ muộn rất dễ chết trong 3 ngày đầu tiên sau khi sinh.

Thuốc kích đẻ oxytocin chích mỗi con 0.3cc ở ngày thứ 31.

Chích bắp k nên chích sâu quá cỡ 1/3 kim 3cc là được rồi, đặt kim nghiêng 15-25 độ.


--------

--------

Một con thỏ mẹ tai bị làm sao mà trong tai có vảy,nó khô mình gở ra thì có nhửng con nho nhỏ o trong đó.có aj pít cách chữa ko.những con này nhìn giống co hà hay ăn sừng trâu ý.hjnh như là nó ngứa lám thj phải

Bạn truc_le hướng dẫn chính xác.
Dùng cồn 90 độ nhỏ thẳng vào tai thỏ, chích thêm Ivermectin là hết thôi.
 
Last edited:
D
Anh Dũng ơi! anh có sử dụng chuồng 3 tầng không? Nếu 3 tầng thì áp dụng cho cả Thỏ nái hay chỉ Thỏ thương phẩm? Lớp bạt chắn phân, anh đang sử dụng là loại bạt chống thấm (có lớp nhựa áo mưa) hay là bạt vải thường? Thanks anh.
 
Anh Dũng ơi! anh có sử dụng chuồng 3 tầng không? Nếu 3 tầng thì áp dụng cho cả Thỏ nái hay chỉ Thỏ thương phẩm? Lớp bạt chắn phân, anh đang sử dụng là loại bạt chống thấm (có lớp nhựa áo mưa) hay là bạt vải thường? Thanks anh.

Tôi k làm chuồng 3 tầng vì cao quá khó thao tác. Tầng hay không thì nuôi thỏ gì cũng được.
Bạt cao su không thấm, bấm lỗ, luồn dây và treo dưới sàn chuồng của mỗi tầng.
 
Back
Top