Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
T
các bác cho em hỏi, có loại thuốc nào uống giúp tăng khả năng kích sữa cho thỏ mẹ không? Cảm ơn các bác nhiều
 
T
có bác nào sử dụng máy ép cám viên 3a cho e hỏi mói néu rung như vậy thì nguyên liệu có phải nấu chín hok vì nghe nói là trong quá trình ép máy tự sinh nhiệt
 
N
1 -cho em hỏi bác dũng cách trị bệnh nấm trên thỏ với ạ, cách phổ biến nhất mà mọi người đều trị đc ạ.
2 -bác phòng các bệnh xuất huyết, tụ huyết trùng, ecoli, cầu trùng bằng hoạt chất j ạ, cách phòng như thế nào ạ
3- đó có phải là các bệnh phổ biến và gây thiệt hại nhiều ko ạ, còn những bệnh nào nguy hiểm nữa không.
cảm ơn bác và mọi người đã chia sẻ/
 

N
Em xuống trang trại của anh rồi à?

Vấn đề em hỏi, anh có ý kiến như sau:

- Trong nước tiểu của thỏ đúng là có nồng độ amoniac tương đối cao, tuy nhiên khối lượng mà thỏ thảy ra cũng không lớn. Anh thả trực tiếp xuống ao nuôi cá trê và cá phi cũng không có vấn đề gì. Anh còn sử dụng phân thỏ nuôi trùn quế được mà.

- Nguồn nước nhiễm phèn nặng thì cũng không tốt cho thỏ uống, trong trường hợp này anh nghĩ em nên xây hồ lắng khử phèn rồi hãy đưa vào hệ thống cho thỏ uống.

- Đúng là nuôi thỏ thì không nên nuôi chó. Chỉ sợ nó vật chết thỏ thôi chứ không sợ là thỏ giật mình. Em nuôi 10 con thì còn ít đó, anh nuôi tới 30 con, đủ loại: Thái Lan. Phú Quốc, Bec giê, chó săn…Cũng bởi vì sợ ăn trộm. Trại của anh bao lưới toàn bộ không cho chó vào trong khu vực nuôi thỏ, vậy mà cứ lâu lâu cũng bị chúng nó làm thịt một con. Sáng nay cũng hết một em thỏ xổng ra ngoài và làm mồi cho bọn chó.
Em chao anh Dung va moi nguoi,em sinh ra va lon len tren manh dat trung du mien nui phha bac.tu khi hoc xong ptth em lam nhieu viec khac nhau nhung Uoc mo duoc lam giau tren manh dat que huong van dau dau trong em!em da theo doi toppic nay kha lau roi,hom nay em moi dang nhap tham gia .anh Dung va moi nguoi co biet trang trai cung cap tho giong an toan tin cay o tinh PHUTHO va lan can khong a.lam on xin chi giup em.dien dan that bo ich em cam on moi nguoi.
Em rất tâm đắc với topic cua bac dung, rat có tính xây dựng. Bác trả lời rất thẳng thắn. Mong rằng trong Diẽn Đàn này ngày càng có nhìu ngừoi như bác để anh em học hỏi thực tiễn. Về vấn đề nuôi thỏ em vẫn còn thắc mắc về chuồng trại (mặc dù bác đã nói khá kỹ) nhưng bac thông cảm ve mặt này em hơi kém. Vậy mong bác có thể cho em xin một vài hình ảnh về chuồng nuôi của bác dc ko? Ngoài Phú Thọ em khôg có nhìu trang trại qui mô lớn để học hỏi, mặc dù là KS chăn nuôi nhưng cũng chỉ biết đến Trung tâm Ba Vì, nhưng ở đó qui mô quá, nuôi nông hộ khó mà áp dụng dc. Nếu bác có ảnh làm phiền bác Up lên hoặc mail cho em theo mail: thientuett@gmail.com. Cảm ơn bác rất nhìu!
 
C
có bác nào sử dụng máy ép cám viên 3a cho e hỏi mói néu rung như vậy thì nguyên liệu có phải nấu chín hok vì nghe nói là trong quá trình ép máy tự sinh nhiệt
Mình định mua xài nên có tham khảo vài anh đã xài thì được biết nếu dùng máy ép thức ăn sẽ chín ở nhiệt độ 70 độ C
Nếu ép số lượng ít thì dc. quảng cáo thì 30kg/giờ, về xài thì 15-20kg/giờ là mừng, chưa nói máy mau hư, hay bị bệnh vặt. nếu nhà gần chỗ biết sữa, bảo trì thì mua, hok thì dành tiền mua máy 3pha xài cho sướng
Em nghe khuyên thế, em chưa xài nhé!. Nhưng cũng đợi mua máy 3 pha xài cho đã,
1 -cho em hỏi bác dũng cách trị bệnh nấm trên thỏ với ạ, cách phổ biến nhất mà mọi người đều trị đc ạ.
2 -bác phòng các bệnh xuất huyết, tụ huyết trùng, ecoli, cầu trùng bằng hoạt chất j ạ, cách phòng như thế nào ạ
3- đó có phải là các bệnh phổ biến và gây thiệt hại nhiều ko ạ, còn những bệnh nào nguy hiểm nữa không.
cảm ơn bác và mọi người đã chia sẻ/
Trại mình xài Domax chích kết hợp bôi kem stadgentri
Những bệnh bạn nói như tụ huyết trùng, ecoli, cầu trùng cứ ra điểm bán thuốc thú y hỏi mua họ sẽ đưa. chưa chắc những thuốc một trại nào đấy đang xài bạn có thể mua dc đúng thuốc đó (do địa lí, do phân bố của công ty...). Thuốc cho thỏ đang dùng chung thuốc chó, gà, heo.. thôi nên có hoạt chất trị dc các bệnh đó (thú y đưa) thì cứ xài. bại huyết thì mua vaccine của Navetco.
Bệnh nguy hiểm thì nhiều nhưng các bệnh bạn nói là phổ biến nhất rồi. Nuôi 1 thời gian học hỏi thêm, gặp qua bệnh sẽ biết rõ hơn. bệnh nhẹ mà bạn chưa biết chút nào cũng thành nặng. cứ nuôi sẽ rõ
 
các bác cho em hỏi, có loại thuốc nào uống giúp tăng khả năng kích sữa cho thỏ mẹ không? Cảm ơn các bác nhiều

Bạn có thể dùng các loại thuốc kích sữa dùng cho heo. Chú ý là dùng thuốc chỉ có tác dụng kích thích tiết sữa, còn muốn tăng lượng sữa thì chỉ có cách tăng cường dinh dưỡng cho thỏ mẹ.
1 -cho em hỏi bác dũng cách trị bệnh nấm trên thỏ với ạ, cách phổ biến nhất mà mọi người đều trị đc ạ.
2 -bác phòng các bệnh xuất huyết, tụ huyết trùng, ecoli, cầu trùng bằng hoạt chất j ạ, cách phòng như thế nào ạ
3- đó có phải là các bệnh phổ biến và gây thiệt hại nhiều ko ạ, còn những bệnh nào nguy hiểm nữa không.
cảm ơn bác và mọi người đã chia sẻ/

Bệnh nấm thỏ rất khó trị, tốt nhât nên phòng trước khi bệnh xuất hiện thành dịch. Thuốc dùng điều trị thì cũng nhiều loại, mỗi trại có thể có kinh nghiệm trị bệnh riêng, ở trại của tôi dùng thuốc chích của TQ và thuốc bột rắc ổ, điều trị kiên trì, phòng bệnh tích cực sẽ tránh được bệnh này.

Bệnh phổ biến nhất và cũng thiệt hại tương đối nhiều là bệnh tiêu chảy, bệnh nguy hiểm nhất là bệnh bại huyết thỏ, chết nhiều và nhanh gây tổn thất rất lớn, có thể chết 100% thỏ trong độ tuổi mắc bệnh.

Một số bệnh khác như tụ huyết trùng, viêm hô hấp, ghẻ... cũng thường xãy ra, nên có lịch trình phòng bệnh chặt chẻ, dàn thỏ sẽ an toàn.
Em chao anh Dung va moi nguoi,em sinh ra va lon len tren manh dat trung du mien nui phha bac.tu khi hoc xong ptth em lam nhieu viec khac nhau nhung Uoc mo duoc lam giau tren manh dat que huong van dau dau trong em!em da theo doi toppic nay kha lau roi,hom nay em moi dang nhap tham gia .anh Dung va moi nguoi co biet trang trai cung cap tho giong an toan tin cay o tinh PHUTHO va lan can khong a.lam on xin chi giup em.dien dan that bo ich em cam on moi nguoi.

Bạn liên hệ một số anh em nuôi thỏ ở miền bắc để tìm nơi cung cấp thỏ giống tốt, bạn cũng có thể vào cty dê thỏ Sơn Tây hoặc Ninh Bình để chọn mua thỏ, nên vào trại mua trực tiếp cho chắc ăn, vẫn có một số anh em phàn nàn khi mua thỏ ở những nơi này, do đó mình cũng phải cẩn thận.
 
N
anh Dũng cho em hỏi em chỉ biết tiêm dưới da của thỏ, anh có thể hướng dẫn em cách tiêm bắp như thế nào sao cho hớp lý không ạ.
 
C
anh Dũng cho em hỏi em chỉ biết tiêm dưới da của thỏ, anh có thể hướng dẫn em cách tiêm bắp như thế nào sao cho hớp lý không ạ.
Có 1 chuổi hình ảnh bác dũng đăng ngoài đầu topic,tìm lại xem sẽ biết, không lên youtube search, giờ có trại đăng hướng dẫn tiêm thỏ rồi
 
anh Dũng cho em hỏi em chỉ biết tiêm dưới da của thỏ, anh có thể hướng dẫn em cách tiêm bắp như thế nào sao cho hớp lý không ạ.

Rất là đơn giản nhưng dùng lời diễn đạt thấy khó, như chitoan nói lúc trước tôi có chụp các thao tác tự chích thỏ một mình (chích bắp đùi), bạn chịu khó tìm xem lại, nếu cảm thấy không thể thao tác thì hôm nào rãnh lên trại, tôi sẽ hướng dẫn cụ thể hơn.
 
N
E đọc hướng dẫn như thế này ạ, nhưng 2 người tiêm, đúng không ạ. em cảm ơn anh, e sẽ lên đầu topic đọc và xem lại.
Thông thường chỉ tiêm bắp ở mặt trong đùi. Một người bắt thỏ, người khác tiêm cầm chân thỏ sao cho ngón tay trỏ đặt vào đầu gối chân đó, tay thuận cầm bơm tiêm đặt kim tiêm vào điểm đặt của ngón tay cái giữ chân thỏ, chỗ tiêm có cơ bắp dày, không có mạch máu lớn. Cần chú ý khi thỏ đạp, cựa mạnh có thể làm rơi bơm tiêm.
 
C
E đọc hướng dẫn như thế này ạ, nhưng 2 người tiêm, đúng không ạ. em cảm ơn anh, e sẽ lên đầu topic đọc và xem lại.
Thông thường chỉ tiêm bắp ở mặt trong đùi. Một người bắt thỏ, người khác tiêm cầm chân thỏ sao cho ngón tay trỏ đặt vào đầu gối chân đó, tay thuận cầm bơm tiêm đặt kim tiêm vào điểm đặt của ngón tay cái giữ chân thỏ, chỗ tiêm có cơ bắp dày, không có mạch máu lớn. Cần chú ý khi thỏ đạp, cựa mạnh có thể làm rơi bơm tiêm.
Có 1 cách tiêm bắp nữa là tiêm vào phần cơ thăn. phần cơ dọc 2 bên xương sống, tiêm vào đây dễ hơn do thỏ ít giãy, tránh được nguy cơ tiêm nhầm vào dây thần kinh đùi (do thỏ giãy mạnh hoặc yếu tay) có thể làm thỏ bị liệt chi
 
S
Hồi đó Boi hok học bên chăn nuôi, nên nhớ cái gì nói cái đó thui hé
DM: vật chất khô
CP: Đạm thô
EE: Béo thô
Ash: tro
CF: xơ
NFE, NDF: ko nhớ rõ lắm, hình như 1 cái là xơ hòa tan, 1 cái dẫn xuất không đạm
Còn cái OM thị chịu, ko nhớ đc :confused:Có bác nào dùng thuốc kích lên giống cho thỏ thành công rồi
chia sẽ Boi tên thuốc và cách xài, liều lượng với.
Boi có mấy con thỏ chơi Les :D, nụ đỏ au mà thả vô chuồng thỏ đực nó hok chịu
Quả này cho phát thuốc rùi thảy vô cho con đực cào cấu cắn xé :Haha:
 
N
Có 1 cách tiêm bắp nữa là tiêm vào phần cơ thăn. phần cơ dọc 2 bên xương sống, tiêm vào đây dễ hơn do thỏ ít giãy, tránh được nguy cơ tiêm nhầm vào dây thần kinh đùi (do thỏ giãy mạnh hoặc yếu tay) có thể làm thỏ bị liệt chi
tiêm ở phần gần hông nó hả chitoan
 


Back
Top