quá trình nuôi trùn quế thực tế ( có hình ) của tấn thành

  • Thread starter Tấn Thành
  • Ngày gửi
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
chào bà con : mình xin pót hình lên cho bà con xem về nuôi trùng quế

có gì thiếu xót thì xin bà con góp ý nhé


* còn nếu mình pót lên mà bà con thấy không phù hợp thì mình xin xóa


tấn thành đồng nai 0918 88 75 44 .thân chào
---------------
số chậu mình chuẩn bị nuôi

01012011016.jpg

---------------
01012011008.jpg



trong quá trình dọn chậu thì bất được 3 em bọ cạp ,bất để dành tiềm tài liệu nuôi thử

( thiệt là đú đởn quá )
01012011013.jpg



phân bò chuẩn bị trộn nước rồi cho trùn ăn
agriviet129398721201012.jpg
 


Last edited by a moderator:
Tiện bác vừa mua xong, cho em hỏi bác mua bao nhiêu tiền/kg vậy? Sinh khối này có nhiều trùng không?
Rất cám ơn bác!

Ở đây người ta hốt toàn bộ: chất nền + sinh khối + trùn quế giá là 6 ngàn đồng / kí, trùn cũng khá khá, một kí chắc được 20 con trùn.
 


Anh Tấn Thành cho em hỏi, em muốn vận chuyển trùn quế đi xa. Từ TPHCM mà ra tận miền trung, vậy thì mình vận chuyển cách nào hiệu quả mà chi phí thấp nhất hả anh? Thêm nữa, con trùn có thể sống được bao lâu trong phương tiện vận chuyển như thế ạ? (chẳng hạn như thùng xốp hay túi nylon, bao dứa). Xin cám ơn anh.
 
chào bạn

khi nao co bo cap con chup hinh cho ba con chuc mung nha hihihihihhi!11


cám ơn bạn quan tam nhưng do mình không có thời gian châm sóc thật tốt

nên mình thả chúng ra lùm cây mục ( như người miền tây họ chất chà nuôi cá ở sông)

khi nào rảnh thèm thèm .... hì ra bất mấy còn vào chiên thôi

thân chào bạn :huh:
---------------
Anh Tấn Thành cho em hỏi, em muốn vận chuyển trùn quế đi xa. Từ TPHCM mà ra tận miền trung, vậy thì mình vận chuyển cách nào hiệu quả mà chi phí thấp nhất hả anh? Thêm nữa, con trùn có thể sống được bao lâu trong phương tiện vận chuyển như thế ạ? (chẳng hạn như thùng xốp hay túi nylon, bao dứa). Xin cám ơn anh.

kinh nghiệm củ mình là cho tất cả sinh khối vào bao cám ( chiệu khó nhờ nhà xe kiếm chổ

nào mát mát để trên xe dùm )

.tưới 1 ít nước vô bao thì vận chuyển đi xa hơn 1 tuần đó bạn

tấn thành đồng nai .thân chào bạn :wub:
 
Last edited by a moderator:
cám ơn bạn quan tam nhưng do mình không có thời gian châm sóc thật tốt

nên mình thả chúng ra lùm cây mục ( như người miền tây họ chất chà nuôi cá ở sông)

khi nào rảnh thèm thèm .... hì ra bất mấy còn vào chiên thôi

thân chào bạn :huh:
---------------


kinh nghiệm củ mình là cho tất cả sinh khối vào bao cám ( chiệu khó nhờ nhà xe kiếm chổ

nào mát mát để trên xe dùm )

.tưới 1 ít nước vô bao thì vận chuyển đi xa hơn 1 tuần đó bạn

tấn thành đồng nai .thân chào bạn :wub:
Mến chào anh. Cám ơn anh đã chia sẻ. Nhưng có 1 chút thắc mắc là em định chuyển cả con giun cơ anh ạ, chứ ko phải sinh khối. Chả là nhà chị dâu em ở miền Trung có nuôi tôm, nghe bảo cho ăn trùn quế thì tôm thương phẩm phát triển nhanh, nhưng mà cho ăn sống cả nguyên con. Nếu anh nói sinh khối thì có nghĩ là chỉ trứng giun thôi ạ? Ra ngoài ấy là nuôi nữa hả anh? Em định hỏi mấy ngày là đem ra đó mà vẫn chưa cho ăn ngay thì để được thêm mấy hôm ạ? Thật phiền mấy anh chị chỉ bảo, em hỏi giúp, chứ em mới tập tễnh, chưa biết gì cả.
 
chào bạn

Mến chào anh. Cám ơn anh đã chia sẻ. Nhưng có 1 chút thắc mắc là em định chuyển cả con giun cơ anh ạ, chứ ko phải sinh khối. Chả là nhà chị dâu em ở miền Trung có nuôi tôm, nghe bảo cho ăn trùn quế thì tôm thương phẩm phát triển nhanh, nhưng mà cho ăn sống cả nguyên con. Nếu anh nói sinh khối thì có nghĩ là chỉ trứng giun thôi ạ? Ra ngoài ấy là nuôi nữa hả anh? Em định hỏi mấy ngày là đem ra đó mà vẫn chưa cho ăn ngay thì để được thêm mấy hôm ạ? Thật phiền mấy anh chị chỉ bảo, em hỏi giúp, chứ em mới tập tễnh, chưa biết gì cả.

chào bạn .mình chỉ có kinh nghiệm vận chuyển sinh khối đi xa thôi ( trùn bố mẹ ,trùn con ,trứng trùn )
vì tiêu chí nuôi trùn của mình là tự cung tự cấp ( cho gà vịt nhà ăn )


chứ chưa hề vận chuyển trùn nguyên chất ( mình có nghe nói là trùn sấy khô và trùn đông lạnh vận chuyển di xa thôi )


- nhờ các cao nhân nào biết thì chỉ cho bạn nhé :5^:
 
Mến chào anh. Cám ơn anh đã chia sẻ. Nhưng có 1 chút thắc mắc là em định chuyển cả con giun cơ anh ạ, chứ ko phải sinh khối. Chả là nhà chị dâu em ở miền Trung có nuôi tôm, nghe bảo cho ăn trùn quế thì tôm thương phẩm phát triển nhanh, nhưng mà cho ăn sống cả nguyên con. Nếu anh nói sinh khối thì có nghĩ là chỉ trứng giun thôi ạ? Ra ngoài ấy là nuôi nữa hả anh? Em định hỏi mấy ngày là đem ra đó mà vẫn chưa cho ăn ngay thì để được thêm mấy hôm ạ? Thật phiền mấy anh chị chỉ bảo, em hỏi giúp, chứ em mới tập tễnh, chưa biết gì cả.

Sao không kêu bà chị nuôi luôn rồi cung cấp cho tiện, chứ làm gì phải mất công tốn tiền của mua tận miền Nam chuyển về miền Trung như thế
 
Mến chào anh. Cám ơn anh đã chia sẻ. Nhưng có 1 chút thắc mắc là em định chuyển cả con giun cơ anh ạ, chứ ko phải sinh khối. Chả là nhà chị dâu em ở miền Trung có nuôi tôm, nghe bảo cho ăn trùn quế thì tôm thương phẩm phát triển nhanh, nhưng mà cho ăn sống cả nguyên con. Nếu anh nói sinh khối thì có nghĩ là chỉ trứng giun thôi ạ? Ra ngoài ấy là nuôi nữa hả anh? Em định hỏi mấy ngày là đem ra đó mà vẫn chưa cho ăn ngay thì để được thêm mấy hôm ạ? Thật phiền mấy anh chị chỉ bảo, em hỏi giúp, chứ em mới tập tễnh, chưa biết gì cả.


Em cũng đang muốn tìm hiểu về cái này! Em muốn chuyển trùn quế thịt với quãng đường khoảng 130 km. Muốn bảo quản đến nơi trùn vẫn còn tươi, sống thì liệu có khả thi không?
 

chào bạn .mình chỉ có kinh nghiệm vận chuyển sinh khối đi xa thôi ( trùn bố mẹ ,trùn con ,trứng trùn )
vì tiêu chí nuôi trùn của mình là tự cung tự cấp ( cho gà vịt nhà ăn )


chứ chưa hề vận chuyển trùn nguyên chất ( mình có nghe nói là trùn sấy khô và trùn đông lạnh vận chuyển di xa thôi )


- nhờ các cao nhân nào biết thì chỉ cho bạn nhé :5^:
Dù sao cũng cám ơn tanthanh rất nhiều. Mong có dịp trao đổi thêm ạ
---------------
Sao không kêu bà chị nuôi luôn rồi cung cấp cho tiện, chứ làm gì phải mất công tốn tiền của mua tận miền Nam chuyển về miền Trung như thế
Cám ơn ý kiến đóng góp của bạn, nhưng nói vậy chứ cũng nhiêu khê lắm. Bây giờ mua con giống, cách chăm. Nó là đơn giản với những người đã từng nuôi, nhưng thật ko đơn giản với người dân ngoài đó đâu bạn. Với lại, mình cũng ko biết gì nhiều để giúp chị ấy, chỉ có giúp mua thì được. Thông tin kỹ thuật trên mạng cũng nhiều, nhưng thu thập xong, gửi ra ngoài đó, các anh chị chỉ ngồi nhìn.
 
Last edited by a moderator:
chào bạn

Em cũng đang muốn tìm hiểu về cái này! Em muốn chuyển trùn quế thịt với quãng đường khoảng 130 km. Muốn bảo quản đến nơi trùn vẫn còn tươi, sống thì liệu có khả thi không?

theo mình thì có thể cho trùn nguyên chất vào thùng nhựa ( có lổ hở trên nốc thùng ,chu trùn thở )

bỏ ít sinh khối vào và tưới ít nước lên :D

.vận chuyển thử 1 ít xem thế nào bạn ?;)
 
Trùn quế sau khi thu hoạch thương phẩm, chỉ có thể sống 12 giờ nếu được vận chuyển trong thùng xốp. Nếu bạn tính chuyển từ trong Nam ra tận miền Trung e là hơi khó. Tốt nhất bạn nên liên hệ với những trang trại nuôi trùn tại miền Trung để có trùn quế thương phẩm như ý.
Thân,
 
tại khu vực phía bắc, việc nuôi trùn cũng được triển khai từ lâu, song việc chăn nuôi rất nhỏ lẽ, mang tính gia đình, tự cung tự tiêu... phần lớn sản phẩm làm ra để "bán giống" nghĩa là người này bán cho người kia làm going và lại bán giống tiếp chứ chưa có 1 cá nhân hay tổ chức nào đứng ra thu mua và tiêu thụ. Chính vì việc chăn nuôi nhỏ lẽ, dẫn đến giá thành cao thì việc áp dụng cho gia súc gia cầm lại càng khong khả thi. Cụ thể đã 1 tháng qua chúng tôi có nhu cầu thu mua sản phẩm ngoài bắc, có rất nhiều nông dân muốn hợp tác, song họ lại lắc đầu bởi vì giá thanh chúng tôi đưa ra bằng 1/5 giá ngoài ấy!!!
 
Thật ra con trùn quế rất dễ nuôi Anh ạ.

Nuôi theo mô hình của anh thì chỉ nuôi số lượng ít thôi.Nếu nuôi nhiều chỉ cần nền đất không ngập nước xây hai hàng gạch hai bên cao chừng 30cm chiều rộng luống khoảng 1 mét cho dễ thu hoạch và cho ăn.

Ở dưới nền đất sang phẳng đổ sinh khối trùn lên cao chừng 5-7 cm. Để ngày hôm sau cho ăn .Phân bò thu được gom vào trong một bồn có sẵng nước ngâm để đó khi cho ăn thì khuấy lên và múc trải đều trên mặt luống theo dòng hoặc đổ thành cục trên mặt liếp,nhớ chỉ đổ phân mới chiếm không quá 60% diện tích mặt liếp,thế là ok.

Quê mình cách nay 3 năm phong trào nuôi trùn quế "hot" cực kỳ nay thì ...dẹp hết rồi.

Thân.

tôi thì đang định nuôi với quy mô lớn trùn quế, hướng phát triển đàn gia cầm nhà tôi. tôi đang thắc mắc là con trùn quế dể nuôi, vốn ít. hàm lượng đạm rất cao. rất thích hợp để chăn nuôi gia cầm và cá. vậy tại sao ở quê anh đã từng nuôi "hot" vậy sao giờ lại không nuôi nữa? có trở ngại gì hay là không hiệu quả hả anh. cám ơn anh
 
tôi thì đang định nuôi với quy mô lớn trùn quế, hướng phát triển đàn gia cầm nhà tôi. tôi đang thắc mắc là con trùn quế dể nuôi, vốn ít. hàm lượng đạm rất cao. rất thích hợp để chăn nuôi gia cầm và cá. vậy tại sao ở quê anh đã từng nuôi "hot" vậy sao giờ lại không nuôi nữa? có trở ngại gì hay là không hiệu quả hả anh. cám ơn anh

Điều cốt tử để nuôi trùn thành công là nguồn phân bò đầy đủ, ổn định. Nếu cứ phải đi mua gom thì bấp bênh lắm, dễ nản và giá cả không ổn định, chất lượng phân cũng không bảo đảm. Trùn dễ bị bệnh chết hết mà không biết vì sao. Ai mới đầu nuôi cũng nghĩ điều này quá dễ. Nhưng sau một thời gian thì "biết tay quân giải phóng" ngay.
Điều thứ hai là phải luôn theo dõi quan sát để xử lý tình huống kiến, dế, rắn mối v.v...
Còn các vấn đề khác thì rất đơn giản.
 
Hôm bữa ông anh họ của tôi có làm 200m2 diện tích trại nuôi và lấy hơn 500 kí sinh khối về nuôi ( ban đầu thả mới 30m2 mà thôi )! Số sinh khối này nảy nở và sinh sản rất nhanh. Có thể tháng sau là lấp đầ 200 m2! Ban đầu chưa thấy có khó khăn gì cả!
 
Trùn quế sau khi thu hoạch thương phẩm, chỉ có thể sống 12 giờ nếu được vận chuyển trong thùng xốp. Nếu bạn tính chuyển từ trong Nam ra tận miền Trung e là hơi khó. Tốt nhất bạn nên liên hệ với những trang trại nuôi trùn tại miền Trung để có trùn quế thương phẩm như ý.
Thân,
Thưa bạn trunquebinhdinh,
Tui đồng ý với bạn. Nhất là khi cô Hathu chuyển được trùn từ Nam ra Trung thì (cho rằng trùn sống đủ, không chết) trọng-lượng toàn-thể trùn sẽ bị giảm ít nhất 50%.
Bạn trunquebinhdinh chỉ dùm, chuyển trùn đi xa bằng cách nào mà ít thất-thoát, đó là cái cô Hathu rất cần. Vậy tiện-thể, bạn chỉ cho cô ấy, chắc cổ cám ơn lắm!
Theo ý tui thì chuyển sinh-khối sẽ :
- Tiện cho chuyên-chở
- Nhưng không tiện cho người nhận, nếu người nhận không biết rằng số trứng trong sinh-khối đó sẽ nở lai-rai, trứng nở chậm nhất sẽ là 21 ngày sau (đó là trong môi-trường thích-hợp nhất). Vậy là chị cô Hathu phải "vổ béo" cho mấy bế-bi trùn, trước khi dọn tiệc cho bầy gà vịt.
Vậy, chị cô Hathu mua trùn tại chỗ là hay nhất.
Thân.
 
Trước kia, khi chưa tham gia diễn đàn này, tôi đã tìm hiểu nuôi giun ở Mỹ,
thì không có chuyện sinh khối . Người Mỹ coi đất nuôi giun là đất độc hại
đối với giun, phải sàng lọc giun và trứng giun ra khỏi khối đất ấy, và đưa
chúng vào khối đất mới, coi như làm vệ sinh chuồng trại . Khối đất cũ, có
nhiều cứt đái và thức ăn thừa của giun, được ủ làm phân bón, và bán ra, coi
như sản phẩm phụ của trại nuôi giun. Ở Mỹ, phân xanh, phân chuồng, phân hữu
cơ các loại đều bán được, nhưng giá rẻ . Ví dụ, phân ngựa chở đầy một xe tải
1 mét khối, thì bán giá 30 đôla, đúng bằng giá thuê xe tải này, sẽ đổ thẳng
đến tận nơi mình muốn.
*
Tham gia diễn đàn, thấy các bạn nói sinh khối rất tốt, vân vân, rồi nuôi gà
bằng sinh khối nuôi giun rất tốt, tôi không có trại để coi thật hư ra sao.
Nay tôi lại nêu lên vấn đề này để các bạn suy nghĩ .
*Đây là con giun đỏ người Mỹ nuôi để bán cho người câu cá làm mồi câu:
*
redworms.jpg

*
Nguồn: http://www.centerforsustainableliving.org/library/
*
Chụp riêng một con ra để coi cho rõ:
*
RedWiggler.jpg

*
red-wiggler-worm.jpg

*
Website này giải thích Giun đỏ chế biến rau trái thừa ra phân xanh tốt nhất.
Chúng không cần đất để chui xuống, và không chui xuống sâu quá dưới thức ăn.
Nó nói cứ 90 ngày thì số giun đỏ tăng gấp đôi, và mỗi ngày giun đỏ ăn lượng
thức ăn bằng nửa trọng lượng của nó.
*
Website này: http://www.rodaleinstitute.org/200309/Connett
kể chuyện một trại nuôi giun lớn nhất ở Georgia, trong đó nói
thu hoạch giun bằng máy nhưng không nói rõ làm thế nào . Ngày
nhiều nhất thì bán nửa tấn giun đỏ. Trại này không bán được
cứt giun đi vì chê rẻ, mà bán đắt thì không ai chịu mua . Vì
thế lớp cứt giun sau 10 năm đã lên tới 60 centimet, chừng 2 nghìn
rưởi tấn phân giun. Mỗi tuần lễ cho giun ăn 20 tấn rải trên mặt
chỗ nuôi giun. Năm đầu chủ trại bán được 13 nghìn đôla tiền giun
mồi câu cá, và 2 năm sau, mỗi năm gấp đôi số tiền năm trước, nên
năm thứ ba bán được 62 nghìn đôla . Dây là trại nuôi giun:
*
spentgrain.jpg

*
Ông chủ là người đầu tiên nảy ra ý nghĩ nuôi giun bán, cũng là
người tìm tòi thử nghiệm công thức nuôi giun, cho giun ăn, vân vân.
*
 
Last edited:
Thua bác anhmytran,
Bài trên của bác làm :
- Tui ngạc-nhiên, sững-sờ
Sẽ làm :
- Những người đang nuôi trùn xanh mặt!
- Những công-ty nuôi trùn lớn nhỏ chết ngắc, không có đất mà chôn!

Để coi những bạn đang nuôi trùn, và những công-ty trùn có ý-kiến thế nào. Chắc phải lên tiếng thôi!
Riêng cái ngạc-nhiên của tôi là :
- Tại sao bác lại dám tuyên-bố những câu đao to búa lớn về một lãnh-vực mà bác biết quá ít ở mức mới vỡ lòng?
Khi tui dám mạo-muội nói như vậy là để khích cho bác tìm thêm tài-liệu. Tui tin một ngày nào đó, bác sẽ đính-chính lại bài trên của bác.
Xin thưa thêm. Chúng ta không còn trẻ để hơn thua nhau. Xin bác đừng nghĩ theo chiều hướng đó nha!
Chúc bác một ngày vui.
Thân.
 
Người mới học vỡ lòng mới dám nói ra những điều suy nghĩ tận
đáy lòng, mà người theo thày lâu không dám nói ra.
*
Có ai nói, không biết thì phải hỏi, chứ đừng ngậm miệng giả
vờ biết rồi. Tôi cũng rất mong có những câu trả lời có tính
thí nghiệm khoa học đủ để thuyết phục những câu hỏi rất dễ
bật nảy ra trong đầu những người ngoài nghề và tay mơ.
*
Ngành nghề tốt, thì dù người ta nói đông nói tây, cũng chẳng
hề hấn gì, nhưng nghề mà mới có mấy câu hỏi đặt ra đã lao đao,
thì cũng cho nó thử thách để vững vàng hơn. Nuôi Trùn Quế,
và nuôi Nhím, nuôi Dúi, là những nghề tôi có nhiều câu hỏi chưa
có giải đáp . Nuôi Giông, Kỳ Đà, Tắc Kè, Rùa, Rắn, Trăn, và Cá
Sấu cũng là nghề mới, nhưng các vấn đề đã được đưa ra, và đã
có các câu trả lời thoả đáng rồi. Nghề nuôi Dế tôi thấy cũng
có lý lắm, mặc dàu đầu ra của nó tôi không biết ra sao.
*
Tôi không giận bác đã có lời nhắc nhở, mà còn cám ơn bác đã
góp phần thúc đẩy cho thảo luận thêm sôi nổi hơn.
*
 
Bác anhmytran à,
Bác tìm đọc loáng-thoáng trên Net rồi bác chê bai trái ngược lại với 2 cái Link bác cho (mà lại không phải tiếng Việt). Bác muốn chứng-minh thông-thái, giúp ích mọi người, tôi rất kính-trọng, mang ơn. Nhưng nếu bác dùng cái bác-học của bác để gieo rắc những điều đi ngược lại lợi-ích của, ở đây là bà con nông-dân nói chung, cách riêng là lợi-ích của con Trùn thì không nên. Bởi sự hiểu biết và uy-tín của bác rất lớn ở Diễn-đàn nầy, nên điều bác nói trái ngược như vậy, tác-hại sẽ rất lớn. Xin bác thận-trọng.
Tôi không biết gì nhiều, chỉ biết rõ lợi-ích rất lớn của con Trùn với đất đai, tức trồng-trọt, mà tại VN mình bà con chỉ mới bắt đầu chú-ý đến. Tôi xin lỗi đã nói quá thẳng với bác. Do bởi trong giai-đoạn quá mới, bà con làm quen với con Trùn chưa nhiều, thì với những lập-luận gây hoang-mang, tôi tự-nhận thấy có bổn-phận phải chận đứng. Xin bác thứ lỗi.

------ 3 Giờ 31 minutes:

Bác anhmytran,
Bình-tâm xét lại, tui nhận thấy phản-ứng tui có quá đà! Tui biết đã làm bác phiền lòng. Nhưng bài sau của bác, tui biết bác đã rộng lòng bỏ qua.
Vậy, mượn cơ-hội nầy, tui xin bác nếu có chút thì giờ dư, bác tìm hiểu thêm về con vật nầy, chúng ta sẽ trao đổi từ đó. Tui hết sức ước mong bác sẽ thay đổi cái nhìn về con Trùn. Để mai nầy, khi trở về quê lập-nghiệp nuôi trồng, con Trùn sẽ sát cánh làm bạn với bác, bởi chúng sẽ :
- Cải-thiện đất đã bị hư vì phân hóa-học.
- Làm đất trở nên màu mỡ.
- Trùn là thức ăn rất tốt trong chăn nuôi : Cầm, thú, cá.
- Trùn chống được phần nào côn-trùng phá-hoại mùa màng.
- Trùn bảo-vệ cây chống lại được một số bệnh.
- ....
- Sau hết, nuôi trùn giúp bảo-vệ mội-trường.
Lần nữa, chân-thành xin bác nhận lời xin lỗi của tôi.
Thân ái.
 
Last edited:
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận


Back
Top