Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
Thỏ 1 tháng tuổi tiêm như vậy là quá liều rồi.

Thuốc ghẻ chưa nên chích lúc 1 tháng tuổi, nếu chích thì 0.05cc/con (Ivermectin 0.25%).

ADE , Can xi: 0.1cc/con.


--------



Cám C64 nên cho thỏ con và thỏ thịt ăn. Thỏ mẹ cho ăn cám bò sữa C40+ bả đậu nành, Thuong_tg làm thử đi, cái sẽ nhiều hơn đực.

--------



Nhiều khả năng thỏ bị hội chứng nấm da như nhiều lần đã nói trên diễn đàn.

Bạn cứ dùng cồn 90 xử lý, sẽ hết. Chú ý là thỏ nhỏ dùng ít thôi, nếu nhiều quá thỏ sẽ chết.


--------



Làm chuồng 2 tầng, dùng bạt làm tấm lót, treo dưới sàn chuồng của tầng thứ 2. Đặt hàng ở chổ bán bạt, họ may luôn viền luồn dây và đụt lổ cho mình, đem về chỉ cần cột hai đầu, dọc theo chiều dài làm móc treo là xong, bền, rẻ, thuận tiện.

--------



Tôi đã đi xuống Bến Tre, thấy trà lá to người ta trồng rất nhiều, có thể bạn chưa nhận ra.

--------



Cái này đã nói nhiều lần rồi. Sốt sữa do thiếu can xi lúc thỏ sinh, do đó để phòng tránh bệnh sốt sữa phải chích can xi cho thỏ sau khi sinh.
Khi đã bị viêm vú do sốt sữa, phải mổ tại chổ viêm, nặn hết sữa đóng cục ra, sát trùng vết mổ, chích kháng sinh chống viêm vài ngày, thỏ sẽ hết.

cảm ơn anh dũng.anh có thể chỉ cho e cách mổ đề lấy hết sữa.vết mổ nặn sửa xong có phải may lại không.mà nó có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản không


mà như anh nói dùng bạt làm cái hứng phân, nước tiệu thì mình kéo căng luôn àh,em làm bằng tôn cho nó dốc về một phía làm thàng máng 2 bên cao ở gjữa thấp
 
cảm ơn anh dũng.anh có thể chỉ cho e cách mổ đề lấy hết sữa.vết mổ nặn sửa xong có phải may lại không.mà nó có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản không


mà như anh nói dùng bạt làm cái hứng phân, nước tiệu thì mình kéo căng luôn àh,em làm bằng tôn cho nó dốc về một phía làm thàng máng 2 bên cao ở gjữa thấp

Dùng dao lam mới, mổ vết mổ vừa đủ để nặn sữa ra, sử dụng bông gòn y tế tẩm iốt lau sạch chổ mổ, sau khi lấy hết sữa đóng cục ra, không cần may lại, mà chỉ cần sát trùng vết thương, chích kháng sinh chống viêm là xong.

Bạt hứng phân sau khi căng sẽ có dạng máng thoát nước giống như bạn làm bằng tôn, hai bên viền căng sát đáy chuồng trên, ở giữa tạo thành lòng máng nghiêng về một đầu để thoát nước khi xịt rửa.
 
C
Chú Dũng và các chú cho con hỏi 2 vấn đề ạ?

Có cách nào để hạn chế thỏ mẹ ăn con không ạ (ngoài ngồi canh chừng)?. Nước uống, thức ăn đầy đủ, yên tĩnh, chuồng đẻ rất rộng rãi nhưng thỏ mẹ cứ ăn con suốt (tuần nay đã tiêu hết hơn chục em mới sinh rồi. Hay tại thỏ mẹ thiếu chất gì? (Con cho ăn thức ăn tinh 18 đạm, trà lá to, chích bổ sung canxi, ADE,kháng sinh trước và sau sinh cho thỏ mẹ đầy đủ)

Thỏ con chưa đủ 1 tuần tuổi có vài con thuộc nhiều bầy bị co giật, đầu ngửa ra sau rồi chết. Ở trang 87 chú Dũng có hướng dẫn chính ngừa hô hấp lúc mới sinh thì hết. Vậy lúc mới sinh chích thì con có non quá không? có quá yếu để tạo kháng thể không? Chú chính kháng sinh đặc trị hay chỉ là dung dịch tiêm điều trị thông thường đường hộ hấp (Forloxin, Genta tylo, Vime liptyle) có xài được không ạ?

Vì 2 biểu hiên bực mình này mà tuần nay chỗ con đi tong hơn 20 em thỏ con chưa được 1 tuần tuổi rồi! Hix, mong Chú Dũng và các chú giúp đỡ ạ!
 
Dùng dao lam mới, mổ vết mổ vừa đủ để nặn sữa ra, sử dụng bông gòn y tế tẩm iốt lau sạch chổ mổ, sau khi lấy hết sữa đóng cục ra, không cần may lại, mà chỉ cần sát trùng vết thương, chích kháng sinh chống viêm là xong.

Bạt hứng phân sau khi căng sẽ có dạng máng thoát nước giống như bạn làm bằng tôn, hai bên viền căng sát đáy chuồng trên, ở giữa tạo thành lòng máng nghiêng về một đầu để thoát nước khi xịt rửa.

thank anh nhjều nha.chiều nay phải tiến hành "phẫu thuật" cho nó mới được.


Mà a cho em hỏi thêm là đàn thỏ con em chích qúa liều bị chết mấy con còn mấy con nữa nhìn nó ngơ ngơ lắm.em sợ chết hết.huhu
 
T
Chào Anh Hiếu!
Anh Hiếu ơi, tuần sau em có đứa em đi làm ở Đồng Nai về quê, nên muốn xin Anh vài nhánh TRÀ LÁ TO về trồng và nhờ anh chia lại cho em vài ml thuốc chích trị Cầu trùng. Trong tuần sau, ngày nào thì em có thể ghé qua HTX chổ anh được vậy ạ?
Cảm ơn Anh trước nha.
 
Chú Dũng và các chú cho con hỏi 2 vấn đề ạ?

Có cách nào để hạn chế thỏ mẹ ăn con không ạ (ngoài ngồi canh chừng)?. Nước uống, thức ăn đầy đủ, yên tĩnh, chuồng đẻ rất rộng rãi nhưng thỏ mẹ cứ ăn con suốt (tuần nay đã tiêu hết hơn chục em mới sinh rồi. Hay tại thỏ mẹ thiếu chất gì? (Con cho ăn thức ăn tinh 18 đạm, trà lá to, chích bổ sung canxi, ADE,kháng sinh trước và sau sinh cho thỏ mẹ đầy đủ)

Thỏ con chưa đủ 1 tuần tuổi có vài con thuộc nhiều bầy bị co giật, đầu ngửa ra sau rồi chết. Ở trang 87 chú Dũng có hướng dẫn chính ngừa hô hấp lúc mới sinh thì hết. Vậy lúc mới sinh chích thì con có non quá không? có quá yếu để tạo kháng thể không? Chú chính kháng sinh đặc trị hay chỉ là dung dịch tiêm điều trị thông thường đường hộ hấp (Forloxin, Genta tylo, Vime liptyle) có xài được không ạ?

Vì 2 biểu hiên bực mình này mà tuần nay chỗ con đi tong hơn 20 em thỏ con chưa được 1 tuần tuổi rồi! Hix, mong Chú Dũng và các chú giúp đỡ ạ!

Thỏ mẹ ăn con: Đa số nguyên nhân là do tính nết thỏ mẹ. Để khắc phục chỉ có thể tách thỏ mẹ và thỏ con ra cho bú mỗi ngày. Đến khoảng trên 10 ngày tuổi có thể thỏ mẹ sẽ hết ăn con.

Thỏ con chết trong giai đoạn bú mẹ, chủ yếu do thiếu sữa, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, viêm phổi. Do đó trong giai đoạn thỏ mẹ mang thai nên chích kháng sinh cho thỏ mẹ ở ngày thứ 14 và ngày thứ 23, thỏ con sinh ra đa phần sẽ khỏe mạnh ít nhiễm bệnh. Trường hợp chích thỏ con sau khi sinh, cứ chích miễn đúng liều theo chỉ dẫn.

Về thuốc sử dụng, thì những loại mà em nói đều sử dụng được.


Chào Anh Hiếu!
Anh Hiếu ơi, tuần sau em có đứa em đi làm ở Đồng Nai về quê, nên muốn xin Anh vài nhánh TRÀ LÁ TO về trồng và nhờ anh chia lại cho em vài ml thuốc chích trị Cầu trùng. Trong tuần sau, ngày nào thì em có thể ghé qua HTX chổ anh được vậy ạ?
Cảm ơn Anh trước nha.

Được bạn à, tuần sau ngày nào cũng được, nhưng nên điện thoại trước cho tôi, vì công việc của tôi cũng thất thường lắm.
 
Dùng dao lam mới, mổ vết mổ vừa đủ để nặn sữa ra, sử dụng bông gòn y tế tẩm iốt lau sạch chổ mổ, sau khi lấy hết sữa đóng cục ra, không cần may lại, mà chỉ cần sát trùng vết thương, chích kháng sinh chống viêm là xong.

em có làm theo hướng dẫn của anh.thỏ của em bị viêm vú đóng cục to lắm.em dùng dao lam rạch 2cm và nặn cho hết sữa ra.em nặn hết rồi mà vẫn còn thấy cục.khử trùng vết mổ và may lại.anh bảo kô phải may nhưng em thấy vết mổ hở ra nên e may lại.rồi em tiêm penicilin .không biết nó có sống được không.nhìn tội qúa
 
T
Chú Dũng và các chú cho con hỏi 2 vấn đề ạ?

Có cách nào để hạn chế thỏ mẹ ăn con không ạ (ngoài ngồi canh chừng)?. Nước uống, thức ăn đầy đủ, yên tĩnh, chuồng đẻ rất rộng rãi nhưng thỏ mẹ cứ ăn con suốt (tuần nay đã tiêu hết hơn chục em mới sinh rồi. Hay tại thỏ mẹ thiếu chất gì? (Con cho ăn thức ăn tinh 18 đạm, trà lá to, chích bổ sung canxi, ADE,kháng sinh trước và sau sinh cho thỏ mẹ đầy đủ)

Thỏ con chưa đủ 1 tuần tuổi có vài con thuộc nhiều bầy bị co giật, đầu ngửa ra sau rồi chết. Ở trang 87 chú Dũng có hướng dẫn chính ngừa hô hấp lúc mới sinh thì hết. Vậy lúc mới sinh chích thì con có non quá không? có quá yếu để tạo kháng thể không? Chú chính kháng sinh đặc trị hay chỉ là dung dịch tiêm điều trị thông thường đường hộ hấp (Forloxin, Genta tylo, Vime liptyle) có xài được không ạ?

Vì 2 biểu hiên bực mình này mà tuần nay chỗ con đi tong hơn 20 em thỏ con chưa được 1 tuần tuổi rồi! Hix, mong Chú Dũng và các chú giúp đỡ ạ!

Thỏ mẹ trại mình mà ăn con là mình cho nó lên đường ra quán nhậu để dân nhậu ăn nó, đơn giản nhanh gọn. Thỉnh thoảng có 1 vài con thỏ nái ăn con thì xử nó liền cho đỡ mất thời gian, vì để lại nó đẻ tiếp lứa sau thì vẫn tiếp tục ăn thịt con.

em có làm theo hướng dẫn của anh.thỏ của em bị viêm vú đóng cục to lắm.em dùng dao lam rạch 2cm và nặn cho hết sữa ra.em nặn hết rồi mà vẫn còn thấy cục.khử trùng vết mổ và may lại.anh bảo kô phải may nhưng em thấy vết mổ hở ra nên e may lại.rồi em tiêm penicilin .không biết nó có sống được không.nhìn tội qúa
Chăn nuôi thỏ lên tay nhanh quá ta, mình vẫn chưa tận tay giải phẫu chú thỏ nào!

--------

uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuup
Bác chịu khó tới trại thỏ Việt Nhật hoặc trung tâm dê thỏ Sơn Tây mua thỏ Newzealand
 
Last edited by a moderator:
Có ai trong diễn đàn ở khu vực Lộc Ninh, Bình Phước hay các vùn lân cận nuôi thỏ không? mình định nuôi ít thỏ nhưng không tìm được nơi bán
 
Chú Dũng cho cháu hỏi chuồng làm bằng tre còn tươi trong ruột tre có phấn thì có ảnh hường gì thỏ không và chuồng có kích thước 100x70x50( dài*rộng*cao) thì nuôi được bao nhiêu con thỏ (đối với thỏ trưởng thành & thỏ con) cuối cùng là thỏ đực giống với thỏ cái giống nuôi sát nhau (nuôi riêng trong chuồng đôi, thỏ đực và thỏ cái thấy lẩn nhau) thì có sao không ạ?
 
Chú Dũng cho cháu hỏi chuồng làm bằng tre còn tươi trong ruột tre có phấn thì có ảnh hường gì thỏ không và chuồng có kích thước 100x70x50( dài*rộng*cao) thì nuôi được bao nhiêu con thỏ (đối với thỏ trưởng thành & thỏ con) cuối cùng là thỏ đực giống với thỏ cái giống nuôi sát nhau (nuôi riêng trong chuồng đôi, thỏ đực và thỏ cái thấy lẩn nhau) thì có sao không ạ?

tre nên phơi khô.


Chuồng nuôi như kích thước mà bạn nói thì nên chia đôi ra.chuồnh 50*70*50 mà muôi thỏ nái là rộng rải rồi.chiều cao thì làm thấp xuống chút xíu cho dễ chăm sóc.mỗi ngăn chuồng nuôi được 1 thỏ sinh sản,3 thỏ thịt.1 đàn thỏ cai sữa.

Thỏ đực,cái nuôi gần nhau không sao cả mình nuôi như vậy mà có sao đâu.có lẽ là do thỏ đực ,cái chưa trưởng thành,thỏ cái chưa đến kì hoặc là đã mang thai cũng lẫn trốn đực.đó là ý kiến của mình.mìng mới làm một bộ chuồng nhìn đẹp lắm.bữa sau up lên cho mọi người xem.chuồng mình làm 50*50¤30 nà.
 
tre nên phơi khô.


Chuồng nuôi như kích thước mà bạn nói thì nên chia đôi ra.chuồnh 50*70*50 mà muôi thỏ nái là rộng rải rồi.chiều cao thì làm thấp xuống chút xíu cho dễ chăm sóc.mỗi ngăn chuồng nuôi được 1 thỏ sinh sản,3 thỏ thịt.1 đàn thỏ cai sữa.

Thỏ đực,cái nuôi gần nhau không sao cả mình nuôi như vậy mà có sao đâu.có lẽ là do thỏ đực ,cái chưa trưởng thành,thỏ cái chưa đến kì hoặc là đã mang thai cũng lẫn trốn đực.đó là ý kiến của mình.mìng mới làm một bộ chuồng nhìn đẹp lắm.bữa sau up lên cho mọi người xem.chuồng mình làm 50*50¤30 nà.

Cám ơn bạn nhiều. Mong học hỏi thêm thiêm nhiều điều từ bạn.:9^:
 
Chú Dũng cho cháu hỏi chuồng làm bằng tre còn tươi trong ruột tre có phấn thì có ảnh hường gì thỏ không và chuồng có kích thước 100x70x50( dài*rộng*cao) thì nuôi được bao nhiêu con thỏ (đối với thỏ trưởng thành & thỏ con) cuối cùng là thỏ đực giống với thỏ cái giống nuôi sát nhau (nuôi riêng trong chuồng đôi, thỏ đực và thỏ cái thấy lẩn nhau) thì có sao không ạ?

Làm chuồng bằng tre bạn nên chú ý các vấn đề sau:

- Tre nên chọn tre già, chẻ tre có bề rộng 2cm, đều, thẳng.

- Sắp các thẻ tre bề lưng quay lên, và cách đều nhau 1.5cm.

- Kích thước 0.5 x 0.5 x 0.3 (m).

Không nên nuôi thỏ cái sinh sản gần thỏ đực (giống) vì có thể làm thỏ cái có thai giả, thỏ đực dễ mất sức do bị kích thích bởi mùi thỏ cái, thỏ đực phá chuồng, luôn tìm cách tiếp cận thỏ cái nên k được nghỉ ngơi kể cả thỏ cái.
 
Anh dũng ơi.tại sao mấy con thỏ đực nhà em nó cứ hay đạp chân xuống đáy chuồng .nó có bị gì không a?
 
Làm chuồng bằng tre bạn nên chú ý các vấn đề sau:

- Tre nên chọn tre già, chẻ tre có bề rộng 2cm, đều, thẳng.

- Sắp các thẻ tre bề lưng quay lên, và cách đều nhau 1.5cm.

- Kích thước 0.5 x 0.5 x 0.3 (m).

Không nên nuôi thỏ cái sinh sản gần thỏ đực (giống) vì có thể làm thỏ cái có thai giả, thỏ đực dễ mất sức do bị kích thích bởi mùi thỏ cái, thỏ đực phá chuồng, luôn tìm cách tiếp cận thỏ cái nên k được nghỉ ngơi kể cả thỏ cái.

Dạ cám ơn chú nhiều.:9^:
 
A dũng ơi.có loại lưới giống lưới mắc cáo nhưng loại này ô lưới 3cm,em định dùng làm máng đựng cỏ cho thỏ,không biết 3cm nó có kéo cỏ được không?
 
Anh dũng ơi.tại sao mấy con thỏ đực nhà em nó cứ hay đạp chân xuống đáy chuồng .nó có bị gì không a?

Đó là tập tính của nó, k có vấn đề gì.

--------

A dũng ơi.có loại lưới giống lưới mắc cáo nhưng loại này ô lưới 3cm,em định dùng làm máng đựng cỏ cho thỏ,không biết 3cm nó có kéo cỏ được không?

Lưới 3 cm thỏ có thể kéo cỏ ăn được, nhưng những nhánh lá cứng to sẽ khó.
 
Last edited:
Back
Top