Thảo luận PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI Ở SƠN LA...TẠI SAO KHÔNG?

  • Thread starter trai rừng
  • Ngày gửi
Thưa các ACE trên diễn đàn.
Trang AGRIVIET là trang mạng mà tôi không thể bỏ qua mỗi khi ngồi vào máy tính, nó cũng như trang tin tức 24h và trang mạng xã hội Facebook vậy. Tuy nhiên tôi cũng chưa đóng góp được gì cho diễn đàn. Hôm nay nhân dịp tôi khai trương cửa hàng "Dịch vụ thú y và con giống", tôi lên diễn đàn có lời chúc sức khỏe tới các thành viên trên diễn đàn, chúc cho diễn đàn ngày càng phát triển, chúc các bạn thành công.
Chăn nuôi là sự đam mê và là mơ ước lớn nhất của cuộc đời tôi, chính vì vậy mà tôi quyết định theo học chuyên ngành chăn nuôi thú y ở trường CĐ Nông lâm Bắc Giang. Tôi hay trêu đùa vời bạn bè rằng "Tôi ra đi tìm đường cho ngành chăn nuôi phát triển ở Sơn La, sau khi ra trường tôi sẽ mang hết những gì mà ở dưới xuôi có về quê tôi...". Tuy nhiên tôi ra trường đã được 5 năm và bây giờ cũng chỉ luẩn quẩn với đống tài liệu ở trên bàn, với những công văn, những quyết định, thông tư, nghị định...
Tôi xin quay lại với tiêu đề "PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI Ở SƠN LA...TẠI SAO KHÔNG?". Sở dĩ tôi nói như vậy thì không nói ra thì ai cũng biết. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây thì ngành chăn nuôi ở Sơn La cũng có những thay đổi đáng kể, cũng có những cơ sở chăn nuôi phát triển theo quy mô công nghiệp và theo quy mô hộ gia đình. Xong, so với nhu cầu thị trường thì vẫn là quá ít và chưa thật sự trở thành hàng hóa. Lý do ư?
- Trình độ dân trí thấp: Dân số ở SL chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, có chăng cũng chỉ là tham gia lớp tập huấn ngắn hạn, không chịu tìm hiểu thực tế ở bên ngoài và các kênh khác như: buổi sáng ở kênh VTV2 có CT "Bạn của nhà nông" thì mở vtv6 xem phim; đến buổi tối ở kênh vtv1 có thời sự thì mở kênh vtv2 xem phim...=> Không chịu học hỏi kinh nghiệm thực tế.
- Địa lý: Do đặc thù là tỉnh miền núi, đường xá đi lại khó khăn vì vậy trong quá trình làm ra sản phẩm thì cũng khó tiêu thụ ở 1 số huyện vùng sâu vùng xa => Không chịu tìm hiểu thị trường.
- Thiếu vốn: Vấn đề này thì ở đâu cũng vậy. Tuy nhiên với chăn nuôi quy mô nhỏ thì người dân thừa sức mà đầu tư vì người dân vẫn mua được xe máy, tủ giường, ti vi đắt tiền sau khi thu hoạch ngô sắn => không chịu đầu tư. Đó là những lý do trong vô bàn lý do mà người dân gặp phải. Tuy nhiên, với những khó khăn đó thì người dân có thể khắc phục được. Bởi ở SL có những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi như:
- Thị trường tiêu thụ: Cung chưa đủ cầu, giá bán vẫn cao hơn so với nơi khác
- Thức ăn từ nguồn nông nghiệp: Nhiều, giá rẻ, tự cung cấp được
- Nước sinh hoạt, chăn nuôi không phải mất tiền (hoặc đầu tư ít), điện sinh hoạt thì rẻ hơn so với nơi khác
- Thời gian lao động nhàn dỗi dài, tận dụng lđ người nhà, nếu thuê thì cũng rẻ.
- Dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi ít, khí hậu trong lành, mật độ chăn nuôi ít.
Còn đối với tôi. Có lẽ cũng xuất phát từ tư tưởng nhà nông của cha mẹ, bao năm làm nông vất vả nuôi các con ăn học nên muốn cho con cái được an nhàn, nhưng sự đam mê và những ước mơ của mình, hàng ngày tôi vẫn canh cánh về những con gà, con lợn...Cũng có những góp ý, tôi vẫn có thể phát triển chăn nuôi được, nhưng vốn ban đầu lấy đâu ra, thời gian thì ở cơ quan 8 tiếng/ngày rồi. Gia đình giúp đỡ thì không được vì mọi của cải bố mẹ đã dồn cho các con ăn học hết rồi, đồng lương thì ít, ăn chưa đủ thì lấy đâu ra mà có dư. Tôi kể ra đây không phải là tôi mong mọi người giúp đỡ về vật chất, tôi chỉ mong những ace nào trên diễn đàn được đọc bài viết của tôi thì tham gia đóng góp ý kiến với những lời chân thành, khách quan nhất để tôi có những hướng đi để theo đuổi những ước mơ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn.
 


Bạn nói đúng lắm. Phát triển chăn nuôi ở Sơn La
nhất định thành công, có lãi nhiều. Bạn đã nêu
ra những lợi thế của Sơn la.

Tôi đề nghị bạn đầu tư chăn nuôi: Trâu Bò, Lợn Gà,
Cá và Ba ba. Những con đó tận dụng lợi thế đất rộng
người thưa, và sông suối có độ cao, dễ thay nước.
Phải cải tạo đồi núi hoang, đất rẫy rẻ tiền thành
đất trồng trọt có giá trị bằng cách thuê máy xúc máy
ủi làm thành ruộng bậc thang. Trồng cỏ và những cây
đậu để làm thức ăn gia súc. Cứt đái Trâu Bò, Lợn Gà
lại bón cho cây. Xây những hồ chứa nước trên núi, và
những ao bậc thang thấp hơn.

Thuận lợi nhiều, nhưng khó khăn nhất là vốn. Vốn thì
phải đi vay. Vay thì phải trả lãi. Lãi này trích ra ở
đầu ra của chăn nuôi.

Không vay được, thì chấm dứt, hết chuyện.
 


Back
Top