Nuôi trùn

  • Thread starter lamnhuthenao
  • Ngày gửi
Xin các bác tư vấn cho em chút kinh nghiệm nuôi trùn, 1kg phân bò thì nuôi đc nhiêu trùn hả mấy bác
 


Con trùn hổ nó khác bạn a. lúc làm sạch nhìn nó như cái lòng gà ấy, có xào hay nấu cháo chắc bạn nhìn ko biết đâu

Con trùn hổ thì to à? Nó to như con giun đất bò lên lúc trời mưa không?

--------

Con trùn hổ đó, gà ăn không?
 


Last edited by a moderator:
nó to bằng cái đũa ăn cơm. ngoài bắc mình giờ ít rồi. phun thuốc trừ cỏ nhiều nó tèo hết rồi. gà mình chưa thử bạn có thể đọc cáí bài thuốc địa long dâm hoắc của bác chí để hiểu hơn về con này
 
Ngày xưa có đọc bài là những người đi tìm trầm thường có một lọ bột giun tán, những tù nhân còn đào giun để ăn thì mới đủ sức khỏe và chống bệnh tật ở báo tri thức trẻ.
Trời mưa ở những chỗ nền đất ngoài này vẫn có những con giun rất to trồi lên, nhìn sợ lắm, không biết có phải loại giun đó không.
 
Tùn hổ này mình bắt hôm lụt, nỗi lên quá trời, lượm cả ngày đc 2 thùng sơn, đổ vô thùng xốp nuôi,
Mình 1 ngày cho ăn 3 bữa trùn, ko có cho nó ăn nữa là
 
cho ngày ăn 3 bữa bởi vậy gakochet đọc ngược lại là chết ko còn gà :))
 
Nói 1 kg phân bò nuôi được 1 kg trùn trong một ngày cũng đúng. Nhưng để dễ hiểu hơn thì nó là như này: Bình quân 1m2 Trùn sẽ cần cho ăn 1 kg phân bò/ngày, nhưng vì 4 ngày mới phải cho ăn một lần, nên mỗi lần cho ăn sẽ cần 4 kg phân bò/m2 Trùn.
Một con bò trưởng thành nếu nuôi nhốt ở nhà một ngày ta sẽ thu được 10kg phân.
Nếu bác nào quan tâm hơn nữa thì xin mời về trang trại nhà em thăm quan. Nhà em hiện đang nuôi hơn 100 con Bò và 500m2 Trùn, Gà thì nhiều vô số. Các bác quan tâm xin liên hệ: Trang trại Trùn quế tại địa chỉ: Km0, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. ĐT: 0985 057 923.
thật là ngưỡng mộ, bác có thể chia sẻ kinh nghiệm của bác khi bác nuôi tới 100 con bò được không bác? bác nuôi 100 con bò thì diện tích trồng cỏ của bác là bao nhiêu vậy ạ? :9^:
 

gà nhà mình chả ăn giun. Mấy hôm xách nước vôi ra chỗ đất ẩm, đổ vào, một lúc sau đào được nhiều giun lắm nhưng chỉ có bọn ngan là khoái khẩu giun thôi.
Mình nuôi ít gà, giờ đang cho ăn 100% lúa và cám ngô. Bán cũng chả lãi mấy nhưng nuôi lấy kinh nghiệm. Giờ đang muốn tìm hiểu các thức ăn khác để mở rộng.
Nếu thế cho gà ăn trùn chắc phải xay cùng cám ra thành viên nhỉ?
 
gà nhà mình chả ăn giun. Mấy hôm xách nước vôi ra chỗ đất ẩm, đổ vào, một lúc sau đào được nhiều giun lắm nhưng chỉ có bọn ngan là khoái khẩu giun thôi.
Mình nuôi ít gà, giờ đang cho ăn 100% lúa và cám ngô. Bán cũng chả lãi mấy nhưng nuôi lấy kinh nghiệm. Giờ đang muốn tìm hiểu các thức ăn khác để mở rộng.
Nếu thế cho gà ăn trùn chắc phải xay cùng cám ra thành viên nhỉ?

băm nhiễn nhiễn trùn ra rồi đỗ nước vào khuấy rồi đổ cám vào trộn cho nó ăn đi bạn

gì mà ngày cho 3 bữa
gà ăn nhìu trùn quá ko tốt đâu à
Ngày cho ăn 3 cữ trộn vs cám mập thù lù chứ ko có chết

cho ngày ăn 3 bữa bởi vậy gakochet đọc ngược lại là chết ko còn gà :))
bạn cho gà ăn trùn như vậy chưa mà nói gà chết, ko có trùn cho gà ăn là khác
 
Ngày xưa có đọc bài là những người đi tìm trầm thường có một lọ bột giun tán, những tù nhân còn đào giun để ăn thì mới đủ sức khỏe và chống bệnh tật ở báo tri thức trẻ.
Trời mưa ở những chỗ nền đất ngoài này vẫn có những con giun rất to trồi lên, nhìn sợ lắm, không biết có phải loại giun đó không.
.
Thật ra việc sợ và ghê là do cảm giác, con trùn hổ mà đặt là rắn đất chắc hot hàng ngay ấy mà, mình ăn con đó xào rồi ngon mà có thấy cái gì đâu. 110% tinh chất từ thiên nhiên. sợ mỗi con gì ăn có độc thôi
 
Mình cũng biết thế, biết là con giun không có hại và là bạn tốt của nhà nông. Nhưng không hiểu sao nhìn thấy là sợ, ngày bé học sinh học sinh học cô giáo cho mổ giun, mình ngồi một góc khóc tu tu. Hôm trời mưa bọn bạn bắt giun dọa, vừa vào đến cửa lớp là mình ngất.
Từ hồi nuôi cá cảnh, cho ăn bằng bọn giun bé tí, màu đỏ đỏ ấy thì đỡ sợ. Bây giờ lại nuôi ít ngan, cho ăn bọn giun nhỏ nhỏ thì ok. Nhưng những con giun đất to thì vẫn nổi da gà, có lúc giật mình tí cuốc vào chân.
Sắp tới mình cũng sẽ thử nuôi giun, chắc tiếp xúc nhiều sẽ quen thôi.
 
Mình cũng biết thế, biết là con giun không có hại và là bạn tốt của nhà nông. Nhưng không hiểu sao nhìn thấy là sợ, ngày bé học sinh học sinh học cô giáo cho mổ giun, mình ngồi một góc khóc tu tu. Hôm trời mưa bọn bạn bắt giun dọa, vừa vào đến cửa lớp là mình ngất.
Từ hồi nuôi cá cảnh, cho ăn bằng bọn giun bé tí, màu đỏ đỏ ấy thì đỡ sợ. Bây giờ lại nuôi ít ngan, cho ăn bọn giun nhỏ nhỏ thì ok. Nhưng những con giun đất to thì vẫn nổi da gà, có lúc giật mình tí cuốc vào chân.
Sắp tới mình cũng sẽ thử nuôi giun, chắc tiếp xúc nhiều sẽ quen thôi.

Bạn cứ coi đó là 1 con vật có ích đem tiền đến cho mình không có nó mình có ít tiền để sài là yêu ngay ấy mà
 
Bạn cứ coi đó là 1 con vật có ích đem tiền đến cho mình không có nó mình có ít tiền để sài là yêu ngay ấy mà

Mình vẫn coi thế, nhưng hình như cái sợ này là do thần kinh ấy.
Mình mới đi thăm một chỗ nuôi gà, họ cho ăn cám đến 1 tháng tuổi. ngoài 1 tháng thì ăn cám ngô với trùn. 4,5 tháng xuất chuồng, mỗi lứa 1500 con.
Nhìn thấy bọn giun quế hồng hồng, rất sai. Nó cứ trườn trườn lên nhau, nhìn rất hãi.
Mai thứ 7, mình ra xin một ít về nuôi thử. hihi. Quyết tâm, quyết tâm!
 
Mình vẫn coi thế, nhưng hình như cái sợ này là do thần kinh ấy.
Mình mới đi thăm một chỗ nuôi gà, họ cho ăn cám đến 1 tháng tuổi. ngoài 1 tháng thì ăn cám ngô với trùn. 4,5 tháng xuất chuồng, mỗi lứa 1500 con.
Nhìn thấy bọn giun quế hồng hồng, rất sai. Nó cứ trườn trườn lên nhau, nhìn rất hãi.
Mai thứ 7, mình ra xin một ít về nuôi thử. hihi. Quyết tâm, quyết tâm!

bạn năm nay nhiêu tuôi rồi mà lên đây kẻ lể sơ như con nít vậy.
Mình đã ăn cháo trùn hổ ngon hơn cháo gà nhiều, con về giun thì ở quê mình có vài người nuốt giun để trị bệnh đó, nút giun sống
 
trùn đất dùng bồi bổ cho người ốm dậy và làm thuốc chữ cao huyết áp tốt lắm á
sách đông y gọi là Địa Long cơ mà :lol:
 
Đây là đặc tính sinh học của trùn quế nè mấy Bác.

ĐẶC TÍNH SINH LÝ HỌC CỦA TRÙN QUẾ


Giới thiệu
Giun đất là một trong những loài động vật không xương sống, cổ xưa nhất trên trái đất. Ở Mỹ, đã phát hiện hóa thạch giun 550 triệu năm. Giun đất (tên khoa học là Lumbricus terrestris) sống trong lòng đất, ở độ sâu tối đa 2 m. Cơ thể chúng dài từ 9 - 30 cm, bao gồm nhiều ngăn nhỏ có tên là Annuli. Các Annuli này có cấu trúc nhấp nhô, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ giúp cho giun bám chặt vào đất, nhờ đó giun mới di chuyển được. Khoảng 1/3 chiều dài cơ thể giun là một dải mềm có tên gọi là Clitellum, chịu trách nhiệm tiết chất nhờn dính, trong suốt, bao phủ lấy thân giun.


Giun đất có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với khoảng 4.500 loài, trong đó ở Việt Nam có trên 110 loài, nhưng chỉ có sáu tới tám loài được nuôi để sử dụng và sản xuất phân bón. Trong số đó có loài Eisenia Fetida (giun Quắn) và đặc biệt là loài Perionyx Excavatus(thường gọi là giun đỏ hay giun Quế) là được nuôi phổ biến nhất.
Giun quế

Giun Quế thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun Quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ ở Philippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).

Trùn giống Tân Định
Kích thước
Giun Quế có kích thước tương đối nhỏ. Khi trưởng thành, chúng có độ dài vào khoảng 10 –15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 1 – 2 mm, có màu từ nâu đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất, đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.


Cấu tạo cơ thể
Trong cơ thể giun Quế, nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất thô khoảng 15 – 20 %. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70 %, Lipid: 7 – 8 %, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12 %. Giun Quế không có phổi, mà hô hấp qua da, nên nếu da khô là giun bị chết. Chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó.


Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
Điều kiện sống
Giun Quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun Quế trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao, chúng cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.

Trong tự nhiên, giun Quế thích sống nơi ẩm ướt và có độ pH ổn định, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Qua các thí nghiệm thực hiện, cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi. Chúng rất ít có mặt trên các đồng ruộng canh tác, dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ. Có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện độ ẩm thường xuyên.
Thức ăn
Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn, sẽ hấp dẫn chúng hơn. Chúng sẽ ngửi được và tự tìm đến.

Sinh sản
Giun Quế là sinh vật lưỡng tính - chúng có cả cơ quan sinh dục đực lẫn sinh dục cái. Đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể. Mặc dù vậy, chúng không thể tự sinh sản được mà phải tìm một con khác để trao đổi tinh trùng, giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con. Giun trưởng thành khi được bốn tuần tuổi và bắt đầu trồi lên mặt đất để giao phối. Khi giao phối, hai con giun nằm ngược đầu với nhau, đóng tất cả các cơ quan kích thích khác, nên không phản ứng với ánh sáng và tiếp xúc. Một lượng lớn chất nhầy được cả hai tiết ra, nhờ đó giun trao đổi tinh trùng. Sau khi giao phối khoảng 1 giờ, hai cá thể tách rời nhau ra và ai đi dường nấy. Lúc này, các Clitellum bắt đầu tiết ra một chất đặc biệt, tạo nên chiếc kén chứa trứng của giun và tinh trùng của bạn tình. Kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén chứa từ 5 – 15 trứng, kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi nhú ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang nâu nhạt rồi vàng nhạt. Chiếc kén dài 2 mm này tuột ra khỏi đầu giun và đóng lại, tạo thành hình hạt bông cỏ. Toàn bộ quá trình sinh sản diễn ra trong chiếc kén này - Đây là hình thức tiến hóa nhằm chống lại hiện tượng tự sinh sản.

Sau 2 – 3 tuần, giun con tự chui ra theo đầu kén. Khi mới nở, giun con nhỏ như đầu kim, có màu trắng, dài khoảng 2 – 3 mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng cặp đôi và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu nâu đỏ hoặc mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
Giun Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Cứ một tuần đẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở, sau 3 tháng giun trưởng thành. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm.
 
và có thể do hồi xưa đói quá nên nút trùn nữa bác, :huh:

thế là bạn sai lầm roài, hớ hớ. hồi xưa nhà giàu mới uống thuốc chế từ trùn, nhà nghèo đào đc cho gà ăn thôi, tại đâu biết công dụng của nó
trong thịt trùn có rất rất nhiều loại enzym và axit amin quý mà các loại thịt động vật ko có đc
Chưa kể đạm trùn là đạm dễ tiêu hoá nữa

Giúp cho cơ thể con người dễ tổng hợp dưỡng chất và tăng sức đề kháng :5^:

Giống như thịt con cóc ấy, trẻ em còi xương, suy dinh dương có ăn thịt bò vô cũng ko hấp thụ đc bao nhiêu
Nhưng nếu ăn thịt cóc (cóc tự nhiên, ko phải cóc nuôi) một thời gian tự động có da có thịt, mập mạp hồng hào ngay
Mấy cha khoa học thì khuyên đừng ăn thịt cóc, ăn thịt bò thịt heo tốt hơn. Nhưng mấy cha nội đó làm gì đc kiểm chứng thực tế. Với lại trình độ mấy cha đó chẳng qua có cái bằng cấp chứ có nghiên cứu ma gì đâu
 
thế là bạn sai lầm roài, hớ hớ. hồi xưa nhà giàu mới uống thuốc chế từ trùn, nhà nghèo đào đc cho gà ăn thôi, tại đâu biết công dụng của nó
trong thịt trùn có rất rất nhiều loại enzym và axit amin quý mà các loại thịt động vật ko có đc
Chưa kể đạm trùn là đạm dễ tiêu hoá nữa

Giúp cho cơ thể con người dễ tổng hợp dưỡng chất và tăng sức đề kháng :5^:

Giống như thịt con cóc ấy, trẻ em còi xương, suy dinh dương có ăn thịt bò vô cũng ko hấp thụ đc bao nhiêu
Nhưng nếu ăn thịt cóc (cóc tự nhiên, ko phải cóc nuôi) một thời gian tự động có da có thịt, mập mạp hồng hào ngay
Mấy cha khoa học thì khuyên đừng ăn thịt cóc, ăn thịt bò thịt heo tốt hơn. Nhưng mấy cha nội đó làm gì đc kiểm chứng thực tế. Với lại trình độ mấy cha đó chẳng qua có cái bằng cấp chứ có nghiên cứu ma gì đâu
Bác nói khá chuẩn. chắc không cần phải chỉnh. :9^:
 


Back
Top