Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Sau khi nước rút, các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL đều bị ảnh hưởng và thiệt hại.Nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do:

- Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.
- Đất ngập bị chiếm hết các tế bào khổng nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp, đất trở nên bão hoà nước và rễ dễ bị huỷ hoại.
- Do cao trình thấp, khả năng thoát nước kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (úng cục bộ hoặc từng phần) làm hạn chế và huỷ hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.
Các nguyên nhân trên làm rễ thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị "nghẹt" sau đó bị thối. Hậu quả là các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trong và sau mùa lũ.
Hiện tượng nghẹt rễ cũng đồng thời làm cây bị "stress", tổng hợp ethylene bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng rụng, nhất là sau khi nước rút. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:
- Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8-10cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.
- Bón DAP (2/3) và Clorua kali (1/3) với liều lượng 0,2-1kg hỗn hợp/cây (tuỳ loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới. Việc thực hiện cùng với xới phá váng.
- Cung cấp các dưỡng chất qua lá chứa đường, NPK, Cytokinin... để tăng cường khả năng hồi phục của cây.
- Khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp rễ mau thông thoáng hơn.
Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.
 


Last edited:


Back
Top