Ổi bị bệnh gì?

  • Thread starter Trojan
  • Ngày gửi
Gia đình tôi có trồng một vườn ổi rất sai quả. Khi ổi còn nhỏ gia đình đã phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh rồi nhưng khi ổi lớn lên là không ăn được. Nguyên do là khi ổi xanh thì không ăn được, ổi chín lại có rất nhiều bọ ở bên trong. Vậy xin hỏi mọi người trên diễn đàn ổi của gia đình tôi bị bệnh gì và cách khắc phục hiện tượng trên. Xin cảm ơn.
 


Theo như lời bạn nói đó là loại ruồi vàng đục quả, loại ruồi nầy thường xuất hiện nhiều vào nhữnh ngày trời nắng ráo, ruồi thường đẻ trứng trên những quả ổi già sau khi trứng nở dòi chui vào bên trong ăn gặm phần thịt quả làm cho quả ổi bị thối,
Cách phòng trừ,cắt tỉa cành tạo cho vườn thông thoáng, dùng bả để diệt ruồi, dùng quả cam tươi bổ làm đôi vét bớt nước sau dó nhúng vào dung dịch thuốc trừ sâu, cách pha thuốc( 1 phần thuốc pha với 1 phần nghìn nước) sau đó nhúng quả cam vào và treo lên cây, nếu khi thấy ruồi xuất hiện nhiều nên dùng thuốc để phun nên phun vào sáng sớm, dùng các loại thuốc actera,dylan,catex....chúc thành công nhé.
<!-- / message -->
<!-- controls -->
progress.gif
 
Ở miền nam, để có trái đẹp thường người ta sử dụng bao nilong bao trái lúc còn non để khắc phục hiện tưởng trên nhưng cần chú ý về mặt môi trường
Đối với các loại ổi, 100% vườn cây đều được nông dân dùng bao ni lông bọc trái cho đến khi thu hoạch, nhằm tránh sâu bệnh và thuốc trừ sâu. Điều đáng nói là sau khi thu hoạch, chủ vườn không có biện pháp tiêu hủy bao ni lông mà vứt bừa bãi xuống các dòng kênh rạch. .
Để nâng cao chất lượng cây ăn quả, trong vài năm quần đây, một số nhà vườn ở Tiền Giang đã áp dụng phương pháp bao trái bằng túi nilong, giấy bao ximăng cho một số loại trái cây như: mận, ổi, xoài, nhãn... Theo các nhà vườn, việc bao trái đã tránh được tình trạng ruồi đục trái và các loại sâu bệnh gây hại khác. Đồng thời, còn giúp cho trái cây có trọng lượng trái to, giữ được vỏ trái láng, bóng đẹp, hạn chế phun thuốc để giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và taọ ra sản phẩm an toàn, bán được giá cao là những yếu tố hấp dẫn nhà vườn. Anh Nguyễn Văn Tài, xã An Cư , huyện Cái Bè cho biết, anh trồng 0,5 ha mận trắng sữa. Trước đây, khi vườn mận của anh chưa áp dụng biện pháp bao trái, tỉ lệ trái mận bị sâu gây hại khoảng 50% tổng sản lượng thu hoạch. Từ khi áp dụng biện bao trái mận bằng túi nilong, tỉ lệ sản lượng thu hoạch hư hao chỉ còn khoảng 5% tổng sản lượng thu hoạch. Anh còn cho biết thêm, nếu không bao trái thì các thương lái sẽ không thu mua hoặc mua với giá rất thấp.
 
Có ai biết chỗ nào bán loại bẫy ruồi vàng này không nhỉ, giá bao nhiêu một chiếc, mình đang cần mua để treo vào vườn cam mà chẳng biết chỗ nào bán cả
4.jpg
 

Có ai biết chỗ nào bán loại bẫy ruồi vàng này không nhỉ, giá bao nhiêu một chiếc, mình đang cần mua để treo vào vườn cam mà chẳng biết chỗ nào bán cả
4.jpg
Đây là bẫy người ta tự làm, mình cũng tự làm được, dùng chai nhựa cắt hai bên rồi cho thuốc nhử ruồi vàng vào là được dùng thuốc vizubon -D, ruồi chết nhiều thì thôi rồi.
Agriviet.Com-images_%25286%2529.jpg
 


Back
Top