Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
Thi minh hoi cho ky thoi, chu bac sy thu y noi ma, gia tho ngoai do nhieu roi bac o day qua beo

theo kinh nghjệm là chính mà.gjá thỏ ở ngoài bắc gjá kũng ổn định.nhà hàng qúan ăn ho mua gjá 90k.trại thỏ việt nhật mua vào là 70k.thỏ trên 2,3kg
 
T
Chú Hiếu!
Có 1 điều suy nghĩ mãi mà không có lời giải đáp.Mong Chú và các Bác trong topic nuôi thỏ này cùng suy nghĩ!
số là tnbc có 1 ông anh nuôi thỏ chắc cũng 5năm rồi.Thức ăn tổng hợp thì cho ăn 1 lần vào buổi sáng,trưa chiều là rau các loại.
Nhưng số lượng con chết rất ít và tuyệt đối không có chăm sóc thú y,ngoại trừ chích ghẻ.
số lượng con đẻ ra cũng rất nhiều(trung bình 7 em 1 ổ),nhưng mẹ nuôi rất tốt,thỏ con không bao giờ thiếu sữa trừ khi thỏ mẹ bệnh bỏ ăn.
Còn thỏ của tnbc thì ôi thôi 100 em chết 50 em thậm chí còn hơn nữa(mặc dù mình làm theo quy trình chăm sóc thú y như Chú Hiếu đã trình bày).vì vậy mà mình nuôi 25 thỏ mẹ mà thỏ con không bằng 10 thỏ mẹ của ổng nữa (rất buồn)
À quên nữa : về điều kiện nuôi thì chuồng trại của ổng nói chung là rất tệ(vì chuồng thỏ chung với chuồng gà).
Cuối cùng mong mọi người phân tích và chia sẻ(rất gấp)
Những điều trên không phải do ông anh nói mà chính tnbc theo dõi(vì nhà cũng ko xa nhà ổng).
Thanks!!!
 
Last edited by a moderator:
H
khi nuôi ít, vấn đề bệnh hoạn không đáng lo, chết có thể gây lại ngay, mà nuôi ít dịch bệnh cũng khó xảy ra, còn sử dụng thuốc là để phòng xa, khi mà bệnh rồi có cứu cũng không kịp...thú y ra đời là như vậy, chứ ko mình cứ thả rong cho đễ nuôi chứ chích choác làm gì cho mệt tnbc...
 
Chu Dung, thuoc tri cau trung ngoai thuoc pha nuoc cho uong co thuoc nao tiem duoc khong? Hom qua tiem phong ghe cho tho, tho tu 1 kg tro len con tiem moi con 1 Cc thuoc nhu vay co dung khong chu,doc tai lieu thi thau ghi la 0,7kg the trong /1 cc thuoc

Tùy theo nồng độ thuốc:

- Loại 0.1%: 1cc / 3-5kg.

- Loại 0.25%: 1cc/ 7-10kg.

Do đó bạn chích như vậy là quá liều.



--------

Ak, ma tho dang co thai co chich duoc khong, bac sy thu y noi dang mang thai ma chich se bi hu thai co dung khong vay?

Chích ghẻ cho thỏ có thai được, miễn đúng liều.
 
Last edited:
Chú Hiếu!
Có 1 điều suy nghĩ mãi mà không có lời giải đáp.Mong Chú và các Bác trong topic nuôi thỏ này cùng suy nghĩ!
số là tnbc có 1 ông anh nuôi thỏ chắc cũng 5năm rồi.Thức ăn tổng hợp thì cho ăn 1 lần vào buổi sáng,trưa chiều là rau các loại.
Nhưng số lượng con chết rất ít và tuyệt đối không có chăm sóc thú y,ngoại trừ chích ghẻ.
số lượng con đẻ ra cũng rất nhiều(trung bình 7 em 1 ổ),nhưng mẹ nuôi rất tốt,thỏ con không bao giờ thiếu sữa trừ khi thỏ mẹ bệnh bỏ ăn.
Còn thỏ của tnbc thì ôi thôi 100 em chết 50 em thậm chí còn hơn nữa(mặc dù mình làm theo quy trình chăm sóc thú y như Chú Hiếu đã trình bày).vì vậy mà mình nuôi 25 thỏ mẹ mà thỏ con không bằng 10 thỏ mẹ của ổng nữa (rất buồn)
À quên nữa : về điều kiện nuôi thì chuồng trại của ổng nói chung là rất tệ(vì chuồng thỏ chung với chuồng gà).
Cuối cùng mong mọi người phân tích và chia sẻ(rất gấp)
Những điều trên không phải do ông anh nói mà chính tnbc theo dõi(vì nhà cũng ko xa nhà ổng).
Thanks!!!

Bạn phải trực tiếp thì bạn mới thấy rõ vấn đề. Có câu hỏi là tại sao ông anh nuôi 5 năm mà chỉ ở quy mô 10 thỏ cái?

Bạn có thể chuyển đổi chế độ chăn nuôi thỏ theo hướng của ông anh bạn thử xem sao, kể cả mua thỏ giống của trại của ông anh để kiểm chứng thực tế.

Nói chung về kỹ thuật nuôi thỏ hiện nay còn cần rất nhiều kiểm chứng và nghiên cứu để dần dần hoàn thiện quy trình.
 
A dủng ơi.hôm qua 1 thỏ mẹ bị chết kô rõ nguyên nhân.nó mới đẻ được 1 ngày.thấy hậu môn có dính phân ướt.

Mà bây gjờ ở kv nghệ an đang lạnh ,có cách nào tốt gjúp thỏ con kô?
 
L
Bác Dũng ơi cho cháu hỏi

Cho cháu hỏi ạ. Nhà cháu nuôi cảnh 1 con thỏ con 2 tháng tuổi, cách đây 2 tuần nó có hiện tượng rụng hết lông ở 2 bàn chân sau, rụng ở mặt trên thôi ạ, mặt dưới chân vẫn có lông. Cách đây 1 tuần thì nó bắt đầu ko đi được nữa, bị liệt 1 trong 2 chân đó. Muốn đi thì phải trụ 2 chân trước rồi lết dần dần ạ.Cháu đã bôi thuốc "Mỡ ghẻ xanh" ở 2 chân nó, rồi cho nó uống "Via khớp Bại Liệt Gia Cầm" (Phenylbutazone) nhưng 1 tuần rồi mà nó vẫn chưa khỏi, chân lại càng lở loét rồi thâm đen nữa.Ban đầu chân nó giật giật nhưng sau khi uống thuốc thì vài ngày trở lại đây không thấy giật nữa. Nhìn nó rất bất tiện ạ, đi vệ sinh không được thoải mái mà bẩn hết cả vùng dưới, bẩn hết cả lông luôn ạ. Bác có thể chỉ cháu cách chữa được ko , thuốc điều trị như thế nào ạ. Cảm ơn bác nhiều
 
Last edited:
T
Bạn phải trực tiếp thì bạn mới thấy rõ vấn đề. Có câu hỏi là tại sao ông anh nuôi 5 năm mà chỉ ở quy mô 10 thỏ cái?

Bạn có thể chuyển đổi chế độ chăn nuôi thỏ theo hướng của ông anh bạn thử xem sao, kể cả mua thỏ giống của trại của ông anh để kiểm chứng thực tế.

Nói chung về kỹ thuật nuôi thỏ hiện nay còn cần rất nhiều kiểm chứng và nghiên cứu để dần dần hoàn thiện quy trình.


Thỏ giống của ông Anh trại con cũng có mấy con,nhưng thỏ con từ thôi sửa tới 60 ngày vẫn chết như thường.
Có nhiều thỏ con chết không bít nguyên nhân,không tiêu chảy,cũng khống sình bụng.
Dạ có chuyện này làm phiền chú!
Chú có thể nhắc lại 1 lần nữa,khi thôi sữa mẹ mình cần phòng cho thỏ con những gì?và thuốc gì để phòng...
Thỏ nái bệnh dễ trị hơn mấy em mới thôi sữa.giờ con bó tay với mấy em nhỏ luôn rồi.Vì chết nhiều quá.
Cám ơn Chú nhiều.
 
Last edited by a moderator:
V



Thỏ nái bệnh dễ trị hơn mấy em mới thôi sữa.giờ con bó tay với mấy em nhỏ luôn rồi.Vì chết nhiều quá.
Cám ơn Chú nhiều.

chào bạn
thức ăn và nước uống với thỏ đã cai sữa sau 31 ngày tuổi rất quan trọng bạn ah,lúc này thỏ thường bị rối loạn tiêu hoá thỏ bị tiêu chảy mất nước,dùng men tiêu hoá,nước biển khô, kháng sinh pha cho uống ngày 2 lần(tách riêng thỏ bị bệnh ngưng nước uống,rau,cỏ và giảm thức ăn tinh) nếu không phát hiện kịp để chữa trị thỏ sẽ chết sau 2 ngày mắc bệnh, và phải chú ý đền vệ sinh, sát trùng chuồng trại sẽ giảm được thỏ con chết trong giai đoạn này.
 
Bạn phải trực tiếp thì bạn mới thấy rõ vấn đề. Có câu hỏi là tại sao ông anh nuôi 5 năm mà chỉ ở quy mô 10 thỏ cái?

Bạn có thể chuyển đổi chế độ chăn nuôi thỏ theo hướng của ông anh bạn thử xem sao, kể cả mua thỏ giống của trại của ông anh để kiểm chứng thực tế.

Nói chung về kỹ thuật nuôi thỏ hiện nay còn cần rất nhiều kiểm chứng và nghiên cứu để dần dần hoàn thiện quy trình.


Thỏ giống của ông Anh trại con cũng có mấy con,nhưng thỏ con từ thôi sửa tới 60 ngày vẫn chết như thường.
Có nhiều thỏ con chết không bít nguyên nhân,không tiêu chảy,cũng khống sình bụng.
Dạ có chuyện này làm phiền chú!
Chú có thể nhắc lại 1 lần nữa,khi thôi sữa mẹ mình cần phòng cho thỏ con những gì?và thuốc gì để phòng...
Thỏ nái bệnh dễ trị hơn mấy em mới thôi sữa.giờ con bó tay với mấy em nhỏ luôn rồi.Vì chết nhiều quá.
Cám ơn Chú nhiều.

chẳng phải a dũng đả nêu rõ ở đầu toppic đó .với lại bạn chịu khó đọc lại từ trang 1 đi.chúc bạn thành công!
 
H
sạch sẽ là điều kiện tốt nhất cho thỏ không bị bệnh, chú ý khâu sát trùng định kỳ, khoảng 5 tháng dời toàn bộ thỏ sang dãy khác trống, pha nước javen đổ lên, rồi xịt nước kỹ toàn bộ chuồng xong rải vôi lên (rải vôi bột khi chuồng đang ướt bạn sẽ thấy công dụng như thế nào), xịt thuốc sát trùng, đợi 1,2 ngày thả thỏ vô lại, rồi sát trùng dãy chuồng khác, chịu khó 1 tí giảm tỉ lệ bệnh rất nhiều. nếu không có chuồng trống, thì khi xuất 1 đợt thỏ mình vệ sinh ngay rồi cho đợt mới vô nuôi. đã nuôi là phải chịu cực rồi!
trong những tháng chưa tổng vệ sinh, 1 tuần sát trùng 1 lần, sử dụng nhiều loại để đổi thuốc hằng tuần.
Lúc trước chú Dũng có so sánh là tại sao mới nuôi thì ít dịch bệnh, là do chuồng mới, chưa tích tụ vi khuẩn, mình ko lẽ lại đóng chuồng hoài, thì phải làm sao cho chuồng sạch như mới là tốt lắm rồi.
 
P
anh em than moi,
nay ky thuat nuoi da duoc nang cao, san luong hang thang xuat ban cung nhieu
chung ta hay ngoi lai ban tinh cho dau ra cho con tho on dinh hon. de tao thanh 1 thi truong Tho manh me nhe
ai co y kien hay phuong thuc nao xin de ra nhe
 
T
chào bạn
thức ăn và nước uống với thỏ đã cai sữa sau 31 ngày tuổi rất quan trọng bạn ah,lúc này thỏ thường bị rối loạn tiêu hoá thỏ bị tiêu chảy mất nước,dùng men tiêu hoá,nước biển khô, kháng sinh pha cho uống ngày 2 lần(tách riêng thỏ bị bệnh ngưng nước uống,rau,cỏ và giảm thức ăn tinh) nếu không phát hiện kịp để chữa trị thỏ sẽ chết sau 2 ngày mắc bệnh, và phải chú ý đền vệ sinh, sát trùng chuồng trại sẽ giảm được thỏ con chết trong giai đoạn này.

Mình rất cám ơn bạn đã chia sẽ,thỏ con mà bị tiêu chảy là mình bó tay dù phát hiện kịp thời cũng không cứu kịp.
 
Last edited by a moderator:
B
bác dũng và mọi người cho mình hỏi.

thỏ cái sinh sản của mình sau khi sinh khoảng 3 tuần thì ỉa chày và chết,nguyên nhân ko phài thức ăn ko biết còn nguyên nhân nào khác ko mong mọi người chỉ giúp.
 
bác dũng và mọi người cho mình hỏi.

thỏ cái sinh sản của mình sau khi sinh khoảng 3 tuần thì ỉa chày và chết,nguyên nhân ko phài thức ăn ko biết còn nguyên nhân nào khác ko mong mọi người chỉ giúp.

Bạn áp dụng quy trình chích ngừa từ khi thỏ có thai đến khi thỏ con thôi bú (đã có trình bày trên diễn đàn) thì chắc chắn thỏ mẹ sẽ không chết.
 
V
Mình rất cám ơn bạn đã chia sẽ,thỏ con mà bị tiêu chảy là mình bó tay dù phát hiện kịp thời cũng không cứu kịp.

Trong chăn nuôi nhiều người chỉ nghĩ đến hiệu quả kinh tế đem lại, mà những yếu tố cần thiết cho ta hiệu quả thì lại xem nhẹ
..........................
chuồng trại? (thoáng mát sạch sẽ,tiện lợi)
phương pháp chọn giống..................?
thức ăn,nước uống...........................?
quy trình kỹ thuật chăm sóc..............?
giá cả đầu ra....................................?
 
C
Trong chăn nuôi nhiều người chỉ nghĩ đến hiệu quả kinh tế đem lại, mà những yếu tố cần thiết cho ta hiệu quả thì lại xem nhẹ
..........................
chuồng trại? (thoáng mát sạch sẽ,tiện lợi)
phương pháp chọn giống..................?
thức ăn,nước uống...........................?
quy trình kỹ thuật chăm sóc..............?
giá cả đầu ra....................................?

Bác nói rõ hơn về phương pháp chọn giống giúp em với!
 
H
Bác nói rõ hơn về phương pháp chọn giống giúp em với!

B1: chọn những trại nuôi uy tín, thỏ được quản lý nguồn gốc rõ ràng, có quy trình tiêm phòng đầy đủ.
B2: có 2 cách chọn lọc cá thể:
1. chọn từ thỏ con: bạn mua thỏ con về nuôi rồi tự mình lựa chọn những con phát triển tốt về ngoại hình, đưa vào danh sách làm giống rồi bắt đầu chăm sóc, ghi lí lịch, tiêm phòng vacxin.
2. mua thỏ giống từ trại: là thỏ đã được trại chọn làm thỏ giống, bỏ qua những bước ở cách 1.
B3. con giống cũng có nhiều lúc bị dị tật từ bên trong, or tính dục không được tốt như ngoại hình, sau khi đẻ 2-3 lứa ta chọn lại 1 lần nữa, lạoi bỏ những con đẻ ít, ăn con, chăm con không tốt ở con cái, phối tỉ lệ đậu ko cao, or ít con ở con đực.
 
Back
Top