Phân bón cá làm từ cá nước ngọt tốt hay cá biển tốt?

  • Thread starter Hoàng Thuý
  • Ngày gửi
Các bác cho em hỏi là phân bón làm từ cá thì loại từ nước ngọt tốt hay từ nước biển tốt, độ tươi của cá có ảnh hưởng tới chất lượng phân cá không?
 


đã tìm hiểu rất nhiều và đã lên kế hoạch thực hiện nhưng cũng chỉ có kiến thức sách vở, ké bạn 1 vé theo dõi nếu ai có kinh nghiệm thực tế chia sẻ để học hỏi nhé:rolleyes:
 
- Phân cá thì sử dụng cá nước ngọt là tốt nhất, vì sử dụng cá nước mặn nhiều khi người ta ướp muối khi bán ở chợ hoặc trong quá trình đánh bắt, tồn trữ bị nhiễm nhiều muối thì phân cá làm ra có muối ăn, bón vào đất lâu ngày làm hư đất, nếu phân cá có độ mặn cao khi phun lên cây sẽ làm ảnh hưởng đến cây theo chiều hướng xấu đặc biệt là các loại cây mẫn cảm với Cl- và Na+ như các loại cây gia vị, cây hương liệu, Sầu riêng, Cà phê, cây cam chanh quýt bưởi.
- Cá tươi hay cá ươn làm ra phân cá không thấy khác biệt khi tưới cho cây.
- Lưu ý là phân cá tưới cho cây rất tốt nhưng khi sử dụng với lượng lớn và thời gian dài trên cây trồng sẽ dẫn đến hiện tượng nghiện sinh học, tức là cây sau một thời gian tưới phân cá thì bón phân Ure hay các loại phân đạm khác cây cứ trơ ra, không chuyển đổi được các loại đạm này trong cây. Cứ phải tưới phân cá mới chịu tốt. Vì vậy khi tưới phân cá phải cân nhắc
+ Thích hợp tưới cho các loại rau hoặc cây ngắn ngày.
+ Đối với cây công nghiệp, cây kiểng và cây ăn trái thì khi ngưng phân cá cây phải mất một thời gian để "cai nghiện" giai đoạn này cây sẽ còi cọc không có năng xuất, vậy khi quyết định nuôi nhóm cây này bằng phân cá thì phải nuôi nó dài dài bằng phân cá chứ nếu mà chỉ làm được một thời gian thì không nên tưới phân cá.
Đã một thời nhà tôi trồng tiêu, tưới toàn phân cá mãi sau này mới biết tại sao lúc đầu thì cây rất sung nhưng sau bón phân lại cứ trơ ra không có tác dụng.
 
- Phân cá thì sử dụng cá nước ngọt là tốt nhất, vì sử dụng cá nước mặn nhiều khi người ta ướp muối khi bán ở chợ hoặc trong quá trình đánh bắt, tồn trữ bị nhiễm nhiều muối thì phân cá làm ra có muối ăn, bón vào đất lâu ngày làm hư đất, nếu phân cá có độ mặn cao khi phun lên cây sẽ làm ảnh hưởng đến cây theo chiều hướng xấu đặc biệt là các loại cây mẫn cảm với Cl- và Na+ như các loại cây gia vị, cây hương liệu, Sầu riêng, Cà phê, cây cam chanh quýt bưởi.
- Cá tươi hay cá ươn làm ra phân cá không thấy khác biệt khi tưới cho cây.
- Lưu ý là phân cá tưới cho cây rất tốt nhưng khi sử dụng với lượng lớn và thời gian dài trên cây trồng sẽ dẫn đến hiện tượng nghiện sinh học, tức là cây sau một thời gian tưới phân cá thì bón phân Ure hay các loại phân đạm khác cây cứ trơ ra, không chuyển đổi được các loại đạm này trong cây. Cứ phải tưới phân cá mới chịu tốt. Vì vậy khi tưới phân cá phải cân nhắc
+ Thích hợp tưới cho các loại rau hoặc cây ngắn ngày.
+ Đối với cây công nghiệp, cây kiểng và cây ăn trái thì khi ngưng phân cá cây phải mất một thời gian để "cai nghiện" giai đoạn này cây sẽ còi cọc không có năng xuất, vậy khi quyết định nuôi nhóm cây này bằng phân cá thì phải nuôi nó dài dài bằng phân cá chứ nếu mà chỉ làm được một thời gian thì không nên tưới phân cá.
Đã một thời nhà tôi trồng tiêu, tưới toàn phân cá mãi sau này mới biết tại sao lúc đầu thì cây rất sung nhưng sau bón phân lại cứ trơ ra không có tác dụng.
Bạn có thể cho mình biết lý do vì sao bạn biết phân cá sử dụng cho cây rất tốt và theo mình biết thì giá thành cũng khá rẻ mà sau 1 thời gian sử dụng trên vườn tiêu bạn lại ko tiếp tục sử dụng lại chuyển sang sử dụng phân HH vậy? Mình ko có ý nghi ngờ mà chỉ muốn biết nguyên nhân thật sự để rút kn bạn nhé.
Ah, mình có đọc bên dd về tiêu thấy một số thành viên kỳ cựu lại nói độ tươi của cá ảnh hưởng rất nhiềđén chất lượng phân. Vấn đề này làm mình thật sự băn khoăn vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành sản xuất phân
 
Bạn có thể cho mình biết lý do vì sao bạn biết phân cá sử dụng cho cây rất tốt và theo mình biết thì giá thành cũng khá rẻ mà sau 1 thời gian sử dụng trên vườn tiêu bạn lại ko tiếp tục sử dụng lại chuyển sang sử dụng phân HH vậy? Mình ko có ý nghi ngờ mà chỉ muốn biết nguyên nhân thật sự để rút kn bạn nhé.
Ah, mình có đọc bên dd về tiêu thấy một số thành viên kỳ cựu lại nói độ tươi của cá ảnh hưởng rất nhiềđén chất lượng phân. Vấn đề này làm mình thật sự băn khoăn vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành sản xuất phân
Phân cá khi tưới cho tiêu giai đoạn cây tiêu chưa có trái thì cây lên rất nhanh, cành lá xum xuê nhưng đến giai đoạn có trái nếu tưới phân cá thì cây ra toàn lá, trái chỉ ra lác đác. với lại cây những khu tưới phân cá cây bị bệnh chết chậm nhiều hơn, cái nữa nếu tưới phân cá thì đợt bón phân sau đó cây tiêu không hấp thu được Ure, cái khó nữa là nguồn cá tạp và phụ phẩm cá không phải khi nào cũng có để làm phân cá đâu. Lúc nhiều lúc ít, lúc người ta cho không, có lúc phải bỏ tiền ra tranh nhau mua đó bạn.
- Còn độ tươi của cá thì thật sự là tôi không thấy khác biệt gì khi tưới cho cây cả. Những người khác bảo là ảnh hưởng đến chất lượng mà nó ảnh hưởng như thế nào thì phải nói rõ ra mới biết. Về cảm quan hay hiệu quả khi tưới cho cây??
 
Phân cá khi tưới cho tiêu giai đoạn cây tiêu chưa có trái thì cây lên rất nhanh, cành lá xum xuê nhưng đến giai đoạn có trái nếu tưới phân cá thì cây ra toàn lá, trái chỉ ra lác đác. với lại cây những khu tưới phân cá cây bị bệnh chết chậm nhiều hơn, cái nữa nếu tưới phân cá thì đợt bón phân sau đó cây tiêu không hấp thu được Ure, cái khó nữa là nguồn cá tạp và phụ phẩm cá không phải khi nào cũng có để làm phân cá đâu. Lúc nhiều lúc ít, lúc người ta cho không, có lúc phải bỏ tiền ra tranh nhau mua đó bạn.
- Còn độ tươi của cá thì thật sự là tôi không thấy khác biệt gì khi tưới cho cây cả. Những người khác bảo là ảnh hưởng đến chất lượng mà nó ảnh hưởng như thế nào thì phải nói rõ ra mới biết. Về cảm quan hay hiệu quả khi tưới cho cây??
tks bác đã trả lời rất nhiệt tình giúp mình nhé, nhờ những kinh nghiệm này của bác ae có thể tìm cách phòng tránh những nhược điểm của phân cá để có thể sử dụng hiệu quả hơn. nguồn cá thì mình xác định chi phí khoảng 12-13k/ký và có thể đảm bảo nên chỉ xem nó có hiệu quả so với chi phí để sử dụng ko thôi. bạn trồng tiêu chắc cũng có biết bác Minh Vịnh bên diễn đàn giá tiêu chứ, nếu mình nhớ ko nhầm thì bác ấy có nói về cá ươn và nó ảnh hưởng đến hàm lượng protein có trong phân, hiện tại mình ko có thời gian để tìm và trích lại để bạn xem vì topic đó khá dài nên chỉ có thể nói khái quát như vậy thôi.
 
Tiện đây các bác cho em hỏi, tỷ lệ N:p:K như nào là phù hợp nhất với cây trồng vậy. Em đang dùng phân cá có tỷ lệ % N,P,K là 2:4:0.2 thì cây vàng chéo, thấy mấy bác khuyên là nên dùng thêm ure để cân bằng cho cây.
 

Bạn nên dùng phân eco_ nereo được làm từ cá . Nhập khẩu từ mỹ. Dung rất hiệu qủa. Mình cũng đang dùng loại này. Nếu bạn quan tâm co thể ll 0987716550.
 
Phân cá khi tưới cho tiêu giai đoạn cây tiêu chưa có trái thì cây lên rất nhanh, cành lá xum xuê nhưng đến giai đoạn có trái nếu tưới phân cá thì cây ra toàn lá, trái chỉ ra lác đác. với lại cây những khu tưới phân cá cây bị bệnh chết chậm nhiều hơn, cái nữa nếu tưới phân cá thì đợt bón phân sau đó cây tiêu không hấp thu được Ure, cái khó nữa là nguồn cá tạp và phụ phẩm cá không phải khi nào cũng có để làm phân cá đâu. Lúc nhiều lúc ít, lúc người ta cho không, có lúc phải bỏ tiền ra tranh nhau mua đó bạn.
- Còn độ tươi của cá thì thật sự là tôi không thấy khác biệt gì khi tưới cho cây cả. Những người khác bảo là ảnh hưởng đến chất lượng mà nó ảnh hưởng như thế nào thì phải nói rõ ra mới biết. Về cảm quan hay hiệu quả khi tưới cho cây??
Thấy các ACE thảo luận sôi nổi quá cho mình ké chút xíu nhen. Về lý thuyết mà nói thì nếu cùng hai loại cá giống nhau, kích cỡ giống nhau chỉ khác nhau về độ tươi của nguyên liệu ban đầu trước khi đem vào chế biến phân cá. Thì có thể khẳng định rằng cá càng tươi thì cho chất lượng phân càng tốt. Bởi lẽ bản chất của quá trình sản xuất phân cá là quá trình thủy phân cơ thịt cá (chủ yếu protein) dưới tác động của các men (protease) để thủy phân protein thành các polypeptide, peptide, a xít amin. Chất lượng phân cá được đánh giá dựa vào thành phần và hàm lượng các a xít amin. Đây là những chất dinh dưỡng ở dạng đơn giản nhất mà cây trông có thể hấp thụ một cách dễ dàng khi bón thông qua đường lá hoặc rễ. Nếu nguyên liệu bị ươn hoặc độ tươi kém thì một phần các chất dinh dưỡng của thịt cá khi bị thủy phân bị phân hủy thành các hợp chất khác như NH3, skatol, indon,...trong đó có các a xít amin cũng sẽ bị phân hủy, gây tổn thất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu đem cá ươn đi chế biến phân cá sẽ không tốt bằng cá tươi. Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế có người sử dụng và khẳng định là không có sự khác biệt thì điều này có thể cần được kiểm chứng thêm bằng các thí nghiệm mang tính khoa học hơn. Ví dụ: Mua cùng một lô nguyên liệu đồng nhất về tiến hành làm phân cá, sau đó chia đôi, một lô làm khi nguyên liệu còn tươi, lô kia làm khi nguyên liệu bị ươn. Sau đó cùng sử dụng trên hai mẫu song song và so sánh kết quả. Làm như vậy sẽ cho kết quả chính xác hơn.
 


Back
Top