Đất nước chúng ta là một quốc gia biển, nhà nước cũng đã rất chú ý phát triển kinh tế biển từ những năm 60 của thế kỉ trước. Với lợi thế về biển, không chỉ riêng việc đánh bắt hải sản mà việc gieo trồng các loại rong, tảo cũng đã được nhà nước chú ý. Nhưng nghề gieo trồng rong tảo vẫn chưa có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vẫn chưa phát triển đúng tầm của một quốc gia biển.
Cần xác định và nêu rõ khái niệm về phát triển nông nghiệp biển đó là việc sản xuất, nuôi trồng các sinh vật biển ở dưới biển, trong biển và trên biển. Những người làm công việc này cũng cần định danh rõ đó chính là nông dân biển. Khái niệm về nông nghiệp biển rộng hơn nông nghiệp trên đất liền(hình khối) vì nông nghiệp biển sản xuất ở dưới, trong và trên biển. Trong khi nông nghiệp trên đất liền thì chỉ sản xuất trên mặt đất.
Nếu định danh rõ như vậy thì ngư dân của chúng ta vẫn đang ở vào thời kì du canh trên biển, họ chỉ biết săn bắt và hái lượm ở dưới, trong và trên biển chứa chưa định canh ở dưới, trong và trên biển để trở thành nông dân biển thực thụ.
Điều này chúng ta thấy rõ và hệ lụy của nó là sinh thái biển gần bờ của chúng ta đã cạn kiệt vì kiểu đánh bắt hủy diệt và những ngư trường xa tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngư dân nghèo quanh quẩn đánh bắt ven bờ với sản lượng ngày càng teo tóp và những làng biển nghèo hiện diện khắp nơi trên bờ biển Việt Nam trong khi chúng ta luôn luôn nói về lợi thế biển!
Nhà nước không chỉ quan tâm việc đánh bắt hải sản xa bờ mà còn khuyến khích việc nuôi trồng các loại rong, tảo biển ven bờ. Tức là hướng ngư dân định canh ven biển để trở thành một nông dân biển thực thụ. Bằng chứng rõ nhất là việc thành lập VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN HẢI PHÒNG , VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG,....đó là những nơi nghiên cứu, nuôi trồng các loại thủy hải sản Việt Nam .
Để phát triển kinh tế về phía biển, nhất thiết phải phổ cập thường xuyên kiến thức về nuôi trồng trên biển cho ngư dân ven bờ, cung cấp giống và kĩ thuật nuôi cấy rong tảo cho ngư dân. Hiện nay chúng ta đã nuôi trồng được rong sụn, rong câu,...ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên,... nhưng nếu so với một quốc gia biển như chúng ta thì vẫn chưa xứng tầm vì còn quá bé, lãng phí tiềm năng.
Nhà nước cũng nên giao quyền sử dụng biển cho ngư dân giống như việc giao quyền sử dụng đất trên đất liền, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ cho họ định canh các loại rong, tảo ven bờ. Vì chi phí gieo trồng rong tảo rất thấp, kĩ thuật đơn giản. Sở dĩ cần giao quyền sử dụng biển cho ngư dân là nhằm tránh việc tranh chấp sau này khi có quyền lợi cụ thể. Quyền sử dụng biển cũng có 5 quyền như quyền sử dụng đất và họ cũng có thể thế chấp để vay vốn làm ăn.
Khi những vườn rong tảo của nông dân biển ven bờ phủ khắp thì chắc chắn rằng sinh thái biển ven bờ sẽ phục hồi vì nó hấp dẫn các loài tôm cá đến sinh sống.
Đúng ra một quốc gia biển như chúng ta thì thực phẩm phổ biến phải là các loài rong tảo như người Nhật. Chúng ta cũng đã thông kê được trên 660 loài rong biển và khoảng 25000 loài tảo biển, được chia ra các lớp tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu,...chúng ta chưa nên bàn việc thành lập các nhà máy để chế biến sâu các sản phẩm từ rong tảo vì thực tế chúng ta vẫn chưa có gì về nguyên liệu.
Hãy đến với ngư dân ven biển trong những chiến dịch mùa hè xanh để mang đến cho họ ít nhất là những khái niệm, những kiến thức mà các bạn đã học được ở các trường đại học, cùng với kĩ thuật và giống các loài rong tảo đã được phân lập ở các viện. Xin đừng để cho kiến thức và các loài giống trở thành sản phẩm của VIỆN HÀN LÂM ĐÓNG BĂNG! Mà hãy mang đến cho họ, hướng dẫn để họ nuôi trồng thực tế trong biển. Không lâu đâu các bạn, vì tảo biển là loải thực vật hạ đẳng, có chứa sắc tố quang hợp, có khả năng quang tự dưỡng, sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển hóa chất vô cơ thành đường đơn giản tạo sinh khối và phát triển rất nhanh. Khi có sinh khối của tảo dồi dào, ngư dân có thể phát triển chăn nuôi heo, gà, vịt (giống vịt nước mặn),....Cùng với việc nuôi tảo trong biển kết hợp với việc gieo trồng các loại rong và xuất bán để có thu nhập hằng ngày. Chiến dịch mùa hè xanh năm sau các bạn quay trở lại nơi ấy để xem. Hy vọng.
Rong tảo biển có nhiều công dụng thực tế và đó là bài toán kinh tế giúp người dân miền biển thoát nghèo vì chi phí nuôi trồng rong tảo thấp, kĩ thuật đơn giản. Đồng thời nó cũng là điểm tựa vững chắc để hệ sinh thái ven bờ phát triền, tài nguyên của tổ quốc sẽ giàu lên. Còn một điểm nhấn cần bàn nơi đây đó là việc khi ngư dân( nông dân biển) ven bờ nuôi tảo với quy mô lớn thì có thể thành lập các khu nghỉ dưỡng ven bờ đầy oxi và nắng gió, vì khi tảo quang hợp sẽ tạo ra một lượng lớn oxi thải vào khí quyển. Bộ mặt ven bờ của làng biển sẽ thay đổi, đó là điều chắc chắn.
Xin hãy nắm tay nhau để cùng thực hiện di nguyện của tiền nhân, đó là việc cùng nhau xây dựng đất nước này ngày càng "ĐÀNG HOÀNG HƠN, TO ĐẸP HƠN".
Cần xác định và nêu rõ khái niệm về phát triển nông nghiệp biển đó là việc sản xuất, nuôi trồng các sinh vật biển ở dưới biển, trong biển và trên biển. Những người làm công việc này cũng cần định danh rõ đó chính là nông dân biển. Khái niệm về nông nghiệp biển rộng hơn nông nghiệp trên đất liền(hình khối) vì nông nghiệp biển sản xuất ở dưới, trong và trên biển. Trong khi nông nghiệp trên đất liền thì chỉ sản xuất trên mặt đất.
Nếu định danh rõ như vậy thì ngư dân của chúng ta vẫn đang ở vào thời kì du canh trên biển, họ chỉ biết săn bắt và hái lượm ở dưới, trong và trên biển chứa chưa định canh ở dưới, trong và trên biển để trở thành nông dân biển thực thụ.
Điều này chúng ta thấy rõ và hệ lụy của nó là sinh thái biển gần bờ của chúng ta đã cạn kiệt vì kiểu đánh bắt hủy diệt và những ngư trường xa tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngư dân nghèo quanh quẩn đánh bắt ven bờ với sản lượng ngày càng teo tóp và những làng biển nghèo hiện diện khắp nơi trên bờ biển Việt Nam trong khi chúng ta luôn luôn nói về lợi thế biển!
Nhà nước không chỉ quan tâm việc đánh bắt hải sản xa bờ mà còn khuyến khích việc nuôi trồng các loại rong, tảo biển ven bờ. Tức là hướng ngư dân định canh ven biển để trở thành một nông dân biển thực thụ. Bằng chứng rõ nhất là việc thành lập VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN HẢI PHÒNG , VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG,....đó là những nơi nghiên cứu, nuôi trồng các loại thủy hải sản Việt Nam .
Để phát triển kinh tế về phía biển, nhất thiết phải phổ cập thường xuyên kiến thức về nuôi trồng trên biển cho ngư dân ven bờ, cung cấp giống và kĩ thuật nuôi cấy rong tảo cho ngư dân. Hiện nay chúng ta đã nuôi trồng được rong sụn, rong câu,...ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên,... nhưng nếu so với một quốc gia biển như chúng ta thì vẫn chưa xứng tầm vì còn quá bé, lãng phí tiềm năng.
Nhà nước cũng nên giao quyền sử dụng biển cho ngư dân giống như việc giao quyền sử dụng đất trên đất liền, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ cho họ định canh các loại rong, tảo ven bờ. Vì chi phí gieo trồng rong tảo rất thấp, kĩ thuật đơn giản. Sở dĩ cần giao quyền sử dụng biển cho ngư dân là nhằm tránh việc tranh chấp sau này khi có quyền lợi cụ thể. Quyền sử dụng biển cũng có 5 quyền như quyền sử dụng đất và họ cũng có thể thế chấp để vay vốn làm ăn.
Khi những vườn rong tảo của nông dân biển ven bờ phủ khắp thì chắc chắn rằng sinh thái biển ven bờ sẽ phục hồi vì nó hấp dẫn các loài tôm cá đến sinh sống.
Đúng ra một quốc gia biển như chúng ta thì thực phẩm phổ biến phải là các loài rong tảo như người Nhật. Chúng ta cũng đã thông kê được trên 660 loài rong biển và khoảng 25000 loài tảo biển, được chia ra các lớp tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu,...chúng ta chưa nên bàn việc thành lập các nhà máy để chế biến sâu các sản phẩm từ rong tảo vì thực tế chúng ta vẫn chưa có gì về nguyên liệu.
Hãy đến với ngư dân ven biển trong những chiến dịch mùa hè xanh để mang đến cho họ ít nhất là những khái niệm, những kiến thức mà các bạn đã học được ở các trường đại học, cùng với kĩ thuật và giống các loài rong tảo đã được phân lập ở các viện. Xin đừng để cho kiến thức và các loài giống trở thành sản phẩm của VIỆN HÀN LÂM ĐÓNG BĂNG! Mà hãy mang đến cho họ, hướng dẫn để họ nuôi trồng thực tế trong biển. Không lâu đâu các bạn, vì tảo biển là loải thực vật hạ đẳng, có chứa sắc tố quang hợp, có khả năng quang tự dưỡng, sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển hóa chất vô cơ thành đường đơn giản tạo sinh khối và phát triển rất nhanh. Khi có sinh khối của tảo dồi dào, ngư dân có thể phát triển chăn nuôi heo, gà, vịt (giống vịt nước mặn),....Cùng với việc nuôi tảo trong biển kết hợp với việc gieo trồng các loại rong và xuất bán để có thu nhập hằng ngày. Chiến dịch mùa hè xanh năm sau các bạn quay trở lại nơi ấy để xem. Hy vọng.
Rong tảo biển có nhiều công dụng thực tế và đó là bài toán kinh tế giúp người dân miền biển thoát nghèo vì chi phí nuôi trồng rong tảo thấp, kĩ thuật đơn giản. Đồng thời nó cũng là điểm tựa vững chắc để hệ sinh thái ven bờ phát triền, tài nguyên của tổ quốc sẽ giàu lên. Còn một điểm nhấn cần bàn nơi đây đó là việc khi ngư dân( nông dân biển) ven bờ nuôi tảo với quy mô lớn thì có thể thành lập các khu nghỉ dưỡng ven bờ đầy oxi và nắng gió, vì khi tảo quang hợp sẽ tạo ra một lượng lớn oxi thải vào khí quyển. Bộ mặt ven bờ của làng biển sẽ thay đổi, đó là điều chắc chắn.
Xin hãy nắm tay nhau để cùng thực hiện di nguyện của tiền nhân, đó là việc cùng nhau xây dựng đất nước này ngày càng "ĐÀNG HOÀNG HƠN, TO ĐẸP HƠN".