Phát triển nông thôn - Từ điểm nhìn Hàn Quốc: Phong trào Saemaul Undong

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Một quốc gia bị thuộc địa đến tận cuối thế kỷ 19, một quốc gia đi lên từ vị trí giữa những nước nghèo nhất thế giới để trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, Hàn Quốc đã cho thấy sức mạnh và tiềm năng khổng lồ của mình. Nền tảng cơ bản cho sự phát triển đó chính là Saemaul Undong - mô hình phát triển làng mới mang đặc sắc Hàn Quốc.


Đến cuối những năm 60 thế kỷ trước, xã hội Hàn Quốc vẫn chỉ được mô tả gói gọn bằng hai từ: Nghèo đói. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người tròm trèm 85 USD, hầu hết người dân không đủ tiền mua lương thực đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của mình. Nền kinh tế lúc đó là thuần nông nên những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên đã có lúc gây ra nạn đói không bỏ sót một vùng đất nào. Sự bất lực ngự trị, tình trạng hoang mang chi phối lòng người. Nhiệm vụ duy nhất đặt ra lúc đó cho Chính phủ là đẩy lui nạn đói nghèo.


21072009140317.jpg



Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất khởi động năm 1962 với mục tiêu bằng mọi cách nâng cao sản lượng lương thực. Sang những năm 70, tình hình đã bắt đầu dễ thở hơn, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng và tích lũy. Nếu lấy mốc cho quá trình khởi sắc về kinh tế là năm 1970, thì lúc đó 80% hộ gia đình nông thôn đã có nhà lợp mái rạ, nhà nào cũng có đèn dầu thắp sáng, một số bắt đầu có điện, 50% làng xã mở được đường mới để ôtô có thể ra vào. So sánh ra toàn quốc lúc đó, 27% dân số có điện thắp sáng, tỷ lệ đói nghèo chiếm 34%.


Tình hình đó thúc ép cả Chính phủ và người dân phải hành động. Sau chuỗi trận lụt khủng khiếp năm 1969, người dân phải tự lực cánh sinh sửa đường, sửa nhà. Chính phủ của Tổng thống Park Jung Hee nhận ra rằng trợ giúp của nhà nước sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không có quyết tâm tự lực, và khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nông thôn. Bài học từ những trận lụt đó đã khai sinh cho ý tưởng Saemaul Undong - phát triển nông thôn mới.


Trong thập niên 70, Chính phủ đã nhìn thấy tiềm lực của Saemaul Undong nhưng không lấy đâu ra tiền để đưa các dự án về nông thôn. Thành ra, những khoản vốn nhỏ giọt chỉ đủ gói gọn cho 10 nội dung thí điểm phát triển nông thôn: Mở rộng và cứng hóa đường nông thôn; kiên cố hóa mái nhà, bếp, tường rào; xây cầu; nâng cấp hệ thống thủy lợi; mở địa điểm giặt và giếng nước công cộng. Năm 1971, 33.267 làng bắt đầu nhận được bình quân mỗi làng 355 bao xi măng, Chính phủ cấp không thu tiền. Hệ thống chính quyền cấp làng tự quyết định phương án sử dụng xi măng. Đất làm đường huy động người dân đóng góp, người dân cũng phải tự bỏ công sức lao động để thực hiện nhiệm vụ cho chính quyền cấp làng đề ra.







Tinh thần Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần - Tự giác - Hợp tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung, được công nhận đã góp công lớn đưa GNP bình quân từ 85 USD lên 20.000 USD sau 30 năm phát triển.






Kết quả là có hơn 16.000 làng đã thay đổi được phần nào bộ mặt nông thôn. Sang năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của Chính phủ tăng lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép. Những làng làm tốt cảm thấy họ được Chính phủ đền ơn. Nhờ đó mà nông thôn nước Hàn đã thay đổi mạnh mẽ. 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ nhà nước.


Bộ mặt nông thôn bắt đầu có dấu hiệu của đô thị. Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá...Đời sống nông thôn nâng cao rõ rệt. Năm 1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố. Năm 1979, 98% làng ở Hàn Quốc đã có thể tự lực kinh tế. Tinh thần Saemaul Undong vượt biên giới làng quê nông thôn, lan tỏa đến thành phố, vượt quy mô hộ gia đình đi vào các trường học, công sở, NM.







Kết quả của phong trào Saemaul Undong (Giai đoạn xây dựng và mở rộng, 1971 - 1978)


- Cứng hóa đường nông thôn liên làng: 43.631 km


- Cứng hóa đường làng ngõ xóm: 42.220 km


- Xây dựng cầu nông thôn: 68.797 cầu


- Kiên cố hóa đê, kè: 7.839 km


- Xây hồ chứa nước nông thôn các loại: 24.140 hồ


- Điện khí hóa nông thôn: 98% hộ có điện thắp sáng














Quan điểm của Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp vì lo ngại lợi nhuận các Cty hưởng còn nông dân suốt đời làm thuê. Vì thế chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông đân tự mình đứng lên, sản xuất chế biến tại chỗ. Nông dân là người chủ đích thực. 40 năm trước Tổng thống Pak Chung Hy đã từng nói "Chúng ta có thể làm và chúng ta sẽ làm". Điều này không ngờ lại vang lên trong lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Barack Obama trước các cử tri Mỹ năm 2008. Phong trào Samuel Udong thực chất là cuộc cách mạng tinh thần, đánh thức khát vọng của nông dân.


"Theo tôi nông dân ở đâu cũng vậy, họ thích làm  theo ý mình. Bổn phận của Chính phủ là chỉ cho họ thấy làm theo khuyến cáo của Chính phủ lợi nhuận cao hơn. Cùng lúc đó Chính phủ  Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp thuộc Liên minh các HTX  cho DN vay vốn đầu tư về nông thôn lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác...Năm 2005 nhà nước có hẳn đạo luật  Các ngành phải trợ giúp nông nghiệp nâng cao đời sống nông dân và ngư dân.


40 mươi năm qua, tôi nhận ra rằng dù Chính phủ trợ giúp nhưng phải cạnh tranh mới thành công. Mô hình HTX không thích hợp với cạnh tranh. Hàn Quốc cũng từng cải tiến HTX nhưng thất bại. Hãy biến mỗi gia đình, mỗi làng là một Cty. Hàn Quốc đang đi theo hướng đó".


<em>Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top