Nuôi trùn (giun) quế

  • Thread starter Nong dan CTO
  • Ngày gửi
Mình có trại trùn quế ở Cần Thơ (Bình Thủy), qua một thời gian tìm hiểu và nuôi thử con trùn quế thì có một số kinh nghiệm chia sẻ cho bà con nào có ý muốn nuôi như sau:

1. Xác định nguồn thức ăn:
Con trùn quế là loài ăn tạp, chúng ăn được hầu hết các loại phân động vật, rau-củ-quả-lá-cỏ, giấy, vải, bã trà, cơm thừa, cám, các loại tinh bột..v..v.. Tuy nhiên, thức ăn của chúng phải ở dạng nhuyễn, nhão và hoai (dân miền nam gọi là "mục", miền trung là "vữa") vì chúng không có răng.

a- Loại thức ăn mà chúng thích nhất:
Tinh bột (bao gồm giấy) > Trái cây (ngọt) > Phân bò > Rau-củ-cỏ > Phân chuồng (heo, gà, vịt).
Tuy nhiên Phân là loại thức ăn chủ lực nhất cho chúng vì dễ kiếm với số lượng lớn, giá thành rẻ nên khi bà con muốn nuôi trùn quy mô lớn cần phải tìm vị trí gần các trại chăn nuôi để dễ hoạt động.

b- Cách ủ thức ăn:
- Với phân bò tươi: Tưới nước vừa đủ độ sệt, khuấy đều 2-3 lần/ngày để làm nhuyễn và loại trừ Amoniac (nước tiểu) ủ trong 2 tuần đối với phân bò thịt và 3-4 tuần đối với phân bò sữa là có thể cho ăn được.
- Phân chuồng: loại phân này chứa nhiều mùn (phân heo) hoặc khoáng (phân gà) và thời gian ủ cần lâu hơn rất nhiều từ 2-3 tháng.
- Rau-củ-lá: Cần xay nhuyễn và ủ chung với phân bò theo tỉ lệ 7 rau - 3 phân (đã hoai) trong 3-4 ngày, tưới giữ ẩm sền sệt. không nên dùng các loại rau củ có tinh dầu.
- Cỏ: bỏ gốc, rải đều lên mặt luống trước khi cho ăn bằng phân bên trên. Cỏ giúp giữ độ thoáng trong luống và tạo không gian để trùn cặp đôi sinh sản.
- Tinh bột: xay nhuyễn, nấu sơ để nguội, hòa với chút nước sền sệt rồi có thể cho ăn ngay.
- Trái cây: Trùn rất mê trái ngọt như xoài, có thể cho ăn ngay tuy nhiên trái cây thì thu hút kiến và có 1 cách để tránh kiến đó là dùng ít nước ủ phân bò trộn chung với trái cây xay nhuyễn để qua 1 ngày hãy cho ăn.
-Giấy, vải: để ẩm mục trùn sẽ ăn hết tuy nhiên không nên cho trùn ăn giấy có mực như giấy báo vì trùn sẽ nhiễm chì, trùn không ăn vải cotton hay các loại nilông.

c- Ước tính lượng thức ăn và cách phối trộn bữa ăn:
- Theo lý thuyết thì cứ 100m2 nuôi trùn sẽ có khoảng 200-300 kg trùn giống và lượng thức ăn cần vào khoảng 4m3 các loại, tầm 1.600 kg thức ăn/tháng (không tính lượng nước ẩm).
- Tùy theo mục đích sản phẩm đầu ra cần gì mà phối trộn bữa ăn thích hợp bên cạnh thức ăn chính là phân bò.
- Phân bò thịt, phân chuồng bà con có thể cho ăn thoải mái, riêng phân bò sữa rất giàu đạm dễ gây chứng biếng ăn, no hơi nằm trườn trên trùn nên tỉ lệ cho ăn tốt nhất là 50%.

2. Đảm bảo môi trường sống cho trùn:
a- Phương thức nuôi:

- Xây chuồng, bể: đây là cách nuôi cổ điển, chuồng xây bằng gạch hoặc vách tôn cao 40cm có mái che ánh sáng-mưa, nền chuồng có độ nghiêng thấp 1-2 bên, bằng đất nện chặt hoặc tráng xi măng có rãnh thoát nước.
- Thùng, chậu: thích hợp với quy mô nhỏ hoặc tận dụng diện tích trên không xếp chồng, dễ dàng vận chuyển, thu hoạch. Hiện tại các doanh nghiệp nuôi trùn trên thế giới như ở Úc, Nhật đều dùng cách này.
-Khay: Phương pháp nuôi mới của người châu Âu, còn được gọi là nuôi ăn xuống (có người tự đặt là nuôi chìm), ý chỉ là nuôi trùn trong điều kiện hạn chế tối đa ánh sáng mà trùn sợ, đánh lừa cảm nhận của trùn và giữ nhiệt độ thích hợp (Châu âu là vùng ôn đới), dùng những cặp khay lưới xếp chồng lên nhau, khay trên trùn và khay dưới là thức ăn. Cách này tận dụng được diện tích và thu hoạch phân trùn bằng cách gạt lớp phân ở khay trên qua lớp lưới.

Dù với phương thức nuôi nào thì cũng luôn cẩn đảm bảo được các tiêu chí: bóng râm/tối, độ ẩm > 60%, nhiệt độ từ 22-30oC.
b- Nguồn nước:
- Bà con nuôi trùn lưu ý nguồn nước rất quan trọng, ngoài việc dùng để hòa thức ăn còn được dùng để tưới giữ ẩm, cung cấp oxy thường xuyên cho luống trùn. Nước phải đảm bảo không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn (trùn sẽ... trèo tường vượt ngục bỏ trốn), nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm vôi (trùn sẽ chết).
- Nếu nuôi trùn tại nhà và dùng nước máy cần trữ nước và phơi không khí qua 48h để bay hơi clo.
- Không dùng nước lạnh dưới 20 độ hoặc vòi phun mạnh để tưới giữ ẩm, trùn sẽ sợ và chui xuống đáy để trốn ảnh hưởng tới khả năng ăn và sinh sản.
c- Ánh sáng:
- Trùn quế là loài hoạt động trong râm và tối, chúng rất sợ ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ bóng đèn và hoạt động chủ yếu vào buổi tối. Ngoài mái che râm vào ban ngày bà con nên dùng thêm các tấm phủ tối có khả năng giữ ẩm như vải bố để giúp trùn có thể hoạt động thêm vào ban ngày (ăn, quấn và sinh sản).
d- Nhiệt độ:
- Trùn chỉ thích nghi với ngưỡng nhiệt môi trường từ 22-30oC, môi trường sống lạnh chúng sẽ ngủ đông hoặc chết, ngược lại quá nóng chúng sẽ bỏ trốn.
- Khi thời tiết lạnh: có thể cho ăn với lớp phân dầy và đặc hơn, làm ấm nước lạnh ở ngưỡng 30-32oC để tưới ẩm, hoặc phun khí ấm xung quanh chuồng nuôi.
-Với thời tiết nóng oi bức: thường xuyên kiểm tra tưới nước giữ ẩm, tăng độ che mát xung quanh chuồng nuôi.

3. Hoạt động nuôi trùn:
- Ngày đầu tiên rất dễ xuất hiện kiến, chúng bị thu hút bởi trùn chết. Sau khi thả giống bà con kiểm tra loại bỏ trùn chết, làm rãnh nước hoặc dùng thuốc xung quanh chuồng nuôi.
- Ngày thứ 2 đến ngày thứ 3: Trùn sẽ tìm cách trèo tường bỏ trốn, lý do là vì lạ với môi trường sống mới, trùn rất nhạy cảm. Bà con bôi kem đánh răng không đường xung quanh miệng chuồng để chặn trùn.
- Ngày thứ 4 đến ngày thứ 10: Trùn dần quen môi trường mới nhưng chúng chỉ hoạt động ở tầng dưới, rất hạn chế lên trên mặt luống. Bà con chưa cần cho ăn lúc này, cú để trùn thích nghi vì chúng vẫn ăn lượng phân dư trong sinh khối.
- Ngày 10 trở đi: Trùn đã quen và sống mạnh dạn, bà con bắt đầu cho ăn bình thường.
- sau 45 ngày: với điều kiện cho ăn tốt, trùn trưởng thành và bắt đầu sinh sản.
- Từ 2-3 tháng: bà con có thể tách luống nhân rộng chăn nuôi.

Thân!
 


Last edited by a moderator:
Mình có trại trùn quế ở Q. Bình Thủy Tp. Cần Thơ, qua một thời gian tìm hiểu và nuôi thử con trùn quế thì có một số kinh nghiệm chia sẻ cho bà con nào có ý muốn nuôi như sau:

1. Xác định nguồn thức ăn:
Con trùn quế là loài ăn tạp, chúng ăn được hầu hết các loại phân động vật, rau-củ-quả-lá-cỏ, giấy, vải, bã trà, cơm thừa, cám, các loại tinh bột..v..v.. Tuy nhiên, thức ăn của chúng phải ở dạng nhuyễn, nhão và hoai (dân miền nam gọi là "mục", miền trung là "vữa") vì chúng không có răng.

a- Loại thức ăn mà chúng thích nhất:
Tinh bột (bao gồm giấy) > Trái cây (ngọt) > Phân bò > Rau-củ-cỏ > Phân chuồng (heo, gà, vịt).
Tuy nhiên Phân là loại thức ăn chủ lực nhất cho chúng vì dễ kiếm với số lượng lớn, giá thành rẻ nên khi bà con muốn nuôi trùn quy mô lớn cần phải tìm vị trí gần các trại chăn nuôi để dễ hoạt động.

b- Cách ủ thức ăn:
- Với phân bò tươi: Tưới nước vừa đủ độ sệt, khuấy đều 2-3 lần/ngày để làm nhuyễn và loại trừ Amoniac (nước tiểu) ủ trong 2 tuần đối với phân bò thịt và 3-4 tuần đối với phân bò sữa là có thể cho ăn được.
- Phân chuồng: loại phân này chứa nhiều mùn (phân heo) hoặc khoáng (phân gà) và thời gian ủ cần lâu hơn rất nhiều từ 2-3 tháng.
- Rau-củ-lá: Cần xay nhuyễn và ủ chung với phân bò theo tỉ lệ 7 rau - 3 phân (đã hoai) trong 3-4 ngày, tưới giữ ẩm sền sệt. không nên dùng các loại rau củ có tinh dầu.
- Cỏ: bỏ gốc, rải đều lên mặt luống trước khi cho ăn bằng phân bên trên. Cỏ giúp giữ độ thoáng trong luống và tạo không gian để trùn cặp đôi sinh sản.
- Tinh bột: xay nhuyễn, nấu sơ để nguội, hòa với chút nước sền sệt rồi có thể cho ăn ngay.
- Trái cây: Trùn rất mê trái ngọt như xoài, có thể cho ăn ngay tuy nhiên trái cây thì thu hút kiến và có 1 cách để tránh kiến đó là dùng ít nước ủ phân bò trộn chung với trái cây xay nhuyễn để qua 1 ngày hãy cho ăn.
-Giấy, vải: để ẩm mục trùn sẽ ăn hết tuy nhiên không nên cho trùn ăn giấy có mực như giấy báo vì trùn sẽ nhiễm chì, trùn không ăn vải cotton hay các loại nilông.

c- Ước tính lượng thức ăn và cách phối trộn bữa ăn:
- Theo lý thuyết thì cứ 100m2 nuôi trùn sẽ có khoảng 200-300 kg trùn giống và lượng thức ăn cần vào khoảng 4m3 các loại, tầm 1.600 kg thức ăn/tháng (không tính lượng nước ẩm).
- Tùy theo mục đích sản phẩm đầu ra cần gì mà phối trộn bữa ăn thích hợp bên cạnh thức ăn chính là phân bò.
- Phân bò thịt, phân chuồng bà con có thể cho ăn thoải mái, riêng phân bò sữa rất giàu đạm dễ gây chứng biếng ăn, no hơi nằm trườn trên trùn nên tỉ lệ cho ăn tốt nhất là 50%.

2. Đảm bảo môi trường sống cho trùn:
a- Phương thức nuôi:

- Xây chuồng, bể: đây là cách nuôi cổ điển, chuồng xây bằng gạch hoặc vách tôn cao 40cmcó mái che ánh sáng-mưa, nền chuồng có độ nghiêng thấp 1-2 bên, bằng đất nện chặt hoặc tráng xi măng có rãnh thoát nước.
- Thùng, chậu, khay: thích hợp với quy mô nhỏ hoặc tận dụng diện tích trên không xếp chồng, dễ dàng vận chuyển, thu hoạch. Hiện tại các doanh nghiệp nuôi trùn trên thế giới như ở Úc, Nhật đều dùng cách này.
Dù với phương thức nuôi nào thì cũng luôn cẩn đảm bảo được các tiêu chí: bóng râm/tối, độ ẩm > 60%, nhiệt độ từ 22-30oC.
b- Nguồn nước:
- Bà con nuôi trùn lưu ý nguồn nước rất quan trọng, ngoài việc dùng để hòa thức ăn còn được dùng để tưới giữ ẩm, cung cấp oxy thường xuyên cho luống trùn. Nước phải đảm bảo không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn (trùn sẽ... trèo tường vượt ngục bỏ trốn), nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm vôi (trùn sẽ chết).
- Nếu nuôi trùn tại nhà và dùng nước máy cần trữ nước và phơi không khí qua 48h để bay hơi clo.
- Không dùng nước lạnh dưới 20 độ hoặc vòi phun mạnh để tưới giữ ẩm, trùn sẽ sợ và chui xuống đáy để trốn ảnh hưởng tới khả năng ăn và sinh sản.
c- Ánh sáng:
- Trùn quế là loài hoạt động trong râm và tối, chúng rất sợ ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ bóng đèn và hoạt động chủ yếu vào buổi tối. Ngoài mái che râm vào ban ngày bà con nên dùng thêm các tấm phủ tối có khả năng giữ ẩm như vải bố để giúp trùn có thể hoạt động thêm vào ban ngày (ăn, quấn và sinh sản).
d- Nhiệt độ:
- Trùn chỉ thích nghi với ngưỡng nhiệt môi trường từ 22-30oC, môi trường sống lạnh chúng sẽ ngủ đông hoặc chết, ngược lại quá nóng chúng sẽ bỏ trốn.
- Khi thời tiết lạnh: có thể cho ăn với lớp phân dầy và đặc hơn, làm ấm nước lạnh ở ngưỡng 30-32oC để tưới ẩm, hoặc phun khí ấm xung quanh chuồng nuôi.
-Với thời tiết nóng oi bức: thường xuyên kiểm tra tưới nước giữ ẩm, tăng độ che mát xung quanh chuồng nuôi.

3. Hoạt động nuôi trùn:
- Ngày đầu tiên rất dễ xuất hiện kiến, chúng bị thu hút bởi trùn chết. Sau khi thả giống bà con kiểm tra loại bỏ trùn chết, làm rãnh nước hoặc dùng thuốc xung quanh chuồng nuôi.
- Ngày thứ 2 đến ngày thứ 3: Trùn sẽ tìm cách trèo tường bỏ trốn, lý do là vì lạ với môi trường sống mới, trùn rất nhạy cảm. Bà con bôi kem đánh răng không đường xung quanh miệng chuồng để chặn trùn.
- Ngày thứ 4 đến ngày thứ 10: Trùn dần quen môi trường mới nhưng chúng chỉ hoạt động ở tầng dưới, rất hạn chế lên trên mặt luống. Bà con chưa cần cho ăn lúc này, cú để trùn thích nghi vì chúng vẫn ăn lượng phân dư trong sinh khối.
- Ngày 10 trở đi: Trùn đã quen và sống mạnh dạn, bà con bắt đầu cho ăn bình thường.
- sau 45 ngày: với điều kiện cho ăn tốt, trùn trưởng thành và bắt đầu sinh sản.
- Từ 2-3 tháng: bà con có thể tách luống nhân rộng chăn nuôi.

Thân!
Bạn nuôi quy mô lớn ko.hợp tác với a em miền bắc miền trung ko
 
Bạn chuyển qua nuôi giun ấn độ đê. Trại PHT có bán giống đó.
 
Bán rẻ thì mua. Bán đắt ko thèm mua.kaka
Giá rẽ bất ngờ.hj..giun ấn độ có khả năng sẽ đánh bại giun quế việt nam mất.căng go thật
 

T
Giá rẽ bất ngờ.hj..giun ấn độ có khả năng sẽ đánh bại giun quế việt nam mất.căng go thật
Hế thì ngon. Cái gì hiệu quả hơn sẽ giành chiến thắng. Nó là quy luật rồi mà
cho coi cái mô hình nuôi giun ấ độ như thế nào.
thức ăn của chúng. hình dạng sao. chứ nói khơi khơi ai biết đâu mà nuôi
Chuẩn. Gửi ảnh đi chứ thế này mập mờ quá
 
Giun đỏ là giun năng suất nhất, chịu nóng lạnh
nhất. Vì thế người ta mới nuôi. Tên khoa học là
Eisenia fetida. Mỗi ngày, nó ăn một lương thức
ăn bằng thân thể nó. Nuôi các giống khác, thì
không năng suất. Bà con đừng dại mà thử nuôi
giống giun khác cho mất công. Ngay cả ở Ấn độ,
người ta cũng nuôi giống này.
 
Giun đỏ là giun năng suất nhất, chịu nóng lạnh
nhất. Vì thế người ta mới nuôi. Tên khoa học là
Eisenia fetida. Mỗi ngày, nó ăn một lương thức
ăn bằng thân thể nó. Nuôi các giống khác, thì
không năng suất. Bà con đừng dại mà thử nuôi
giống giun khác cho mất công. Ngay cả ở Ấn độ,
người ta cũng nuôi giống này.
nuôii giun ấn độ để sản xuất hàng ngoại cho nó sang
 
Eisenia Fetida/Eisenia Andrei (Giun Hổ, Giun Quắn hoặc Giun Đỏ), loài này nuôi năng suất kém hơn giun quế nhiều lắm. Giun Hổ sống ở tầng đất thấp sâu hơn giun quế, thức ăn chủ yếu là đất, vi sinh, ấu trùng, mùn hữu cơ từ thảm thực vật (có ăn phân nhưng khó tính hơn, gặp phân tươi là chết hoặc trốn), được nuôi chủ yếu để làm "máy cày" cải tạo đất, thịt loài giun này rất tanh ít được dùng trong chăn nuôi nhưng phân của chúng lại được đánh giá rất tốt bên cạnh phân giun quế, làm mồi câu cá rô cá trê... ^^
 
Last edited by a moderator:
Eisenia Fetida/Eisenia Andrei (Giun Hổ, Giun Quắn hoặc Giun Đỏ), loài này nuôi năng suất kém hơn giun quế nhiều lắm. Giun Hổ sống ở tầng đất thấp sâu hơn giun quế, thức ăn chủ yếu là đất, vi sinh, ấu trùng, mùn hữu cơ từ thảm thực vật (có ăn phân nhưng khó tính hơn, gặp phân tươi là chết hoặc trốn), được nuôi chủ yếu để làm "máy cày" cải tạo đất, thịt loài giun này rất tanh ít được dùng trong chăn nuôi nhưng phân của chúng lại được đánh giá rất tốt bên cạnh phân giun quế, làm mồi câu cá rô cá trê... ^^
Người thì bảo năng suất, ng thì bảo kém. Mà em tưởng con giun đỏ là giun quế chứ nhỉ
 
Người thì bảo năng suất, ng thì bảo kém. Mà em tưởng con giun đỏ là giun quế chứ nhỉ
Trại pth đã nuôi thành công.rất nhiều bà con mua giống ỏ đó.giá giống rất cao.60k một kg sinh khối.trong khi đó giun quế giá giống chỉ có sấp sĩ 10k.vậy thì mọi người thử so sánh xem con giun nào hay hơn.trong khi đó về cách chăm sóc nguồn thức ăn thi giun quế nuôi thế nào thì giun ấn độ cũng nuôi và chăm sóc như vậy.tôi đang nuôi cả hai loại giun là giun quế và giun ấn độ này diện tích 300m vuông tất cả.và tôi thấy con giun ấn độ có sức đề kháng cao hơn giun quế mấy hôm trước miền bắc rét đến như vậy mà nó ko hề bị làm sao trong khi đó giun quế có một số đã chết vì rét.giờ tôi chỉ băn khoan về độ đạm của nó,là có cao bằng giun quế không.nếu ngang bằng thì loại giun này rất triển vọng.
 
Người thì bảo năng suất, ng thì bảo kém. Mà em tưởng con giun đỏ là giun quế chứ nhỉ
Những người nói đó thì nói theo kiểu
Ông nói Gà, Bà nói Vịt.

Họ không biết con gì vào con gì cả đâu.
Thử hỏi họ, con giun mà họ thích nhất
đó, thì tên khoa học là gì? Sau đó, lấy
tên đó đưa lên Google tìm hiểu, điều tra,
thống kê, bằng tiếng Anh và tiếng Việt,
mới biết họ nói đúng sai ra sao.
[media]
Bài này giới thiệu cuốn sách bán 35 đôla:
Giun Đỏ (Mỹ và Giun Xanh (Ấn độ).
Giun Đỏ là giống ta phải nhập từ Mỹ về nuôi.
Giun Xanh là giống ta ra vườn cuốc lên là có.

Nó tóm tắt rằng cuốn sách thử nghiệm và nghiên
cứu 2 con giun đang được nuôi nhiều trên thế
giới để tiêu rác, làm phân hữu cơ, là giống
giun Đỏ đang được nuôi nhiều ở xứ lạnh, và giốgn
giun Xanh đang được nuôi nhiều ở xứ nóng.
Nó kết luận giống giun Đỏ có thể chịu rét và chịu
nóng hơn giun Xanh.

http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/003807179290109B
 
ĐÂY LÀ TÀI LIỆU CỦA TRẠI PHT. GIUN ĐỎ LÀ GIUN QUẾ, GIUN QUẮN LÀ CON FETIDA. ĐÚNG LÀ TÊN GIUN VỊ ĐẶT NHẦM LẪN HẾT RỒI
Giún đất có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với khoảng 4.500 loài, trong đó ở Việt Nam có trên 110 loài, nhưng chỉ có sáu tới tám loài được nuôi để sử dụng và sản xuất phân bón. Trong số đó có loài Eisenia Fetida (giun Quắn) và đặc biệt là loài Perionyx Excavatus (thường gọi là giun đỏ hay giun Quế) là được nuôi phổ biến nhất.
 


Back
Top