RAU BẠN ĂN ĐÃ THỰC SỰ AN TOÀN

Một bộ phận không nhỏ người dân đã dùng mọi cách có thể để chăm sóc cho rau lên nhanh, trong 1 thời gian ngắn để bán ra thì trường thu lợi nhuận.

Trong những biện pháp làm cho rau tăng trưởng nhanh như phun phân bón lá, chất kích thích, chất tăng trưởng GA3, bón đạm ure…. trong đó dùng chất kích thích, chất tăng trưởng thì nhanh hơn, nhưng khó mua đối với nhiều vùng, giá thành quá cao, lợi nhuận không được nhiều. Thông thường người dân vẫn dùng cách phổ thông là bón đạm vào gốc và phân bón lá vào ngọn. Người dân cho rằng cách này an toàn, ăn chắc và người mua dùng cũng không bị nhiễm độc. Vẫn đảm bảo rau sạch, không có thuốc sâu. Khi bón nhiều đạm cùng lắm ăn rau cũng chỉ đắng đắng ở phần ngọn….điều này rất nguy hiểm.

Khi bón quá nhiều phân hóa học lượng phân không được cây trồng hấp thụ hết sẽ phát thải khí nitơ ôxít(N20). Một trong những khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính - khí này có khả năng góp phần làm gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần khí C02.

Bên cạnh đó, 1 lượng phân lớn bị rửa trôi vào môi trường nước làm tăng nồng độ nitơrat(N03) trong nước, khi đi vào cơ thể người N03 có thể chuyển hóa thành N02 rồi phản ứng với amin thành nitrosamin(chất gây ung thư: dạ dày, ruột, gan và chắc chắn gây ung thư).

Mặt khác, quá trình khử N03 thành N02 trong cơ thể ngăn cản sự kết hợp của oxi với hồng cầu tạo ra chất độc methemoglobin gây hội chứng trẻ da xanh.

Ăn rau bón quá nhiều phân đạm làm cho cơ thể bị nhiễm trực tiếp N03 trực tiếp.

Nhiều người dân khi nghe nói cây trồng thiếu các nguyên tố vi lượng là dùng cả bao để bón cho cây. Khi bón nhiều phân vào đất mà không biết quy trình, không kiểm soát được hàm lượng phân cây cần dùng trong quá trình sinh trưởng sẽ làm cho cây trồng thừa nguyên tố vi lượng. Khi ăn rau thừa các nguyên tố vi lượng sẽ làm cho ta bị nhiễm kim loại nặng: As, Mn, Hg, Cu, Pb, Zn…. Ngoài ra, phân ngấm xuống nước sẽ ảnh hưởng tới động - thực vật thủy sinh.

Đừng vội trách những người trồng rau, trong đó có người thân của chúng ta. Nếu ngày mai bạn ra chợ, người bán rau nói: “rau bón rất nhiều đạm” ure(chưa nói đến phun thuốc trừ sâu) bạn có mua không. Đa phần chắc chắn sẽ không mua, nếu không muốn nói là quay 180 độ mà không có 1 lời cảm ơn đã được biết sự thật. Người trồng rau mà không bán được thì họ lấy đâu ra tiền mua gạo, mua xăng, đóng học cho con….cũng giống như bạn mua các món đồ khác, sẽ không ai nói thật giá của sản phẩm cho bạn khi chưa tính lợi nhuận. Một bộ phận không nhỏ những người trong xã hội là như vậy.

Rau là nguồn sống của người dân, không bán được rau họ sao sống nổi. Nhưng cũng không nên vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả. Điều này 1 phần do ý thức, 1 phần do người dân không được đào tạo nên không hiểu được mặt trái của phân, phần còn lại là làm theo số đông.

Người dân còn phải chịu sức ép từ thị trường bởi rau ngoại nhập có giá rẻ và mẫu mã đẹp hơn. Không tạo ra sản phẩm cạnh tranh sẽ không có chỗ đứng trên thị trường…

Vậy làm sao có rau an toàn để sử dụng? Nhiều công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho dự án rau sạch nhưng hiệu quả không cao. Chỉ có thể bán được ở thành phố. Vậy các vùng nông thôn chiếm phần lớn dân số VN thì sao….

Tôi xin đưa ra 1 vài ý kiến nhỏ để sử dụng rau an toàn:

+ Trồng rau tại những gia đình bằng mọi biện pháp có thể.

+ Kết hợp với bạn bè để trồng được rau an toàn.

+ Thiết lập các vườn rau sạch phục vụ thị trường.

+ Tổ chức tập huấn sử dụng phân bón cho người dân.

+ Không mặc cả khi mua rau chất lượng(nhiều người dân, công ty làm uy tín đã không thể tồn tại được vì bị trả giá sản phẩm quá thấp).

+ Mở rộng sự hiểu biết về thực phẩm(nhiều người dành hàng giờ chơi game, face book, zalo, đọc báo… nhưng không biết cả tên những loại rau bổ dưỡng).

+ Mỗi người ý thức tốt vì cộng đồng và đừng quá ích kỉ.

Trước khi chờ đợi xã hội thay đổi thì tốt nhất là nên chủ động 1 vườn rau tại gia đình và trang bị kiến thức bảo vệ sức khỏe cho mình trước, đừng trông chờ quá nhiều những thứ từ bên ngoài mang lại.

(Bài viết đính kèm rất nhiều ảnh nhưng do dung lượng có hạn nên chưa đăng ảnh được)

(Trần Lê Hoàn)
 


Mong rằng bác có thể chia sẻ thông tin này tới tập thể xung quanh.
Cái này không phải là em chưa nói, nhưng với đa số các hộ trồng bán thì người ta bảo nếu không có đạm không phun phân bón lá thì người ta lấy gì để đi bán, còn với những người trồng rau màu chỉ cần cung cấp cho gia đình( có cả bố mẹ em) tặc lưỡi bảo chỉ là phân chứ cái gì và cứ thấy rau chậm phát triển thì cứ đạm mà vãi ra. Giờ em đang có mảnh vườn >1000m2 muốn cải tạo trồng rau hữu cơ mà kiến thức không có, sức không đủ nên đang để cỏ mọc. Đôi khi rất muốn nhưng mà.....
 


- Dù có dùng phân hóa học hay thuốc hóa học thì điều quan trọng nhất là thời gian cách ly. Nếu cách ly đúng và đủ thì có thể dùng được mà. Tuy nó ko phải là rau sạch nhưng vẫn dùng tốt. Chỉ có điều bà con nông dân chúng ta chỉ vì lợi nhuận mà sáng xịt thuốc chiều là hái bán thôi.
- Nếu bạn nào trồng rau để bán mà ko dùng phân thuốc hóa học thì chắc không có rau để bán đâu...nếu có để bán thì nhìn nó cũng bị te tua và xấu xí lắm.
- Còn trồng rau sạch để kinh doanh đúng nghĩa không phải ai cũng đủ tâm, đủ tầm để làm đâu. Những người kinh doanh cửa hàng rau sạch bị các cửa hàng rau không sạch làm nhái hàng rau sạch...làm người mua hàng mất niềm tin vì cơ quan chức năng không quản lí hết việc này. Nhiều cửa hàng rau sạch thực sự rồi dần cũng đóng cửa.
- Còn nhiều điều muốn bàn luận nữa nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Tóm lại trồng rau sạch là tốt ( nhưng ) không hề dễ dàng.
 
- Dù có dùng phân hóa học hay thuốc hóa học thì điều quan trọng nhất là thời gian cách ly. Nếu cách ly đúng và đủ thì có thể dùng được mà. Tuy nó ko phải là rau sạch nhưng vẫn dùng tốt. Chỉ có điều bà con nông dân chúng ta chỉ vì lợi nhuận mà sáng xịt thuốc chiều là hái bán thôi.
- Nếu bạn nào trồng rau để bán mà ko dùng phân thuốc hóa học thì chắc không có rau để bán đâu...nếu có để bán thì nhìn nó cũng bị te tua và xấu xí lắm.
- Còn trồng rau sạch để kinh doanh đúng nghĩa không phải ai cũng đủ tâm, đủ tầm để làm đâu. Những người kinh doanh cửa hàng rau sạch bị các cửa hàng rau không sạch làm nhái hàng rau sạch...làm người mua hàng mất niềm tin vì cơ quan chức năng không quản lí hết việc này. Nhiều cửa hàng rau sạch thực sự rồi dần cũng đóng cửa.
- Còn nhiều điều muốn bàn luận nữa nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Tóm lại trồng rau sạch là tốt ( nhưng ) không hề dễ dàng.
Bác có thể học hỏi cách làm của Bác AQ101 trong diễn đàn này , rất hay và thực tế .
 
Cái này không phải là em chưa nói, nhưng với đa số các hộ trồng bán thì người ta bảo nếu không có đạm không phun phân bón lá thì người ta lấy gì để đi bán, còn với những người trồng rau màu chỉ cần cung cấp cho gia đình( có cả bố mẹ em) tặc lưỡi bảo chỉ là phân chứ cái gì và cứ thấy rau chậm phát triển thì cứ đạm mà vãi ra. Giờ em đang có mảnh vườn >1000m2 muốn cải tạo trồng rau hữu cơ mà kiến thức không có, sức không đủ nên đang để cỏ mọc. Đôi khi rất muốn nhưng mà.....
Phải trang bị kiến thức cho mình bác ạ. Rau để ăn là phải đảm bảo.
 
Chào các bác.
Trước hết phải gửi lời cảm ơn đến bán tranlehoan đã tạo ra topic này và là người đã bắt tay vào viết kế hoạch, thực hiện nó. Em đánh giá rất cao việc này vì rất, rất nhiều người đã từng nghĩ nhưng chưa từng làm vì lý do này, lý do khác. Nhưng em cũng xin nói rằng đã có rất, rất nhiều người làm, nhiều người thành công, nhiều người thất bại. Các bác cứ kêu là không biết đường đi, thiếu thông tin, vậy các bác đã từng một lần thực sự cho mình thời gian để tìm hiểu chưa?
1. Không có định nghĩa rau sạch. Sạch là cảm tính, cảm quan. Chỉ có rau an toàn tuân theo quy chuẩn, quy trình, có chứng nhận. Rau mình trồng ko phun chất kích thích, thuốc trừ sâu đã an toàn hơn rất nhiều rồi nhưng nó ko đảm bảo đầu ra của bác an toàn với tất cả 4 yếu tố: Nồng độ Nitrat, nồng độ Thuốc BVTV, Kim loại nặng và vi sinh vật.
2. SX rau an toàn các bác muốn làm thì tìm trên Internet đã rất nhiều thông tin rồi, có cả video hướng dẫn. Trên thực tế, SX rau an toàn hiện nay có các Quy trình: Quy trình PGS (practicipatory Guarantee System - Hệ thống đảm bảo cùng tham gia), Quy trình VietGAP (VietNamese Good Agricutural Pratices - Thực hành SX nông nghiệp tốt tại Việt Nam, và các Quy trình GAP khác, mạnh nhất là GlobalGAP. Các SP rau an toàn trên thị trường hiện có SP hữu cơ - Chứng nhận PGS; SP rau VietGAP và GlobalGAP. Tìm quanh các từ khóa này là các bác đã có khá kiến thức cho mình về Quy trình SX rau an toàn rồi. Hy vọng sau khi tìm hiểu xong, anh Cyel chắc sẽ có cách nhìn khác từ giống, đất-giá thể, vùng đệm, nguồn nước, phân, chất hóa học, thu hoạch-sơ chế-bảo quản.
3. Để áp dụng nhanh nhất vào thực tế thì em nghĩ nên tham khảo người làm trước. Rất tiếc cho bác Cyel là có 110 cơ sở SX được cấp GCN VietGAP trên tỉnh Yên Bái thì 100% là cho SP Chè. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn tìm, bác có thể tìm hơn 1685 cơ sở SX VietGAP trên cả nước để tham khảo. Về cách làm rau của bác, em xin chia sẻ cá nhân bằng cmt vì bác đã bước sang làm kinh doanh nên còn nhiều vấn đề hơn gấp bội so với việc Trồng cho nhà mình.
Các bác cần thêm thông tin gì cứ cmt em nhé. Tks các bác
Cám ơn bác , tôi cũng tính đến thất bại nữa mà bác , và thực tế cũng có vài thất bại nhỏ trong khi ươm cây rồi , thất bại là tất yếu vì mình cũng mới làm có vài tháng thôi , mọi thứ có hết rồi kể cả máy hút chân không và máy in mầu luôn , chỉ có rau sạch là chưa có hihi . Nếu thành công hay vì sao thất bại mình cũng chia sẻ lên đây hết vì mình học được nhiều kinh nghiệm của anh em trong đây thì cũng phải có trách nhiệm đóng góp lại chư .
Bác định in gì lên nhãn mác? Rau sạch 100% vì tuân theo quy chuẩn "Tự trồng" à?
 
Chào các bác.
Trước hết phải gửi lời cảm ơn đến bán tranlehoan đã tạo ra topic này và là người đã bắt tay vào viết kế hoạch, thực hiện nó. Em đánh giá rất cao việc này vì rất, rất nhiều người đã từng nghĩ nhưng chưa từng làm vì lý do này, lý do khác. Nhưng em cũng xin nói rằng đã có rất, rất nhiều người làm, nhiều người thành công, nhiều người thất bại. Các bác cứ kêu là không biết đường đi, thiếu thông tin, vậy các bác đã từng một lần thực sự cho mình thời gian để tìm hiểu chưa?
1. Không có định nghĩa rau sạch. Sạch là cảm tính, cảm quan. Chỉ có rau an toàn tuân theo quy chuẩn, quy trình, có chứng nhận. Rau mình trồng ko phun chất kích thích, thuốc trừ sâu đã an toàn hơn rất nhiều rồi nhưng nó ko đảm bảo đầu ra của bác an toàn với tất cả 4 yếu tố: Nồng độ Nitrat, nồng độ Thuốc BVTV, Kim loại nặng và vi sinh vật.
2. SX rau an toàn các bác muốn làm thì tìm trên Internet đã rất nhiều thông tin rồi, có cả video hướng dẫn. Trên thực tế, SX rau an toàn hiện nay có các Quy trình: Quy trình PGS (practicipatory Guarantee System - Hệ thống đảm bảo cùng tham gia), Quy trình VietGAP (VietNamese Good Agricutural Pratices - Thực hành SX nông nghiệp tốt tại Việt Nam, và các Quy trình GAP khác, mạnh nhất là GlobalGAP. Các SP rau an toàn trên thị trường hiện có SP hữu cơ - Chứng nhận PGS; SP rau VietGAP và GlobalGAP. Tìm quanh các từ khóa này là các bác đã có khá kiến thức cho mình về Quy trình SX rau an toàn rồi. Hy vọng sau khi tìm hiểu xong, anh Cyel chắc sẽ có cách nhìn khác từ giống, đất-giá thể, vùng đệm, nguồn nước, phân, chất hóa học, thu hoạch-sơ chế-bảo quản.
3. Để áp dụng nhanh nhất vào thực tế thì em nghĩ nên tham khảo người làm trước. Rất tiếc cho bác Cyel là có 110 cơ sở SX được cấp GCN VietGAP trên tỉnh Yên Bái thì 100% là cho SP Chè. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn tìm, bác có thể tìm hơn 1685 cơ sở SX VietGAP trên cả nước để tham khảo. Về cách làm rau của bác, em xin chia sẻ cá nhân bằng cmt vì bác đã bước sang làm kinh doanh nên còn nhiều vấn đề hơn gấp bội so với việc Trồng cho nhà mình.
Các bác cần thêm thông tin gì cứ cmt em nhé. Tks các bác

Bác định in gì lên nhãn mác? Rau sạch 100% vì tuân theo quy chuẩn "Tự trồng" à?
xin cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ...
 
Chào các bác.
Trước hết phải gửi lời cảm ơn đến bán tranlehoan đã tạo ra topic này và là người đã bắt tay vào viết kế hoạch, thực hiện nó. Em đánh giá rất cao việc này vì rất, rất nhiều người đã từng nghĩ nhưng chưa từng làm vì lý do này, lý do khác. Nhưng em cũng xin nói rằng đã có rất, rất nhiều người làm, nhiều người thành công, nhiều người thất bại. Các bác cứ kêu là không biết đường đi, thiếu thông tin, vậy các bác đã từng một lần thực sự cho mình thời gian để tìm hiểu chưa?
1. Không có định nghĩa rau sạch. Sạch là cảm tính, cảm quan. Chỉ có rau an toàn tuân theo quy chuẩn, quy trình, có chứng nhận. Rau mình trồng ko phun chất kích thích, thuốc trừ sâu đã an toàn hơn rất nhiều rồi nhưng nó ko đảm bảo đầu ra của bác an toàn với tất cả 4 yếu tố: Nồng độ Nitrat, nồng độ Thuốc BVTV, Kim loại nặng và vi sinh vật.
2. SX rau an toàn các bác muốn làm thì tìm trên Internet đã rất nhiều thông tin rồi, có cả video hướng dẫn. Trên thực tế, SX rau an toàn hiện nay có các Quy trình: Quy trình PGS (practicipatory Guarantee System - Hệ thống đảm bảo cùng tham gia), Quy trình VietGAP (VietNamese Good Agricutural Pratices - Thực hành SX nông nghiệp tốt tại Việt Nam, và các Quy trình GAP khác, mạnh nhất là GlobalGAP. Các SP rau an toàn trên thị trường hiện có SP hữu cơ - Chứng nhận PGS; SP rau VietGAP và GlobalGAP. Tìm quanh các từ khóa này là các bác đã có khá kiến thức cho mình về Quy trình SX rau an toàn rồi. Hy vọng sau khi tìm hiểu xong, anh Cyel chắc sẽ có cách nhìn khác từ giống, đất-giá thể, vùng đệm, nguồn nước, phân, chất hóa học, thu hoạch-sơ chế-bảo quản.
3. Để áp dụng nhanh nhất vào thực tế thì em nghĩ nên tham khảo người làm trước. Rất tiếc cho bác Cyel là có 110 cơ sở SX được cấp GCN VietGAP trên tỉnh Yên Bái thì 100% là cho SP Chè. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn tìm, bác có thể tìm hơn 1685 cơ sở SX VietGAP trên cả nước để tham khảo. Về cách làm rau của bác, em xin chia sẻ cá nhân bằng cmt vì bác đã bước sang làm kinh doanh nên còn nhiều vấn đề hơn gấp bội so với việc Trồng cho nhà mình.
Các bác cần thêm thông tin gì cứ cmt em nhé. Tks các bác

Bác định in gì lên nhãn mác? Rau sạch 100% vì tuân theo quy chuẩn "Tự trồng" à?
Cám ơn những chia sẻ rất thực tế của bạn , có nhiều thứ mình cũng chưa nghĩ tới được nhưng bạn đã gợi ý cho mình , xin cám ơn bạn lần nữa .Thực tế luôn khác những gì mình nghĩ , lên những cái gọi là quy chuẩn hay tiêu chuẩn gì đó mình cũng đã có đọc ít nhiều và cũng chưa có ý định là xin cấp mấy cái đó vì nó cũng chỉ là quy chuẩn hay tiêu chuẩn mà cũng có ai kiểm tra thường xuyên đâu ( mình ko nói đến xuất khẩu chỉ nói trong vùng và trong nước ) lên mình cũng chưa thiết tha lắm mấy cái chứng nhận đó . Điều đầu tiên là mình sản xuất được rau an toàn để có chỗ tiêu thụ và chấp nhận sản phẩm của mình đã bạn à . Còn nếu phát triển được thì cái mảnh giấy chứng nhận đó mình nghĩ chẳng có gì khó cả , bạn hiểu ý mình chứ ? Nó chỉ là mảnh giấy thôi . Cái mình hướng tới là tự tạo ra và bảo vệ thương hiệu của chính mình bằng chất lượng của chính sản phẩm của mình bạn à , cái đó mình nghĩ là nó bền vững hơn. Tất nhiên VietGap là cái lên theo và làm đúng được thì quá tốt cho người tiêu dùng rồi . Còn bạn hỏi về nhãn mác của mình thì nó ko có gì là kinh khủng cả chỉ 4-5 dòng chữ về tên sản phẩm , địa chỉ và sđt thôi , và nó cũng ko ghi sản xuất theo tiêu chuẩn của cái gì cả , nó hiện tại chỉ là cái cầu nối của mình đến khách hàng giống như một hình thức tự quảng cáo vậy . À còn điều cuối cùng là mình không sống ở Yên Bái bạn à .
 

Về Tiêu chuẩn PGS và VietGAP thì cũng đều có quy định rõ ràng về nội dung kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo,... và nếu thực hiện đúng như quy định ghi chép, kiểm tra chéo, phản hồi, truy xuất thì những chứng chỉ đó mới có ý nghĩa. Em hiểu anh nói rằng nó là hình thức, chỉ là cái chứng nhận. Điều này anh nói Đúng.
Có cơ sở được chỉ định cấp GCN VietGAP còn ra giá luôn $/chứng nhận/SP. Thậm chí ngay hôm qua thôi, em cũng đã tìm thấy một sự thật kinh khủng khi Sàn giao dịch nông sản Hà Nội giới thiệu SP rau sạch được lấy 90% từ CTCP rau an toàn Hà Nội, họ khẳng định đó là một CT uy tín, có GCN VietGAP với nhiều mặt hàng, Giám đốc là Phong. Em xin được MSDN của cty đó và tra ra không có cái chứng chỉ VietGAP nào cho CTCP rau an toàn HN hay ông nào tên là N.D.Phong cả, web và điện thoại của cty cũng ko vào được. Vậy mà bên Sàn họ bảo hàng của họ bán cho khách nước ngoài, cho bếp ăn tập đoàn,... (=> Em khuyến cáo bằng uy tín).
Thị trường tuy đang hỗn loạn và người tiêu dùng đang phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Nhưng em tin thị trường luôn tồn tại người làm tốt, tuân thủ quy định. Chúng ta không thể phủ nhận tiêu chuẩn GAP là tiêu chuẩn cao nhất cho các SP nông nghiệp. Chẳng thế mà VinGroup, Hùng Vương, Minh Phú,... đều đã và đang xây dựng quy trình SX theo GAP. Bản thân em cũng đang đi tìm câu trả lời khi tuần tới vào Lâm Đồng - nơi tập trung SX GAP lớn nhất của cả nước với 4 cơ sở đã được cấp GCN GlobalGAP. Hy vọng tìm được câu trả lời cho chúng ta.
Về vườn rau của bác thì với em rất đơn giản: bác có rau cho em, Test SOEKS và Test Kit đạt thì em ko cần chứng nhận gì hết, mua ủng hộ nhiệt tình.
Nghi ngờ là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhưng nếu không có niềm tin sẽ chẳng thể tìm thấy câu trả lời.
 
Mình cũng nghĩ như chủ thớt. Mình ko trồng để bán chỉ để phục vụ cho gia đình thôi. Cũng mới bắt đầu trồng. Vài chậu rau thơm, rau mầm, hành ngò, gừng, ớt... thấy chúng cũng phát triển tốt. Tiếp theo mình sẽ trồng các loại rau ăn lá. Mình tự trồng là chắc ăn nhất
Bạn nên kiểm soát đầu vào: đất, nước. Phân bón, giống, mỗi trường xung quanh tất cả đúng đủ theo tiêu chuẩn quốc tế thì mới là rau sạch thật sự bạn ạ. Mong bạn sẽ tìm hiểu kỹ hơn để có rau sạch thật sự. Kết quả là bạn sẽ có sản phẩm tươi ngon, thơm từ khi chế biến đến khi ăn hương vị ko thể quên
- Dù có dùng phân hóa học hay thuốc hóa học thì điều quan trọng nhất là thời gian cách ly. Nếu cách ly đúng và đủ thì có thể dùng được mà. Tuy nó ko phải là rau sạch nhưng vẫn dùng tốt. Chỉ có điều bà con nông dân chúng ta chỉ vì lợi nhuận mà sáng xịt thuốc chiều là hái bán thôi.
- Nếu bạn nào trồng rau để bán mà ko dùng phân thuốc hóa học thì chắc không có rau để bán đâu...nếu có để bán thì nhìn nó cũng bị te tua và xấu xí lắm.
- Còn trồng rau sạch để kinh doanh đúng nghĩa không phải ai cũng đủ tâm, đủ tầm để làm đâu. Những người kinh doanh cửa hàng rau sạch bị các cửa hàng rau không sạch làm nhái hàng rau sạch...làm người mua hàng mất niềm tin vì cơ quan chức năng không quản lí hết việc này. Nhiều cửa hàng rau sạch thực sự rồi dần cũng đóng cửa.
- Còn nhiều điều muốn bàn luận nữa nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Tóm lại trồng rau sạch là tốt ( nhưng ) không hề dễ dàng. Chuc bạn thành công
Cái này không phải là em chưa nói, nhưng với đa số các hộ trồng bán thì người ta bảo nếu không có đạm không phun phân bón lá thì người ta lấy gì để đi bán, còn với những người trồng rau màu chỉ cần cung cấp cho gia đình( có cả bố mẹ em) tặc lưỡi bảo chỉ là phân chứ cái gì và cứ thấy rau chậm phát triển thì cứ đạm mà vãi ra. Giờ em đang có mảnh vườn >1000m2 muốn cải tạo trồng rau hữu cơ mà kiến thức không có, sức không đủ nên đang để cỏ mọc. Đôi khi rất muốn nhưng mà.....
Cố lên bạn ơi chăm chỉ là đức tính của người Việt nam mình mà. Bạn cải tạo đất, Bón phân đã ủ hoai, tưới đủ ẩm với từng loại cây là sẽ đc mà. Bạn yên tâm ko dùng phân hóa học rau vẫn lớn ầm ầm nếu có thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt. Cố lên bạn ơi
 
Cho em hoi nếu bón đạm, lân va kali thì thời gian cách li là bao lâu cho từng loại ạ.
Còn rãi furadan vào đất thì thời gian cách li là bao lâu?
 
Về Tiêu chuẩn PGS và VietGAP thì cũng đều có quy định rõ ràng về nội dung kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo,... và nếu thực hiện đúng như quy định ghi chép, kiểm tra chéo, phản hồi, truy xuất thì những chứng chỉ đó mới có ý nghĩa. Em hiểu anh nói rằng nó là hình thức, chỉ là cái chứng nhận. Điều này anh nói Đúng.
Có cơ sở được chỉ định cấp GCN VietGAP còn ra giá luôn $/chứng nhận/SP. Thậm chí ngay hôm qua thôi, em cũng đã tìm thấy một sự thật kinh khủng khi Sàn giao dịch nông sản Hà Nội giới thiệu SP rau sạch được lấy 90% từ CTCP rau an toàn Hà Nội, họ khẳng định đó là một CT uy tín, có GCN VietGAP với nhiều mặt hàng, Giám đốc là Phong. Em xin được MSDN của cty đó và tra ra không có cái chứng chỉ VietGAP nào cho CTCP rau an toàn HN hay ông nào tên là N.D.Phong cả, web và điện thoại của cty cũng ko vào được. Vậy mà bên Sàn họ bảo hàng của họ bán cho khách nước ngoài, cho bếp ăn tập đoàn,... (=> Em khuyến cáo bằng uy tín).
Thị trường tuy đang hỗn loạn và người tiêu dùng đang phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Nhưng em tin thị trường luôn tồn tại người làm tốt, tuân thủ quy định. Chúng ta không thể phủ nhận tiêu chuẩn GAP là tiêu chuẩn cao nhất cho các SP nông nghiệp. Chẳng thế mà VinGroup, Hùng Vương, Minh Phú,... đều đã và đang xây dựng quy trình SX theo GAP. Bản thân em cũng đang đi tìm câu trả lời khi tuần tới vào Lâm Đồng - nơi tập trung SX GAP lớn nhất của cả nước với 4 cơ sở đã được cấp GCN GlobalGAP. Hy vọng tìm được câu trả lời cho chúng ta.
Về vườn rau của bác thì với em rất đơn giản: bác có rau cho em, Test SOEKS và Test Kit đạt thì em ko cần chứng nhận gì hết, mua ủng hộ nhiệt tình.
Nghi ngờ là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhưng nếu không có niềm tin sẽ chẳng thể tìm thấy câu trả lời.
Vậy là minh và bạn hiểu ý nhau rồi đó . mình rất tin và sẽ cố gắng tuân thủ theo VietGap , mình cũng nghĩ là mình làm tốt thì ko sợ ko có đất sống , với quy mô hiện tại của mình mà nói chuyện cao xa quá kể cũng ko hợp , nhưng nếu có định hứng tốt ngay tù đầu cũng tốt hơn phải không bạn . Chúc bạn sức khỏe và thành công , rất mong được tiếp tục lĩnh hội ý kiến của bạn .
 
Vậy là minh và bạn hiểu ý nhau rồi đó . mình rất tin và sẽ cố gắng tuân thủ theo VietGap , mình cũng nghĩ là mình làm tốt thì ko sợ ko có đất sống , với quy mô hiện tại của mình mà nói chuyện cao xa quá kể cũng ko hợp , nhưng nếu có định hứng tốt ngay tù đầu cũng tốt hơn phải không bạn . Chúc bạn sức khỏe và thành công , rất mong được tiếp tục lĩnh hội ý kiến của bạn .
Em cám ơn anh. Em dân tài chính nên hiểu về Nông nghiệp cũng ít, thực tế chưa có nhiều, nên giờ mới phải học, phải đi nhiều hơn.
Các bác ơi, em muốn xin một sự chỉ dẫn, nếu đến Đà Lạt tìm kiếm SP VietGAP thì nên đến những địa chỉ nào uy tín ạ? Mọi người cần sản phẩm, thông tin hay yêu cầu gì thì comment em xem em có thể giúp gì được không nhé. Thứ hai tuần tới em đi rồi nên rất cần sự giúp đỡ sớm ạ. Em cám ơn mọi người.
 
Một bộ phận không nhỏ người dân đã dùng mọi cách có thể để chăm sóc cho rau lên nhanh, trong 1 thời gian ngắn để bán ra thì trường thu lợi nhuận.

Trong những biện pháp làm cho rau tăng trưởng nhanh như phun phân bón lá, chất kích thích, chất tăng trưởng GA3, bón đạm ure…. trong đó dùng chất kích thích, chất tăng trưởng thì nhanh hơn, nhưng khó mua đối với nhiều vùng, giá thành quá cao, lợi nhuận không được nhiều. Thông thường người dân vẫn dùng cách phổ thông là bón đạm vào gốc và phân bón lá vào ngọn. Người dân cho rằng cách này an toàn, ăn chắc và người mua dùng cũng không bị nhiễm độc. Vẫn đảm bảo rau sạch, không có thuốc sâu. Khi bón nhiều đạm cùng lắm ăn rau cũng chỉ đắng đắng ở phần ngọn….điều này rất nguy hiểm.

Khi bón quá nhiều phân hóa học lượng phân không được cây trồng hấp thụ hết sẽ phát thải khí nitơ ôxít(N20). Một trong những khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính - khí này có khả năng góp phần làm gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần khí C02.

Bên cạnh đó, 1 lượng phân lớn bị rửa trôi vào môi trường nước làm tăng nồng độ nitơrat(N03) trong nước, khi đi vào cơ thể người N03 có thể chuyển hóa thành N02 rồi phản ứng với amin thành nitrosamin(chất gây ung thư: dạ dày, ruột, gan và chắc chắn gây ung thư).

Mặt khác, quá trình khử N03 thành N02 trong cơ thể ngăn cản sự kết hợp của oxi với hồng cầu tạo ra chất độc methemoglobin gây hội chứng trẻ da xanh.

Ăn rau bón quá nhiều phân đạm làm cho cơ thể bị nhiễm trực tiếp N03 trực tiếp.

Nhiều người dân khi nghe nói cây trồng thiếu các nguyên tố vi lượng là dùng cả bao để bón cho cây. Khi bón nhiều phân vào đất mà không biết quy trình, không kiểm soát được hàm lượng phân cây cần dùng trong quá trình sinh trưởng sẽ làm cho cây trồng thừa nguyên tố vi lượng. Khi ăn rau thừa các nguyên tố vi lượng sẽ làm cho ta bị nhiễm kim loại nặng: As, Mn, Hg, Cu, Pb, Zn…. Ngoài ra, phân ngấm xuống nước sẽ ảnh hưởng tới động - thực vật thủy sinh.

Đừng vội trách những người trồng rau, trong đó có người thân của chúng ta. Nếu ngày mai bạn ra chợ, người bán rau nói: “rau bón rất nhiều đạm” ure(chưa nói đến phun thuốc trừ sâu) bạn có mua không. Đa phần chắc chắn sẽ không mua, nếu không muốn nói là quay 180 độ mà không có 1 lời cảm ơn đã được biết sự thật. Người trồng rau mà không bán được thì họ lấy đâu ra tiền mua gạo, mua xăng, đóng học cho con….cũng giống như bạn mua các món đồ khác, sẽ không ai nói thật giá của sản phẩm cho bạn khi chưa tính lợi nhuận. Một bộ phận không nhỏ những người trong xã hội là như vậy.

Rau là nguồn sống của người dân, không bán được rau họ sao sống nổi. Nhưng cũng không nên vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả. Điều này 1 phần do ý thức, 1 phần do người dân không được đào tạo nên không hiểu được mặt trái của phân, phần còn lại là làm theo số đông.

Người dân còn phải chịu sức ép từ thị trường bởi rau ngoại nhập có giá rẻ và mẫu mã đẹp hơn. Không tạo ra sản phẩm cạnh tranh sẽ không có chỗ đứng trên thị trường…

Vậy làm sao có rau an toàn để sử dụng? Nhiều công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho dự án rau sạch nhưng hiệu quả không cao. Chỉ có thể bán được ở thành phố. Vậy các vùng nông thôn chiếm phần lớn dân số VN thì sao….

Tôi xin đưa ra 1 vài ý kiến nhỏ để sử dụng rau an toàn:

+ Trồng rau tại những gia đình bằng mọi biện pháp có thể.

+ Kết hợp với bạn bè để trồng được rau an toàn.

+ Thiết lập các vườn rau sạch phục vụ thị trường.

+ Tổ chức tập huấn sử dụng phân bón cho người dân.

+ Không mặc cả khi mua rau chất lượng(nhiều người dân, công ty làm uy tín đã không thể tồn tại được vì bị trả giá sản phẩm quá thấp).

+ Mở rộng sự hiểu biết về thực phẩm(nhiều người dành hàng giờ chơi game, face book, zalo, đọc báo… nhưng không biết cả tên những loại rau bổ dưỡng).

+ Mỗi người ý thức tốt vì cộng đồng và đừng quá ích kỉ.

Trước khi chờ đợi xã hội thay đổi thì tốt nhất là nên chủ động 1 vườn rau tại gia đình và trang bị kiến thức bảo vệ sức khỏe cho mình trước, đừng trông chờ quá nhiều những thứ từ bên ngoài mang lại.

(Bài viết đính kèm rất nhiều ảnh nhưng do dung lượng có hạn nên chưa đăng ảnh được)

(Trần Lê Hoàn)
Em thấy bài viết của a rất hay,rất có ý nghĩa nhưng mãi chỉ bàn về phần ngọn thì làm sao giải quyết dk vấn đề mà mọi người quan tâm.
 
Em thấy bài viết của a rất hay,rất có ý nghĩa nhưng mãi chỉ bàn về phần ngọn thì làm sao giải quyết dk vấn đề mà mọi người quan tâm.
...bài viết mang tính mở, mong được sự góp ý và bổ xung của các bạn trong diễn đàn để bài viết được phong phú hơn...
 
...bài viết mang tính mở, mong được sự góp ý và bổ xung của các bạn trong diễn đàn để bài viết được phong phú hơn...
Chuẩn anh ơi. Bài viết mở, mọi người cùng chia sẻ, ko thể một ông hùng hục tìm câu trả lời, các ông khác ngồi ném đá được. Vỗ tay thì ok
 
Về Tiêu chuẩn PGS và VietGAP thì cũng đều có quy định rõ ràng về nội dung kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo,... và nếu thực hiện đúng như quy định ghi chép, kiểm tra chéo, phản hồi, truy xuất thì những chứng chỉ đó mới có ý nghĩa. Em hiểu anh nói rằng nó là hình thức, chỉ là cái chứng nhận. Điều này anh nói Đúng.
Có cơ sở được chỉ định cấp GCN VietGAP còn ra giá luôn $/chứng nhận/SP. Thậm chí ngay hôm qua thôi, em cũng đã tìm thấy một sự thật kinh khủng khi Sàn giao dịch nông sản Hà Nội giới thiệu SP rau sạch được lấy 90% từ CTCP rau an toàn Hà Nội, họ khẳng định đó là một CT uy tín, có GCN VietGAP với nhiều mặt hàng, Giám đốc là Phong. Em xin được MSDN của cty đó và tra ra không có cái chứng chỉ VietGAP nào cho CTCP rau an toàn HN hay ông nào tên là N.D.Phong cả, web và điện thoại của cty cũng ko vào được. Vậy mà bên Sàn họ bảo hàng của họ bán cho khách nước ngoài, cho bếp ăn tập đoàn,... (=> Em khuyến cáo bằng uy tín).
Thị trường tuy đang hỗn loạn và người tiêu dùng đang phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Nhưng em tin thị trường luôn tồn tại người làm tốt, tuân thủ quy định. Chúng ta không thể phủ nhận tiêu chuẩn GAP là tiêu chuẩn cao nhất cho các SP nông nghiệp. Chẳng thế mà VinGroup, Hùng Vương, Minh Phú,... đều đã và đang xây dựng quy trình SX theo GAP. Bản thân em cũng đang đi tìm câu trả lời khi tuần tới vào Lâm Đồng - nơi tập trung SX GAP lớn nhất của cả nước với 4 cơ sở đã được cấp GCN GlobalGAP. Hy vọng tìm được câu trả lời cho chúng ta.
Về vườn rau của bác thì với em rất đơn giản: bác có rau cho em, Test SOEKS và Test Kit đạt thì em ko cần chứng nhận gì hết, mua ủng hộ nhiệt tình.
Nghi ngờ là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhưng nếu không có niềm tin sẽ chẳng thể tìm thấy câu trả lời.
tự trồng là chắc ăn nhất,còn đi mua dù là siêu thị hay ở chợ thì cũng 50-50 thôi thì nhắm mắt đưa chân vậy
 
Bác không biết đến sự việc là bón quá nhiều phân hóa học cây sẽ chết à? Mà vẽ ra cái viễn cảnh người ăn bị nhiễm N cao cực kỳ nguy hiểm thế? Với lượng phân bón hóa học đủ để gây ra được chuyện đó thì đất đó làm sao trồng được rau, hoặc trồng mà bón nhiều như thế thì rau chết luôn rồi làm gì có rau để mà bán!

Dùng nhiều phân hóa học thì chủ yếu nó làm bạc màu đất, ô nhiễm môi trường và rau nó không ngon thôi. Chưa thể gây ra được những tác hại như tác giả nêu đâu.

Còn nói nguyên nhân người trồng rau bón nhiều phân vì tham lợi nhuận em nghĩ chẳng phải đâu. Giá phân bón hóa học ở mình rất đắt, dùng nhiều chưa chắc giá thành 1kg đã rẻ đâu! Thậm chí giá thành còn cao hơn rau chỉ trồng bằng phân hữu cơ. Vậy tại sao họ vẫn làm? Vì thị hiếu người tiêu dùng! Hiện nay rau củ quả yêu cầu cao về mẫu mã, từ khối lượng của từng củ, từng quả, từng nhánh, mầm rau phải lớn và đồng đều, màu săc bắt mắt. Dùng phân hóa học là chủ yếu thì dễ sản xuất được ra mẫu mã như vậy còn nếu chỉ riêng phân hữu cơ không thì rất khó. Phải trình độ cao mới làm được. Còn nếu để bà con làm thì củ quả nó không to, không đều, mã xấu, rau thì không non, ngọn to ngọn nhỏ. Những thứ như thế mang ra chợ mà bán được mới là lạ.

Em nghĩ để rau sạch phổ biến ở các chợ thì trước tiên phải thay đổi thị hiếu người tiêu dùng của mình đã! Đừng đòi hỏi rau củ quả phải đều và đẹp mắt nữa. Nó chỉ là sướng con mắt thôi, ăn không ngon mà lại không tốt cho sức khỏe! Hạ thấp tiêu chuẩn kia xuống người tiêu dùng sẽ được ăn rau hữu cơ, mẫu mà nó không đẹp bằng nhưng vị nó ngon và tốt cho sức khỏe. Một cái tốt nữa là những người sử dụng chất cấm hoặc thuốc bảo vệ thực phẩm sai cách sẽ không có đất sống nữa. Sản phẩm của họ chỉ có cái mã bắt mắt người tiêu dùng sẽ nhận ra ngay và không mua nữa.

Còn giải pháp mà bác đưa ra thì em nghĩ nó phần lớn chỉ gây hại cho người trồng rau thôi. Tự trồng thì các bác cũng rất mệt lại phải ăn rau giá thành cao. Sao không thay đổi yêu cầu về sản phẩm đi rồi để người trồng chuyên nghiệp họ làm. Cả hai cùng có lợi!
 
Bác không biết đến sự việc là bón quá nhiều phân hóa học cây sẽ chết à? Mà vẽ ra cái viễn cảnh người ăn bị nhiễm N cao cực kỳ nguy hiểm thế? Với lượng phân bón hóa học đủ để gây ra được chuyện đó thì đất đó làm sao trồng được rau, hoặc trồng mà bón nhiều như thế thì rau chết luôn rồi làm gì có rau để mà bán!

Dùng nhiều phân hóa học thì chủ yếu nó làm bạc màu đất, ô nhiễm môi trường và rau nó không ngon thôi. Chưa thể gây ra được những tác hại như tác giả nêu đâu.

Còn nói nguyên nhân người trồng rau bón nhiều phân vì tham lợi nhuận em nghĩ chẳng phải đâu. Giá phân bón hóa học ở mình rất đắt, dùng nhiều chưa chắc giá thành 1kg đã rẻ đâu! Thậm chí giá thành còn cao hơn rau chỉ trồng bằng phân hữu cơ. Vậy tại sao họ vẫn làm? Vì thị hiếu người tiêu dùng! Hiện nay rau củ quả yêu cầu cao về mẫu mã, từ khối lượng của từng củ, từng quả, từng nhánh, mầm rau phải lớn và đồng đều, màu săc bắt mắt. Dùng phân hóa học là chủ yếu thì dễ sản xuất được ra mẫu mã như vậy còn nếu chỉ riêng phân hữu cơ không thì rất khó. Phải trình độ cao mới làm được. Còn nếu để bà con làm thì củ quả nó không to, không đều, mã xấu, rau thì không non, ngọn to ngọn nhỏ. Những thứ như thế mang ra chợ mà bán được mới là lạ.

Em nghĩ để rau sạch phổ biến ở các chợ thì trước tiên phải thay đổi thị hiếu người tiêu dùng của mình đã! Đừng đòi hỏi rau củ quả phải đều và đẹp mắt nữa. Nó chỉ là sướng con mắt thôi, ăn không ngon mà lại không tốt cho sức khỏe! Hạ thấp tiêu chuẩn kia xuống người tiêu dùng sẽ được ăn rau hữu cơ, mẫu mà nó không đẹp bằng nhưng vị nó ngon và tốt cho sức khỏe. Một cái tốt nữa là những người sử dụng chất cấm hoặc thuốc bảo vệ thực phẩm sai cách sẽ không có đất sống nữa. Sản phẩm của họ chỉ có cái mã bắt mắt người tiêu dùng sẽ nhận ra ngay và không mua nữa.

Còn giải pháp mà bác đưa ra thì em nghĩ nó phần lớn chỉ gây hại cho người trồng rau thôi. Tự trồng thì các bác cũng rất mệt lại phải ăn rau giá thành cao. Sao không thay đổi yêu cầu về sản phẩm đi rồi để người trồng chuyên nghiệp họ làm. Cả hai cùng có lợi!
Cảm ơn chia sẻ của bạn...đôi khi có những ý kiến trái chiều bài viết sẽ cho mọi người những suy nghĩ tích cực hơn...
 
Em nghĩ các bác bác nên thảo luận các tiêu chí thế nào là rau an toàn (sạch) đã! Phải có tiêu chí rõ ràng thì người sản xuất họ mới biết đường mà sản xuất ra sản phẩm phục vụ các bác.

Nếu các bác nhìn nhận dưới góc độ sản xuất thì các yếu tố đầu vào phải an toàn và đạt tiêu chuẩn.
- Đất có các thành phần đạt yêu cầu để rau có thể sinh trưởng bình thường là ok. Không được phép nhiễm các hóa chất độc hại và các kim loại nặng.
- Nước phải sạch, không nhiễm các kim loại nặng và các chất thải độc hại.
- Không khí nên tránh xa các nhà máy xả khí thải để nó bớt bị ô nhiễm.
- Quy trình canh tác từ chọn giống nào, làm đất ra sao, bón phân bao nhiêu lần, liều lượng cụ thể dao động trong ngưỡng bao nhiêu, các chất bảo vệ thực phẩm được sử dụng, thời gian cách ly tối thiểu....
- Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển đến tay người mua.

Góc nhìn này em nghĩ chỉ thích hợp cho quản lý nhà nước và các cá nhân tham ra từng công đoạn tạo ra rau sạch và phân phối rau sạch thôi. Chỉ cần các yếu tố đó an toàn là ok. Sẽ có rau oan toàn cho các bác ăn tẹt ga không phải lo lắng gì cả!

Nếu các bác nhìn nhận dưới góc độ người tiêu dùng đi mua sản phẩm thì nó phức tạp hơn nhiều! Họ chỉ nhìn thấy các yếu tố vật lý của rau. Thế nên em nghĩ mình nên trình bày về các yếu tố này với họ. Phương thức sản suất rau an toàn sẽ tạo ra rau an toàn. Câc thông số kỹ thuật của rau sẽ hoàn toàn khác và rau khong an toàn sẽ rất khó để giả danh nó!
 


Back
Top