Phát triển HTX dịch vụ NN, Hướng đi cho NN Việt Nam

  • Thread starter kvandiep
  • Ngày gửi
Nếu việc thuê, mua đất để tạo thành một cánh đồng lớn gặp khó khăn, vậy thì hãy làm thuê cho nông dân trên tất cả những cánh đồng nhỏ

Từ các HTX nông nghiệp cũ bắt đầu từ những những cửa hàng vật tư nông nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bvtv. đến nay ở chỗ mình đã có nhiều HTX đầu tư mua máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp... để làm dịch vụ cho bà con nông dân xã viên. Làm dịch vụ từ khâu cày bừa, làm mạ, cho tới cấy người dân chỉ cần ra đồng nhận ruộng đã cấy xong. phun thuốc trừ sâu và lấy nước cũng làm dịch vụ rồi .Tới thời kỳ thu hoạch lại làm dịch vụ gặt đập liên hợp bà con chỉ việc đứng đầu bờ nhận thóc. làm ruộng bây giờ chỉ cần bón phân với làm cỏ thôi.

Nếu tiến thêm một bước nữa làm trọn gói thì người dân chỉ cần ra ruộng nhận sản phẩm thôi, còn HTX thì có cả cánh đồng lớn để áp dụng máy móc vào.
Tuy vậy các HTX hiện nay còn thiếu vốn đầu tư thiết bị, thiếu kỹ thuật vận hành. Khâu làm cỏ, bón phân tốn nhiều công lao động dẫn tới giá dịch vụ cao nên khó áp dụng với cây lúa. Xong nếu có đủ vốn và kỹ thuật việc thuyết phục người dân trồng cây giá trị cao là không quá khó.

Tại sao phải hợp tác với HTX làm dịch vụ chứ không phải doanh nghiệp tự làm? vì HTX có tiếng nói trong dân hơn doanh nghiệp nhiều.
 
Theo tôi thì mô hình HTX cỡ vừa và nhỏ hoàn toàn phù hợp với tình hình nông nghiệp của ta hiện nay. Nó dễ dàng tiếp cận thị trường là người nông dân và sẽ được địa phương ủng hộ. Tôi nghĩ 2 ưu điểm đó các mô hình Doanh Nghiệp không có được.
Vấn đề..."bán tới mùa" ...nó vốn là chuyện bình thường ở Xã. HTX muốn bán được hàng, muốn cung cấp dịch vụ cho người nông dân bắt buột phải tuân thủ cuộc chơi chung.
Mô hình HTX khó nằm ở chổ, không phải ai cũng hiểu hết quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào HTX, vì vậy rất dễ xảy ra va chạm tranh chấp quyền lợi cá nhân hơn mô hình DN.
Hiện nay ở thôn quê xa xôi miền tây, các dịch vụ hầu như đều có các Cá nhân nhận làm trọn gói. Từ phun xịt thuốc, cưa cây, thu hoạch, vét mương, lặn đất, lên bờ đê đều có tất tần tật. Nhưng hạn chế của Cá nhân là thiếu sự phối hợp đồng bộ. Vì vậy tôi vẫn nghĩ mô hình HTX cỡ vừa và nhỏ rất phù hợp với phát triển nông nghiệp hơn mô hình khác, có lẽ nó là giải pháp tối ưu nhất trong giai đoạn này!
 
Chức danh chủ nhiệm HTX, nay là Giám đốc HTX, không phải do dân bầu từ trưởng , phó thôn hoặc cán bộ nông nghiệp xã mà là do xã viên bầu trong đại hội xã viên. Trong đại hội sẽ tiến hành bầu cử thành phần ban quản trị, thành phần ban kiểm soát. Ban quản tri, ban kiểm soát họp phiên đầu tiên bầu ra trưởng ban quản trị, giám đốc và trưởng ban kiểm soát.

.
gặp chuyên gia đây rồi. hy vọng giúp mọi người hiểu và có định hướng phát triển phù hợp.
ở phía bắc. chuyển chủ nhiệm sang giám đốc còn chậm lắm. gọi là xã viên thì đúng hơn, nhưng chỗ mình toàn bộ dân là xã viên nên mình ko phân biệt cái này, do tính chất đặc thù nên " thường là" bầu cho những ông ấy chứ ko phải "bầu từ" các ông ấy. 1ha hàng trăm hộ thì ai quản lý tốt hơn mấy ông ấy. sau này dân trí cao hơn có lẽ sẽ khác
 
Last edited by a moderator:
Back
Top