Giống lợn bản địa Quảng Ngãi có tên gọi phổ biến là lợn Cỏ, người Hre gọi là lợn Kiềng Sắt. Giống lợn này có các đặc điểm ngoại hình cơ bản: lông đen tuyền toàn thân, da đen, mặt thẳng, mõm khá dài, chân thẳng, thân ngắn và thon, tai nhỏ vừa và thẳng vểnh lên trên.
Thời gian qua, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đã tham mưu UBND tỉnh cho phép thực hiện đề tài: "Nghiên cứu phát triển các giống lợn bản địa cho hệ thống chăn nuôi trong các trang trại kết hợp ở vùng trung du và đồi núi nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi".
Đề tài đã triển khai xây dựng 3 mô hình tại 3 vùng sinh thái khác nhau tại hộ anh Lê Minh Bửu ở thôn Hoà Sơn, xã Hành Phước (huyện Nghĩa Hành) với qui mô chuồng trại lên 1.000 m2; hộ anh Tiêu Tùng, thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (huyện Nghĩa Hành) và hộ anh Nguyễn Thành Lộc, thôn 1, xã Long Hiệp, huyện Minh Long. 
Kết quả điều tra cho thấy, lợn Kiềng Sắt rất phù hợp trong điều kiện nuôi thả ở vùng đồi núi. Tuy nhiên, hiện nay số lượng lợn Kiềng Sắt thuần chỉ còn lại rất ít, phân bố rất rải rác ở những vùng xa xôi hẻo lánh của các huyện miền núi như Ba Tơ, Tây Trà, Sơn Tây. Đến nay, tìm được lợn Kiềng sắt thuần chủng là điều rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và công sức. Ở những vùng giao thông tương đối thuận tiện, sự giao lưu mua bán khá phát triển thì rất khó có thể tìm thấy lợn Kiềng Sắt thuần. Ở những vùng này, giống lợn Kiềng Sắt đã lai với các giống lợn khác, đặc biệt là lợn Móng Cái được du nhập từ những vùng khác đến. Sự du nhập của các giống lợn khác đã tạo ra con lai với lợn Kiềng Sắt với các mức độ khác nhau.
Theo PGS-TS Đàm Văn Tiện, Trường ĐH Nông Lâm Huế: “Ngoài chất lượng thịt ngon thì giống lợn Kiềng Sắt còn có bộ gene rất tốt, đặt biệt là gene chịu nhiệt, gene kháng bệnh, do đó nó có thể sống trong đầm lầy. Giống lợn này nuôi rất dễ và đơn giản. Chuồng trại dân dã, càng giao hòa với tự nhiên càng tốt. Ít tốn thức ăn, một ngày chỉ cần đầu tư từ 1.000 – 1.500 đồng thức ăn, một tháng khoảng 45.000 – 50.000 đồng. Với giá bán hiện nay là 80.000 đồng/kg, chỉ nuôi trong 6-7 tháng thì khó có vật nuôi nào hiệu quả kinh tế bằng nuôi giống lợn này”.
Sau thời gian nuôi thử nghiệm, đến nay, hầu hết số lợn nuôi tại các hộ đều sinh trưởng tốt, không bị dịch bệnh. Vì thế số lượng lợn trong các trại gia tăng nhanh chóng, đến tháng 11/2009, số lượng lợn ở nhà ông Tiêu Tùng đã lên đến gần 80 con.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Thích - Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi vừa có chuyến kiểm tra tình hình triển khai thực hiện một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ tại huyện Nghĩa Hành. Ông đánh giá: “Đây là đề tài khoa học rất có ý nghĩa. Với mục tiêu duy trì được giống nòi của lợn bản địa, đề tài đã giúp bà con nông dân có thêm việc làm và thu nhập”.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Thời gian qua, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đã tham mưu UBND tỉnh cho phép thực hiện đề tài: "Nghiên cứu phát triển các giống lợn bản địa cho hệ thống chăn nuôi trong các trang trại kết hợp ở vùng trung du và đồi núi nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi".
Đề tài đã triển khai xây dựng 3 mô hình tại 3 vùng sinh thái khác nhau tại hộ anh Lê Minh Bửu ở thôn Hoà Sơn, xã Hành Phước (huyện Nghĩa Hành) với qui mô chuồng trại lên 1.000 m2; hộ anh Tiêu Tùng, thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (huyện Nghĩa Hành) và hộ anh Nguyễn Thành Lộc, thôn 1, xã Long Hiệp, huyện Minh Long. 
Kết quả điều tra cho thấy, lợn Kiềng Sắt rất phù hợp trong điều kiện nuôi thả ở vùng đồi núi. Tuy nhiên, hiện nay số lượng lợn Kiềng Sắt thuần chỉ còn lại rất ít, phân bố rất rải rác ở những vùng xa xôi hẻo lánh của các huyện miền núi như Ba Tơ, Tây Trà, Sơn Tây. Đến nay, tìm được lợn Kiềng sắt thuần chủng là điều rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và công sức. Ở những vùng giao thông tương đối thuận tiện, sự giao lưu mua bán khá phát triển thì rất khó có thể tìm thấy lợn Kiềng Sắt thuần. Ở những vùng này, giống lợn Kiềng Sắt đã lai với các giống lợn khác, đặc biệt là lợn Móng Cái được du nhập từ những vùng khác đến. Sự du nhập của các giống lợn khác đã tạo ra con lai với lợn Kiềng Sắt với các mức độ khác nhau.
Theo PGS-TS Đàm Văn Tiện, Trường ĐH Nông Lâm Huế: “Ngoài chất lượng thịt ngon thì giống lợn Kiềng Sắt còn có bộ gene rất tốt, đặt biệt là gene chịu nhiệt, gene kháng bệnh, do đó nó có thể sống trong đầm lầy. Giống lợn này nuôi rất dễ và đơn giản. Chuồng trại dân dã, càng giao hòa với tự nhiên càng tốt. Ít tốn thức ăn, một ngày chỉ cần đầu tư từ 1.000 – 1.500 đồng thức ăn, một tháng khoảng 45.000 – 50.000 đồng. Với giá bán hiện nay là 80.000 đồng/kg, chỉ nuôi trong 6-7 tháng thì khó có vật nuôi nào hiệu quả kinh tế bằng nuôi giống lợn này”.
Sau thời gian nuôi thử nghiệm, đến nay, hầu hết số lợn nuôi tại các hộ đều sinh trưởng tốt, không bị dịch bệnh. Vì thế số lượng lợn trong các trại gia tăng nhanh chóng, đến tháng 11/2009, số lượng lợn ở nhà ông Tiêu Tùng đã lên đến gần 80 con.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Thích - Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi vừa có chuyến kiểm tra tình hình triển khai thực hiện một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ tại huyện Nghĩa Hành. Ông đánh giá: “Đây là đề tài khoa học rất có ý nghĩa. Với mục tiêu duy trì được giống nòi của lợn bản địa, đề tài đã giúp bà con nông dân có thêm việc làm và thu nhập”.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: